Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bai 14 Phan Xa Am Tieng Vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.09 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bài 14:

<b>Phản xạ âm- tiếng vang</b>



<b>I. Mục tiêu </b>


1. Kiến thức


- Mơ tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.
- Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
- Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.


2. Kĩ năng


- Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm.
3. Thái độ


- u thích mơn học, chăm chú nghe giảng.


<b>II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh</b>


- Tranh vẽ to hình 14.1 SGK tr40.
- 1 giá đỡ .


- Mặt gương, bìa catton.


- Nguồn âm: đồng hồ báo thức.
- 1 ống thủy tinh hình trụ.


<b>III. Tổ chức hoạt động dạy học</b>


1. Ổn định lớp học
- GV kiểm tra sĩ số.


2. Kiểm tra bài cũ


- GV: những mơi trường nào có thể truyền được âm, mơi trường nào không thể
truyền được âm? So sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn, lỏng, khí?
- HS: + chất rắn, lỏng, khí là những mơi trường có thể truyền được âm. Chân


không không thể truyền được âm.


+ Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng
lớn hơn trong chất khí.


- GV: yêu cầu học sinh trả lời câu 13.2 SBT


- HS: vì tiếng động chân người đi đã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước và đến
tai cá nên bơi tránh ra chỗ khác.


- GV: Gọi một học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn.
Sau đó GV nhận xét và cho điểm.


3. Bài mới


<i><b>Đặt vấn đê: trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó, còn </b></i>
nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sâm rền?


Để trả lời câu hỏi này chúng vào bài học hôm nay.


<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung kiến thức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

GV: Bằng sự hiểu biết của mình các em hãy lấy
dẫn chứng trong cuộc sống, khi nói to thì sau



đó sẽ nghe thấy tiếng nói của chính mình
vọng lại?


HS: Khi nói to xuống giêng khơi,khi nói to trong
một hang động lớn...Ta sẽ nghe thấy tiếng nói
của chính mình vọng lại.


GV: khi nói to trong một hang động lớn hay khi
nói to xuống giêng khơi, sau đó nghe thấy
tiếng nói của chính mình vọng lại. Đó là tiếng
vang.


- Vậy ta nghe được tiếng vang khi nào?
Chúng ta nghe được tiếng vang khi âm truyền


đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm
truyền trưc tiếp đến tai một khoảng thời gian
ít nhât là 1/15s.


GV thơng báo, âm dội lại khi gặp một mặt chắn
là âm phản xạ.


GV: em hãy lấy ví dụ về âm phản xạ mà em đã
gặp trong đời sống?


HS: Khi nói xuống một bể nước, khi hét to vào
một bức tường...


GV: Vậy âm phản xạ và tiếng vang có gì giống


và khác nhau?(GV cho học sinh thảo luận
theo nhóm).


HS: + Giống nhau: đều là âm phản xạ


+Khác nhau: tiếng vang là âm phản xạ nghe
từ khoảng cách âm phát ra ít nhất khoảng
1/15s.


GV: Dựa vào kiến thức vừa học các em hãy trả
lời các câu C1,C2,C3 trong SGK.


HS:


-C1: Khi nói xuống giêng,khi nói trong một
phòng rộng, khi nói ở ngõ hẹp dài...


Ta nghe được tiếng vang vì tai ta phân biệt
được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ.
-C2: Ta thường nghe thấy âm thanh trong


phòng kín to hơn khi ta nghe chính âm
thanh đó ngồi trời vì ở ngồi trời ta chỉ
nghe được âm phát ra, còn trong phòng kin
ta nghe được âm phát ra và âm phản xa
cùng một lúc.


-C3:


a.Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Khi



I. Âm phản xạ – tiếng vang


Ví du:


- Nói to trong một hang động
sau đó ta nghe thấy tiếng nói
của chính mình vọng lại.


- Nói to xuống giêng khơi ta
sẽ nghe thấy tiếng nói của
chính mình vọng lại.


 Nhận xét:


- Ta nghe được tiếng vang
khi âm truyền đến vách đá
dội lại đến tai ta chậm hơn
âm truyền trực tiếp đến tai
một khoảng thời gian ít nhất
là 1/15 giây.


- Âm dội lại khi gặp một mặt
chắn là âm phản xạ.


C3:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ta nói to trong phòng nhỏ, dù vẫn có âm phản
xạ từ tường đến tai nhưng ta không nghe thấy


tiếng vang vì âm phản xạ từ tường và âm phát
ra đến tai ta gần như cùng một lúc.


b. Giáo viên hướng dẫn học sinh:


Sau khoảng thời gian t = 1/15s ta nghe thấy
tiếng vang. Tức là âm phát ra tới bức tường
rồi từ bức tường dội lại tai ta mất 1/15s 


Khoảng thời gian âm phát ra từ người đến
bức tường sẽ là t/2 = 1/30s.




