Trường TH Kim X á II
GIÚP TRẺ HỌC TỐT DẠNG BÀI GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Giải toán có lời văn là dạng toán khó nhất với học sinh tiểu học . Nhiều
em làm tốt các dạng toán khác nhưng sang dạng bài này các em vẫn
không tiếp thu được. Không hiểu đề không trình bày được bài giải . Vậy
ta sẽ giải quyết ra sao. Đây là kinh nghiệm dạy con bạn học loại toán này
A. Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân:
- Nguyên nhân thứ nhất: là do tâm lý bản thân của học trò đó, làm cho
học sinh đó cảm thấy nó là một vấn đề khó, nên dẫn đến không đọc kỹ đề
bài, đưa đến không tự suy luận được yêu cầu bài toán đặt ra là gi? khi
không suy nghĩ được cách trả lời thì không màymò làm tiếp, hoặc làm đại
khái qua loa! từ từ dẫn đến chuyện không làm được toán đố luôn.
- Nguyên nhân thứ hai: là mất căn bản toán học về các phép toán cộng
trừ nhân chia! không biết các thuật ngữ như: "gấp bao nhiêu lần" hay
"kém hơn" hay "it hơn" hay "nhiều hơn" thì chắc chắn trẻ không làm
được các bài toán đố!
và hai nguyên nhân này cần phải giải quyết nguyên nhân thứ nhất là tâm
lý không làm được toán đố của bản thân học sinh! Bạn phải chịu khó rèn
luyện với trẻ, nên đưa các bài toán đố cơ bản, cho trẻ làm, làm được thì
trẻ sẽ tự tin hơn, bạn nên hết sức kiên nhẫn để dạy trẻ, đừng nạt nộ trẻ, sẽ
làm trẻ sợ và chắc chắn là không làm được toán đố!
B. Quy trình giúp trẻ giải toán
Bước 1. Dạy trẻ đọc và hiểu yêu cầu đề bài
Khả năng giải toán đố liên quan đến khả năng đọc hiểu, vì vậy bạn nên
cho trẻ đọc sách nhiều hơn. Tốt nhất là nếu có thời gian, bạn có thể cùng
đọc với trẻ, cùng thảo luận với trẻ.
Trong cuốn sách "Em phải đến Harvard học kinh tế" kể về kinh nghiệm
của 2 vợ chồng người Trung Quốc nuôi dạy con gái của họ. Trong đó họ
có kể lại trường hợp khi cô bé không làm được các bài toán đố, nguyên
nhân là do ngữ văn kém nên không hiểu được yêu cầu của đề bài. Sau đó
họ tập trung rèn luyện môn ngữ văn cho cô bé như chủ ngữ, vị ngữ, nghĩa
của câu v.v....
GV: Nguyễn Vũ Duyên
Trường TH Kim X á II
Đầu tiên bạn hướng dẫn trẻ đọc thật chậm, thật kỹ đề bài, ( từ đọc thành
tiếng tới đọc thầm) gần như nhớ được các số liệu đề bài cho nhưng
không phải theo cách trẻ học thuộc vẹt. Nhiều khi trẻ đọc làu làu cho bạn
nghe cả đề bài cũng chưa chắc trẻ đã hiểu. Vậy bây giờ bạn làm sao?
Đơn giản ; bạn có thể kiểm tra trẻ bằng việc hỏi các dữ kiện đề bài. Ví dụ
như:
- Bài toán đã cho biết gì?( đây là câu hỏi khó) hay bài toán có…( câu hỏi
cụ thể hơn cho trẻ trả lời)
- Bài toán hỏi gì?
Cũng có thể trẻ không thuộc được đề bài nhưng khi hỏi trẻ biết nhìn
nhanh vào đề để trả lời được. Như vậy ta cũng có thể coi là trẻ đã nhớ
được đề, có thể phản xạ tốt hơn khi ta giảng sau đó.
Trong những lần đầu, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách đọc đề, chẳng hạn
như biết cách ngắt nghỉ đúng chỗ, thường là sau mỗi một con số thì nên
ngắt ý để dễ hiều.
Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ nêu lại dữ kiện bài toán, nếu có thể bạn nên
gợi ý cho trẻ ghi chú ra giấy nháp từng thành phần của dữ kiện và mô
hình hóa dữ kiện đó bằng hình vẽ nếu được. Bất kể lúc nào bạn cũng nên
luôn nhắc cho trẻ biết, mình đã có gì để giải bài toán. Khi trẻ nhận thức
được những cái có trong đề, bạn sẽ sang bước 2.
