Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BỆNH lý CAO HUYẾT áp và NGUYÊN tắc điều TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.15 KB, 4 trang )

BỆNH LÝ CAO HUYẾT ÁP VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”.
Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh tăng huyết áp:
+ Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng
+ Đưa huyết áp về chỉ số bình thường <140/90mmHg, nếu có tiểu đường <
135/85mmHg.
+ Điều trị cần tích cực ở bệnh nhân tổn thương cơ quan đích.
+ Cân nhắc từng cá thể bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy cơ, các tác
dụng phụ và ảnh hưởng có thể có của thuốc phải có chế độ dùng thuốc hợp lý.
+ Nếu khơng có tình huống tăng huyết áp cấp cứu thì huyết áp nên hạ từ từ để
tránh biến chứng thiếu máu.
+ Điều trị tăng huyết áp thì phải điều trị suốt đời.
+ Triệu chứng cơ năng của bệnh không phải lúc nào cũng gặp, không tương xứng
với mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp.
+ Chỉ tuân thủ điều trị thích mới giảm được đáng kể tai biến.
+ Điều trị khơng dùng thuốc là phương pháp bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc
hay không.
Nguyên tắc lựa chọn thuốc trong điều trị bệnh tăng huyết áp:
Nếu tăng huyết áp kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng cho cơ thể như tổn thương đáy
mắt, suy tim, phình tách động mạch chủ, suy thận, nhũn não, xuất huyết não, hoặc
bệnh não do tăng huyết áp. Vì vậy, phải điều trị chống tăng huyết áp để phịng
ngừa các tai biến này.
+ Quy trình điều trị, chọn lựa áp dụng cho từng bệnh nhân cụ thể, thích hợp với
tình trạng sức khoẻ, cố gắng sử dụng thuốc càng đơn giản càng dễ tìm mà có tác
dụng thì càng tốt.
+ Phải điều trị liên tục và lâu dài khơng được gián đoạn nếu khơng có lý do đặc
biệt, ngay cả khi đạt được chỉ số huyết áp bình thường.


+ Nếu trị liệu đã có tác dụng thì khơng nên thay đổi nếu khơng có những tác dụng
phụ nặng nề của thuốc. Liều lượng thuốc chống tăng huyết áp phải hợp lý, thận


trọng, đủ giữ huyết áp ở mức độ an toàn dễ chịu.
+ Tác dụng điều trị sẽ tăng khi phối hợp hai hoặc nhiều thuốc với liều thấp hơn
đồng thời nó giảm đi được tác dụng phụ khi phải sử dụng duy nhất một loại thuốc
nhưng liều cao.
+ Điều kiện cơ bản để thành công trong điều trị tăng huyết áp là sự phối hợp tốt
giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt và ăn uống trong bệnh tăng huyết áp:
+ Ăn hạn chế muối: Nếu ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp. Nên ăn nhạt vừa phải, lượng
muối cần đủ cho một ngày nên khoảng 5 đến 6 gam (kể cả muối trong thức ăn).
+ Duy trì đầy đủ lượng Kali: 90mmol/ngày, đặc biệt ở bệnh nhân dùng thuốc lợi
tiểu để điều trị THA.
+ Đảm bảo đầy đủ Ca, Mg.
+ Bỏ rượu, thuốc lá, tránh căng thẳng thần kinh quá mức: Nếu dùng quá nhiều
rượu làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não ở bệnh nhân tăng huyết áp, làm tăng
trở kháng với thuốc điều trị tăng huyết áp. Rượu nên dùng số lượng hạn chế ít hơn
30ml ethanol/ngày (ít hơn 720ml bia và 300ml rượu vang và 60ml rượu whisky,
với nồng độ rượu của người Việt Nam chỉ nên bằng ½ số lượng của các rượu trên).
+ Giảm cân nặng nếu thừa cân (Béo phì): Chế độ giảm cân nhấn mạnh ở nam béo
phì thể trung tâm, việc giảm béo phì là giảm cholesterol, giảm phì đại thất trái. Nên
giảm trọng lượng, ăn hạn chế chất bột đường, giảm lượng calo đưa vào, không nên
ăn quá nhiều trứng, đồ chiên xào, không ăn quá nhiều mỡ động vật, không ăn các
phủ tạng động vật (óc,tim, gan, lịng đỏ trứng gà), ăn dầu ăn (lượng vừa phải) thay
mỡ, ăn thêm lạc, vừng. Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và chú ý tăng
cường vận động thể lực vừa sức để giảm bớt trọng lượng.
+ Tăng cường luyện tập thể dục: Nếu tình huống lâm sàng cho phép nên khuyến
khích bệnh nhân tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Chế độ luyện tập ít nhất 30-40
phút/ ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Với các bệnh nhân có triệu chứng hoặc


nguy cơ bệnh mạch vành cần phải cho bệnh nhân làm các nghiệm pháp gắng sức

thể lực trước khi quyết định cho bệnh nhân chế độ tập.
Nên ăn thêm:
+ Những thức ăn giàu Kali có nhiều trong rau quả như khoai và đậu đỗ, rau dền,
dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, carot, xà lách, đậu cove, giá đỗ, cải xoong, cà
chua, cam ,chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu.
+ Những thức ăn có nhiều Canxi: Sữa tách bơ, và các chế phẩm của sữa là nguồn
cung cấp canxi.
+ Nên ăn những thịt có chứa ít chất béo như: thịt bò nạc, thịt gà nạc, thịt thăn lợn,
cá nạc, đậu đỗ.
+ Một số thuốc huyết áp có tác dụng phụ là gây ho khan kéo dài, nên nhờ tư vấn
của bác sĩ điều trị nhằm thay thế bằng một thuốc khác.
Thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:
+ Chất đạm: Từ 0,8-1g protein.
+ Chất béo từ 25-30g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô
liu, hướng dương.
+ Chất bột đường từ 300-320g.
+ Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6g.
+ Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30-40g (tương đương từ 300-500g rau).
+ Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, q béo.
Nói chung, mỗi ngày khơng nên dùng hơn 250mg cholesterol từ các loại thực
phẩm.
+ Không nên ăn thực phẩm chế biến từ nội tạng và mỡ động vật, thịt đóng hộp,
giăm bơng, thịt nguội, da gia súc và gia cầm, sản phẩm làm từ sữa béo, chocolate,
khoai tây chiên.
+ Hạn chế một số thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực…


+ Thiết kế thực đơn với cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu,
hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây,
cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi

ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.



×