Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu và thiết kế hệ thống không khí y tế trung tâm tại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 0 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống khí y tế trung tâm tại Bệnh viện
ĐINH VIỆT CƯỜNG
NGÀNH KỸ THUẬT Y SINH

Giảng viên hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Đức Thuận
Viện: Điện Tử - Viễn Thông

Hà Nội Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Nghiên cứu và thiết kế hệ thống khí y tế trung tâm tại Bệnh viện
ĐINH VIỆT CƯỜNG
NGÀNH KỸ THUẬT Y SINH

Giảng viên hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Đức Thuận
Viện: Điện Tử - Viễn Thông

Hà Nội Năm 2020


MỤC LỤC
Lời cam đoan

5


Danh sách hình ảnh

6

Mở đầu

9

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ TRUNG TÂM TẠI
BỆNH VIỆN

12

1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ TRUNG TÂM

13

1.1.2 Ưu điểm của hệ thống khí y tế trung tâm tại bệnh viện

17

1.1.3 Nhược điểm của hệ thống khí y tế trung tâm tại bệnh viện

17

1.1.4 Tiêu chuẩn chất lượng khí y tế trung tâm tại bệnh viện

18

1.2. HỆ THỐNG KHÍ TRUNG TÂM


18

1.2.1 Mua khí y tế từ các trung tâm sản xuất khí cơng nghiệp vận chuyển về
sử dụng tại Bệnh viện.

19

1.2.1.1 Ưu điểm

19

1.2.1.2 Nhược điểm

20

1.2.2 Mua máy móc thiết bị về tự sản suất khí y tế tại Bệnh viện để sử dụng.

20

1.2.2.1 Ưu điểm

21

1.2.2.2 Nhược điểm

21

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ TRUNG TÂM TẠI


22

BỆNH VIỆN
2.1 HỆ THỐNG KHÍ NÉN Y TẾ TRUNG TÂM.

22

2.1.1 Máy nén khí piston khơng dầu

22

2.1.1.1 Sơ đồ cấu tạo máy nén khí một cấp một chiều

23

2.1.1.2 Sơ đồ cấu tạo máy nén khí hai cấp một chiều

25

2.1.1.3 Ưu điểm

28

2.1.1.4 Nhược điểm

28

2.1.1.5 Đặc điểm kỹ thuật

28


2.1.2 Máy nén khí trục vit ngâm dầu.

29

2.1.2.1 Sơ đồ cấu tạo máy nén khí trục vít

29

2


2.1.2.2 Nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít

29

2.1.2.3 Ưu điểm của máy nén khí trục vít

31

2.1.2.4 Nhược điểm

31

2.1.2.5 Đặc điểm kỹ thuật và giả pháp khắc phục nhược điểm khí nén tạo ra có
lẫn hơi nước và hơi dầu

31

2. 2 HỆ THỐNG KHÍ OXY Y TẾ TRUNG TÂM.


31

2.2.1 Máy tạo oxy bằng phương pháp điện phân nước

31

2.2.1.1 Sơ đồ cấu tạo

31

2.2.1.2 Nguyên lý hoạt động

32

2.2.1.3 Ưu điểm

33

2.2.1.4 Nhược điểm

33

2.2.2 Máy tạo oxy bằng phương pháp trưng cất phân đoạn khơng khí sử
dụng nhiệt độ âm đế -200°C

33

2.2.2.1 Sơ đồ cấu tạo


33

2.2.2.2 Nguyên lý hoạt động

37

2.2.2.3 Ưu điểm

38

2.2.2.4 Nhược điểm

38

2.2.3 Máy tạo oxy bằng phương pháp sàng lọc sử dụng hạt zolit

38

2.2.3.1 Sơ đồ cấu tạo

38

2.2.3.2 Nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy

39

2.2.3.3 Một số hình ảnh, thông số kỹ thuật máy tạo oxy tham khảo sau

40


2.2.3.4 Một số hình ảnh, thơng số kỹ thuật máy tạo khí nén tham khảo có cơng
suất tạo oxy phù hợp từ 60 đến 100 m³/h.

42

2.2.3.5 Ưu điểm

44

2.2.3.6 Nhược điểm

44

2.3 HỆ THỐNG KHÍ HÚT Y TẾ TRUNG TÂM.

45

2.3.1 Sơ đồ cấu tạo

45

2.3.2 Nguyên lý hoạt động của bơm hút chân không vòng dầu

46

2.3.3 Ưu điểm

48
3



2.3.4 Nhược điểm

48

Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ TRUNG TÂM CHO BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN

49

3.1 Hệ thống khí y tế trung tâm cũ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.

51

3.1.1 Sơ đồ cấu tạo hiện có của Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên

54

3.1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khí nén y tế trung tâm hiện nay của Bệnh
vện đa khoa tỉnh Điện Biên.
3.1.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khí oxy y tế trung tâm hiện nay của Bệnh
vện đa khoa tỉnh Điện Biên.
3.1.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khí hút y tế trung tâm tai Bệnh viện đa
khoa tỉnh Điện Biên.

