Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.4 KB, 3 trang )

Đề bài: Nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng
Bài làm:
Văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, thờ tự là một truyền thống có từ rất lâu đời của nhân dân Việt
Nam, thể hiện những nét đẹp về văn hóa tâm linh, lịng biết ơn, kính trọng đối với các bậc
thần phật, tổ tiên. Hằng năm cứ đến các dịp lễ tết, Vu Lan, Phật đản là hàng triệu người dân
lại nô nức đổ về các ngôi chùa lớn, nổi tiếng linh thiêng để cúng bái, tham quan, vãn cảnh.
Thế nhưng, văn hóa tín ngưỡng vốn đặc sắc và đậm tính truyền thống như vậy lại bị một bộ
phận không nhỏ những người tham gia làm xấu đi bằng những hình ảnh ăn mặc phản cảm
nơi đền chùa liêng thiêng, khiến nhiều Phật tử và các quan khách ái ngại, thiếu cái nhìn thiện
cảm mỗi khi bắt gặp.
Ăn, mặc, ở vốn là 3 nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người, chung quy lại con người
phấn đấu hết cuộc đời cũng chỉ để làm cho nhu cầu ấy được đáp ứng một cách đầy đủ nhất,
để cảm thấy hạnh phúc hơn. Ngoài ăn và ở là hai nhu cầu khơng thể thiếu, thì trong xã hội
hiện đại, ăn mặc là vấn đề được quan tâm hơn cả, dù là nam hay nữ. Bản tính con người là ưa
thích cái đẹp và ln có khao khát được thể hiện bản thân thơng qua vẻ đẹp bề ngồi và
thơng qua vẻ đẹp tâm hồn, trong đó thì vẻ bề ngoài dễ dàng cải thiện được bằng những bộ
cánh lộng lẫy, ấn tượng. Chính vì thế, con người ln theo đuổi những mốt quần áo mới phù
hợp với xu thế chung, những kiểu quần áo bắt mắt tơn hình thể, nhằm thu hút cái nhìn của
người khác, để thấy tự tin hơn trong cuộc sống, trong công việc.
Tuy nhiên, ăn mặc thế nào cho phù hợp và đẹp thì lại khơng phải là ai cũng nắm rõ. Ví như
đi dự tiệc, chúng ta phải mặc những trang phục dạ hội, sang trọng, q phái, cịn trong mơi
trường cơng sở thì những trang phục thanh lịch như sơ mi, quần âu, hoặc các kiểu váy áo nhã
nhặn, gọn gàng. Nếu chỉ là đi chơi bình thường thì ta có quyền chọn cho mình những bộ
trang phục thoải mái, năng động tùy thích, nếu là đi học thì cần tn theo quy định trang
phục của trường lớp. Nói vậy để biết rằng mỗi hồn cảnh khác nhau cần có kiểu trang phục
phù hợp, và dĩ nhiên chốn linh thiêng như chùa chiền, đền miếu thì vấn đề mặc trang phục
nào lại càng đáng phải chú ý hơn cả. Bởi đây là nơi thờ tự thần, Phật, là nơi của văn hóa tâm
linh dân tộc, ở đó con người phải hết sức chú ý thái độ cư xử sao cho phải lễ, tấm lịng phải
thành kính, tâm phải thanh tịnh. Đây khơng phải là nơi vui chơi, tiệc tùng hay bất kỳ một
hoạt động công việc nào cả, mà đơn thuần là nơi để con người tìm về với bình yên, thanh lọc
tâm hồn, để tỏ lịng thành kính, tìm kiếm niềm tin, hy vọng vào một cuộc sống an yên. Thế




