Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nguyên cứu chiết tách tinh dầu sả và ứng dụng làm nến thơm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

ĐÀM THỊ LAN ANH

NGUYÊN CỨU CHIẾT TÁCH TINH DẦU SẢ VÀ
ỨNG DỤNG LÀM NẾN THƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC

Đà Nẵng -2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

Đề tài:

NGUYÊN CỨU CHIẾT TÁCH TINH DẦU SẢ VÀ
ỨNG DỤNG LÀM NẾN THƠM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC

GVHD

: PGS.TS. LÊ TỰ HẢI

SVTH



: ĐÀM THỊ LAN ANH

LỚP

: 15CHDE

Đà Nẵng- 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Đàm Thị Lan Anh
Lớp

: 15CHDE

1. Tên đề tài: “Nguyên cứu chiết tách tinh dầu Sả và ứng dụng làm nến thơm”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
- Nguyên liệu: Sả chanh
- Dụng cụ: Bộ chưng cất lôi cuốn tinh dầu nhẹ hơn nước, các pipet loại 5ml, 2ml và

1ml, nhiệt kế, cốc thủy tinh (100ml, 500ml) và một số dụng cụ thủy tinh khác.
- Thiết bị: Bếp điện, bếp cách thủy, cân điện tử.
3. Nội dung nghiên cứu
+ Xác lập điều kiện tối ưu cho việc chiết tách tinh dầu từ củ Sả bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước.
+ Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh bằng sắc ký khí ghép khối phổ
(GC-MS)
+ Xây dựng quy trình sản xuất nến thơm tinh dầu Sả.
4. Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. Lê Tự Hải

5. Ngày giao đề tài

: 05/05/2018

6. Ngày hoàn thành

: 01/04/2019

Chủ nhiệm khoa
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)


Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày … tháng … năm …
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày ....tháng....năm.....

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đồ án tốt nghiệp do tơi hồn thành dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Lê Tự Hải. Các kết quả trình bày trong đồ án này hồn tồn do tơi thực hiện.
Nội dung đồ án có tham khảo một số thơng tin từ các nguồn khác nhau như sách,
internet được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo.
Đà nẵng, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Đàm Thị Lan Anh


LỜI CẢM ƠN
Đề tài tốt nghiệp này được thực hiện tại phịng thí nghiệm Trường Đại học Sư
phạm-Đại học Đà Nẵng dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Tự Hải, trưởng khoa Hóa
học, trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn
nhận được nhiều sự giúp đỡ của gia đình, thầy cơ và bạn bè.
Trước hết em xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Tự Hải, người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn đến tồn thể các thầy, các cơ trong khoa Hóa học,
trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà nẵng đã truyền đạt kiến thức, kĩ năng và tạo
điều kiện cho em trong suốt thời gian học vừa qua.
Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã tạo điều
kiện, động viên và khích lệ trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện

Đàm Thị Lan Anh


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ SẢ CHANH (CYMBOPOGON CITRATUS STAPF) ... 3
1.1.1. Tên gọi .......................................................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại thực vật ....................................................................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm hình thái ..................................................................................................... 4
1.1.4. Phân bố và thu hái ...................................................................................................... 5
1.1.5. Công dụng của cây Sả ............................................................................................... 5
1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU SẢ .......................................................................... 7
1.2.1 Khái niệm tinh dầu ...................................................................................................... 7
1.2.2. Thành phần hóa học của tinh dầu Sả .................................................................... 9
1.2.3. Ứng dụng của tinh dầu Sả ...................................................................................... 13
1.2.4. Thị trường tinh dầu Sả trong và ngoài nước ..................................................... 14
1.3. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH
DẦU ................................................................................................................................................ 15
1.3.1. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế nguyên liệu sản xuất tinh dầu .................... 15
1.3.2. Các phương pháp sản xuất tinh dầu .................................................................... 15
1.4. GIỚI THIỆU NẾN THƠM ....................................................................................... 29
1.4.1. Thành phần ................................................................................................................ 31
1.4.2. Lợi ích và tác hại ...................................................................................................... 36
1.4.3. Phương pháp sản xuất nến thơm .......................................................................... 38
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 39