54

55

55


3.1.5 Ưu điểm

55

3.1.6 Nhược điểm

55

3.1.7 Một số hình ảnh thực tế sử dụng khí y tế trung tâm để điều trị cho bệnh
nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.
3.2 Thiết kế mới hệ thống khí y tế trung tâm cho Bệnh viện đa khoa tỉnh
Điện Biên.
3.2.1 Thiết kế hệ thống khí nén y tế trung tâm và khí oxy y tế trung tâm cho
Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.

56

59

60

3.2.1.1 Sơ đồ thiết kế chi tiết

60

3.2.1.2 Nguyên lý hoạt động

60


3.2.1.3 Ưu điểm

61

3.2.1.4 Nhược điểm

61

3.2.2 Hình ảnh thiết kế hệ thống khí y tế cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.

62

Kết luận.

63

Tài liệu tham khảo

64

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các số liệu và những kết quả nghiên cứu
trong luận văn này đều do tơi nghiên cứu, số liệu hồn tồn trung thực, không
trùng, lặp với các đề tài khác và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ luận văn
nào.
Tơi xin cam đoan mọi thơng tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều
chính xác và được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thực

hiện luận văn đều đã được cảm ơn!

5


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1a Ảnh nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19

9

Hình 1b Ảnh thống kê các quốc gia trên thế giới nhiễm Covid-19 tính đến 11
ngày 22/3/2020
Hình 1.1 Ảnh thành phần các loại khí có trong khí tự nhiên

13

Hình 1.2 Ảnh điều trị bệnh nhân hơn mê sâu bằng khí oxy

13

Hinh 1.3 Ảnh điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại việt nam

14

Hình 1.4 Ảnh đội ngũ y tế tuyến đầu

14

Hình 1.5 Ảnh hệ thống khí y tế


17

Hình 1.6 Sơ đồ mua và vận chuyển khí y tế từ các trung tâm cơng nghiệp

19

cung cấp đến tận nơi cho bệnh nhân
Hình 1.7 Sơ đồ mua máy móc về để sản xuất khí y tế tại chỗ cung cấp đến

20

tận nơi cho bệnh nhân sử dụng
Hình 2.1 Máy nén khí một cấp một chiều

23

Hình 2.2 Máy nén khí một cấp một chiều OSHIMA

23

Hình 2.3 Máy nén khí một cấp một chiều MYCOM

24

Hình 2.4 Máy nén khí một cấp một chiều tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện 24
Biên
Hình 2.5 Máy nén khí một cấp một chiều OSHIMA

25


Hình 2.6 Máy nén khí hai cấp một chiều OSHIMA

26

Hình 2.7 Máy nén khí hai cấp một chiều PEGASUS

26

Hình 2.8 Máy nén khí hai cấp một chiều OSHIMA

27

Hình 2.9 Máy nén khí hai cấp một chiều MYCOM

27

Hình 2.10 Máy nén khí hai cấp một chiều MYCOM tại Bệnh viện đa khoa 28
tỉnh Điện Biên
Hình 2.11 Trục vit của máy nén khí có dầu