Bước 2. Dạy trẻ phân tích đề toán loại bỏ những dữ kiện bài toán
không cần thiết
Sau khi bước 1 đã tốt, bạn có thể hướng dẫn tiếp hay giảng cho trẻ theo
hướng ngắt từng ý, Bạn đọc và dừng ở đâu thì bạn hỏi bé xem câu đó có
nghĩa gì, hay có thể suy ra được điều gì từ ý đó. Dạy trẻ biết bỏ đi các dữ
kiện bài táon không cần thiết chỉ để lại những dữ kiện quan trọng. Tốt
nhất là mẹ viết ra và gạch chân nó.
Đồng thời bạn có thể tóm tắt bài toán bằng cách vẽ sơ đồ cho trẻ xem,
hoặc hướng dẫn trẻ để trẻ tự làm . Bạn yêu cầu trẻ nêu ra điều mà bài
toán bắt phải tìm, có thể dựa trên hình vẽ ở trên để gạch phần còn lại,
phần thêm vào, ...
Bạn cũng nên chú ý hỏi bé xem đã hiểu từng bước chị vừa giải thích
chưa, nếu chưa thì chị kiên trì giảng lại từ đầu đến chỗ đó, và tiếp tục hỏi
trong quá trình giảng để trẻ chú ý vào phần chị giảng và bạn cũng có thể
biết được trẻ đang trống kiến thức phần nào. Khi phát hiện trống kiến
thức, Bạn quay lại giảng ngay kiến thức trống đó, có như vậy, trẻ mới
hiểu tiếp được những gì bạn giảng. Một điều cũng rất quan trọng, bạn
phải luôn hỏi trẻ xem đề bài yêu cầu làm gì, để trẻ xác định được đích
GV: Nguyễn Vũ Duyên
Trường TH Kim X á II
đến. Có thể bạn học chương trình ngày trước khác nhiều so với trẻ, nên
bạn cố gắng giành thời gian dạy trẻ hàng ngày để theo đúng những gì cô
giáo dạy trẻ trên lớp, tránh tình trạng "cô dạy một kiểu, mẹ dạy một kiểu"
trẻ sẽ rất khó tiếp thu. ( Phụ huynh cứ xem sách giáo khoa phần khung
xanh giải làm sao thì dạy như vậy)
Bước 3. Dạy trẻ chọn phép tính đúng , bước giải đúng để tìm kết quả
Phải chỉ cho trẻ liên hệ được những dữ kiện đã có (bước 1) với yêu cầu
của bài toán (bước 2) có thể là bằng công thức đủ hoặc công thức thiếu.
Khi trẻ thấy dữ kiện không đủ, bạn sẽ yêu cầu cháu phải tìm cho đủ. Mục
tiêu của bạn đừng nên bắt trẻ tìm ra đáp số, bạn nên tạo cho trẻ suy nghĩ
cách giải quyết bài toán. Từ các yếu tố còn thiếu của bài toán tìm được
bạn đặt lại câu hỏi là trẻ đã tìm được gì, rồi sau đó yêu cầu trẻ viết xuống
dữ kiện đó tức là lời giải cho dữ kiện tìm được.
Bạn hãy xem ví dụ một bài toán lớp 4 sau đây:
Một hình chữ nhật có chiều dài 22m, chu vi 80m. Hỏi diện tích hình chữ
nhật đó.
Bạn phải biết trẻ nhận ra mình có: Chiều dài: 22m Chu vi: 80m Bạn có
thể vẽ cái hình chữ nhật và ghi chiều dài vào, tô đậm cái khung và ghi
80m vào Yêu cầu đề toán hỏi diện tích. Bạn sẽ hỏi cháu cách tính diện
tích. Cháu sẽ nói bằng dài x rộng và bạn xác định là mình đã có chiều dài,
vậy con phải tìm cái nào nữa để tính diện tích. Lúc này cháu sẽ hiều là
phải tìm chiều rộng. Khi đó bạn nhắc cháu, mình không có chiều rộng,
nhưng có chu vi, làm sao tìm chiều rộng từ chu vi? Và cái này cháu đã
được học "lấy nửa chu vi trừ đi chiều dài" (SGK lớp 4).Con bạn đã chọn
phép tính đúng . Khi làm xong bước này rồi bạn cho trẻ chuyển sang
bước 4.
