CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
CHUYÊN ĐỀ:
ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG
HÌNH HỌC 9
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-Trong những năm gần đây,các thành tựu khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh
mẽ và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế,văn hóa,xã hội. Đối với nước ta hiện nay
trong giai đoạn đổi mới và hội nhập nền kinh tế thế giới, ý nghĩa và tầm quan trọng của công
nghệ thông tin đã trở nên thiết thực hơn bao giờ hết.Việc áp dụng công nghệ thông tin vào
ngành giáo dục là rất thiết thực góp phần tích cực hoá trong đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn
có thể tiếp thu một lượng kiến thức nhiều hơn,dể hiểu hơn và nhớ lâu hơn từ đó vận dụng vào
làm bài tập tốt hơn.
-Với bộ môn toán được xem là trừu tượng và khó hiểu với phần lớn học sinh nói chung đặc
biệt là bộ môn hình học 9 nói riêng.Qua một số năm giảng dạy bộ môn hình học 9,chúng tôi
nhận thấy đa số học sinh còn học yếu bộ môn hình học mặc dù chương trình SGK THCS đã
đổi mới và áp dụng từ năm học 2002-2003 được viết theo quan điểm mới giúp HS dễ hiểu
hơn,xong số học sinh yếu về bộ môn hình học chưa giảm nhiều.Do đặc trưng của bộ môn toán
hình ảnh trực quan chưa nhiều,đặc biệt là bộ môn hình học trong 1 hình vẽ có nhiều trường
hợp cần xét mà GV không có nhiều thời gian để vẽ hết các trường hợp của 1 bài toán,đặc biệt
là dạng toán về quỹ tích,giáo viên khó có thể dùng hình vẽ hay mô hình để diễn tả cho học sinh
nắm được nội dung bài học,cũng như một số bài có nội dung dài HS ít có thời gian tìm tòi cách
giải cũng như thực hành tại lớp nên kĩ năng làm bài của HS chưa cao.
-Từ thực tiễn giảng dạy chúng tôi luôn trăn trở tìm tòi,lựa chọn phương pháp thích
hợp,phù hợp với đặc trưng của bộ môn,vừa dạy vừa rút kinh nghiệm,vừa học hỏi kinh nghiệm
của đồng nghiệp ,bạn bè và vừa tìm hiểu các tài liệu liên quan qua sách báo,qua các trang
web,diễn đàn về giáo dục,….. .Từ đó chọn lọc các phương pháp dạy học có hiệu quả cao và
tìm hướng giảng dạy những bài hình học có nội dung khó và dài, để HS hứng thú học tập và
tiếp thu bài tốt hơn.Qua tìm tòi và sử dụng chúng tôi nhận thấy 2 phần mềm nổi bật về soạn
giảng hình học và được xếp vào hàng đầu thế giới hiện nay đó là phần “GEOMETER’S
SKETCHPAD” được cung cấp tại địa chỉ www.dynamicgeometry.com và phần mềm thứ hai
rất nổi tiếng về soạn giảng hình học không gian đó là phần mềm Cabri3D được cung cấp tại
địa chỉ www.cabri.com do công ti Cabri của pháp phát triển và xây dựng.
-Hiện nay các phần mềm này chưa có sẵn các hình vẽ SGK và có rất ít công cụ vẽ
hình .Vì vậy chúng tôi đã thiết kế và xây dựng thêm các hình vẽ các công cụ hình học và
soạn các bài giảng chương II,III,IV SGK-hình học 9,nhằm góp phần nhỏ giúp quý thầy cô
trong việc soạn giảng bộ môn hình học nói chung cũng như bộ môn hình học 9 nói riêng đồng
thời giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt hơn.Đó là lí do mà chúng tôi chọn đề tài:
“ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9 ”
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 1
CHUN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1.Thuận lợi:
• Cơ sở vật chất của nhiều trường tại huyện được trang bị khá đầy đủ như:Máy
chiếu,máy vi tính,máy chiếu khơng gian ba chiều…
• Được sự quan tâm giúp đở của SGD,PGD.
2.Khó khăn:
• Thời gian đầu tư cho việc soạn giảng một bài dạy dài, tài liệu tham khảo chưa nhiều.
• Cơng việc của GV trong năm học còn nhiều nên việc đầu tư thời gian cho việc soạn
giảng còn hạn chế.
• Số lượng phòng CNTT tại một số ít trường trong huyện chưa được trang bị đầy đủ.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận:
• Dựa trên các bài tốn,định lý,tính chất SGK hình học bậc THCS.
• Dựa trên phần mềm:“GEOMETER’S SKETCHPAD” và phần mềm Cabri3D
• Dựa trên đối tượng HS lớp 9 tại một số trường trong huyện.
2.Nội dung ,biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Với những tính năng kể trên qua một thời gian nghiên cứu và sử dụng phần mềm chúng
tơi đã thiết kế và xây dựng được:
• Các hình vẽ cơ bản của chương trình cấp THCS
• Soạn khá chi tiết các bài giảng CII,III SGK hình học 9
• Vẽ các mơ hình hình khơng gian chương IV SGK-Hình học 9
Sau đây là phần nội dung chi tiết:
PHẦN THỨ NHẤT:
P DỤNG PHẦN MỀM GEOMETER‘S SKETCHPAD TIẾNG VIỆT VÀO
DẠY HỌC PHẦN ĐƯỜNG TRÒN.