29

Hình 2.12 Cấu tạo máy nén khí trục vít

29

Hình 2.13 Ảnh cấu tao, ngun lý hoạt động của công nghệ điện phân nước

32


tách oxy
6


Hình 2.14 Ảnh thang nhiệt độ hóa lỏng của các chất khí

34

Hình 2.15 Ảnh khơng khí được đưa vào bình chứa chuẩn bị làm lạnh

34

Hình 2.16 Ảnh khơng khí được làm lạnh đến -200°C

35

Hình 2.17 Ảnh tăng nhiệt độ lên -196°C tách được Nitrogen

35

Hình 2.18 Ảnh tăng nhiệt lên -186°C tách đươc Argon

36

Hình 2.19 Ảnh tăng nhiệt độ lên -183°C thu được oxygen

36

Hình 2.20 Ảnh nhà máy trưng cất khí hóa lỏng


37

Hình 2.21 Sơ đồ cấu tạo máy tạo oxy

39

Hình 2.22 Máy tạo oxy sử dụng cột lọc hạt zeolit hãng INMATEC

40

Hình 2.23 Máy tạo oxy sử dụng cột lọc hạt zeolit hãng DANGER

40

Hình 2.24 Máy tạo oxy sử dụng cột lọc hạt zeolit hãng OXY PURE

41

Hình 2.25 Máy tạo oxy sử dụng cột lọc hạt zeolit hãng TRI DENT

41

Hình 2.26 Máy tạo khí nén hãng KAISHAN

42

Hình 2.27 Máy tạo khí nén hãng ATLAS COPCO

43


Hình 2.28 Máy tạo khí nén hãng MITSIUSEIKI ZV75

43

Hình 2.29 Máy tạo khí nén hãng MITSIUSEIKI ZV100

44

Hình 2.30 Ảnh sơ đồ cấu tạo và chu trình hoạt động của máy hút vịng dầu

45

Hình 2.31 Ảnh máy hút áp lực âm vịng dầu BSV 90

46

Hình 2.32 Ảnh máy hút áp lực âm vịng dầu BOSCH

47

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

49

Hinh 3.2 Ảnh thực tế quá trình cân xe trước khi nạp oxy hóa lỏng vào bình

51

chứa khí oxy y tế trung tâm tại Bệnh vện đa khoa tỉnh Điện Biên
Hinh 3.3 Ảnh thực tế quá trình viết phiếu cân xe trước khi nạp oxy hóa lỏng 52

vào bình chứa khí oxy y tế trung tâm tại Bệnh vện đa khoa tỉnh Điện Biên
Hinh 3.4 Ảnh thực tế sau khi nạp oxy hóa lỏng vào bình chứa khí oxy y tế

52

trung tâm tại Bệnh vện đa khoa tỉnh Điện Biên đồng hồ báo 5623m³ oxy
lỏng.
Hinh 3.5 Ảnh thực tế sau khi dùng oxy hóa lỏng một tuần đèn báo khối
lượng bình chứa khí oxy y tế trung tâm tại Bệnh vện đa khoa tỉnh Điện Biên
7

53


báo cịn lại 3621m³ oxy lỏng
Hình 3.6 Sơ đồ khí y tế hiện có tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên

54

Hinh 3.7 Ảnh thực tế sử dụng khí y tế trung tâm điều trị cho bệnh nhân tại

56

Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
Hinh 3.8 Ảnh thực tế sử dụng khí y tế trung tâm điều trị cho bệnh nhân tại 56
phòng hồi tỉnh sau phẫu thuật của khoa gây mê phẫu thuật Bệnh viện đa
khoa tỉnh Điện Biên
Hinh 3.9 Ảnh thực tế sử dụng khí y tế trung tâm điều trị cho bệnh nhân tại 57
Khoa điều trị tíc cực và chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
Hinh 3.10 Ảnh thực tế sử dụng khí y tế trung tâm điều trị cho bệnh nhân tại 57

Khoa nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
Hinh 3.11 Ảnh thực tế sử dụng khí y tế trung tâm điều trị cho bệnh nhân tại

58

Khoa nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
Hinh 3.12 Ảnh thực tế sử dụng khí y tế trung tâm điều trị cho bệnh nhân tại

58

Khoa nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
Hình 3.13 Sơ đồ thiết kế hệ thống khí y tế trung tâm cho Bệnh viện đa khoa 60
tỉnh Điện Biên
Hinh 3.14 Ảnh minh họa thết kế hệ thống sản xuất khí nén và khí oxy tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên

8

62


MỞ ĐẦU
Khí y tế đặc biệt quan trọng trong y học hiện đại nó là nguồn cung cấp khí
oxy nồng độ cao cho bệnh nhân tự thở trực tiếp. Cung cấp khí nén, khí oxy nồng
độ cao cho các thiết bị, máy móc điều trị như máy thở, máy gây mê, máy răng,
máy tiệt khuẩn platsma. Cung cấp khí hút áp lực âm chân không cho các thiêt bị
hút dịch, hút máu trong phẫu thuật và điều trị. Trong thời gian từ cuối năm 2019
đến nay trên thế giới xẩy ra đại dịch COVID-19. Ta lại càng thấy đực tầm quan
trọng của khí y tế.
Dịch Covid-19: WHO khuyến cáo các nước dự trữ khí oxy, máy thở

Thứ Hai, 02/03/2020, 16:41 [GMT+7]
WHO nhấn mạnh tất cả các quốc gia nên phát huy tối đa hiệu quả sử dụng
máy đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu và hệ thống hỗ trợ cung cấp dưỡng
khí cho bệnh nhân trong giai đoạn nguy kịch.