2.1. NGUYÊN LIỆU ........................................................................................................... 39
2.2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ .............................................................. 39
2.2.1. Dụng cụ ....................................................................................................................... 39
2.2.2. Hóa chất ...................................................................................................................... 39
2.2.3. Thiết bị ........................................................................................................................ 39
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 40
2.3.1. Xử lý nguyên liệu ..................................................................................................... 40
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................. 40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 48
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT
VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU SẢ CHANH TRONG Q TRÌNH LY TRÍCH 48
3.1.1. Ảnh hưởng của thời gian ly trích tinh dầu Sả ................................................... 48
3.1.2. Ảnh hưởng tỉ lệ ngun liệu/thể tích dung mơi trong q trình ly trích
tinh dầu Sả. ............................................................................................................................ 50
3.1.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của muối NaCl .................................................... 52
3.1.4. Đề xuất quy trình ly trích tinh dầu Sả bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước ....................................................................................................................... 54
3.1.5. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh ...................... 56
3.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẾN THƠM .............................................................. 58
3.2.1. Kết quả khảo sát các thông số............................................................................... 58
3.2.2. Đề xuất công thức làm nến .................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 60
1. Kết luận .............................................................................................................................. 60
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GC-MS


: Sắc ký khí ghép khối phổ

h

: Giờ

v/w

: thể tích/khối lượng

NL/DM

: ngun liệu/dung mơi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
1.1

Các chỉ số hóa lý tinh dầu Sả

10


1.2

Thành phần hóa học của Cymbopogon citratus và

11

Cymbopogon nardus
2.1

Hàm lượng phụ gia thêm vào sáp nóng chảy

47

3.1

Kết quả khảo sát thời gian ly trích của tinh dầu Sả

48

chanh bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
3.2

Kết quả khảo sát thể tích dung mơi ly trích của tinh dầu

50

Sả bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơn nước
3.3


Kết quả khảo sát ảnh hưởng nồng độ NaCl trong nước

52

ly trích tinh dầu Sả bằng chưng cất lơi cuốn hơi nước
3.4

Kết quả phân tích GC/MS tinh dầu Sả

56

3.5

So sánh thành phần hóa học của tinh dầu Sả thu được

57

với các cơng trình nghiên cứu khác
3.6

Thành phần các mẫu nến thơm

58

3.7

Kết quả phân tích mẫu nến thơm

58



DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Phân loại thực vật của Sả chanh (Cymbopogon citratus)

3

1.2

Cây Sả Cymbopogon citratus

4

1.3

Thân Sả Cymbopogon citratus

4

1.4

Cấu trúc phân tử isopren và bộ khung cơ bản của các


8

bảng

terpenoid
1.5

Cấu trúc phân tử citral

10

1.6

Chưng cất bằng nước

23

1.7

Chưng cất nước và hơi

24

1.8

Chưng cất bằng bộ dụng cụ thủy tinh Clevenger

25


1.9

Nến trụ trang trí

29

1.10

Nến tealight

29

1.11

Sáp parafin

31

1.12

Sáp cọ mền

33

2.1

Quy trình ly trích tinh dầu Sả

41


2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn thời gian tối ưu

42

2.3

Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thể tích dung mơi tối

43

ưu
2.4

Sơ đồ thí nghiệm xác định nồng độ muối NaCl

44

2.5

Quy trình làm nến đơn giản

46

3.1

Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát thời gian ly trích tinh

49


dầu Sả bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
3.2

Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát thể tích dung mơi ly
trích tinh dầu Sả bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước.