Bước 4. Dạy trẻ biết cách trình bày lời giải
Vẫn ví dụ tính diện tích hình chữ nhật trên, sau khi tìm được chiều rộng
bạn bắt cháu viết lời giải. Cuối cùng bạn yêu cầu trẻ thay thế giá trị đó
vào công thức tính diện tích và lại bắt cháu viết lời giải.Với việc giải một
bài toán đố có lời giải, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ cả cách trình bày,
nhiều khi tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại rất quan trọng.
Bởi trình bày sáng sủa, rõ ràng khiến trẻ nhìn ra được cách làm và các
bước tiếp theo của bài toán (ví dụ như viết lời giải một dòng, phép tính
một dòng, lời giải lùi vào hai ô, phép tính lùi vào 3 ô, trong phép nhân thì
số nào đứng trước, số nào đứng sau, cụ thể số có đơn vị phải đứng trước,
tùy theo cô Khi viết lời giải cho mỗi phép tính, bạn phải hướng dẫn trẻ
viết dựa trên những từ có trong đề bài, sau khi loại bỏ những từ mang
nghĩa để hỏi (ví dụ: hỏi, bao nhiêu, ...) và thêm chữ "là" cuối câu để có
được một lời giải hoàn chỉnh. Ví dụ cho cách viết phép tính trong phép
nhân: Đề bài cho, 1 giỏ có 10 quả cam. Hỏi 2 giỏ có bao nhiêu quả cam?
Bạn phải để ý ngay cả cách viết như sau: Bỏ từ để hỏi "hỏi", "bao nhiêu",
viết lời giải: "2 giỏ có số quả cam là:"; đơn vị cho lời giải trên là "quả" do
GV: Nguyễn Vũ Duyên
Trường TH Kim X á II
đó số 10 phải được viết trước, phép tính như sau: 10 x 2 = 20 (quả),
không được viết ngược lại vì như vậy sẽ sai ý nghĩa phép toán.
Thỉnh thoảng, bạn có thể đọc những đề bài ngắn (2-3 dữ kiện) liên quan
đến đồ dùng bạn mua về (kẹo, bánh...), Hãy hỏi trẻ trả lời miệng các câu
hỏi về đò vật đó. Như vậy rèn được cho bé khả năng nhớ đề, tư duy
nhanh và đặc biệt bé thấy hứng thú hơn khi học toán. Ví dụ: khi chị đi
chợ về, trẻ hỏi bạn mua cái đó hết bao nhiêu tiền, bạn có thể hỏi vui bé
bằng cách đưa ra những con số dễ tính rồi nhờ trẻ tính hộ xem kết quả
như thế nào. Việc làm này, không tạo ra cho trẻ áp lực phải ngồi học, vì
trẻ muốn biết nên sẽ nhanh chóng phản xạ lại câu hỏi của bạn.
Bước 5. Dạy trẻ cách kiểm tra đáp số và kiểm tra lại bài
Đây là khâu cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, bạn phải rèn cho trẻ
tính cẩn thận và tính chính xác trong bước này, Hãy đặt câu hỏi đáp số đã
phù hợp đề bài chưa? Có phù hợp danh số không? Có gì phi thực tế
không? Hãy kiểm tra lại các phép tính vừa làm.
--------------
Tóm lại: Tôi có đọc trong sách giáo khoa của nước ngoài, trước khi dạy
trẻ tiểu học giải bài toán có lời văn làm bài tập cụ thể, bạn hãy thử dạy
trẻ phương pháp luận để giải quyết bài toán như sau:
- Đọc thật kỹ đề bài
- Hiểu rõ câu hỏi
- Tìm các yếu tố liên quan đến câu hỏi
- Từ đó tìm ra phép tóan cần thiết (+, -, x , : ) để sử dụng
- Làm toán và sau đó kiểm tra lại
Để dạy trẻ quen phương pháp luận như vậy, bạn cần dành thời gian giải
các bài toán cùng trẻ theo từng bước như trên, sau một thời gian trẻ có
thể tự làm, giải các bài toán đố .
Chúc bạn thành công.
GV: Nguyễn Vũ Duyên