Hình 1a Ảnh nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi tất cả các nước chuẩn bị các thiết bị
y tế hỗ trợ hô hấp như máy thở, khí oxy... để điều trị cho các bệnh nhân mắc
Covid-19 nguy kịch.
Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 2-3, WHO khẳng định liệu pháp
oxy là cách "can thiệp điều trị" cơ bản đối với những bệnh nhân nguy kịch.
WHO nhấn mạnh tất cả các quốc gia nên phát huy tối đa hiệu quả sử dụng máy
đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu và hệ thống hỗ trợ cung cấp dưỡng khí
cho bệnh nhân trong giai đoạn nguy kịch.
9


Theo báo cáo của WHO, gần 3.000 người đã tử vong và hơn 88.000 người nhiễm
bệnh Covid-19 tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi dịch bùng phát tại
thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cuối năm 2019.
WHO nhấn mạnh rằng chủng virus nguy hiểm SARS-CoV-2 gây Covid19 chủ yếu tấn công những người trên 60 tuổi, những người có sức đề kháng yếu
do mắc các bệnh mãn tính khác. Trong số gần 45.000 ca có kết quả xét nghiệm
dương tính với virus SARS-CoV-2 tính đến ngày 24-2, chỉ có 2,1% bệnh nhân
dưới 20 tuổi.
Theo WHO, đa số những người nhiễm bệnh Covid-19 chỉ có triệu chứng
nhẹ, và khoảng 14% bệnh nặng, có biểu hiện viêm phổi và 5% trở nên nguy kịch.
Tỷ lệ tử vong do Covid-19 là khoảng 2-5%.
WHO cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết sớm, kèm theo
đó là thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm sốt lây lan, cung cấp dịch vụ
chăm sóc y tế kịp thời cho những người mới có biểu hiện mắc bệnh nhẹ, đồng

thời hỗ trợ tối đa những người bệnh nặng.
WHO cảnh báo tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm Covid-19 đã mắc sẵn
các bệnh hiểm nghèo được báo cáo ở mức trên 50%. Vì thế, các biện pháp can
thiệp khẩn cấp như cung cấp đủ lượng oxy cho phổi phải được thực hiện ở mức
cao nhất.

10


Hình 1b Ảnh thống kê các quốc gia trên thế giới nhiễm Covid-19 tính đến ngày
22/3/2020.
Qua thơng tin trên ta có thể nhìn thấy tầm qua trọng của khí y tế trung tâm
đối với các Bệnh viện. Dựa trên thống kê, khảo sát thực tế các bệnh viện lớn từ
trung ương đến các tỉnh tại Việt Nam đều sử dụng nguồn khí y tế trung tâm mà
đặc biệt là khí oxy được mua từ các trung tâm công nghếp sản xuất khí. Điều này
là một nhược điểm rất lớn khi dịch bệnh sẩy ra trên diện rộng khơng thể kiểm
sốt. Khi mà các khu cơng nghiệp phải đóng cửa do dịch bệnh, giao thơng bị đình
trệ, con người phải hạn chế di chuyển và tiếp súc, thiếu hụt lao động tại các khu
cơng nghiệp, nhu cầu sử dụng khí oxy tăng trong khi nguồn cung, nguồn dự trữ
không tăng. Khi đó sẽ dẫn tới những thảm kịch nghiêm trọng đối với con người.
Qua những phân tích trên ta có thể thấy được tầm quan trong của hệ thống
khí y tế trung tâm.
Để giải quyết bài toán trên, trong bài luận văn này tôi sẽ nghiên cứu, khảo
sát đưa ra thiết kế phù hợp cho một hệ thống khí y tế trung tâm tại Bệnh viện. Cụ
thể là Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên

11


Trong bài luận văn này tôi đưa ra thiết kế sản xuất khí y tế trung tâm tại

Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên bằng phương pháp sử dụng nguồn nguyên liệu
là khí tự nhiên tại chỗ qua hệ thống máy móc phù hợp với chi phí đầu tư hợp lý,
hoạt động hồn tồn độc lập, tự động hóa hồn tồn để sản xuất khí y tế trung
tâm tại chỗ với công suất lớn.