50


3.3

Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng

52

độ NaCl (%) đến q trình chưng cất lơi cuốn hơi nước
3.4

Sơ đồ quy trình ly trích tinh dầu Sả

54

3.5

Nến thành phẩm

58


3.6

Sản phẩm nến tealight

59


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tinh dầu là nguồn hương liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên cây cỏ, từ xa xưa
nó đã được mệnh danh là “báu vật của thiên nhiên” và đang được con người chú ý và
đầu tư khai thác. Mỗi loại tinh dầu đều có một mùi đặc trưng, có hương thơm riêng
và có tác dụng khác nhau. Chẳng hạn như, tinh dầu Bạc Hà có hàm lượng mentol cao
có tác dụng kích thích các đầu dây thần kinh, gây cảm giác lạnh và giảm đau tại chỗ;
tinh dầu Hương nhu cung cấp Eugenol dùng làm thuốc sát trùng, thuốc giảm đau,
chất dùng trong việc trám răng tạm thời...Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi và
là hỗn hợp các chất có giá trị cao trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và xuất khẩu.
Thị trường nhập khấu các loại sản phầm này càng được mở rộng và phát triển như:
Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...Việt Nam là đất nước có nguồn tài
ngun phong phú, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, Việt Nam có nhiều điều kiện
thuận lợi để đẩy mạnh việc sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đẩy
mạnh việc trồng và sản xuất để đáp ứng nhu cầu chung của thế giới.
Cây Sả là một trong những nguyên liệu phổ biến và quen thuộc đối với người
dân Việt Nam. Sả, ngoài chức năng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày, nó cịn có
nhiều tác dụng phịng ngừa và chữa bệnh như chữa các bệnh về tiêu hóa, giải độc,
mất ngủ, nhiễm khuẩn, giảm huyết áp, giảm cân, giảm stress...
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng thành phần trong Sả có tác dụng
ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh, bệnh thận và võng mạc...
Ngoài ra, nghiên cứu khác chỉ ra rằng, tinh dầu Sả có thể được coi là một chất chống

oxy hóa mạnh mẽ có khả năng chữa bệnh ung thư. Do đó, Sả được coi là một loại cây
có nhiều cơng dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, có nhiều phương
pháp để rút chiết tinh dầu từ thực vật, trong đó có phương pháp chưng cất lơi cuốn
hơi nước đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu suất thu hồi tinh dầu tương đối cao.
Một trong những cách sử dụng tinh dầu phổ biến ở Việt Nam hiện nay là phương
pháp khuếch tán tinh dầu. Trong đó, nhu cầu sử dụng nến thơm được sử dụng khá
cao. Trên thị trường, các loại nến thơm được sản xuất từ nguyên liệu dầu mỏ, tiêu
biểu là các paraffin làm sáp nến và đồng đẳng của benzen nhằm tạo mùi thơm. Điều


2
này rất có hại cho sức khỏe đối với người sử dụng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng
về tác hại của nến thơm, cần sản xuất loại nến thơm có nguồn gốc từ thiên nhiên kết
hợp với tinh dầu để đem lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng.
Tinh dầu Sả có nhiều cơng dụng và tiềm năng kinh tế nên đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu. Tuy nhiên, có rất ít đề tài nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả vào thực tế.
Đề tài “Nghiên cứu chiết tách tinh dầu sả chanh và ứng dụng sản xuất nến thơm”
giúp cho việc sử dụng và bào chế thuận lợi, nâng cao giá trị của cây Sả vào trong đời
sống con người.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng tới hiệu suất chiết tách tinh dầu
Sả chanh và xây dựng công thức sản xuất nến thơm để làm cở khoa học cho việc ứng
dụng vào trong thực tiễn. Cụ thể là:
+ Xác lập điều kiện tối ưu cho việc chiết tách tinh dầu từ củ Sả bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
+ Đưa ra quy trình chưng cất tối ưu để thu được tinh dầu Sả chanh.
+ Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh bằng sắc ký khí ghép
khối phổ (GC-MS)
+ Xây dựng quy trình sản xuất nến thơm tinh dầu Sả.
Do kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế, cũng như khó khăn về điều kiện

