Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Loài chim công.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.07 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GIÁO DỤC LƯƠNG SƠN


<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ SƠN A</b>


o0o


-SÁNG KIẾN


<b>Năm học 2005-2006</b>


KINH NGHIỆM NÂNG CAO


CHẤT LƯỢNG RÈN CHỮ VIẾT



CHO HỌC SINH LỚP 1



<b>HỌ VÀ TÊN</b>: Nguyễn Thị Thúy
<b>CHỨC VỤ:</b> Giáo viên PT lớp 1


<b>ĐƠN VỊ </b>: Trường Tiểu học Hoà Sơn A


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHẦN I</b>
<b> ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Tiểu học là bậc học nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lớp một là nền
móng của bậc tiểu học. Dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao là trao cho
các em cái chìa khóa mở cánh cửa tri thức để các em biết đọc, biết viết, biết vận
dụng chữ viết khi học tập. Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời. Đọc
thông, viết thạo gắn bó mật thiết với nhau, khơng thể tách rời. Song như cố vấn
Phạm Văn Đồng đã nói “Nét chữ - Nết người”, nhận xét này phần nào nói lên
tầm quan trọng của việc rèn chữ viết bên cạnh việc rèn đọc cho học sinh Tiểu
học. Dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là giúp các em có được
đức tính cần cù, nhân đạo, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như


đối với thầy cô giáo và bạn đọc bài vở của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>PHẦN II</b>
<b> NỘI DUNG</b>


I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP VIẾT Ở TIỂU HỌC.


<b>1/Phương pháp trực quan:</b>


<i><b>a- Chữ mẫu: biểu tượng trực quan trong tất cả giờ dạy tập viết.</b></i>


Trẻ tiểu học tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Khi viết các em phải
tái hiện hình ảnh chữ viết đã tiếp thu được qua mắt nhìn lần đầu để ghi lại hình
ảnh chữ viết đã nhìn được trên mặt giấy.


Vì vậy nếu chữ mẫu được trình bày với kích thước q nhỏ hoặc dưới ánh
sáng kém, thì các em rất khó nhìn dẫn đến khó tái hiện. Từ đó nếu trình bày mẫu
chữ (mẫu chữ đơn bằng bìa) trên bảng lớp, giáo viên phải phóng to, các đường
kẻ ơ rõ ràng, đúng các nét để học sinh nắm được cấu tạo, kích thước của chữ.


Nếu trong bài viết có nhiều chữ cái hoặc nhiều vần khác nhau thì cần phải
có đủ mẫu cho học sinh quan sát để nhận xét sự giống và khác nhau đó.


Ví dụ: Bài 3: ơ - ơ; n – m.


Sách Tập viết 1.


Từ chữ mẫu rời của từng cặp ô - ơ; n – m, học sinh nêu được kích thước,
hình dáng của chúng, nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữ rừng cặp.



Kích thước: ơ - ơ cao 4 li, rộng 1/3 ô.


m – n cao 4 li, m rộng 1 ô


n rộng 2/3 ơ
Hình dáng: ơ - ơ đều gồm một nét cong trịn.


ơ có thêm 1 dấu mũ gồm 2 nét chéo phải chéo trái hợp lại.
ơ gồm 1 nét cong trịn thêm 1 nét móc nhỏ trên đầu.


n gồm 2 nét là nét móc xi và nét móc 2 đầu.
m gồm 2 nét móc xi, 1 nét móc 2 đầu.


Cấu tạo của các cặp chữ trên tương đối giống nhau dẫn đến cách viết cũng
tương tự. Giáo viên có thể cho học sinh nhận xét cả cách viết.


Ví dụ: Muốn viết ô - ơ ta phải viết 1 nét cong trịn, đặt bút ở góc


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Muốn viết m – n ta đặt bút ở dưới dòng kẻ 3, viết nét móc xi sau đó viết
nét móc 2 đầu (chữ n) hoặc viết tiếp nét móc xi nữa rồi viết móc 2 đầu (chữ
m).