12


Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ TRUNG TÂM
TẠI BỆNH VIỆN

1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ TRUNG TÂM
Khí y tế là một hệ thống không thể thiếu trong bệnh viện và là một hệ
thống cực kỳ quan trọng trong công tác điều trị cho bệnh nhân.

Hình 1.1 Ảnh thành phần các loại khí có trong khí tự nhiên
Hê thống khí y tế ( Viết tắt của tiếng Anh là MGPS – Medical Gas Pipeline
System) – là hệ thống phân phối các loại khí y tế từ nguồn cấp là các nhà máy
nén khí y tế trung tâm, gồm khí nén y tế, khí oxy y tế, khí hút áp lực âm y tế
thơng qua hệ thống đường ống dẫn đến các thiết bị y tế tại các khoa để sử dụng
cho bệnh nhân, nhân viên y tế tại nơi sử dụng các thiết bị ngoại vi khác.

Hình 1.2 Ảnh điều trị bệnh nhân hơn mê sâu bằng khí oxy
13


Đối với y học hiện đại ngày này, hệ thống khí y tế trung tâm giúp cho việc
điều trị cho bệnh nhân nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn và tốn ít thời

gian hơn. Đảm bảo tốt nhất sức khỏe bệnh nhân được xem là quan trọng nhất.
Ngoài ra, hệ thống khí này đối với các ca mổ cịn có ý nghĩa rất lớn giúp tăng
khả năng thành cơng khi tiến hành phẫu thuật.

Hinh 1.3 Ảnh điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại việt nam
Ứng dụng của khí oxy trong điều trị suy hô hấp. Bộ Y tế Việt Nam công
bố phác đồ trị COVID-19: tập trung điều trị suy hơ hấp.

Hình 1.4 Ảnh đội ngũ y tế tuyến đầu
Ngày 26-3, Bộ Y tế Việt Nam công bố hướng dẫn chẩn đốn và điều trị mới.
Có rất nhiều điểm mới trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên
bản lần thứ ba.
Tập trung chính là điều trị suy hô hấp

14


Hướng dẫn này đã thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ vì tình hình dịch tễ đã thay
đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam; bỏ các định nghĩa
ca bệnh có thể vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.
Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hơ hấp, cập nhật những khuyến
cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về oxy liệu pháp, đích oxy
máu.
Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó
hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi
tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các
biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế
các ca bệnh nặng ở Việt Nam thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong
khoảng thời gian này.
Với bệnh nhân suy hô hấp nặng: Nên đặt ống nội khí quản sớm và thở

máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho
từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh
nhân.
Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (như lopinavir/ritonavir, chloroquine,
hydroxychloroquine, remdesivir...): Do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và
an toàn của những thuốc này trong điều trị COVID-19 nên chưa khuyến cáo áp
dụng thường quy trong điều trị (ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên
những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam tới đây.
Tiêu chuẩn ra viện: Cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên
tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24
giờ âm tính với SARS-CoV-2.
Sau khi ra viện: Người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa.
Người bệnh cần được ở phịng riêng thống khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh
tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và khơng được ra
ngồi. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu
bất thường khác.
Ngoài ra, cập nhật tên bệnh và tên virus: theo hướng dẫn trước gọi chung là
nCoV, giờ gọi lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới là SARS-CoV-2.
15


Ứng dụng của Khí oxy trong y tế hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ. Là tên gọi của
chứng rối loạn khả năng giao tiếp và phát triển tâm lý ở trẻ em. Bệnh này gây nên
việc suy giảm khả năng hoạt động. Cản trở cuộc sống bình thường của trẻ với
cộng đồng. Việc sử dụng oxy y tế trong trường hợp này có tác động lớn đến việc
kích thích sự hoạt động. Dần dần tăng khả năng hoạt động của não. Hỗ trợ tích
cực trong việc điều trị chứng rối loạn tâm lý. Giúp trẻ có thể hịa nhập với mơi
trường sống một cách bình thường.
Ứng dụng của Khí oxy trong y tế điều trị nhồi máu cơ tim. Các nhà khoa