thực nghiệm cũng như vấn đề chi phí nên mặc dù đã rất cố gắng song đề tài vẫn không
tránh khỏi những thiết sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của q thầy cơ cũng như
sự góp ý kiến của các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện hơn.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ SẢ CHANH (CYMBOPOGON CITRATUS STAPF)
1.1.1. Tên gọi
- Tên tiếng việt: Sả chanh, cỏ Sả, cỏ chanh, hương mao.
- Tên tiếng Anh: Lemon grass, oil grass, silky heads, citronella grass
- Tên khoa học: Cymbopogon citratus Stapf, thuộc họ lúa – Poaceae
- Tên đồng nghĩa: Adropogon citratus
1.1.2. Phân loại thực vật
Sả là cách gọi của người Việt để chỉ tên gọi thông thường của một số lồi cây
thuộc chi Cymbopogon trong họ Hịa thảo (Poaceae), thường xuất hiện ở các nước
nằm trong vùng nhiệt đới và ôn đới gió mùa. Tại miền nam, cây Sả chanh được cho
là có nguồn gốc từ Ấn Độ có tên hoa học là Cymbopogon citratus Stapf [3].

Giới

Plantae

Ngành

Magnoliophyt

Lớp


Liliopsida

Bộ

Poales

Họ

Poaceae

Chi

Cymbopogon

Lồi

Cymbopongon citratus

Hình 1.1: Phân loại thực vật của Sả chanh (Cymbopogon citratus)


4
1.1.3. Đặc điểm hình thái

Hình 1.2: Cây Sả Cymbopogon citratus

Hình 1.3: Thân Sả Cymbopogon citratus
Đây là loại cây cỏ có thể sống được một số năm ở những vùng nhiệt đới như
Nam Mỹ, Xrilanca, Indonexia, Trung quốc. Ở nước ta cây Sả thường phải trồng lại
sau 4 năm khai thác.

Thân: Sả là một loại cây thân thảo, thuộc họ Hòa thảo, thường mọc thành từng
bụi cao khoảng 0,8-2 m (tùy theo dinh dưỡng trong đất nhiều hay ít hoặc cách chăm
sóc tốt hay xấu). Thân có màu trắng hoặc hơi tím, có nhiều đốt.
Rễ: Sả có kiểu rễ chùm, mọc sâu vào đất, rễ phát triển mạnh khi đất tơi, xốp.
Lá: Lá Sả hẹp dài và thuôn, đầu nhọn màu xanh đậm, gân chính nổi rõ ở mặt
dưới, mép lá hơi nhám, kích thước (50cm – 100cm)  (0,5cm - 2cm). Bẹ lá ôm chặt
với nhau rất chắc, tạo thành một thân giả. Sả đẻ chồi ở nách lá tạo thành nhánh như
nhánh lúa. Với cách sinh sản này từ một nhánh trồng ban đầu về sau chúng sẽ sinh


5
sôi ra nhiều nhánh tạo thành một bụi sả (giống như bụi lúa), mỗi bụi có thể có 50-200
tép.
Hoa: cụm hoa to dài đến 60cm, có 4 -9 đốt, gồm nhiều bông hoa nhỏ, không
cuống, mỗi bông hoa nhỏ mang hai hoa, màu tím hoặc màu nâu hồng. Hoa lưỡng tính,
nhị, vịi nhụy, hoa đực có cuống dài 4-5mm. Quả gần giống hình cầu hay hình trụ rất
dài. Cuộn hoa thn dài, thường chia mảnh, có đốt và lơng [4].
1.1.4. Phân bố và thu hái
Chi Sả Cymbopogon (lemongrass) là một Chi với khoảng 55 lồi (species) Sả
khác nhau, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới cựu thế giới, thuộc Châu Phi, Nam Á,
Đông Nam Á, Đông Á và Australia. Trong đó lồi phổ biến nhất ở Trung Quốc và
vùng Đơng Nam Châu Á là loài Sả ta hay Sả Tàu (Cymbopogon citratus) có nguồn
gốc từ Trung Quốc và phân bố rộng rãi ở các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, Sả được trồng khá phổ biến ở nơng thơn, nhất là trong các vườn
thuốc gia đình và trạm y tế xã từ đồng bằng đến miền núi. Cây Sả cịn được phát triển
ở quy mơ nơng trường tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tây Ninh. Những năm gần đây,
Sả cho hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng ngày càng tăng lên, tập trung ở các
vùng như Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Quảng Nam, Đắk Lăk, Phú Yên…[4].
1.1.5. Công dụng của cây Sả
Cây Sả từ lâu đã được biết đến như một nguyên liệu trong ẩm thực châu Á,

