Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nghị luận xã hội về khoảng lặng trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.7 KB, 4 trang )

Đề bài: Nghị luận xã hội về khoảng lặng trong cuộc sống
Bài làm
DÀN Ý:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề được nghị luận.
2. Thân bài
- Giải thích khoảng lặng là gì?
+ Khoảng lặng là giây phút con người tự cho phép mình rơi vào trạng thái khơng phải suy
nghĩ, lo lắng bất cứ điều gì cả.
+ Khoảng lặng là lúc tâm hồn ta muốn được nghỉ ngơi, muốn được ngồi lặng thinh lắng nghe
nhịp tim của mình.
+ Khoảng lặng là một khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng đủ để bản thân nhìn về
những điều đã qua, những chuyện trong quá khứ hay bất chợt nghĩ đến ngày mai.
+ Khoảng lặng đôi khi đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một ngày chẳng buồn lo
những muộn phiền ngồi kia.
- Vì sao con người cần có khoảng lặng?
+ Xã hội: Xã hội phát triển, thời đại công nghệ, con người dần bị cuốn vào cơng việc,...
+ Gia đình: Những áp lực từ cuộc sống gia đình, con cái, cơm áo gạo tiền, ...
+ Công việc: Số lượng công việc nhiều, khơng tìm được việc làm ưng ý, ...
+ Tình u: Sự cơ đơn trong tình cảm, những lần bất đồng quan điểm, cãi vả, ...
+ Mối quan hệ giữa người với người...


=> Bởi chạy đua theo nhu cầu cuộc sống, theo dòng chảy cuộc đời mà con người dần trở nên
vội vã, qn đi chính bản thân mình. Họ dần rơi vào trạng thái mất cân bằng, mất kiểm soát.
Nhưng lúc ấy cần lắm những khoảng lặng để bình tâm suy nghĩ, nhìn nhận lại mọi thứ...
- Bàn luận, mở rộng:
+ Kể câu chuyện của chính mình hoặc ai đó về việc cần thiết của những khoảng lặng.
+ Giữa dòng đời xơ bồ, có ai khơng mong được một phút giây nào đó được thảnh thơi, được
thu mình vào một thế giới riêng. Khi đó đừng ngại ngần, hãy tự cho mình một khoảng lặng.
- Liên hệ bản thân
3. Kết bài: Đánh giá chung. Bài học nhận thức và hành động.


BÀI MẪU
Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống này bế tắc? Đã bao giờ bạn thấy thế giới này như quay
lưng với bạn? Những khi đó bạn thường làm gì? Tự nhốt mình trong phịng, lựa chọn chạy
trốn hay điên cuồng lao đầu vào công việc? Ai trong chúng ta cũng phải trải qua những ngày
như thế. Và khi đó điều ta cần nhất chính là tự cho mình một khoảng lặng - để bình tâm nhìn
nhận lại mọi chuyện đã qua.
Ngày cịn bé khi nghe ba mẹ nói về khoảng lặng trong cuộc sống, tôi vẫn luôn mơ hồ chẳng
biết đó là gì. Khi lớn lên, sự tị mị đã thơi thúc tơi tìm hiểu về nó. Vậy khoảng lặng là gì? Là
giây phút con người tự cho phép mình rơi vào trạng thái khơng phải suy nghĩ, lo lắng bất cứ
điều gì cả. Là lúc tâm hồn ta muốn được nghỉ ngơi, muốn được ngồi lặng thinh lắng nghe
nhịp tim của mình. Là một khoảng thời gian khơng dài, khơng ngắn nhưng đủ để bản thân
nhìn về những điều đã qua, những chuyện trong quá khứ hay bất chợt nghĩ đến ngày mai.
Khoảng lặng đôi khi đơn giản chỉ là tự thưởng cho bản thân một ngày chẳng buồn lo những
muộn phiền ngồi kia. Khơng phải điều gì lớn lao, suy cho cùng khoảng lặng chính là lúc
chúng ta cho phép mình qn đi thế giới thực tại.
Tơi đã bao lần tự hỏi tại sao xã hội càng phát triển, con người cần có khoảng lặng? Có lẽ,
hành trình đi tìm câu trả lời sẽ rất gian nan với một cơ học trị cấp ba như tơi. Xã hội tiến bộ,