học đã chứng minh có sự liên kết chặt chẽ giữa việc thiếu oxy trong tế bào máu
khi trở về tim với việc phát sinh các cơn đau thắt ngực. Sự thiếu hụt oxy dẫn đến
việc mất cân bằng giữa cung và cầu của tế bào máu trong q trình chuyển hóa
năng lương, cung cấp cho hoạt động bình thường của tim. Đây cũng là một trong
số những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời.
Vì thế, việc bổ sung oxy cho quá trình hoạt động của tim giúp tăng cường trao
đổi chất, nâng cao hiệu quả làm việc và cân bằng trạng thái tim. Mang đến cho
người bệnh một trái tim khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái sau điều trị. Ngồi ra,
ứng dụng của khí oxy trong y tế còn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực điều
trị ung thư. Các bệnh về phổi. Tăng cường chức năng cho các tế bào trong quá
trình hoạt động. Việc sử dụng thường xuyên oxy y tế cho các bệnh nhân tại nhà
còn mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Đem lại giấc ngủ sâu, tinh thần
sảng khoái. Từ đó tăng tuổi thọ và mang lại sức khỏe tốt hơn trong q trình điều
trị. Khí y tế cịn được ứng dụng kết hợp với các thiết bị y tế để phục vụ chuyên
môn cho y bác sĩ để khám chữa bệnh cho nhân dân như ứng dụng của khí nén y
tế cho máy răng, CO2 cho máy mổ nội soi, khí oxy cho máy tiệt khuẩn platma,
khí nén và khí oxy cho máy gây mê kèm thở, khí nén và khí oxy cho máy thở,
khí nén và khí oxy cho máy khí dung, khí hút cho máy hút áp lực. Tóm lại, khí y
tế là một trong những sản phẩm tuyệt vời nhất trong các cơng trình sáng tạo của
nhân loại. Là thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu khoa học
không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới.

16


Hình 1.5 Ảnh hệ thống khí y tế
Các loại khí y tế sử dụng trong bệnh viện gồm:
-

Khí Oxy trung tâm (dùng cho bệnh nhân thở, máy thở, máy khí dung, máy

gây mê, máy khử khuẩn platma…)

-

Khí nén y tế 4 bar (dùng cho máy thở, máy răng, máy khí dung, máy gây
mê ...)

-

Khí hút áp lực âm y tế trung tâm (dùng để hút dịch)

1.1.2 Ưu điểm của hệ thống khí y tế trung tâm tại Bệnh viện:
-

Thời gian triển khai lấy khí cấp cứu bệnh nhân nhanh.

-

Dễ dàng cho sử dụng.

-

Cấp khí liên tục vì nguồn khí trung tâm lớn, có nguồn chính nguồn dự
phịng.

-

Tiết kiệm khơng gian phịng và đảm bảo an tồn vệ sinh y tế.

-


Đảm bảo an toàn cháy nổ

-

Giảm cán bộ y tế vận hành hệ thống khí

1.1.3 Nhược điểm của hệ thống khí y tế trung tâm tại Bệnh viện:
-

Kinh phí đầu tư lớn

-

Địi hỏi cán bộ vận hành hệ thống khí y tế trung tâm phải có trình độ
chun mơn tốt

-

Cần bảo dưỡng, Khiểm tra, Kiểm định đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật
17


1.1.4 Tiêu chuẩn chất lượng khí y tế trung tâm tại Bệnh viện:
- Cung cấp đầy đủ và liên tục khí y tế với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế. Các
tiêu chuẩn được tham khảo: EN, DIN, BSI, FDA. Hệ thống còn đảm bảo tuân thủ
các tiêu chuẩn Việt nam hiện hành.
- Hệ thống nguồn cấp đảm bảo thừa tải, có khả năng nâng cấp và có hệ thống
dự phịng.
- Mơ hình vận hành và trung tâm cung cấp khí y tế

- hệ thống truyền dẫn, kiểm soát, báo động
- hệ thống đầu cuối.
- Toàn bộ hệ thống phải đảm bảo tính đồng bộ và tương thích.
- Bố trí đầu ra của khí y tế cho các khu vực phải hợp lý, thuận tiện cho điều
trị và và đảm bảo mỹ quan.
- Là hệ thống hoạt động độc lập trong bện viện chỉ sử dụng cho các mục đích
y tế.
- Các thiết bị nên được lựa chọn trong số các nhà sản xuất nổi tiếng thế giới
tại Châu Âu, Mỹ… đã được kiểm định, thử thách phù hợp với điều kiện Việt
Nam.
1.2. HỆ THỐNG KHÍ TRUNG TÂM.
Nguồn cung cấp khí từ các trung tâm khí cơng nghiệp được Bệnh viện mua và
vận chuển đến các bình chứa tại hệ thống khí trung tâm của bệnh viện qua hệ
thống đường ống đưa đến các khoa để sử dụng cho bệnh nhân.
-