<i><b>b- Chữ mẫu do giáo viên viết trên bảng lớp:</b></i>


Trong giờ dạy, chữ mẫu của giáo viên là trực quan sống cho học sinh nhìn
thấy sự liên kết giữa các con chữ, thứ tự đưa nét, cách điều tiết cứng mềm của
từng con chữ. Vừa viết vừa giảng giải, chữ mẫu trên bảng của cô giáo phải vừa
đẹp vừa mềm mại, nhịp nhàng với lời nói, đồng thời tư thế đứng của cơ giáo
cũng phải hợp lý để học sinh theo dõi được trả quy trình viết.



Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp giáo viên phải cô đọng, chọn lọc
những con chữ, nét nối tiêu biểu để hướng dẫn tỷ mỷ, chính xác cho học sinh,
không nên tham lam viết và hướng dẫn nhiều gây rối mắt.


<i><b>c- Chữ mẫu trong vở mẫu của giáo viên:</b></i>


Đối với học sinh Tiểu học, chữ mẫu phải được cụ thể hóa nhất là đối với
học sinh lớp Một. Khi học sinh được quan sát bài mẫu của cô giáo, các em lập
tức nảy sinh ý định bắt chước, muốn mình viết đẹp được như cơ giáo. Mặt khác,
chữ viết trong vở mẫu của giáo viên là sự tổng hợp của nội dung bài học, nó gần
với bài viết của các em, giúp các em dễ dàng cá thể hóa từng dịng, từng chữ của
bài học.


Ngồi chữ mẫu của cơ giáo, giáo viên có thể sử dụng những bài viết đẹp
của những học sinh khá, giỏi để làm mẫu cho các em, giúp các em mở mang
kiến thức ngoài bài học trên lớp của cơ. Đó chính là “Học thầy không tày học
bạn”.


d<i><b>- Chữ mẫu trong vở</b></i> mẫu là chuẩn mực chưa đủ, chữ mẫu của cô giáo
mọi nơi, mọi lúc khi chấm chữa, khi viết bảng cả những mơn học khác, những
lời dặn dị đối với học sinh cũng phải là mẫu mực.


Tại sao như vậy ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ấy, đã biến mình thành một ví dụ xấu cho trẻ bắt trước. Khơng ít học sinh khi
viết vở Tập viết, Chính tả rất cẩn thận nhưng viết bài ở những mơn học khác thì
rất ẩu.


Lý do rất đơn giản, vì các cháu thấy cơ giáo chỉ quan tâm đến chữ viết
trong 2 quyển vở ấy.



Muốn trò viết đẹp thì thầy phải ln ln viết đẹp, đó là kim chỉ nam của
thầy cô giáo trong nhà trường.


<b>2/ Phương pháp phân tích - đàm thoại gợi mở:</b>


Chữ viết là một chuỗi hoạt động cơ bắp nhằm liên kết các nét chữ lại với
nhau (thành một chữ cái hay một chữ) theo trình tự thời gian.


Để chữ viết đẹp, khơng bị vụn, gẫy và rời, trong quá trình dạy viết giáo
viên cần phân tích cấu tạo chữ để hướng dẫn cách uốn nét, lia bút.


Ví dụ:


- Chữ n gồm 1 nét móc xi kết hợp với 1 nét móc 2 đầu.


- Chữ u: nét hất ( ) kết hợp với nét móc ngược kết hợp tiếp với nét
móc ngược thứ hai.


- Chữ mẹ: chữ m nối liền với chữ e và thêm dấu thanh nặng ở dưới chữ
e


Muốn phân tích được cấu tạo chữ và cách viết, giáo viên phải sử dụng
phương pháp đàm thoại gợi mở. Phương pháp này thường được sử dụng ở phần
đầu tiết học, sau khi đưa chữ mẫu phóng to trên bìa dán. Giáo viên sử dụng hệ
thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh phân tích được hình dáng, kích thước, cấu tạo
và cách viết của chữ.