thời đại công nghệ phát triển, con người bị cuốn vào công việc, guồng quay cuộc sống. Chạy
đua cùng thời gian, cùng dòng chảy của xã hội, con người dần biến mình thành một cỗ máy.
Họ khơng ngừng làm việc, không ngừng kiếm tiền. Người lớn chịu áp lực từ cơng việc rồi
khi trở về nhà sẽ có những gánh nặng cơm, áo, gạo tiền rồi gia đình bên nội, bên ngoại. Bao
thứ bủa vây lấy họ. Những lúc đó họ nên làm gì? Cần thiết nhất chính là tự dừng lại mọi thứ,
cho bản thân một khoảng lặng để bình tâm, nạp năng lượng rồi chiến đấu tiếp.
Hay trong tình yêu, sau bao lần đổ vỡ người ta thường có xu hướng khép mình, ngại mở lịng
với người sau. Thậm chí có người mất niềm tin vào tình u, họ căm ghét chuyện tình cảm,
họ cho rằng ai cũng như người trong quá khứ. Khi ấy điều họ cần chính là một khoảng thời
gian đủ để suy nghĩ, nhìn và chấp nhận những chuyện đã qua. Đồng thời tự cho mình và cho
người một cơ hội.

Và đặc biệt tuổi trẻ chúng ta, cần những khoảng lặng hơn bao giờ hết. Chắc hẳn bạn đã nghe
đến cái chết thương tâm của một thành viên nhóm nhạc SHINee là Jonghyun. Anh ấy chết vì
bệnh trầm cảm, hay chính vì khơng thể chịu đựng được nữa những áp lực của cuộc sống.
Hằng ngày anh ấy vẫn gồng mình để hứng chịu mọi thứ, cho đến một ngày không thể chịu
được nữa anh đã chọn cái chết để giải thoát tất cả. Giá như khi đó anh tự cho mình một
khoảng thời gian ngắn thơi để suy nghĩ, để tìm bình n trong tâm hồn, có lẽ đã khơng xảy ra
chuyện đau lịng đó. Con người hiện đại thường vội vã, quên đi chính bản thân mình. Họ dần
rơi vào trạng thái mất cân bằng, kiểm soát. Những lúc ấy cần lắm những khoảng lặng để nhìn
nhận lại mọi thứ...
Giữa dịng đời xơ bồ ai chẳng mong muốn được một lần thu mình vào thế giới riêng. Nhiều
khi đi làm về chỉ muốn ngả lưng lên chiếc giường thân yêu, tạm gác đi những mệt mỏi ngồi
kia nhưng nhận ra mình cịn gia đình, lại phải bật dậy và cố gắng. Phàm là con người ai cũng
có một giới hạn chịu đựng nhất định, đến hạn mức sẽ không thể tiếp tục được nữa. Khi đó,
đừng cố nữa, mà hãy dừng lại. Cuộc đời cần có những dấu phẩy trước khi đến được dấu
chấm cuối cùng.
Riêng bản thân tôi, ở những năm tháng cấp ba, áp lực nhất có lẽ là chuyện thi cử, học hành.
Dưới sức ép từ ba mẹ, nhà trường đã có lúc tơi rơi vào bế tắc thật sự. Nhưng rồi tơi đã suy
nghĩ tích cực hơn, tơi xin phép ba mẹ cho tôi được thư thả vài ngày để tâm trạng thoải mái


hơn. Tôi dành ba ngày để suy nghĩ về ước mơ, về đam mê, về những thứ tơi sẽ có được và
mất đi nếu tôi thành công hay thất bại. Tôi vạch ra cho bản thân một kế hoạch ổn định hơn, ít
áp lực hơn, tự nhủ phải ln giữ cho tâm thật thoải mái. Và mỗi lần như vậy tơi thấy bản
thân tốt hơn rất nhiều, chẳng cịn bi quan như trước đó. Thật ra con người chúng ta ai cũng
luôn cần một khoảng lặng để được nghỉ dưỡng cho tâm hồn, cho thể xác.



×