Mua khí y tế từ các trung tâm sản xuất khí công nghiệp vận chuyển về sử
dụng tại Bệnh viện

-

Mua máy móc thiết bị về tự sản suất khí y tế tại Bệnh viện để sử dụng

18


1.2.1 Mua khí y tế từ các trung tâm sản xuất khí cơng nghiệp vận chuyển về
sử dụng tại Bệnh viện.

Ngun liệu

đầu vào sử
dụng khí tự
nhiên(khơng
khí, khí trời
hay khí quyển)

Đường ống dẫn khí

Hệ thống máy tại các khu cơng
nghệp:
-Máy tạo khí nén khơng dầu
-Máy tạo khí nén có dầu
-Máy tạo khí oxy sử dụng cơng
nghệ sàng lọc khí bằng hạt zeolit
-Máy tạo oxy sử dụng công nghệ
trưng cất phân đoạn ở nhiệt độ âm
200°C
-Máy tạo oxy sử dụng công nghệ
điện phân nước.
-Máy hút áp lực âm (chân không 1bar)

Vận chuyển khí oxy
bằng xe chun
dụng(khí hóa lỏng hoặc
bình khí nén áp lực cao)
Đến các khoa
sử dụng khí y
tế trong Bệnh
viện, qua các
thiết bị y tế sử

dụng cho bệnh
nhân

Đường ống dẫn khí nén
Đường ống dẫn khí oxy
Đường ống dẫn khí hút

Đến khu nhà chứa máy, bình
khí trung tâm Bệnh viện
gồm:
-Máy tạo khí nén và bình chứa
khí nén trung tâm
-Bình chứa khí oxy trung tâm
-Máy tạo khí hút áp lực âm và
bình chứa áp lực âm -1bar

Hình 1.6 Sơ đồ mua và vận chuyển khí y tế từ các trung tâm cơng nghiệp cung
cấp đến tận nơi cho bệnh nhân.
1.2.1.1 Ưu điểm:
- Không tốn mặt bằng
- Chi phí đầu tư thấp
- Phù hợp với cơng suất, lưu lượng sửu dụng từ ít đến trung bình, gần các
khu cơng nghiệp khí lớn, và những nơi có giao thơng thuận tiện.

19


- Không cần cán bộ vận hành, theo dõi, kiểm tra hệ thống có chình độ
chun mơn tốt
1.2.1.2 Nhược điểm:

- Mất tiền mua với giá cao
- Mất tiền vận chuyển
- Không chủ động trong nguồn cung
- Không phù hợp với vận chuyển xa nhất là những nơi giao thông không
thuận lợi
- Cần có bộ phận dự trữ khí y tế lớn (khơng an tồn trong phịng chống
cháy nổ)
1.2.2 Mua máy móc thiết bị về tự sản suất khí y tế tại Bệnh viện để sử dụng.
Khơng khí qua hệ thống máy móc và đường ống được chuyển đến các
bình chứa tại hệ thống khí y tế trung tâm qua hệ thống đường ống dẫn đến các
khoa để sử dụng cho bệnh nhân.

Ngun liệu
đầu vào sử
dụng khí tự
nhiên(khơng
khí, khí trời
hay khí
quyển)

Đường ống
dẫn khí

Hệ thống máy sản xuất khí gồm các loại có
thể lựa chọn:
-Máy tạo khí nén khơng dầu
-Máy nén khí có dầu
-Máy tạo khí oxy sử dụng cơng nghệ sàng lọc
khí bằng hạt zeolit
-Máy tạo oxy sử dụng cơng nghệ trưng cất

phân đoạn ở nhiệt độ âm -200°C
-Máy hút áp lực âm (chân khơng -1bar)
Đường
ống
dẫn khí
nén

Đường
ống
dẫn khí
oxy

Đường
ống
dẫn khí
hút

Đến các khoa sử dụng khí y tế trung tâm, qua
các thiết bị y tế sử dụng cho bệnh nhân

Hình 1.7 Sơ đồ mua máy móc về để sản xuất khí y tế tại chỗ cung cấp đến tận
nơi cho bệnh nhân sử dụng.