Ví dụ: Bài 9: y – tr – vở tập viết lớp 1.



Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi như sau:
- Chữ y nằm trong khung hình gì ?


- Cao mấy ơ ? Rộng mấy ô ?


- Chữ y gồm mấy nét ? Là những nét nào ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Chiều cao, độ rộng của chữ là mấy ô ?
- Nét nối giữa t và r là bao nhiêu ?


Đối với những chữ khó, giáo viên có thể phơ tơ mẫu cho học sinh thảo
luận nhóm, sau đó lên chỉ trên hình để phân tích. Thảo luận nhóm có cái hay là
học sinh được đóng góp xây dựng ý kiến cho nhau nên dễ dàng tìm ra tri thức
mới. Song trước khi thảo luận nhóm, giáo viên phải ra câu hỏi định hướng cho
học sinh.


<b>3/ Phương pháp giảng giải:</b>


Phương pháp này được sử dụng khi hướng dẫn kỹ thuật viết cho học sinh.
Muốn hướng dẫn kỹ thuật viết đúng, người giáo viên phải nắm vững và sử dụng
chính xác thuật ngữ khi dạy tập viết.


Một số thuật ngữ khi dạy môn Tập viết:


<i><b>a-Đường kẻ và dòng kẻ: </b></i>


Các chữ cái ghi âm Tập viết đều nằm trong các ô vuông. Các ô vuông này
do các đường kẻ và dòng kẻ cắt nhau tạo thành. Những chữ cái có độ cao 1 dịng
được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới.



Ví dụ:  dòng kẻ ngang trên


 dòng kẻ ngang dưới


Các chữ cái có độ cao 2 dịng được xác định bằng đường kẻ ngang trên,
dưới và giữa.


Ví dụ:  dịng kẻ ngang trên


 dòng kẻ ngang dưới


Các dòng kẻ chia các ô vuông lớn thành các ô vuông nhỏ gọi là dịng kẻ
ngang (dịng ly) hoặc dịng kẻ dọc.


Ví dụ:


các dòng kẻ ly
 dòng kẻ dọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>b- Điểm đặt bút: </b></i>


Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ, điểm đặt
bút có thể đặt trên đường kẻ ngang.


Ví dụ:


<i><b>c- Điểm dừng bút: </b></i>


Là vị trí kết thúc của nét chữ. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt
bút (chữ O), nhưng đa số kết thúc ở 1/3 đơn vị chiều cao của thân chữ. Do vậy


người giáo viên chỉ dừng một chút để chỉ khái niệm này.


<i><b>d-Khái niệm lia bút: </b></i>


Để đảm bảo tốc độ viết trong quá trình viết, nối các nét hay chữ cái với
nhau, người ta sử dụng kỹ thuật lia bút. Tức là nét bút thể hiện liên tục nhưng
bút hoặc phấn không chạm vào giấy hoặc bảng theo đường cong ngắn nhất.
Thao tác đưa bút trên không ấy gọi là lia bút.


Ví dụ:


<i><b>e- Khái niệm rê bút:</b></i>


Là trường hợp viết đi lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết,
thông thường là từ điểm kết thúc của nét trước tới điểm đặt bút của nét sau.


Ví dụ:


<i><b>g- Hệ thống nét:</b></i> Gồm hai loại: nét thẳng – nét cong.


Thẳng đứng  Thẳng xiên phải \


Thẳng ngang  Thẳng xiên trái /


Cong kín O Cong hở phải C Cong hở trái


<i> (cong trái) (cong phải)</i>
<i> Theo lưng chữ</i>


Các loại nét phối hợp:



1- Nét móc xi: , nét móc ngược:


2- Nét móc 2 đầu:


3- Nét thắt đầu: , nét thắt giữa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Sử dụng phương pháp giảng giải để hướng dẫn viết một số dạng bài trong
chương trình tập viết Lớp 1.


