Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Tam Đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.61 KB, 4 trang )

PHỊNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 03 câu)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017-2018

Môn thi: Văn - Lớp 9
Ngày thi: 25/01/2018
Thời gian làm bài: 150 phút (khơng kể thời gian giao đề)

Họ tên thí sinh: …………………………………………………………………. Số báo danh: ………………………..
ĐỀ BÀI
Câu 1 (5,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng
trong khổ thơ sau:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
(Nguyễn Duy – Ánh trăng)
Câu 2 (5,0 điểm)
Em có suy nghĩ gì về chi tiết cái bóng trong văn bản “Chuyện người con
gái Nam xương” của Nguyễn Dữ. Hãy trình bày bằng đoạn văn (khơng q 500
từ).
Câu 3 (10,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
----------------HẾT---------------- Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.
- Giám thị khơng giải thích gì thêm.



Trang 1/1


PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017-2018

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: Văn LỚP 9

Câu

1

Nội dung
* Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh trình bày bằng một bài văn ngắn; chữ viết rõ
ràng, sạch đẹp; dùng từ chuẩn xác, dùng dấu câu hợp lí,
khơng mắc lỗi chính tả; diễn đạt rõ ràng, dể hiểu, nổi bật nội
dung theo yêu cầu của đề bài.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,
nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu về đoạn thơ, tác giả.
- Chỉ ra các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa
+ So sánh
- Phân tích giá trị nghệ thuật :

+ Đất nước hịa bình.
+ Hồn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị trong
quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa
gương” - cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những
căn phịng hiện đại, xa rời thiên nhiên.
+ Nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ.
+ So sánh: Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua
đường
=> Vầng trăng tình nghĩa - vẫn trịn đầy, thủy chung, nghĩa
tình, nhưng con người đã lãng quên trăng, hờ hững, lạnh
nhạt, dửng dưng đến vơ tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở
thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.
=> Rõ ràng, khi hoàn cảnh sống thay đổi, con người có thể
dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nhà
thơ đã phản ánh một thực tại trong xã hội hiện đại.
* Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh trình bày bằng một bài văn ngắn; chữ viết rõ
ràng, sạch đẹp; dùng từ chuẩn xác, dùng dấu câu hợp lí,
khơng mắc lỗi chính tả; diễn đạt rõ ràng, dể hiểu, nổi bật nội
dung theo yêu cầu của đề bài.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,
nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
* Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là
chi tiết tạo nên cách thắt, mở nút hết sức bất ngờ.
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
+ Đối với Vũ Nương trong những ngày chồng đi xa, vì
Trang 2/1

Điểm


0.25
0.5
0.5
0.25
0.5

0.5
0.5
1.0

1.0

0.25


2

3

thương nhớ chồng, vì khơng muốn con nhỏ thiếu vắng bóng
người cha nên hàng đêm, Vũ Nương chỉ bóng trên tường, nói
dối đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích
hồn tồn tốt đẹp.
+ Đối với bé Đản : Mới 3 tuổi, còn thơ ngây, chưa hiểu biết
những điều phức tạp nên đã tin có một người cha đêm nào
cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin
thít và khơng bao giờ bế nó.
+ Đối với Trương Sinh : Lời nói của bé Đản về người cha
khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ

không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tng và lấy đó làm
bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi
để nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện
+ Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính
là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé đản gọi là cha.
+ Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Trương Sinh và Vũ
Nương đều được hóa giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng
đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố
cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với
người phụ nữ càng thêm sâu sắc.
* Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm một bài văn.
- Bài viết có bố cục rõ ràng diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, đoạn văn, trình
bày sạch đẹp.
- Làm nổi bật được nội dung: Nhân vật anh thanh niên.
* Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận về anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa
Pa” của Nguyễn Thành Long.
* Thân bài:
- Hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên:
+ Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh
Yên Sơn cao hơn 2600m, giữa mây mù và gió thổi. Thiên
nhiên thời tiết có phần khắc nghiệt.

+ Làm cơng tác khí tượng thủy văn, kiêm vật lí địa cầu.
+ Sống một mình suốt bốn năm liền.
=> Đây là một hồn cảnh sống khơng mấy thuận lợi, buồn tẻ
đối với tuổi thanh niên.
- Yêu công việc, say mê với cơng việc mình làm.
Trang 3/1

0.75

0.75

0.75

0.75
0.75
1.0

0.5
1.0

0.5

0.5
0.5
0.5


+ Suy nghĩ về công việc rất đẹp: thấy được cơng việc có ích
làm cho cuộc đời đẹp hơn; cơng việc là niềm vui, là người
bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn, cách nghĩ

về công việc cũng rất mơ mộng.
+ Hành động: hy sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì
cơng việc, làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ.
Cách làm việc nghiêm túc ngấm cả vào nếp sống hàng ngày.
- Sống giản dị, khiêm tốn
+ Cách nghĩ về cuộc sống của mình và những người ở mảnh
đất Sa Pa rất giản dị.
+ Ca ngợi mọi người, từ chối không muốn ông họa sĩ vẽ về
mình.
+ Kể về chiến cơng, đóng góp của bản thân một cách khiêm
nhường.
- Chủ động gắn mình với cuộc đời, hồn nhiên, cởi mở.
+ Sống một mình trên đỉnh núi cao nhưng biết rõ những
người xung quanh (vợ bác lái xe, ông kĩ sư nông nghiệp và
anh cán bộ nghiên cứu về sét)
+ Chủ động hịa mình với cuộc đời: Sắp xếp cuộc sống ngăn
nắp, đọc sách, nuôi gà, trồng hoa,...
- Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của người thanh niên làm
ta trân trọng và khâm phục.
+ Cách sống của người thanh niên có lý tưởng.
+ Biết hi sinh cho nhân dân đất nước, sống giản dị, khiêm
tốn.
* Kết bài:
- Khái quát về vẻ đẹp của anh thanh niên.
- Liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay.
ý: Giáo viên khi chấm bài có thể linh hoạt để cho điểm.

Trang 4/1

0.75


0.75

0.5
0.5
0.5

0.5

0.5
1.0

1.0
0,5



×