Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nghị luận xã hội về: Nhân cách giả trong xã hội hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.69 KB, 4 trang )

Đề bài: Nghị luận xã hội về Nhân cách giả trong xã hội hiện đại
Bài làm
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng với hàng loạt những dự án, những cơng trình kiến
trúc kĩ thuật, những khoa học kĩ thuật hiện đại tiên tiến…tất cả đều đang gia tăng một cách
chóng mặt, nhu cầu của con người về cả mặt vật chất lẫn tinh thần ngày càng cao… Cuộc
sống ngày càng phát triển nhưng đồng hành với nó là con người ngày càng xuống cấp.
Chúng ta đang bị tha hóa dần nhân phẩm, tính cách tốt đẹp ngay trong chính cuộc sống mà
chúng ta gọi nó là cuộc sống hiện đại, cuộc sống tốt đẹp…
Xưa nay người ta vẫn chỉ quen nghe với cụm từ tha hóa nhân phẩm trong các tác phẩm văn
học của Nam Cao, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngơ Tất Tố… Đó là sự tha hóa của con người trong
xã hội xưa khi mà cái đói đang hồnh hồnh, người ta chen nhau, xơ đẩy nhau để giành lấy
miếng ăn. Chính cái đói và miếng ăn đã biến những người nông dân lương thiện kia trở
thành những con người thủ đoạn, bần tiện, xấu xa bỉ ổi… Còn trong cuộc sống hiện đại này
tìm đâu ra một người phải sống trong cái đói, phải tranh giành từng miếng ăn? Rất hiếm.
Người ta vẫn thường nghĩ chỉ có cái đói mới làm con người ta tha hóa đi nhưng đâu ai đặt ra
vấn đề rằng chính chúng ta- những con người hiện đại của cuộc sống hiện đại với cuộc sống
đầy đủ ấm no đang bị tha hóa dần, tha hóa mịn? Sự tha hóa của con người trong cuộc sống
hiện đại thậm chí cịn tồi tệ, xấu xa hớn cả sự tha hóa của những người nơng dân trong xã hội
xưa.
Sự tha hóa của con người trong cuộc sống hiện đại chính là sự tha hóa về nhân cách làm
người, suy thoái về đạo đức, cách sống và lối sống. Tha hóa về nhân cách là vấn đề lớn
dường như ai cũng biết nhưng lại chẳng có mấy người chịu chấp nhận rằng mình đang dần bị
tha hóa và cũng chẳng có mấy ai đứng lên chống lại sự tha hóa ấy. Họ mặc nhiên thừa nhận
và tiếp tục sống một cách bình thường như thể đó là một quy luật tất nhiên, thiết yếu của tự
nhiên hay là cho rằng nó chẳng ảnh hưởng và cũng chẳng liên quan tới mình… Cả thế giới
họ vẫn sống như vậy cớ gì mình phải đứng lên thay đổi chuyện được cả thế giới chấp nhận?
Và thế là chúng ta vẫn từng ngày sống trong sự tha hóa, trong những đạo đức giả, con người
giả… Vấn đề tha hóa nhân cách không chỉ tồn tại ở các tầng lớp trẻ mà tồn tại ở hầu khắp
mọi tầng lớp, mọi nơi, mọi người. Sự tha hóa đấy đang ngày càng đi sâu vào cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày, nếp sống văn hóa của người Việt. Nếu một ngày nào đó cả xã hội này tồn tại
trong sự tha hóa, bê tha, thối nát, chẳng nhẽ ta vẫn mặc nó mà sống bình yên như vậy sao?




