Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bai 20 Buc tranh cua em gai toi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.71 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A ) Mục tiêu và kết quả cần đạt:</b>
<b>1) Về kiến thức: </b>


- Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của truyện


- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện
<b>2) Về kĩ năng: </b>


- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất
- Kĩ năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật
<b>3) Về thái độ:</b>


- Hình thành cho học sinh thái độ yêu thương quý trọng người thân và bạ
bè.


- Tránh thái độ tự ti, ích kỉ , đố kị trước sự thành cơng của bạn bè và người
thân.


<b>B ) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b>


- Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu .
- Học sinh : sách giáo khoa, vở soạn bài.


<b>C ) Tiến trình bài dạy:</b>
<b>1 ) Ổn định tổ chức lớp:</b>
- Kiểm tra sĩ số lớp


- Quan sát tình hình bao quát lớp.


<b>2 ) Kiểm tra bài cũ ( có câu hỏi và đáp án ) </b>



- Câu hỏi: Theo em thiên nhiên vùng Cà Mau được miêu tả như thế nào?
Em có nhận xét gì về con sơng và chợ Năm Căn ?


Trả lời :


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Sơng ngịi rộng lớn bao la, chợ thì họp ngay trên thuyền san sát nhau,
nhưng hàng hoá vẫn rất phong phú đa dạng tạo nên sự độc đáo đông vui tấp
nập và trù phú cho vùng sông nước Cà Mau.


<b>3 ) Lời dẫn vào bài :</b>


- Đã bao giờ em cảm thấy ăn năn, hối hận vì thái độ cư xử của mình đối
với những người thân trong gia đình chưa ? Đã bao giờ em cảm thấy mình
thật tồi tệ và xấu xa không xứng đáng với những người thân trong gia đình
của mình chưa ?


Nhưng có lỗi, biết ăn năn, hối hận và sửa chữa những lỗi lầm đó sẽ giúp
cho con người ngày một hồn thiện mình hơn, làm cho tâm hồn mỗi con
người trở nên trong trẻo, lắng dịu hơn


Truyện ngắn '' Bức tranh của em gái tôi '' là một bài học điển hình cho việc đó
mà hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng nhau đi tìm hiểu sâu hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>BÀI 20. TIẾT 81</b>



<b>Văn bản: Bức tranh của em gái tôi</b>


<i><b> -Tạ Duy Anh –</b></i>


<b>Hoạt động của giáo viên và học sinh</b> <b>Nội dung</b>
<b>GV: </b> Sau khi đã đọc sách giáo khoa



Và chuẩn bị bài trước ở nhà, một em có thể
đứng lên nêu những hiểu biết của mình về tác
giả Tạ Duy Anh ?


<b>Trả lời: </b>


Tạ Duy Anh ( 9/9/2959 ) quê ở huyện
Chương Mĩ tỉnh Hà Tây. Là cây bút trẻ nổi lên
trong thời kì đổi mới văn học nhũng năm tám
mươi


<b>GV: </b> Sau khi tìm hiểu xong về tác giả ta


chuyển sang tìm hiểu tác phẩm. Một em nêu
những hiểu biết của mình về tác phẩm?


<b>Trả lời:</b>


- '' Bức tranh của em gài tôi " là truyện
ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết '' Tương
lai vẫy gọi do báo Thiếu niên tiền phong tổ
chức.


- Tác phẩm được in trong tập ''Con dế ma''
của NXB Kim Đồng- Hà Nội 1999.


<b> I. Giới thiệu tác giả, tác</b>
<b>phẩm</b>



<b> 1. Tác giả </b>


- Tạ Duy Anh ( 9/9/1959 )
- Quê ở huyện Chương Mĩ
tỉnh Hà Tây.