20


1.2.2.1 Ưu điểm:
- Khơng mất tiền mua vì ngun liệu đầu vào sử dụng khí trời(khơng khí
hay khí quyển) là miễn phí
- Khơng mất tiền vận chuyển

- Quản lý dược chất lượng khí đầu ra tốt nhất
- Chủ dộng được nguồn khí y tế đầu ra, khơng phải phụ thuộc vào bên nhà
cung cấp.
- Đem lại lợi ích kinh tế rất cao nếu lượng khí y tế sử dụng nhiều
- Đặc biệt là phù hợp với những nơi mà giao thông không thuận tiện, vùng
xa các khu công nghiệp sản xuất khí
- Khơng cần bộ phận lưu chữ khí y tế lớn (hạn chế được tình trạng cháy nổ
đảm bảo an tồn hơn trong sử dụng)
1.2.2.2 Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn
- Cần có mặt bằng rộng
- Cần có cán bộ quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng
- Khơng phù hợp nếu lượng khí y tế sử dụng ít

21


Chương 2:

PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ TRUNG
TÂM TẠI BỆNH VIỆN

Cấu tạo hệ thống khí y tế trung tâm tại Bệnh viện gồm có ba hệ thống khí
chính.
-

Hệ thống khí nén y tế trung tâm

-


Hệ thống khí oxy y tế trung tâm

-

Hệ thống khí hút y tế trung tâm

2.1 HỆ THỐNG KHÍ NÉN Y TẾ TRUNG TÂM.
2.1.1 Máy nén khí piston khơng dầu.
Máy nén khí Piston được cấu thành bởi các chi tiết và cụm chi tiết giữ vị
trí, vai trị và nhiệm vụ khác nhau; chúng khơng thể thiếu vắng trong q trình
máy nén khí cơng nghiệp hoạt động. Máy nén khí piston với cấu tạo đơn giản,
bao gồm xi lanh, piston, cần đẩy, thanh truyền, con trượt, tay quay, van nạp, van
xả, phớt,…Dòng máy Piston được chia thành 2 loại:


Máy nén khí một cấp một chiều: xi lanh, piston, con trượt, thanh
truyền, tay quay, van nạp khí , van xả khí, con đẩy…



Máy nén khí hai cấp một chiều: xi lanh, piston, con đẩy, con trượt,
thanh truyền, tay quay, phớt, van nạp , van xả,bình làm mát.

Mỗi loại máy nén sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau. Nhưng đa số, máy
nén khí piston được hoạt động dựa theo nguyên lý thay đổi thể tích, quy trình nén
của thiết bị được thực hiện giữ khí vào một khơng gian khép kín và giảm thể tích
của khí, áp suất của khí nhờ đó sẽ được tăng lên. Khi áp suất cao hơn so với áp
suất ngưng tụ hơi thì khí sẽ được đưa ra khỏi khơng gian khép kín này. Và dựa
trên nguyên tắc di chuyển của một hoặc nhiều piston lên xuống trong xi lanh.


22


2.1.1.1 Sơ đồ cấu tạo máy nén khí một cấp một chiều:

Hình 2.1 Máy nén khí một cấp một chiều
khơng khí được hút trực tiếp từ bên ngồi qua bộ lọc khí đến piston tiến
hành nén khí và đẩy ra bình chứa khí nén. Khí nén chỉ được nén một lần duy
nhất, thanh truyền tay quay được nối với piston giúp piston có thể tịnh tiến.


Khi piston đi sang phải V tăng dần, lúc này P giảm thì van nạp sẽ mở
ra, khơng khí bên ngồi sẽ đi vào bên trong xi lanh để thực hiện q
trình nạp khí.



Và ngược lại, khi piston đi sang trái, khơng khí trong xi lanh được nén,
P tăng, van nạp sẽ đóng, cho đến khi giá trị P tăng cao hơn sức căng lò
xo; thì van xả tự động mở, khí nén sẽ đi qua van xả theo đường ống
đến bình chứa khí ( hay cịn gọi là bình tích áp). Và kết thúc một chu
kỳ làm việc.



Sau đó, các q trình này tiếp tục được lặp đi lặp lại để cung cấp khí
nén thúc đẩy các thiết bị khác hoạt động.

Hình 2.2. Máy nén khí một cấp một chiều OSHIMA
23



Cơng suất 10m³/h
Điện áp 250VAC
Áp lưc khí 7kg/cm³

Hình 2.3 Máy nén khí một cấp một chiều MYCOM
Cơng suất 10m³/h
Điện áp 250VAC
Áp lưc khí 7kg/cm³

Hình 2.4 Máy nén khí một cấp một chiều tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
Máy nén khí một cấp một chiều TOCO
Cơng suất 10m³/h
Điện áp 250VAC
24


×