* Hướng dẫn kỹ thuật viết:


Muốn dạy cho học sinh viết đúng các hình chữ cái, vẫn thơng thường,
giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm được cấu tạo, quy trình viết bao gồm:


. Điểm bắt đầu và kết thúc của chữ.
. Điểm tiếp xúc với nét của khung chữ.


. Kỹ thuật viết như thế nào cho mau bằng cách rê bút, lia bút,
chuyển dịch đầu bút để có thể viết liền mạch, đồng thời kinh nghiệm viết như
thế nào cho đẹp.


* Hướng dẫn viết chữ cái:
Ví dụ:


a)Tập viết chữ


Cấu tạo: gồm 2 nét: cong trái và móc ngược.
Kích thước: cao 1 ơ, rộng 1 ơ vng.



Thứ tự viết: điểm đặt bút để viết nét cong trái (1) điểm tiếp xúc với khung
chữ (2, 3, 4), điểm kết thúc nét (5) điểm đặt bút để viết nét móc ngược (6), điểm
tiếp xúc với khung (7), điểm kết thúc nét (8).


Cách viết: Thực hiện xong nét “C” của chữ phải rê nhẹ bút đến điểm (6)
đặt bút của nét “l” tạo hình hồn chỉnh của chữ.


b) Tập viết chữ n:


Cấu tạo: Gồm 2 nét (móc xi) và (móc hai đầu).


Thứ tự viết: Điểm đặt bút để viết nét móc (1), điểm tiếp xúc với khung
(2), điểm kết thúc của nét móc (3), điểm đặt bút để viết nét móc 2 đầu (4), điểm
tiếp xúc với khung (5, 6), điểm tiếp xúc của nét (7).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

c) Tập viết vần an:
Cấu tạo: Chữ a và chữ n.


Thứ tự viết: Điểm đặt bút (1) để viết nét cong của chữ a, điểm (2) kết thúc
nét cong của chữ a. Điểm kết thúc của nét móc (chữ a) cũng là điểm đặt bút viết
nét móc của chữ n. Điểm (3) kết thúc của chữ n.


Cách viết: Viết chữ a rồi viết luôn chữ n, không nhấn bút.


Kỹ thuật viết: Khi viết đến điểm (2) không nhấc bút lên mà nhẹ nhàng
viết hướng bút về bên phải viết chữ n đến (3) là hòan chỉnh vần an.


d) Tập viết từ bàn gỗ:
Cấu tạo: Gồm tiếng bàn
và tiếng gỗ.



Thứ tự viết: Điểm đặt bút (1) để


viết chữ b, viết xong chữ b thì viết ln chữ a, nối a  n kết thúc ở (5). Cách ra
1 con chữ O viết g bắt đấu từ điểm (1) sau đó viết tiếp O kết thúc ở (3), cuối
cùng viết dấu

ˆ

˜

.


Kỹ thuật viết: Khi viết đến điểm (2) thì lia bút nối b – a, nối a – n liền
mạch, đưa nhẹ. Viết xong tiếng “bàn” thì viết tiếng “gỗ” lia bút từ g – o rồi lia
lên viết mũ ô và dấu thanh ngã.


<b>4/ Phương pháp luyện tập:</b>


Dân gian ta có câu: “Văn ơn võ luyện” và “Trăm hay không bằng tay
quen” quả đúng không sai. Đối với mơn Tập viết thì càng đúng như vậy.


Đối với trẻ lớp 1 tay còn mềm, yếu, cầm bút các em vẫn sợ rơi, chóng mỏi
mệt thì q trình rèn chữ của giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, tăng dần u cầu,
khơng địi hỏi q khó với các em.


Có thể luyện tập bằng nhiều phương tiện.


<i><b>a-Luyện bảng con:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

phoóc) cho hợp vệ sinh. Giáo viên cần hướng dẫn cả việc lau bảng cho các em.
Trong một tiết tập viết có thể luyện bảng con 2 lần.


