Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn D:TUANđộc hại từ đồ phế thải của gia đình.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.78 KB, 3 trang )

1. Chất thải nguy hại từ đồ dùng sinh hoạt gia đình
]
:Hello
Nói đến "chất thải nguy hại sinh hoạt" là nói đến việc thải bỏ những thứ đã qua sử dụng bởi các
hoạt động sinh hoạt như cọ rửa, tẩy trùng, làm vườn, nuôi các động vật cảnh, sơn quét, diệt
công trùng, bảo dưỡng bồn tắm, xe cộ, sàn nhà..., nó có thể là một số dược phẩm hay một số
sản phẩm phục vụ cá nhân (đồ chơi trẻ em, vật dụng nấu nưỡng và đựng thức ăn, pin -
acquy...). Thuật ngữ "nguy hại" được hiểu là sự có mặt của những thành phần có thể có các đặc
tính như ăn mòn, dễ cháy, dễ tác dụng với các chất khác hay độc hại đối với con người và môi
trường.
Tuy nhiên, một thói quen khá nguy hiểm và lãng phí là chúng ta thường đổ những chất thải này
ngay xuống rãnh, trên nền nhà, vào trong những bòn vệ sinh hay một vài trường hợp còn lưu giữ
chúng ngay tại một vị trí nào đó trong nhà một thời gian. Đặc biệt, là chúng ta không hề biết
được những thói quen đó hay những đồ dùng thường ngày của mình tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm
và gây độc như thế nào? :138
Khảo sát thị trường TP.HCM cho thấy rất nhiều sản phẩm đồ dùng trong gia đình bằng nhựa,
inox, nhôm, sành sứ được sản xuất từ loại nguyên liệu kém chất lượng. Những mặt hàng này bán
khá chạy do lợi thế giá rẻ, mẫu mã phong phú. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cảnh báo sử
dụng những sản phẩm này để chứa, nấu thức ăn sẽ rất độc.
Đồ nhựa độc hại
Thạc sĩ Đỗ Thành Thanh Sơn, Trưởng khoa Công nghệ vật liệu, Đại học Bách khoa TP.HCM, cho
biết polymer bản chất của nó không độc. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc nhiều các chất phụ gia (hóa
dẻo, chất độn...) khi sản xuất thành các vật dụng. Các chất phụ gia này sẽ gây độc cho người sử
dụng.
Phòng Quản lý chất thải rắn thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, cho biết phế liệu nhựa
sau khi thu mua sẽ được phân loại thành hai nhóm nhựa xấu và tốt (trong khi nhựa có đến hàng
trăm loại và từng loại có công dụng sử dụng riêng). Phế liệu được làm sạch bằng cách ngâm
trong hồ nước có sử dụng hóa chất tẩy rửa và hóa chất làm trắng rồi được cán nhuyễn, đưa vào
hệ thống gia nhiệt, thiết bị đùn để tạo hạt và được đưa vào máy ép tạo ra sản phẩm. Hoặc pha
với nhựa chính phẩm và đưa vào máy ép để tạo ra sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc
vào tỷ lệ pha trộn giữa nhựa tái sinh và nhựa chính phẩm.


Theo Trung tâm Kỹ thuật chất dẻo TP.HCM, trong sản xuất vật dụng bằng nhựa, ngoài nhựa
nguyên sinh, các nhà sản xuất còn đưa vào các chất phụ gia như chất gia cường, chất chịu thời
tiết, chất chống tia tử ngoại, bột màu..., nhất là các chất phụ gia không được phép dùng trong
sản phẩm nhựa đựng thực phẩm, làm cho sản phẩm có nhiều độc tố gây hại cho người sử dụng.
Chẳng hạn chất ổn định có kim loại nặng như thiếc hữu cơ sẽ gây hoại tử mô, thiếc dibulyl
dilaurat gây kích ứng da... Chất hóa dẻo gây độc tính qua đường ăn uống, chất tạo màu gây ung
thư... Đối với nhựa tái sinh càng tiềm ẩn nhiều độc tố do khâu sản xuất không thể nào loại hết
các chất độc. Loại nhựa này dễ bị oxy hóa mạnh, ăn mòn theo dung môi, phóng thích chất độc
từ gốc clo rất mạnh. Nhựa tái sinh do có cấu trúc phân tử kém sẽ dễ bị thôi nhiễm khi tiếp xúc
thực phẩm có độ mặn, chua, nóng.
Theo các nhà chuyên môn thì nhựa tái sinh tiềm ẩn nhiều loại độc tố. Chẳng hạn nguồn phế liệu
khi phân loại không kỹ, lẫn lộn nhiều loại bao bì chứa hóa chất, thuốc trừ sâu, kể cả nhiễm nhiều
chất độc từ môi trường bên ngoài.... đều chỉ được xử lý vệ sinh sơ sài rồi đưa vào sản xuất. Thạc
sĩ Huỳnh Đại Phú, Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polymer Đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết
khâu xử lý phân loại, làm sạch nhựa phế liệu đơn giản như hiện nay, công nghệ sản xuất lại thủ
công, lạc hậu sẽ không loại bỏ được hết tạp chất. Việc pha chế nguyên liệu, phụ gia không đúng
kỹ thuật sẽ tạo ra nhiều thành phần hóa học gây độc cho người sử dụng. Chẳng hạn, trong quá
trình sản xuất do xử lý trong công đoạn gia nhiệt không đạt yêu cầu sẽ tạo ra hợp chất hữu cơ
rất độc như dyoxyn, furn tác hại đến sức khỏe con người, dẫn đến nhiều chứng bệnh ung thư, dị
tật... :Suicide
Mặt hàng chén, dĩa, tô, ly làm từ nhựa melamine được nhiều người ưa chuộng do cấu trúc cứng,
nhẹ, có độ thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, những cơ sở làm ăn gian dối lại sử dụng nguyên liệu tương
tự như melamine như nhựa poly-stirene để sản xuất nhằm có giá rẻ. Loại nhựa này không chịu
được hóa chất, dầu, dung môi hữu cơ. Khi sử dụng chứa thức ăn có nhiều dầu, mỡ, chua, mặn
sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng, nhất là khi nhiệt độ vượt quá 600C.
Đồ chơi trẻ em: càng sặc sỡ càng độc
Trong nhựa PVC mà một số cơ sở sản xuất thường dùng để sản xuất đồ chơi trẻ em có chứa chất
độc DOB. Khi trẻ đùa nghịch cho đồ chơi vào miệng, chất độc này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ
thể. Các loại đồ chơi bằng nhựa dẻo thường có chất phthalates. Chất này rất độc hại vì nó sẽ
thẩm thấu vào trong nước, thực phẩm để xâm nhập vào cơ thể người, nhất là đối với trẻ em. Để

