Phần I: Cơ học
I. Chuyển động cơ học
A. Lý thuyết
- Công thức tính vận tốc
v =
t
s
s: quãng đường đi được (m)
t: thời gian đi hết quãng đường (s)
v: vận tốc (m/s)
- 1m/s = 3,6km/h và 1km/h = 0,28m/s.
- Từ Ct: v = s/t => s = v.t và t = s/v.
- Đối với cđ không đều ta có
v
tb
= s/t
B. Bài tập
Bài 1: Một xe khi đi lên dốc mất thời gian 30ph, trên đoạn đường bằng xe đi với vận tốc 60km/h mất 10ph và
đoạn xuống dốc mất 10 phút. Biết vận tốc trung bình khi lên dốc bằng 1/2 trên đoạn đường bằng, vận tốc khi
xuống dốc gấp 1.5 lần đoạn đường bằng. Tính chiều dài của đoạn đường trên.
Bài 2: Một ô tô chuyển động trên nửa đoạn đường đầu với vận tốc 60km/h. Phần còn lại, nó chuyển động với vận
tốc 15km/h trong nửa thời gian đầu và 45km/h trong nửa thời gian sau. Tìm vận tốc của ô tô trên cả đoạn đường.
Bài 3: Một người đi từ A đến B. 1/3 quãng đường đầu đi với vận tốc v
1
, 2/3 thời gian còn lại đi với vận tốc v
2
.
Quãng đường cuối cùng đi với vận tốc v
3
. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường trên.
Bài 4: Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài 24km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2h người đó sẽ đến
B. Nhưng khi đi được 30ph, người đó dừng lại 15ph rồi mới đi tiếp. Hỏi quãng đường sau người đó phải đi với
vận tốc bao nhiêu để đến B kịp lúc?
Giải:
Bài 5: Một người đi mô tô trên đoạn đường dài 60km. Lúc đầu người này dự định đi với vận tốc 30km/h. Nhưng
sau 1/4 quãng đường, nười này muốn đến sớm hơn 30ph. Hỏi quãng đường sau phải đi với vận tốc là bao nhiêu?
Bài 6: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc v
1
= 12km/h. Nếu người đó tăng vận tốc thêm 3km/h thì đến
sớm hơn 1h.
a. Tính quãng đường AB và thời gian đi từ A->B..
b. Ban đầu người đó đi với vận tốc v
1
=12km/h được một quãng đường s
1
se bị hỏng phải sửa mất 15ph. Do
đó quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc 15km/h thì đến nơi sớm hơn dự định 30ph. Tìm quãng
đường s
1
.
Bài 7: Một người đi xe đạp từ A đến B dự định mất 4 giờ. Do nửa quãng đường sau người ấy tăng thêm 3km/h
nên đến sớm hơn dự định 20ph.
a. Tính quãng đường AB và thời gian đi hết quãng đường AB.
b. Nếu sau khi đi được 1h, do công việc người ấy phải nghỉ lại 30ph. Hỏi đoạn đường còn lại người ấy phải
đi với vận tốc bao nhiêu để đến nơi như dự định.
ĐS: 60km và 18km/h.
Bài 8: Một học sinh đi từ nhà tới trường, sau khi được 1/4 quangx đường thì biết mình quyên 1 cuốn sách nên vội
trở về lấy và đi ngay tới trường thì bị muộn mất 15ph.
a. Tính vận tốc cd của hs biết quãng đường từ nhà tới trường là 6km và bỏ qua thời gian lên xuống xe.
b. Để đến đúng thời gian như dự định thì quay về nhà lần 2, người hs ssi với vận tốc bao nhiêu?
ĐS: a. 12km/h
b. 20km/h
Bài 9: Một thuyền máy dự đinh đi xuôi dòng từ A đến B sau đó quay về. Biết vận tốc của thuyền so với dòng
nước là 15km/h và vận tốc của dòng nước so với bờ là 3km/h, AB=18km.
a. Tính thời gian chuyển động vủa thuyền.
b. Tuy nhiên trên đường quay về A, thuyền bị hỏng máy sau 24ph sửa xòn thì quay về A. Tính thời gian
chuyển động của thuyền.