Vậy khoảng cách ngắn nhất từ người đến bức
tường là:


S =v.t = 340. 1/30 = 11.3( m)


GV: từ kiến thức vừa học các em hãy hoàn thành
phần kết luận.


HS: có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phát ra
cách âm phản xạ một khoảng thời gian ít nhất
là 1/15 giây.


GV: nhận xét và hướng dẫn học sinh ghi vở.





b. Sau khoảng thời gian t =
1/15s ta nghe thấy tiếng vang.
Tức là âm phát ra tới bức tường
rồi từ bức tường dội lại tai ta
mất 1/15s  Khoảng thời gian âm


phát ra từ người đến bức tường
sẽ là t/2 = 1/30s.




Vậy khoảng cách ngắn nhất từ
người đến bức tường là:


S =v.t = 340. 1/30 = 11.3( m)


 Kết luận:


- có tiếng vang khi ta nghe
thấy âm phát ra cách âm phản
xạ một khoảng thời gian ít
nhất là 1/15 giây.




<b>Hoạt động 2: nghiên cứu vật phản xạ âm tốt</b>
<b>và vật phản xạ âm kém</b>


GV:-Giới thiệu các dụng cụ.



- Mô tả và tiến hành làm thí nghiệm
như hình 14.2 SGK. Yêu cầu HS quan sát và
nhận xét kết quả trong từng trường hợp: làm
với mặt gương, làm với tấm bìa.


HS:- Mặt gương âm nghe rõ hơn.
-Tấm bìa âm nghe khơng rõ.


GV: Từ kết quả trên em hãy cho biết vật nào
phản xạ âm tốt hơn và nó có đặc điểm gì?
HS: Mặt gương phản xạ âm tốt hơn, bề mặt


gương cứng và nhẵn.


GV:Trong thực tế ngoài mặt gương còn vật nào
có thể phản xạ âm tốt .


HS: Gạch đá hoa,tám kim loại...


II. Vật phản xạ âm tốt và vật
phản xạ âm kém


1.Thí nghiệm
- Dụng cụ:


mặt gương


 Tấm bìa catton


 Một giá đỡ



 Một ống thuỷ tinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

GV:Nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng
-Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ


âm tốt(hấp thụ âm kém).


-Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì
phản xạ âm kém.


GV: Dựa vào kiến thức vừa học các em hãy trả
lời câu C4?


HS:- Vật phản xạ âm tốt là: mặt gương, mặt đá
hoa, tường gạch, tấm kim loại.


- Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len,
ghế đệm mút, cao su xốp.


<b>Hoạt động 3: Vận dụng</b>


GV:Từ những kiến thức vừa học các em hãy
quay lại trả lời cho cô vấn đề cô đặt ra lúc
đầu giờ?


HS: Tai ta nghe thấy tiếng sấm rền vì tai ta đã
phân biệt được âm truyền trực tiếp và âm
phản xạ.



GV:Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C5?
HS:Tường sần sùi, rèm nhung là những vật phản


xạ âm kém. Vì vậy nó sẽ làm giảm tiếng
vang.


GV:Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C6?
HS: Người ta muốn nghe rõ hơn thường đặt bàn


tay khum lại sát vào vành tai đồng thời hướng
tai về phía nguồn âm để hướng âm phản xạ từ
tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.
GV:Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C7?


HS:- Gọi t=1 giây là thời gian từ lúc tàu phát ra
siêu âm đến lúc thu được âm phản xạ của nó.
-Thời gian sóng siêu âm phát ra từ tàu truyền


đến đáy biển là t/2=0,5giây.


-Độ sâu của đáy biển S=v.t=1500.0,5=750(m)


GV:Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C8?
HS: Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng trong


các trường hợp:


a, Trồng cây xung quanh bệnh viện
b, Xác định độ sâu của biển.



c, Làm đồ chơi điện thoại dây.
d,Làm tường phủ dạ nhung.


2. Kết luận


-Những vật cứng có bề mặt
nhẵn thì phản xạ âm tốt(hấp thụ
âm kém)


-Những vật mềm, xốp có bề
mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.


III. Vận dụng


.


C7:


- Gọi t=1 giây là thời gian từ
lúc tàu phát ra siêu âm dến lúc
thu được âm phản xạ của nó.
-Thời gian sóng siêu âm phát
ra từ tàu truyền đến đáy biển là
t/2=0,5giây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4.Củng cố


GV:- Qua bài học hôm nay các em hãy cho cô biết:
Khi nào thì có âm phản xạ. Tiếng vang là gì?



Có phải cứ có âm phản xạ thì đều có tiếng vang khơng?
Vật nào phản xạ âm tốt, âm kém?


-Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.


-Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
5.Hướng dẫn về nhà.


-Học thuộc phần ghi nhớ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×