<b> 2. Tác phẩm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>GV: Gọi một học sinh đứng lên đọc bài</b>
( khi đọc hương dẫn học sinh cần đọc phân biệt
rõ giữa lời kể, các lời đối thoại, diễn biến tâm lí
người anh)


<b>GV: Sau khi đọc xong giáo viên giải thích</b>
từ khó


- Mừng qnh: mừng đến mức cuống quýt.
- Thẩm định: là xem xét để giải quyết thẩm
định


- Xét nét: là để ý người khác từng li từng tí.
- Thơi miên: là sự tác động vào tâm lí để
thu hút hoàn toàn trạng thái tinh thần của người
nào đó khiến họ làm theo những yêu cầu của
người điều khiển; ở đây '' thơi miên '' có nghĩa
là nhìn như bị thu hút tất cả tâm trí .


<b>GV: </b> Sau khi đã đọc và giải nghĩa xong từ


khó, gọi một học sinh đứng lên chia bố cục cho


tác phẩm?


<b>Trả lời:</b>


Tác phẩm này có thể chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu ...Em không phá là được
– giới thiệu về nhân vật người em.


- Đoạn 2: tiếp theo...Chú còn hứa sẽ giúp
em gái tơi đê nó phát huy tài năng.- Người em


<b> II. Đọc và tìm hiểu</b>
<b>chung:</b>


<b> 1. Đọc</b>


- Đọc to, rõ ràng


- Phân biệt được lời kể, lời
đối thoại..


<b> 2. Giải thích từ khó:</b>


- Mừng qnh
- Thẩm định
- Xét nét
- Thơi miên


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

bí mật vẽ tranh, tài năng được phát hiện.



- Đoạn 3: tiếp theo....Bây giờ tơi cảm thấy
nó như chọ tức tôi.- thể hiện tâm trạng, thái độ
của người anh.


- Đoạn 4: còn lại.- Người em đi thi đoạt
giải và sự hối hận của người anh.


<b>GV: Sau khi đã đọc và tìm hiểu khái quát</b>
về tác phẩm sau đây chúng ta cùng nhau đi vào
phân tích cụ thể tác phẩm.


<b>GV: </b> Trước khi đi vào phân tích cụ thể


văn bản cô muốn hỏi các em:


 Trong hai anh em Kiều Phương thì ai là


nhân vật chính ? vì sao?


 Việc tác giả chọn ngơi kể là ngơi thứ nhất


cho nhân vật người anh có tác dụng gì?
<b>Trả lời:</b>


Khơng phải cơ em gái Kiều Phương là nhân
vật chính mà nhân vật chính của câu chuyện
này là người anh trai. Bởi vì thông qua câu
chuyện này tác giả muốn thể hiện chủ đề về sự
ăn năn, hối hận để khắc phục tính đố kị ghen
ghét trong tình bạn và đặc biệt là trong cảm anh


em, chứ không phải chủ đề thể ca ngợi tài năng
và tâm hồn của người em gái


Việc tác giả chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất
cho nhân vật người anh là rất thích hợp với chủ
đề - chủ đề thể hiện cho sự ăn năn hối hân được
bày tỏ một cách chân thành và đáng tin cậy hơn
<b>GV: Thực chất của truyện này là thể hiện</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

diễn biến tậm trạng của người anh.


Sau đây chúng ta đi vào phần 1 diễn biến
tâm trạng của người anh.


<b>GV: </b> Trong cuộc sống thường ngày với


em gái người anh có thái độ như thế nào?
<b>Trả lời:</b>


- Trong cuộc sống thường ngày với em gái
người anh luôn tỏ ra coi thường em. Gọi em gái
Kiều Phương là Mèo và ln theo dõi những
việc làm bí mật của em.


- Đây thể hiện sự tò mò, kẻ cả của một đứa
trai hơn tuổi được làm anh


<b>GV: </b> Khi bí mật về tài vẽ của Mèo được


chú Tiến Lê phát hiện thì thái độ của mọi người


( bố, mẹ, chú Tiến Lê...) thế nào? Và đặc biệt là
thái độ của người anh thay đổi ra sao?


<b>Trả lời:</b>


- Mọi người thì xúc động mừng rỡ và rất
ngạc nhiên.