1.HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM
Đây là 1 chương trình do chúng tơi đóng gói bao gồm phần mềm GSP tiếng việt và các
cơng cụ vẽ hình hình học cấp THCS tích hợp kèm theo khá đầy đủ các bài dạy GSK tốn 9
chương II,III sau đây là cách cài đặt chương trình:
a).Cài đặt:
Chạy tập tin cài đặt xuất hiện hộp thoại như sau:
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 2
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
nhấn vào nút sẽ xuất hiện màn hình yêu cầu nhập licensekey tại ô installation password
Ta tiến hành nhập password như sau: thcsngothoinhiem
Sau khi nhập password ta nhấn
sẽ xuất hiện hộp thoại sau:
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 3
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
Ta tiến hành chọn thư mục cài đặt nếu cần nếu không ta tiến hành cài đặt mặc định của chương trình
bằng cách nhấn sẽ xuất hiện hộp thoại sau:
nhấn
để tiếp tục cài đặt chương trình chờ chương trinh cài đặt hoàn tất sẽ xuất hiện
hộp thoại sau:
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 4
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
Ta tiến nhấn vào nút để hoàn tất việc cài đặt.Nhưng sau khi cài đặt thì phần mềm thì
phần mềm này chưa hiển thị đúng tiếng việt vì vậy để tiếng việt được hiển thị đúng thì chúng
ta phải thiết lập môi trường Tiếng Việt cho Windows và cách thiết lập như sau:
b) Thiết đặt tiếng việt cho chương trình:
B1:Start-->programs-->GSP4.07 tieng viet 1.01--> chạy tập tin (vni-
for-winxp)
xuất hiện hộp thoại thông báo sau:
Ta chọn tôi đồng ý sau khi chương trình chạy xong sẽ xuất hiện hộp thoại
thông báo bạn có muốn khởi động lại máy tính không ta chọn No (hình sau)
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 5
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
B2:Start-->programs-->GSP4.07 tieng viet 1.01--> chạy tập tin
(thiết đặt
tiếng việt) xuất hiện hộp thoại thông báo ta chọn Yes (hình sau)
B3:Khởi động lại máy tính (bây giờ công việc cài đặt và thiết đặt tiếng việt đã
hoàn tất)
Lưu ý:
Sau khi thết lập tiếng việt thì các phần mềm như Excel,acess,…. các dấu phẩy
được thay bằng dấu chấm và ngược lại.Ví dụ trong excel đánh số thập phân 6.5 ta
được kết quả hiển thị là 6,5.
Nếu thực hiện sai chương trình chưa hiển thị đúng tiếng việt ta thực hiện lại các
bước từ 1 đến 3.
Ngoài ra tôi cũng có đóng gói một bản bằng ngôn ngữ tiếng anh kèm theo nếu
quý thầy cô nào quen sử dụng tiếng anh thì cài đặt bản này với bản này ta không cần
thiết đặt tiếng việt.
c).Khởi động chương trình
Muốn khởi động chương trình ta thực hiện như sau:
Start-->programs-->GSP4.07 tieng viet 1.01--> chạy tập tin chương trình
(GSP 4.07 TIẾNG VIỆT).
Hoặc ta có thể khởi động chương trình trực tiếp trên màn hình máy tính.
2. CÔNG CỤ CHO NGƯỜI DÙNG
Vì phần mềm chưa có các công cụ cũng như các hình vẽ hình học cấp II,nên
cũng khó khăn cho nhiều giáo viên mới làm quen phần mềm này trong việc soạn
giảng, nên chúng tôi đã xây dựng khá đầy đủ các hình học cơ bản và các kí hiệu hình
học của chương trình hình học cấp THCS sau đây chúng tôi xin giới thiệu các công cụ
mà chúng tôi đã xây dựng và tích hợp thêm vào phần mềm gồm 6 Menu chia theo các
chủ đề và sau đây là cách sử dụng các Menu này:
a).MENU ĐA GIÁC ĐỀU
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 6
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
Menu đa giác đều gồm các công cụ như:tam giác đều,hình vuông,ngũ giác
đều,lục giác đều,thất giác đều,bát giác đều,thập giác đều,thập lục giác đều,hình ngôi
sao,hình elip,mỗi loại đa giác gồm có hai loại hình có tâm và hình không có tâm.
Sau đây là các hình vẽ trong Menu menu đa giác đều :
Để sử dụng các menu ta chọn công cụ (tùy biến công cụ) nhấn và giữ chuột trái rê
đến menu cần chọn ví dụ ta chọn menu đa giác đều chọn công cụ cần sử dụng.
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 7
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
Ví dụ 1:Muốn sử dụng công cụ ngũ giác đều có tâm ta thực hiện như sau:
B1:ta chọn công cụ (tùy biến công cụ) nhấn và đồng thời giữ chuột trái rê chuột
đến công cụ cần chọn ví dụ là “LUC GIAC DEU”.