trong các món ăn hàng ngày. Cơng dụng của nó cịn được xem như một bài thuốc dân
gian phòng và chữa được rất nhiều bệnh.
Trong ẩm thực:
- Sả chanh được dùng làm gia vị trong nền ẩm thực lâu đời của các quốc gia
châu Á. Nó có thể được dùng tươi hoặc sấy khô và xay thành bột mịn.
- Ở Việt Nam, cây Sả là nguyên liệu khơng thể thiếu trong các món mắm, món
nấu với thịt…
- Ở Ấn Độ, nó được dùng trong các món súp, trà, cà ri…
- Ở các nước châu Phi (Togo, Congo…) và các nước vùng Trung Mỹ thì lại
được dùng như trà uống.


6
Trong y học:
- Theo Đơng Y: Sả chanh có tên là Hương mao, có vị cay the, mùi thơm, tính
ấm, có tác dụng làm ra mồ hơi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thơng tiểu, tiêu đờm
để chữa đầy bụng, khó tiêu, đái rắt, phù nề, chữa ho do cảm cúm…
- Ở Thái Lan, thân rễ cây Sả được dùng để trị bạch đới, dùng diệt muỗi.
- Ở Trung Quốc lại được dùng làm thuốc khử trùng, trừ giun.
- Ở Indonesia thì dùng rễ kết hợp nhiều vị thuốc khác nhằm chữa bệnh vàng
da.
- Ở các quốc gia Nam Mỹ, tinh dầu sả được cho là có khả năng giải toả lo âu,
căng thẳng, chống co giật nhưng không ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Tinh dầu Sả cịn có tác dụng chống viêm, chống oxi hố nên có tiềm năng ngăn
ngừa ung thư.
- Một số bài thuốc cổ truyền có dùng cây Sả:
+ Trị chứng đầy bụng: Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc,
mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách
thủy với 200ml nước trong 15 - 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống
sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong q trình điều trị khơng nên

đồ nếp và muối mặn.
+ Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá
bạch đàn (có thể thêm tía tơ, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín,
đun sơi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô,
rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.
+ Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt,
hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm
nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già
8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.
+ Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tơ tử, mỗi vị 200g, tất cả
giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khơ 400g;
mạch mơn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc


7
cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống
2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.
Trong những lĩnh vực khác:
- Ở các quốc gia Đông Nam Á, người ta dùng tinh dầu sả chanh làm chất bảo
quản, ngồi ra cịn dùng để đuổi muỗi, cơn trùng.
- Mặc dù dầu sả có khả năng xua đuổi côn trùng, tuy nhiên dầu sả có tác dụng
hấp dẫn và được sử dụng như "mồi nhử" để thu hút ong mật. Vì một trong những
chất pheromone từ ong chúa tiết ra giống như một chất có mùi của tinh dầu sả. Do đó
trong kỹ thuật nuôi ong mật người ta dùng dầu sả như chất gọi đàn khi đàn ong mới
được chuyển vùng.
- Ở Việt nam cây Sả được trồng khắp nơi, nhân dân trồng cây sả quanh nhà,
ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, bọ chét vừa làm sạch
môi trường, vừa có tác dụng phịng bệnh. Ngồi ra, tinh dầu Sả cịn khử mùi hơi trong
cơng tác vệ sinh. Kinh nghiệm dân gian Nam Bộ cho biết khi trồng sả rắn độc không
dám đến gần để trú ẩn hay làm hang.