1
Bài 10: Một chiếc xuồng máy chuyển động xuôi dòng nước giữa 2 bến xông cách nhau 100km. Khi cách đích
10km thì bị hỏng máy.
a. Tính thờ gian xuồng đi hết đoạn đường biết vận tốc của xuồng đối với nước 35km/h và của nước là
5km/h. Thời gian sửa mất 12ph, sau khi sửa vẫn đi với vận tốc cũ.
b. Nếu không phải sửa thì về đến nơi mất bao nhiêu lâu?
ĐS: a. 2h40ph30s
c. 4h15ph.
Bài 11: Một chiếc thuyền đánh cá chuyển động ngược dòng nước làm rơi một cái phao. Do không phát hiện kịp,
thuyền tiếp tục chuyển động thêm 30ph nữa thì mới quay lại và gặp phao tại nơi cách chỗ làm rơi phao 5km. Tìm
vận tốc của dòng nước, biết vận tốc của thuyền đối với dòng nước là không đổi.
Giải:
Bài 12: Một chiếc bè gỗ trôi trên sông. Khi cách 1 bến phà 15km thì bị một ca nô chạy ngược chiều vượt qua. Sau
khi đi qua bè được 45ph thì ca nô quay lại đuổi theo bè và gặp bè ở một nơi cách bến phà 6km. Tìm vận tốc dòng
nước.
Bài 13: Ca nô ngược dòng qua điểm A thì gặp bè trôi xuôi. Ca nô đi tiếp 40ph, do bị hỏng máy nên bị trôi theo
dòng nước. Sau 10ph sửa xong máy, ca nô quay lại và đuổi theo bè và gặp bè tại B. Biết AB = 4,5km. Tính vận
tốc của dòng nước.
Bài 14: Hai người chuyển động đều khởi hành cùng một lúc. Người 1 khởi hành từ A với v
1
. Người 1 khởi hành
từ B với vận tốc v
2
(v
2
<v
1
). AB = 20km. Nếu hai người đi ngược chiều thì sau 12ph gặp nhau, nếu đi cùng chiều
thì sau 1h người 1 đuổi kịp người 2. Tính vận tốc của mỗi người.
Bài 15: Lúc 7h, một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h một người đi từ A về B với vận
tốc v
2
= 12km/h.
a. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ, cách A bao nhiêu?
b. Lúc mấy giờ 2 người đó cách nhau 2km.
Bài 16: Xe 1 chuyển động từ A đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe 2 chuyển động từ B về A với vận tốc
15m/s. Biết AB = 72km. Hỏi sau bao lâu từ lúc khởi hành thì 2 xe:
a. Hai xe gặp nhau.
b. Hai xe cách nhau 13,5km.
Bài 17: Lúc 6h một người đi xe đạp từ A về B cới vận tốc 12km/h. Sau đó 2h, một người đi bộ từ B về A với vận
tốc 4km/h.
a. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Cách A bao nhiêu?
b. Nếu người đi xe đạp sau khi đi được 2h rồi nghỉ 1h thì 2 người gặp nhau lúc mấy giờ? Cách A bao nhiêu?
Bài 18: Cùng một lúc, có 2 người cùng khởi hành từ A trên quãng đường ABC (AB=2BC). Người thứ nhất đi
quãng đường AB với vận tốc 12km/h, quãng BC với vaanj tốc 4km/h. Người thứ 2 đi quãng đường AB với vận
tốc 4km/h, quãng BC với vận tốc 12km/h. Người nọ đến trước người kia 30ph. Ai đến sớm hơn? tính chiều dài
quãng đường ABC.
Bài 19: An và bình cùng đi từ A về B (AB=6km). An đi với vận tốc v
1
= 12km/h. Bình khởi hành sau an 15ph và
đến nơi sau an 30ph.
a. Tìm vận tốc của Bình.
b. Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải đi với vận tốc bằng bao nhiêu?
Bài 20: Hai xe cùng khởi hành từ 1 nơi và cung quãng đường 60km. Xe 1 đi với vận tốc 30km/h, đi liên tục không
nghỉ và đến sớm hơn xe 2 30ph. Xe 2 khởi hành sớm hơn 1h, nhưng nghỉ giữa đường 45ph. Hỏi:
a. Vận tốc của xe 2.
b. Muốn đến nơi cùng một lúc với xe 1, xe 2 phải đi với vận tốc bao nhiêu?