Khơng thể nào!
Sự tha hóa trong nhân cách của con người tồn tại nhiều nhất ở các tầng lớp trẻ, học sinh, sinh
viên… Đó là những người trí thức, có ăn học, được giáo dục đồng hồng nhưng lại chính là
những người tha hóa nhất, mất nhân tính nhất. Những câu chửi tục, những lời nói thiếu văn
hóa, những đoạn clip học sinh đánh nhau, chửi nhau… khơng khó để tìm kiếm trên các trang
mạng xã hội hay trên chính những con đường, góc phố ngay nơi bạn ở. Những lời nói vơ lễ,
thiếu văn hóa ấy chúng ta vẫn phải nghe hàng ngày. Nó truyền tai từ người này qua người
khác nhưng chẳng ai bảo gì. Tất cả đều thờ ơ, mặc nhiên cơng nhận những lời nói vơ giáo
dục đó. Bây giờ để tìm một học sinh gương mẫu, khơng văng tục, chửi bậy quả thực là rất
khó. Ban đầu chỉ là một người, một nhóm nói tục sau đó giới trẻ nhanh chóng bắt kịp “trào
lưu” này và rồi ai cũng có thể văng tục bất cứ câu gì, ở bất cứ đâu, trên đường cái, trong lớp
học, ở nhà… Trước kia người Việt ta tự hào về sự giàu có và trù phú của Tiếng Việt bao
nhiêu thì ngày nay lại xấu hổ, tự ti bấy nhiêu. Sự trong sáng và giàu có của tiếng việt đang bị
giới trẻ làm mất dần và ngày càng suy thối. Khơng chỉ ngơn ngữ bị suy thối mà cả hành
động và suy nghĩ cũng đang bị tha hóa. Đó là sự vơ tâm, mất nhân tính của các bạn trẻ. Họ
khinh bỉ trước những cái xấu, họ chế nhạo những người già chân tay lụ khụ chống gậy bước
qua đường, họ cười chê những bạn học có ngoại hình xấu, nhà nghèo, quần áo cũ rách… Họ
thờ ơ, vô tâm những những mảnh đời đang phải sống một cuộc sống lay lắt khó khắn, phớt lờ
những lời cầu xin, giúp đỡ của người khác. Họ bênh vực cho cái xấu, họ lấy những việc tốt
ra làm trò hề, làm cái để mua vui cho họ. Trong xã hội này, giới trẻ lấy cái đẹp làm chuẩn
mực cho mọi cái khác, chỉ cần bề ngồi đẹp thì bên trong dù có thối nát thế nào cũng vẫn
được người ta ca ngợi, bênh vực. Cịn những người xấu dù có tốt đến thế nào vẫn không thể
thay đổi cái xấu trong mắt người khác. Lối nghĩ tiêu cực đó dường như đã ăn sâu vào suy
nghĩ của giới trẻ, làm sói mịn tha hóa đi những suy nghĩ tốt đẹp. “Một người nghệ sĩ thật sự
là người nhìn thấy cái đẹp của những người xấu.” Đúng vậy. Một con người thực sự sẽ
khơng nhìn vẻ bề ngồi mà đánh giá một con người. Họ phải tìm hiểu, phải mở hồn mình
đón nhận những suy nghĩ, rung cảm của người khác, phải thoát khỏi những suy nghĩ phàm
tục, tầm thường mới xứng đáng làm một người nghệ sĩ. Nhưng giới trẻ thì không làm được

như vậy. Đặc biệt bệnh vô cảm ở giới trẻ đang ngày càng nghiêm trọng. Họ thờ ơ với tất cả,
coi đó khơng phải là việc của mình, không muốn trút thêm phiền phức cho bản thân. Họ sẵn
sàng bỏ thời gian của mình vào những trị chơi vô bổ chứ không bao giờ chịu bỏ ra dù chỉ