<i><b>b-Luyện viết trên bảng lớp:</b></i>


Thường thì học sinh được viết trên bảng lớp vào phần kiểm tra bài cũ.


Học sinh viết bảng lớp khó hơn trong bảng con nên người giáo viên có thể giúp
các em bằng cách kẻ dịng ly hoặc ô trên bảng lớp để học sinh dễ viết.


<i><b>c-Luyện viết trong vở tập viết:</b></i>


Muốn học sinh viết đẹp giáo viên phải làm tốt khâu chuẩn bị bút và vở
cho học sinh.


Nếu học sinh viết bút chì thì giáo viên phải kiểm tra đầu nhọn và gọt bút
cho đồng đều. Nếu học sinh viết bút mực thì cơ giáo phải kiểm tra mực và lau
sạch bút cho các em, trong vở phải có giấy kê tay hoặc giấy thấm.


Trước khi viết vở học sinh phải được quan sát vở mẫu của cơ giáo.


*Trong tất cả các q trình luyện viết, người giáo viên phải luôn chú ý
nhắc nhở học sinh.


- Tư thế ngồi học
- Tay cầm bút


- Quan sát trực tiếp, nhắc nhở và sửa sai cho từng em, nếu nhiều em sai
thì phải sửa chung cho cả lớp để học sinh rút kinh nghiệm kịp thời.
- Viết mẫu vào vở rèn chữ cho học sinh kém viết thêm.


- Luôn động viên, khuyến khích những em viết đẹp.


- Khuyến khích học sinh hăng hái phát biểu, nhận xét bài của bạn để tìm
ra cái sai để sửa cho bạn.


- Khi học sinh viết ở bảng con hay ở vở cũng phải tuân theo hiệu lệnh


của giáo viên cho nhịp nhàng, cẩn thận.


- Ngoài luyện viết ở bảng, ở vở Tập viết giáo viên cần nhắc nhở các em
viết đẹp ở tất cả các mơn khác nữa (ví dụ: Tốn, Tự nhiên xã hội, Sức
khỏe, Anh văn …)


<b>III-KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>PHẦN III</b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>
<b>I. KẾT LUẬN :</b>


Qua q trình giảng dạy tơi nhận thấy: Chương trình thay sách giáo khoa
mới có nhiều sự đổi mới cả nội dung và hình thức của sách, đổi mới về cách
đánh giá cũng như về phương pháp giảng dạy, các em được phát huy hết khả
năng của mình, kiến thức được mở rộng, nâng cao dần chuẩn bị tốt cho việc theo
học các lớp cao hơn. Tuy vậy việc áp dụng các phương pháp rèn viết là khơng
thể thiếu được và thực sự có hiệu quả nếu như người giáo viên không quan tâm
đúng mức.


Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi về phương pháp rèn luyện
chữ viết cho học sinh lớp 1. Bản thân tôi sẽ rút kinh nghiệm và phấn đấu nhiều
hơn nữa trong phong trào “Rèn chữ giữ vở” cho học sinh. Tơi sẽ tận tâm chăm
sóc, quan tâm đến từng em để sửa chữa và nhắc nhở các em viết ngày càng đẹp
hơn.


<b>II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT.</b>


Nhân đây tôi xin có vài lời kiến nghị với quý ban biên soạn vở Tập viết


lớp 1 như sau:


Trong chương trình Tập viết từ tuần 1 đến tuần 6 của vở tập viết là các
chữ có cỡ rất to, chưa phù hợp với học sinh. Nên chăng sách sửa chữa lại thành
các chữ cỡ nhỡ (2 ly) cho học sinh dễ viết và giáo viên dễ dạy.


Do thời gian và khả năng có hạn những vấn đề tơi nêu ra chắc chắn chắn
cịn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của các cấp
lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp.


<i>Hòa Sơn, ngày 04 tháng 03 năm 2006</i>
<b>Người viết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Xếp loại của Hội đồng xét duyệt SKKN các cấp</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×