Bài 21: Lúc 8h, một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 15km/h. Lúc 8h20ph, một người đi xe máy
cũng khởi hành từ A về B với vận tốc 45km/h.
a. Hai người gặp nhau lúc máy giờ? Cách A bao nhiêu?
b. Lúc mấy giờ 2 người đó cách nhau 3km.
Bài 22: Một người đi xe máy với vận tốc 10m/s. Nếu:
2
a. Người đó tăng vận tốc thêm 4km/h thì đến sớm hơn dự định 30ph. Tính quãng đường từ A về B và thời
gian dự định đi của người đó từ A về B.
b. Khi đi được 1/4 quãng đường phải nghỉ lại 45ph để thăm bạn, thì trong đoạn đường còn lại ngươi đó phải
đi với vận tốc là bao nhiêu để đến đúng thời gian như dự định.
Bài 23: Có 2 xe máy cùng bắt đầu khởi hành từ A đến B. Vận tốc của xe thứ nhất trên nửa đoạn đường đầu là
45km/h và trên nửa đoạn đường sau là 30km/h. Vận tốc của xe thứ 2 trong nửa thời gian đầu là 45km/h và trong
nửa thời gian còn lại là 30km/h. Tính:
a. Vận tốc trong bình của mỗi xe, xe nào đến B trước.
b. Chiều dài quãng đường AB và thời gian chuyển động của mỗi xe biết xe này đến sớm hơn xe kia 6ph.
Phần II: áp suất – Bình thông nhau – Lực đẩy ác si mét
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa áp suất
p =
S
F
F: độ lớn áp lực (N)
S: diện tích bị ép (m
2
)
p: áp suất (N/m
2
)
2. Máy dùng chất lỏng
CT: F.s = f.S F, S: Lực và diện tích của piston lớn
F,s: lực và tiết diện của piston nhỏ
Lưu ý: V = S.H = s.h
3. áp suất chất lỏng
p = d.h d: TLR của chất lỏng (N/m
3
)
h: chiều cao của cột chất lỏng (m)
p: áp suất chất lỏng (Pa)
áp suất tại một điểm trong lỏng chất lỏng: p = p
0
+dh (p
0
: áp suất khí quyển)
4. Bình thông nhau
- Chứa cùng một chất lỏng thì mực chất lỏng ở 2 nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
- Chứa cách chất lỏng khác nhau: các điểm nằm trên cùng mp nằm ngang có áp suất bằng nhau.
5. Lực đẩy ác si met
F
A
= d.V d: TLR của chất lỏng (N/m
3
)
V: Phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m
3
)
F
A
: lực đẩy ác si met (N).
- Khi vật nằm cần bằng trên mặt chất lỏng thì F
A
=P.
B. Bài tập
Bài 1: Một ống nhỏ hình trụ cao 100cm. Người ta đổ đầy thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng
ống 94cm.
a. Tính áp suất của thủy ngân lên đáy ống biết TLR của thủy ngân là 136000N/m
3
.
b. Nếu thay thủy ngân bằng rượu thì có thể tạo được áp suất như trên không? Biết TLR của rượu 8000N/m
3
.
Bài 2: Một cốc hình trụ chứa một lượng nước và một lượng thủy ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của
các chất lỏng trong cốc là h = 20cm. Tính áp suất p của các chất lỏng lên đáy cốc, biết KLR của nước 1g/cm
3
và
của thủy ngân 13,6g/cm
3
.
Bài 3: Một chậu bằng sắt hình trụ đáy tròn có bán kính 50cm, chứa nước đến độ cao 60cm và đặt trên mặt sàn
nằm ngang. Hỏi:
a. áp lực của nước tác dụng lên đáy chậu và thành chậu là bao nhiêu? biết d = 10000N/m
3
.
b. Để áp lực tác dụng lên đấy chậu và thành chậu bằng nhau thì nước ở trong chậu phải ở độ cao nào?
Giải:
Bài 4: Hai nhánh của bình thông nhau hình chữ U có tiết diện 0,5dm
3
. Nhánh A chứa 1 lít nước nhánh B chứa 1 lít
dầu và chúng được ngăn cách bởi khóa T và phía trên mặt thoáng có 2 tấm xốp có khối lượng không đáng kể.
3
a. Hiện tượng gì sảy ra khi ta mở khóa T.
b. Tính độ chênh lệch giữa 2 mực chất lỏng, TLR của nước 10000N/m
3
và dầu 8000N/m
3
.
c. Để mặt thoáng của 2 chất lỏng ngang nhau thì ta phải để quả cân lên tấm xốp ở nhánh nào, có khối lượng
bằng bao nhiêu?