một phút để giúp đỡ những người xung quanh họ. Thờ ơ, vơ tâm đến lạnh lùng đáng trách!
Khơng khó để thấy những đoạn clip đánh nhau của học sinh với một đám đơng đứng ngồi
vây quanh xem rồi cổ vũ, khích lệ. Thực sự họ khơng cảm thấy xót thương trước những cú
đấm đầy bạo lực này sao? Thực sụ họ không cảm thấy trái với lương tâm, phẩm chất của
mình sao? Khơng hề có một ai như vậy. Họ chứng kiến vụ việc một cách thản thiên đầy phấn
khích. Họ lấy những cuộc bạo lực học đường đó là những cuộc hài mua mui cho họ. Họ đâu
có quan tâm đến người trong cuộc là ai, họ đâu có quan tâm người trong cuộc thế nào…
Những nếp sống quan điểm đó cứ hàng ngày tồn tại trong học đường, càng ngày càng suy
thối, càng ngày càng xuống cấp.
Nói về sự xói mịn đạo đức của con người chắc người ta sẽ nghĩ đến ngay một số tầng lớp
giới trẻ, học sinh ngày nay. Nhưng trong xã hội hiện đại này đâu phải chỉ có giới trẻ mới bị
tha hóa nhân phẩm? Chính những người lớn tuổi, đầu hai màu tóc cũng đang bị tha hóa dần,
tha hóa mịn. Bằng những là những vụ giết người, cướp giật… Cùng là con người với nhau
cùng sống trong một xã hội vậy mà họ cũng có thể giết chết một mạng người, cướp đi sự
sống của một con người. Họ không cảm thấy hối hận, day dứt với lương tâm của mình sao?
Họ khơng cảm thấy sợ hãi khi chính mình đã giết chết đồng loại của mình sao? Chúng ta
đang sống trong một xã hội hiện đại, có hệ thống pháp luật, giáo dục đoàng hoàng nhưng
nhân cách của con người lại không bằng một phần của xã hội xưa. Khi chiến tranh vẫn còn
đang xảy ra, cuộc sống của người dân vẫn cịn khó khăn, thiếu thốn, tuy cuộc sống của con
người vẫn cịn nghèo khó nhưng vẫn giữ được nhân cách cao đẹp. Trong thời chiến, con
người đùm bọc nhau, yêu thương nhau cùng chống lại quân giặc. Tình yêu thương cao cả
giữa con người với con người đó đã trỗi dậy tinh thần đồn kết kháng chiến của cả dân tộc.
Và chính các nước trên thế giới cũng phải cơng nhận tình thương của dân tộc Việt Nam. Đó
là một truyền thống tốt đẹp, tồn tại lâu đời của người Việt. Nhưng trong xã hội hiện đại hóa
này, tình thương ấy lại đang bị suy giảm một cách nhanh chóng. Người ta sẵn sàng hãm hại

nhau, lừa dối nhau thậm chí là giết người để đạt được mục đích của mình. Con người ngày
nay coi cái tơi là tất cả, lấy cái tơi của mình chà đạp lên cái tôi của người khác một cách tàn
nhẫn và độc ác. Dường như tình thương giữa người với người ấy đã mất thật rồi!
Sự tha hóa về nhân cách của con người có thể nói là một hiện tượng, “trào lưu” người này
truyền qua người khác rồi lan rộng ra cả xã hội. Nguyên nhân của sự tha hóa cũng là một vấn
đề được nhiều người bàn cãi, tranh luận. Có người cho rằng đó là do giáo dục của xã hội, do


pháp luật của nhà nước chưa nghiêm. Có người cho rằng do ý thức, suy nghĩ khơng chín
chắn của từng cá nhân. Cũng có người trách gia đình đã khơng khuyên bảo mỗi người làm
người thiện người đúng đắn và còn rất nhiều ý kiến khác nữa. Suy cho cùng nếu giáo dục của
xã hội có tốt đến đâu mà mỗi cá nhân không tự ý thức được đâu là việc tốt, đâu là việc xấu
thì cũng chẳng thể giúp ích được gì. Vì vốn dĩ xã hội này khơng bao giờ hết được những điều
xấu, những con người xấu, những hành vi xấu và những đạo đức xấu.
Đừng để mình sống trong bùn lầy mãi như vậy. Mỗi cá nhân hãy tự suy nghĩ lại, hãy hành
động để giữ vững những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là việc làm thiết yếu và cần
thiết của toàn nhân loại. Đừng để tha hóa nhân cách ảnh hưởng, thay đổi đến cuộc sống của
chính chúng ta. Đừng để ngay cả cơ hội làm người đúng đắn cũng khơng có. Đừng để con
em chúng ta, những mảnh đời ngây thơ, hồn nhiên phải sống trong một xã hội giả tạo, khơng
có nhân tính, khơng có tính người. Chúng là những mầm non của đất nước, chúng phải được
sống trong một môi trường tốt đẹp chứ không phải một môi trường đầy bùn đen và hố sâu
như vậy!. Tất cả chỉ phụ thuộc vào chúng ta. Thay đổi và thực hiện!
Chúng ta có thể già đi, xấu đi hay dốt đi nhưng đừng bao giờ để nhân cách cao đẹp của mình
bị tha hóa đi. Và đừng bao giờ để mình bị tha hóa ngay trong chính cuộc sống của mình!



×