- Người anh thì cảm thấy thất vọng vì mình
bất tài bị cả nhà lãng quên, bỏ rơi. Người anh
cảm thấy khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và
không thể thân thiết với em gái vì thấy em gái
giỏi hơn mình. Từ tự ái đến tự ti đố kị với tài
năng của chính em gái mình.


- Hơn nữa vốn quen coi thường em gái bẩn,
nghịch. người anh ln tự cho mình là hơn hẳn


<b> 1. Diễn biến tâm trạng</b>
<b>của người anh.</b>


<b> a. Trong cuộc sống</b>
thường ngày với em gái.
- Coi thường, gọi em gái là
Mèo.


- Ln tỏ ra mình là một
đứa kẻ cả, hơn tuổi.


<b> b. Khi bí mật về tài vẽ</b>


của Mèo được chú Tiến Lê
phát hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

lại dứng ở vị trí anh trai. Vậy mà... giớ đây,
tình hình gia đình dường như đã đảo ngược thì
hỏi tại sao người anh ko buồn bực mặc cảm tự
ái. Đây là nhưng biểu hiện rất tuej nhiên , phù
hợp với tâm lí lứa tuổi thiếu niên trai dang có ý
thức tự khẳng định mình.


<b>GV: Tâm trạng trên của người anh được tác</b>
giả đẩy lên một mức cực đoan hơn khi người
anh lén xem trộm tranh của em gái.


GV: Tâm trạng của người anh sau khi lén


xem trộm tranh của em gái như thế nào?
<b>Trả lời:</b>


Hành động lén xem trộm tranh của em gái
thể hiện tâm trạng mâu thuẫn vừa không muốn
quan tâm tới thành công của em vừa không nén
nổi tị mị. Người anh tự coi khinh việc làm của
mình nhưng vẫn làm vì tị mị,đố kị, vì chưa
thốt hồn tồn khỏi tính trẻ con.


Nhưng khi tận mắt ngắm những bức tranh
ngộ nghĩnh, chân thật vá trong sáng của tâm
hồn em gái người anh bỗng '' lén trút ra một
tiếng thở dài'' – thể hiện sự buồn nản bất lực.


Người anh cay đắng nhận ra rằng, quả thật
Mèo- con em gái bẩn thỉu ấy tài năng hơn mình
nhiều .


Nhận ra sự thất đáng buồn đó người anh
càng rở nên hay gắt gỏng, bực bội, xét nét em


<b> c. Hành động lén lút xem</b>
trộm tranh của em gái.


- Thể hiện sự mâu thuẫn
vừa như không muốn quan
tâm tới thành công của em
vừa khơng nén nổi tị mị.
- Biết hành động xem lén
tranh là đáng khinh nhưng
người anh vẫn xem vì tị
mị, đố kị, vì chưa thốt ra
khỏi tính trẻ con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

một cách vô cớ.


<b>GV: Miễn cưỡng trước thành công của em</b>
gái, người anh miễn cưỡng cùng gia đình đi
xem triển lãm tranh của đoạt giải của em,
chúng ta cùng chuyển sang ý tiếp theo ( d) để
xem diễn biến tâm trạng của người anh khi
đứng trước bức chân dung mình do em gái vẽ
ra sao.



<b>GV: </b> Bức chân dung của người anh được


miêu tả như thế nào? Tại sao tác giả viết '' mặt
chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.'' theo
em đó là thứ ánh sáng gì?


<b>Trả lời:</b>


Hình ảnh người anh trai trong bức tranh
đẹp, trong sáng. Ánh sáng lạ ấy phải chăng là
ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ
thơ: Cắp mắt suy tư và mơ mộng. Rõ ràng
người em gái không vẽ bức chân dung người
nah bằng dáng vẻ hiện tại mà người em đã vẽ
bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, và sự
tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của người anh .


<b>GV: </b>Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm


trạng người anh khi đứng trước bức chân dung
mình do em gái vẽ?


Phân tích tính lơgic của diễn biến tâm
trạng?


<b>Trả lời:</b>


Diễn biến tâm trạng người anh khi đứng


<b> d. Khi đứng trước bức</b>


chân dung mình do em gái
vẽ.