Bài 5: Một nhánh của bình thông nhau hình chữ U, tiết diện nhánh A gấp 2 lần tiết diện nhánh B
. Nhánh A chứa 1 lít nước và được ngăn cách với nhánh B bởi một khóa T. Hỏi:
a. người ta phải đổ vào nhánh B một lượng dầu là bao nhiêu để khi mở khóa T thì lượng nước và dầu
vẫn đứng yên. Biết TLR của nước 10000N/m
3
và của rượu 8000N/m
3
.
b. Cột nước hay cột dầu cao hơn? và cao hơn bao nhiêu?
Bài 6: Một bình thông nhau hình chữ U có chứ thủy ngân. nếu ta đổ thêm dầu và nhánh A và nước vào nhánh B
thì độ chênh lệch giữa 2 mực thủy ngân trong 2 nhánh là 2cm. biết cột dầu cao 59cm. Hỏi:
a. Cột nước trong nhánh B cao bao nhiêu?
b. Độ chênh lệch giữa mực nước và mực dầu trong 2 nhánh.
Bài 7: Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước. Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng của quả cầu là 500g, KLR của
sắt là 7,8g/cm
3
và nước ngập 2/3 thể tích quả cầu.
Bài 8: Thả một vật không thấm nước vào nước thì 3/5 thể tích của nó bị chìm.
a. Hỏi khi thả vào dầu thì bao nhiêu phần của vật bị chìm?. KLR của nước và dầu: 1000kg/m
3
và 800kg/m
3
.
b. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết vật đó có dạng hình hộp và chiều cao mỗi cạnh là 20cm.
Bài 9: Một vật được treo vào lực kế, nếu nhúng chìm vật trong nước thì lực kế chỉ 9N, nhúng chìm vật trong dầu
thì lực kế chỉ 10N. Tìm thể tích và khối lượng của nó.
Bài 10: Có một vật bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm vào trong một bình tràn đựng
nước thì lực kế chỉ 8,5N, đồng thời lượng nước tràn ra ngoài có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật có khối lượng bằng bao
nhiêu và làm bằng chất gì? TLR của nước 10000N.m
3
.
Bài 11: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40cm
2
cao h = 10cm. Có khối lượng m = 160g.
a. Thả gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước.
b. Bây giờ khối gỗ được khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện 4cm
2
sâu h và lấp đầy chì có KLR D
2
=
11300kg/m
3
. Khi thả vào nước người ta thấy mực nước bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu h của
khối gỗ.
Bài 12: Một khối gỗ hình lập phương, cạnh a = 8cm nổi trong nước.
a. Tìm khối lượng riêng của gỗ, biết KLR của nước 1000kg/m
3
và gỗ chìm trong nước 6cm.
b. Tìm chiều cao của lớp dầu có khối lượng riêng D
2
= 600kg/m
3
đổ lên trên mặt nước sao cho ngập hoàn
toàn gỗ.
Bài 13: Một khối gỗ hình lập phương có cạnh a = 20cm được thả trong nước. Thấy phần gỗ nổi trong nước có độ
dài 5cm.
a. Tính khối lượng riêng của gỗ?
b. Nối khối gỗ với quả cầu sắt đặc có KLR 7800kg/m
3
với một sợi dây mảnh không co giãn để khối gỗ chìm
hoàn toàn trong nước thì quả cầu sắt phải có khối lượng ít nhất bằng bao nhiêu?
Bài 14: Một vật hình lập phương, có chiều dài mỗi cạnh là 20cm được thả nổi trong nước. TLR của nước
10000N/m
3
, vật nổi trên nước 5cm.
a. Tìm khối lượng riêng và khối lượng của vật.
b. Nếu ta đổ dầu có TLR 8000N/m
3
sao cho ngập hoàn toàn thì phần thể tích vật chìm trong nước và trong
dầu là bao nhiêu?
Bài 15: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có các cạnh (20x20x15)cm. Người ta khoét một lỗ tròn có thể tích là bao
nhiêu để khi đặt vào đó 1 viên bi sắt có thể tích bằng lỗ khoét và thả khối gỗ đó vào trong nước thì nó vừa ngập
hoàn toàn. Biết KLR của Nước, sắt, gỗ: 1000kg/m
3
, 7800kg/m
3
, 800kg/m
3
.