sản phẩm đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, các nhà sản xuất còn sử dụng cả màu công nghiệp vốn có
thành phần kim loại nặng rất cao. Khi bị thôi nhiễm sẽ xâm nhập vào cơ thể gây nhiều chứng
bệnh về ung thư.
Không sử dụng nồi nhôm để nấu mặn
Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Trung tâm Vật liệu mới, Đại học Bách khoa TP.HCM, sản phẩm
inox có cả trăm loại, nhưng tập trung thành hai nhóm là inox hít nam châm và inox không hít
nam châm. Inox nguyên chất ít bị độc hại hơn inox "giả" được tái chế từ phế liệu do khâu sản
xuất chưa xử lý triệt để được các chất độc hại.
Cũng theo tiến sĩ Hà, đối với sản phẩm bằng nhôm không nên dùng để chứa thực phẩm như
muối, nước mắm, giấm... Hạn chế dùng nồi nhôm để nấu thức ăn mặn vì khi nấu sẽ sinh ra muối
nhôm gây độc cho cơ thể người, nhất là loại nồi nhôm sản xuất từ nguồn nhôm phế liệu, xử lý
không hết tạp chất, khâu thụ động hóa bề mặt "trơ" với môi trường không bảo đảm. Các nhà
chuyên môn còn cho biết, bản thân nhôm dễ bị tác động của môi trường từ các chất ăn mòn.
Trong môi trường axit, muối, chua... bề mặt sản phẩm nhôm sẽ bị rỗ, phóng thích ion nhôm vào
cơ thể làm cho người sử dụng bị giảm trí nhớ.
Xoong chảo chống dính cũng gây độc
Xu hướng sử dụng nồi niêu, xoong chảo chống dính ngày càng nhiều. Các nhà sản xuất đã khai
thác triệt để vấn đề này và đưa chất chống dính vào các sản phẩm. Thạc sĩ Đỗ Thành Thanh
Sơn, cho biết trong chảo chống dính có lớp teflon, đây là chất chống dính tương đối trơ. Nhưng
nếu chất chống dính có chứa các chất phụ gia không được phép sử dụng sẽ làm thôi nhiễm sang
thực phẩm gây hại cho người sử dụng. Đặc biệt, kỹ sư Tống Kim Ty, còn cho biết bao bì độc hại
còn có cả chất "nhái" chất chống dính (chỉ là loại sơn chịu nhiệt). Những sản phẩm có lớp chống
dính kém chất lượng khả năng gây độc rất cao. Do được làm từ các loại sơn nên khi nấu, nướng
sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất perfluoisobutylene, perfluorooctanoic acid pfoa,
carbonylchloride. Những chất độc này gây hại cho sức khỏe người sử dụng với các triệu chứng
tức ngực, khó thở...
Đừng nghĩ đồ sứ không độc
Các mặt hàng chén, đĩa, ly, tách bằng sứ hiện nay được nhiều người ưa chuộng do giá bán ngày
càng rẻ. Tuy nhiên, trên thị trường TP.HCM hiện bày bán la liệt các mặt hàng sứ kém chất lượng,
rẻ tiền. Theo các nhà chuyên môn, sản phẩm sứ kém chất lượng cũng có nhiều độc tố do khâu

nung không đạt nhiệt độ chuẩn, từ 1.0000C- 1.2000C. Để giảm giá thành một số nhà sản xuất
sử dụng cả hóa chất chì với nồng độ cao nhằm làm cho phụ gia nhanh chảy ở nhiệt độ thấp...
Ông Thái Văn Hải, Giám đốc chi nhánh Công toaGSứ Hải Dương tại TP.HCM, cho biết: "Màu vẽ
trên sản phẩm càng sặc sỡ thì hàm lượng chì càng lớn. Các hoa văn này phần lớn đều được dán
đề can, hoặc vẽ trên men và được nung ở nhiệt độ thấp để giữ được màu sắc đẹp cho nên
không thể nào loại trừ hết độc tố chì".
Các nhà chuyên môn cũng cho biết thảm mới, da ghế nệm... có chứa chất ô nhiễm như benzen,
chlorofrom, xylene gây nhức đầu, kích thích da, gây choáng, suyễn. Ván ép, giấy dán tường...
chứa các chất ô nhiễm như amoniac, formaldehyde, benzo pyrenne, hydro carbon gây nhức đầu,
mệt mỏi, buồn nôn, choáng, khó thở, giảm trí nhớ...
:Stop

×