- Bức chân dung đẹp,
trong sáng được vẽ bằng
tình u, lịng nhân hậu và
sự bao dung của người em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

trước bức chân dung mình do em gái vẽ được
miêu tả rất ấn tượng và cụ thể:


Giật sững – bán lấy tay mẹ một cách vô
thức – ngỡ ngàng – hãnh diện, xấu hổ - tự hỏi,
không tin vào mắt mình – nhìn như bị thơi
miên – muốn khóc q – im lặng trả lời thầm
trong tâm trí.


<b>GV: giải thích một số từ khó</b>


Giật sững là từ ghép : giật mình và sững sờ
Thơi miên là từ chỉ trạng thái tinh thần của
con người bị chế ngự như mê man, khơng điều
khiển được lí trí, lúc này người anh bị thu hút
cả tâm trí vào bức tranh.


Ngạc nhiên cao độ - người anh hồn tồn
khơng ngờ em gái ( Mèo ) mình vốn coi thường
giận ghét bấy lâu nay lại có thể vẽ mình trong
bức tranh dự thi, vẫn coi mình là người thân
thuộc nhất. Bức tranh đẹp quá ngoài sức tưởng


tượng của người anh


Hãnh diện hay tự hào cũng rất đúng và tự
nhiên vì hóa ra mình đẹp đẽ nhường ấy . Vẻ
đẹp hình dáng và tâm hồn của mình đã được cơ
em gái- họa sĩ tương lai thể hiện rất thành công.
Niềm hãnh diện tự hào trẻ thơ rất chính đáng
của người anh


Xấu hổ, muốn khóc, lặng đi vì xúc động, vì
cảm thấy mình hèn kém nhỏ nhặt, cá nhân ích
kỉ trước em gái. Hành động muốn khóc thể
hienj sự ăn năn hối hận của người ânh.


- Hãnh diện, tự hào vì
dáng vẻ của mình


- Xấu hổ vì thái độ, suy
nghĩ và những hành động
tồi tệ của mình đối với em
gái bấy lâu nay – thấy
mình khơng xứng đáng
được em trân trọng như
vậy.


- Muốn khóc – thể hiện sự
ăn năn , hói hận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Câu nói thầm trong tâm trí thể hiện sự hối
hận chân thành, sự ăn năn xám hối. Lúc này


người nah bị thuyết phục và đã tự nhân thức về
bản thân, vè em gái.


<b>GV: </b> Tóm lại, theo em nhân vật người anh


là đáng yêu hay đáng ghét? Vì sao ?
Trả lời:


Người anh đáng trách nhưng cũng đáng
cảm thơng vì những tính xấu trên chắc chắn chỉ
là nhất thời. Sự hối hận day dưt,nhận ra taig
năng quan trọng hơn, nhận ra tâm hồn trong
sáng, nhân hậu của em chứng tỏ người anh đã
biết sửa chữa nhưng sai lầm của mình, đã nhận
ra tính ghen ghét đố kị là xấu xa.


<b>GV: Tóm lại, trong ngơi kể thứ nhất người</b>
anh có dịp bộc lộ sâu sắc, tinh tế chân thực diễn
biến tâm trạng của mình, tự phê phán những
khiếm khuyết trong tình cảm và cách đối xử
của mình với đứa em gái nghịch ngợm có tài và
rất yêu quý anh . Người anh luôn tự dằn vặt,
day dứt, mặc cảm, hổ thẹn, ngạc nhiên, vui
mừng, hãnh diện....đây chính là điểm hấp dẫn
của người anh.


<b>GV:</b> Nêu nhận xét và cảm nghĩ của em


của em về nhân vật người em gái ( Kiều
Phương )?



<b>Trả lời:</b>


Qua cái nhìn và tâm trạng người anh Kiều
Phương hiện lên với nét mặt lọ lem và lanh lợi ,


<b> 2. Nhân vật người em</b>
<b>gái, cô bé Kiều Phương –</b>
<b>Mèo – hoạ sĩ tương lai.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

cử chỉ nhanh nhẹn, bản tính tị mị hiếu động,
rất thơninh hiếu động có tài năng hội hoạ.