Bài 16: Một cái bể hình hộp chữ nhật, trong lòng có chiều dài 1,2m, rộng 0,5m và cao 1m. Người ta bỏ vào đó
một khối gỗ hình lập phương có chiều dài mỗi cạnh 20cm. Hỏi người ta phải đổ vào bể một lượng nước ít nhất là
bao nhiêu để khối gỗ có thể bắt đầu nổi được. Biết KLR của nước và gỗ là 1000kg/m
3
và 600kg/m
3
.
4
Bài 17: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước(30x20x15)cm. Khi thả nằm khối gỗ vào trong một bình
đựng nước có tiết diện đáy hình tròn bán kính 18cm thì mực nước trong bình dâng thêm một đoạn 6cm. Biết TLR
của nước 10000N/m
3
.
a. Tính phần chìm của khối gỗ trong nước.
b. Tính khối lượng riêng của gỗ.
c. Muốn khối gỗ chìm hoàn toàn trong nước thì phải đặt thêm một quả cân lên nó có khối lượng ít nhất là
bao nhiêu?
Bài 18: Thả thẳng đứng một thanh gỗ hình trụ tròn, đường kính đáy là 10cm vào trong một bình hình trụ tròn
chứa nước thì thấy phần chìm của thanh gỗ trong nước là h
1
= 20cm. Biết đường kính đáy của bình là 20cm, KLR
của gỗ và nước là 0,8g/cm
3
và 1g/cm
3
.
a. Tính chiều cao của thanh gỗ.
b. Tính chiều cao của cột nước trong bình khi chưa thả thanh gỗ. Biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình
một đoạn h
2
= 5cm.
c. Nếu nhấn chìm hoàn toàn thanh gỗ vào trong nước thì cột nước trong bình sẽ dâng lên thêm bao nhiêu cm?
Bài 19: Một bình hình trụ tiết diện S
0
chứa nước cao H = 20cm. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết
diện đều sao cho nó nổi thẳng đứng trong bình thì mực nước tăng thêm một đoạn
h
∆
= 4cm.
a. nếu nhúng chìm thanh trong nước hoàn toàn thì mực nước sẽ dâng thêm bao nhiêu so với đáy. Biết KLR
của thanh 0,8g/cm
3
và của nước 1g/cm
3
.
b. Tìm lực tác dụng vào thanh để thanh chìm hoàn toàn trong nước. Biết thể tích của thanh là 50cm
3
.
Bài 20: Một ống hình trụ có chiều dài h =0,8cm được nhúng thẳng đứng trong nước. Bên trong ống chứa đầy
dầu và đáy ống dốc ngược lên trên. Tính áp suất tại điểm A ở mặt trong của đáy ống biết miệng ống cách mặt
nước H = 2,7m và áp suất khí quyển bằng 100000N/m
2
. KLR của dầu 800kg/m
3
.
Bài 21: Một cục nước đá có thể tích V = 360cm
3
nổi trên mặt nước.
a. Tính thể tích của phần cục nước đá ló ra khỏi mặt nước biết KLR của nước đá 0,92g/cm
3
của nước 1g/cm
3
.
b. So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích do cục nước đá tan ra hoàn toàn.
Phần III: Công và công suất
A. Kiến thức cơ bản
1. Công cơ học
A = F.s
A: công cơ học (J)
F: lực tác dụng (N)
s: quãng đường dịch chuyển (m)
2. Công suất
P =
t
A
A: công cơ học (J)
t: thời gian (s)
P: công suất (W)
B. Bài tập
Bài 1: Một đầu máy xe lửa có công suất 1000 mã lực kéo một đoàn tàu chuyển động với vận tốc 36km/h.
a. Tính lực kéo của đầu tàu.
b. Tính công của đầu máy xe lửa thực hiện trong 1 phút. Biết 1 mã lực bằng 736W.
Bài 2: Dưới tác dụng của một lực bằng 4000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5m/s trong
10ph.
a. Tính công thực hiện khi xe đi từ chân dốc đến đỉnh dốc.
b. Nếu giữ nguyên lực kéo nhưng xe đi lên dốc với vận tốc 10m/s thì công thực hiện được là bao
nhiêu?
c. Tính công suất của động cơ trong 2 trường hợp trên.
5