nên các loại trang phục kín đáo, lịch sự, đơn giản, màu sắc trang nhã là phù hợp nhất. Với đa
số Phật tử, họ chọn mang áo lam, một loại áo dành riêng cho Phật tử, khi thăm viếng chùa,
tham gia các hoạt động trong chùa chiền. Điều đó thể hiện nhân phẩm và đạo đức, đúng với
tiêu chí phật pháp, con người sống thanh tịnh, không trọng hơn thua ở đời.
Thế nhưng, có một điều thật đáng buồn rằng, nhiều người vẫn không hiểu được ý nghĩa của
việc thăm viếng các nơi liêng thiêng, họ luôn nghĩ rằng chùa chiền chung quy lại cũng chỉ là
chốn để chơi bời. Chính vì vậy, họ khơng có ý thức kiềm cái tôi cá nhân lại, mà muốn thể
hiện bản thân bằng cách chọn những trang phục đi lễ chùa không phù hợp, thậm chí rất phản
cảm, để lại những hình ảnh xấu, ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Và
càng đáng buồn hơn những hình ảnh rất phản cảm ấy phần nhiều là đến từ nữ giới, mà vốn
xưa nay phụ nữ Việt Nam luôn gắn với hình ảnh đoan trang, thùy mị, với tà áo dài truyền
thống, kín đáo, giản dị nhưng vẫn tơn lên được những đường nét cơ thể tuyệt đẹp. Thay vì
chọn một bộ áo dài, một bộ quần áo đơn giản lịch sự, họ lại chọn cho mình những chiếc váy
ngắn ngang đùi, chiếc quần cũn cỡn, mà chỉ cần cúi nhẹ xuống cũng lộ những thứ không nên
thấy. Rồi những cơ gái trẻ có lẽ là tự tin với bờ vai trần, với nước da trắng mịn nên chọn luôn
cho mình chiếc áo hai dây mát mẻ, tung tăng dạo chùa như dạo cơng viên. Đáng buồn hơn,
có người thậm chí là phụ nữ đã lớn tuổi, nhưng mặc nhiên khoác lên người những bộ cánh
xuyên thấu, để lộ cả nội y thản nhiên lễ bái, đi lại chốn thanh tịnh, thật phản cảm vô cùng.
Không chỉ trang phục hở hang mới là phản cảm, mà những trang phục hầm hố, màu sắc quá
sặc sỡ cũng không phải là một lựa chọn đúng đắn khi đến những nơi linh thiêng, bởi nó tạo
nên một sự nổi bật khơng cần thiết. Nếu chỉ nhắc đến phụ nữ thì cũng chưa cơng bằng lắm,
bởi nam giới cũng có rất nhiều người chưa có ý thức chọn trang phục sao cho lịch sự. Nhiều
người đi chùa mà ngỡ như đi chợ, chọn ngay cho mình chiếc quần đùi, quần ngố, dưới chân
kết hợp thêm đôi dép tông lôi thôi loẹt quẹt, không thể nhận ra một chút tấm lịng thành kính
nào cả, mà chỉ thấy trong đó là sự cẩu thả, coi thường nơi linh thiêng. Cớ sao cũng là mặc,
mà họ lại khơng thể chọn cho mình những bộ cánh lịch sự, thể hiện sự cẩn thận, chu đáo của
bản thân khi tham gia lễ chùa. Ý thức ở đâu khi mọi người khốc những bộ trang phục thiếu
vải, hở hang, lơi thôi đến cổng chùa trong khi rõ ràng chùa đã quy định rằng không mặc

những trang phục như thế khi đi lễ Phật? Các sư sãi trong chùa vốn là người chay tịnh, rất
ngại phải nhắc nhở những vấn đề tế nhị như ăn mặc. Thế nên, các vị khách vô tư, hồn nhiên
diện mấy thứ trang phục chẳng giống ai ấy vào đại điện, ngay dưới mắt Phật tổ, Phật bà và


các vị thần, phật khác để vái lạy, khấn cầu. Những việc làm thiếu ý thức, không tôn trọng nơi
liêng thiêng, mà chỉ biết đến việc thể hiện bản thân, chỉ mong mỏi được mọi người chú ý, đó
gọi là tâm chưa tịnh, lòng tham còn dày, tham hư vinh, huyễn hoặc tầm thường. Những
người bơi nhọ văn hóa chùa chiền, khơng có ý thức giữ gìn hình ảnh của bản thân và nơi
liêng thiêng thì những điều họ khấn cầu mong mỏi chắc hẳn cũng chẳng thành. Bởi con
người hơn nhau trước hết là ở cái ý thức và đạo đức, khơng có những thứ ấy thì sao có thể
thành cơng trong cuộc đời.
Nhìn nhận được những vấn đề về trang phục khi đến nơi linh thiêng, bản thân mỗi chúng ta
cần phải có ý thức chọn những loại trang phục phù hợp. Những trang phục ấy phải vừa kín
đáo lại vừa đẹp ví như áo dài, những chiếc áo kiểu cách thanh lịch có tay, có cổ, quần thì nên
chọn quần dài, nếu bạn nữ nào ưa điệu đà vẫn có thể chọn váy, những kiểu váy kín đáo, dài
phủ kín chân là được. Giày dép cũng nên chọn loại nhìn chỉn chu, lịch sự, chớ nên mang
những loại dép nhìn lơi thơi như đi chợ. Hãy mặc làm sao mà nhìn vừa lịch sự, lại khơng làm
mất đi vẻ đẹp của bản thân, có câu "ăn cho mình, mặc cho người". Chúng ta mặc đẹp, mặc
lịch sự khiến cho người ngồi cũng sẽ có những ấn tượng tốt hơn, trái lại ăn mặc phản cảm,
họ cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán và thầm đánh giá thấp nhân cách của chúng ta, đó khơng
phải là một điều hay.
Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có ý thức, sự cân nhắc và có những lựa chọn đúng đắn.
Một người có tâm hồn, có nhân cách đẹp khơng chỉ thể hiện ở tâm tính, cách cư xử mà cịn
thể hiện ở cả trong cách mà họ chăm sóc bản thân, cách lựa chọn trang phục. Người chỉn
chu, gọn gàng, lịch sự, có cách ăn mặc phù hợp là người cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo, có lịng
tự trọng và tôn trọng cả những người xung quanh, đặc biệt trong khn viên chốn linh thiêng
thì đó là biểu hiện của tâm hồn thanh tịnh, tơn kính với thần, phật.




×