B2:Thả chuột trái ra tại công cụ đó lúc đó con trỏ chuột có 1 điểm trước mũi tên của
chuột
B3:Dùng chuột trái chọn 2 điểm bất kì trên màn hình làm việc của chương trình (ví dụ
từ A đến B)ta được 1 lục giác đều (hình sau)
Ví dụ 2 : Muốn sử dụng công cụ ngũ giác đều không có tâm ta thực hiện như sau:
B1:ta chọn công cụ (tùy biến công cụ) nhấn và đồng thời giữ chuột trái rê chuột
đến công cụ cần chọn ví dụ là “NGU GIAC DEU”.
B2:Thả chuột trái ra tại công cụ đó lúc đó con trỏ chuột có 1 điểm trước mũi tên của
chuột
B3:Dùng chuột trái chọn 2 điểm bất kì trên màn hình làm việc của chương trình (ví dụ
từ A đến B) ta được 1 ngũ giác đều (hình sau)
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 8
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
Các công cụ còn lại ta cũng thực hiện tương tự như 2 ví dụ trên.
b). MENU CÁC LOẠI TỨ GIÁC
Menu các loại tứ giác bao gồm các công cụ như: tứ giác,hình thang,hình thang vuông
,hình thang cân,đường trung bình của hình thang,đường trung bình của hình thang cân,hình
bình hành,hình thoi,hình chữ nhật,tứ giác có 2 đường chéo vuông góc,mỗi loại tứ giác gồm có
hình có đường chéo và hình không có đường chéo.
Ví dụ: Muốn sử dụng công cụ hình bình hành ta thực hiện như sau:
B1:ta chọn công cụ (tùy biến công cụ) nhấn và đồng thời giữ chuột trái rê chuột
đến công cụ cần chọn ví dụ là “HINH BINH HANH”.
B2:Thả chuột trái ra tại công cụ đó lúc đó con trỏ chuột có 1 điểm trước mũi tên của
chuột
B3: Dùng chuột trái chọn 3 điểm bất kì trên màn hình làm việc của chương (ví dụ từ A
đến B rồi đến C )ta được 1 hình bình hành (hình sau)
Các công cụ còn lại ta cũng thực hiện tương tự như ví dụ trên.
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 9
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
c).MENU CÁC KÍ HIỆU CÁC HÌNH VẼ VỀ ĐƯỜNG TRÒN
Menu các kí hiệu các hình vẽ về đường tròn bao gồm các công cụ như:Kí hiệu cung
bằng nhau,cung đi qua 3 điểm,cung biết tâm và 2 đầu mút của cung,hình quạt,hình viên
phân,hình vành khăn,góc ở tâm,góc nội tiếp,góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung,góc có đỉnh bên
trong,bên ngoài đường tròn,tứ giác nội tiếp,2 góc nội tiếp cùng chắn 1 cung,đa giác nội(ngoại)
tiếp đường tròn,các góc nội tiếp cùng chắn 1 cung,các vị trí tương đối của 2 đường tròn,đường
tròn nội tiếp (bàng tiếp) tam giác….
Ví dụ: Muốn sử dụng công cụ tứ giác nội tiếp đường tròn ta thực hiện như sau:
B1:ta chọn công cụ (tùy biến công cụ) nhấn và đồng thời giữ chuột trái rê chuột
đến công cụ cần chọn ví dụ là“TU GIAC NOI TIEP”.
B2:Thả chuột trái ra tại công cụ đó lúc đó con trỏ chuột có 1 điểm trước mũi tên của
chuột
B3:Dùng chuột trái chọn 2 điểm bất kì trên màn hình làm việc của chương (ví dụ từ A
đến B)ta được 1 tứ giác nội tiếp đường tròn hình sau:
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 10
CHUYÊN ĐỀ:À ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG HÌNH HỌC 9
Các công cụ còn lại quý thầy cô tự tìm hiểu cách vẽ ta cũng thực hiện tương tự như các
ví dụ trên.
d). MENU CÁC LOẠI TAM GIÁC,ĐƯỜNG CAO TRONG TAM GIÁC
Bao gồm các công cụ như: tam giác,tam giác cân,tam giác đều,tam giác vuông,tam giác
vuông cân,đường trung bình của tam giác,đường phân giác của tam giác,……
Ví dụ: Muốn sử dụng công cụ đường trung bình của tam ta thực hiện như sau:
B1:ta chọn công cụ (tùy biến công cụ) nhấn và đồng thời giữ chuột trái rê chuột đến công
cụ cần chọn ví dụ là “DUONG TRUNG BINH TAM GIAC”
B2:Thả chuột trái ra tại công cụ đó lúc đó con trỏ chuột có 1 điểm trước mũi tên của chuột
B3:Dùng chuột trái chọn 3 điểm bất kì trên màn hình làm việc của chương ta được1 tam giác
và đường trung bình của tam giác đó(ví dụ từ A đến B rồi đến C)hình sau:
PGD-ĐỊNH QUAN Người thực hiện:Trần Văn Ly Trang: 11