Người em hồn nhiên trong sáng và rất ngây
thơ. Vì sao khi bị anh đối xử nghiêm khắc và
có phần quá đáng như vậy mà em vẫn đối xử
tốt với anh như thế? Phải chăng Mèo đã rất
hiểu tính cách của anh, vẫn yeu thương anh ?
Bức tranh '' Anh trai tôi '' không chỉ thể hiện tài
năng đặc biệt của cơ bé mà chủ yếu muốn nói
đến tâm hồn và nhân cách của Mèo, đây là tấm
gương sáng để ngưòi anh soi vào mà sửa chữa
sai lầm, tự vượt lên tính tự ái, tự ti, đố kị cá
nhân . Hình ảnh cơ bé Mèo – hoạ sĩ nhí – thật
đáng yêu!


GV: Sau khi học xong chuyện em rút được
bài học gì cho bản thân ?


<b>Trả lời:</b>



Ghen ghét đố kị trước tài năng và sự thành
công của người khác là tính xấu, với ngưịi thân
lại càng nhở nhen và đáng trách.


Tự ái cá nhân, tự ti, mặc cảmcũng là những
hạn chế nhược điểm cần khắc phục


Lòng nhân ái, độ lượng, bao dung một cách
trong sáng, hồn nhiên là những đức tính tốt cần
phát huy. Nó góp phần giúp con người chiến
thắng bản thân,chiến thắng những hạn chế,
nhược điểm của mình đẻ vươn tới thành cơng .


Tài năng là hiếm hoi, Nhưng tài năng luôn
đi cùng sự khiêm tốn giản dị, hịn nhiên... có


trai.


- Cơ bé là một người
nghịch ngợm và hiếu động
.


- Có tài hội hoạ bẩm sinh.
- Tâm hồn trong sáng và
nhân hậu .


- Là tấm gương để người
anh soi vào đó để sửa chữa
lỗi lầm.



<b> 3. Bài học về thái độ</b>
<b>ứng xử.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

vậy thì tài năng mới vững bền và phát triển.
Cần sống gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ...
<b>GV: </b> Sau khi học xong các em có thể nêu


nội dung chính của truyện là gì?


<b>Trả lời: ( học sinh đọc ghi nhớ SGK tr 35 )</b>
<b>GV: </b>Ngoài nội dung đó chuyện cịn mang


nội dung ý nghĩa nào?
<b>Trả lời:</b>


Thể hiện sự chiến thắng của tình cảm trong
sáng, nhân hậu với tính ghen ghét, đố kị.


Truyện cịn đề cao sức mạnh của nghệ
thuật: nghệ thuật chân chính có sức cảm hóa
mạnh mẽ đối với con người, hướng con người
tới những điều tôt đẹp.


<b> GV:</b> Văn bản này cho em hiểu gì về nghệ


thuật viết truyện?


<b> </b>



<b> IV. Tổng kết</b>
<b> 1. Nội dung </b>


- Ghi nhớ : SGK tr 35


Ngồi ra, truyện cịn
thể hiện sự chiến
thắng của tình cảm
đối với những tính
xấu của con người.
- Đề cao sức mạnh
cảm hóa của nghệ
thuật đối với con
người....


<b> 2. Nghệ thuật</b>


- Nghệ thuật xây
dựng nhân vật.


- Nghệ thuật kể
chuyện bằng ngôi
thứ nhất hồn nhiên,
chân thực


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>* Luyện tập:</b>


- Nhờ đâu mà người anh nhận ra sự hạn chế của bản thân ?
- Tả lại nhân vật người anh theo tưởng tượng của em ?
<b>* Củng cố, dặn dò</b>



<b>- </b>Củng cố: gọi một em đứng lên tóm tắt ngắn gọn những ý chính của
chuyện


<b>-</b> Dặn dị :


+ Về học lại bài '' Bức tranh của em gái tôi ''


+ Chuẩn bi trước bài '' Vượt thác'' ( đọc và soạn bài )
<b>D ) Rút kinh nghiệm</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×