- Ở Ấn Độ, theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng thân là sả đặt trên ngọn
cây dầu cọ để xua đuổi các loài bọ cánh cứng hại cây cọ.
- Tinh dầu Sả được khai thác trong công nghiệp với mức độ ngày càng cao,
hiện nay chúng được dùng trong các sản phầm dầu thơm y học, dầu thơm mỹ phẩm,
xà phòng y tế, hương liệu thực phẩm… [4].
1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU SẢ
1.2.1 Khái niệm tinh dầu
Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ
(hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu, nhựa cây...). Hệ thực vật có tinh dầu có khoảng
3000 lồi, trong đó có 150-200 lồi có ý nghĩa cơng nghiệp. Tinh dầu có trong các
nguồn nguyên liệu với nồng độ rất khác nhau, có thể thay đổi từ phần triệu đến phần
trăm và tinh dầu tương đối dễ bay hơi.
Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng
lượng tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 -100 lần các loại
dược thảo sấy khô (thảo mộc). Hầu hết các loại tinh dầu đều trong, ngoại trừ vài loại


8
tinh dầu như dầu cây hoắc hương, dầu cam, sả chanh thì đều có màu vàng hoặc hổ
phách [15].
Thành phần chính của tinh dầu có thể là hidrocacbon béo hoặc thơm, và các
dẫn xuất của chúng như ancol, andehit, keton... Ngồi ra, cịn một số hợp chất của
anfua và nito. Thành phần phổ biến của tinh dầu là dẫn xuất monotecpen.
Terpen là hợp chất hydrocacbon có trong cơng thức tổng quát là (C5H8)n, n ≥
2. Phân tử các hợp chất này có mạch nhánh là các nhóm –CH3 xuất hiện mơt cách
chu kì trong mạch. Tecpenoid là các dẫn xuất chứa oxy của terpene như alcol, các
aldehyde và acetone. Khi nhiệt phân phần lớn các terpen và terpenoit đều thu được
các isopren (C5H8) điều đó cho phép khẳng định rằng cấu trúc bộ khung các terpen
và terpenoit trong thiên nhiên được cấu tạo bởi các đơn vị isopren. Đây được gọi là
quy tắc isoprene và được đề nghị bởi Wallach (1887) và Ruzica (1921).

Terpene/terpenoid là được cấu tạo đơn giản nhất từ 2 đơn vị isoprene và được gọi là
monoterpenoid. Monoterpenoid là chất lỏng, dễ bay hơi và là thành phần chính trong
tinh dầu [8].

a. Bộ khung Tepenoid cơ bản

b. Phân tử isopren

Hình 1.4: Cấu trúc phân tử isopren và bộ khung cơ bản của
các terpenoid
Tính chất hóa lý của tinh dầu:
- Trạng thái: Đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn
(menthol, borneol, camphor, vanilin, heliotropin).
- Màu sắc: Không màu hoặc vàng nhạt. Do hiện tượng oxy hóa màu có thể
sẫm lại. Một số có màu đặc biệt (các hợp chất azulen có màu xanh mực).
- Mùi: Đa số có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu giun).
- Vị: Cay, một số có vị ngọt (tinh dầu quế, tinh dầu hồi).
- Bay hơi: Thường bay hơi ở nhiệt độ thường.


9
- Tỷ trọng: Đa số nhỏ hơn 1, một số lớn hơn 1 (tinh dầu quế, tinh dầu đinh
hương, tinh dầu hương nhu).
- Tỷ lệ thành phần chính (aldehyd cinnamic, eugenol) quyết định tỷ trọng tinh
dầu. Nếu hàm lượng các thành phần chính thấp, chúng sẽ trở thành nhẹ hơn nước.
- Độ tan: Khơng tan, hay đúng hơn ít tan trong nước, tan trong alcol và các
dung môi hữu cơ khác.
- Độ sôi: Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp cất phân
đoạn để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu.
- Năng suất quay cực: Cao, tả tuyền hoặc hữu tuyền.

- Chỉ số khúc xạ: 1,4500 - 1,5600
- Sự oxy hóa: Rất dễ oxy hố, sự oxy hoá thường xảy ra cùng với sự trùng hiệp
hoá, tinh dầu sẽ chuyển thành chất nhựa [15].
Một số thành phần chính trong tinh dầu cho các phản ứng đặc hiệu của nhóm
chức năng, tạo thành các sản phẩm kết tinh hay cho màu, dựa vào đặc tính này để
định tính và định lượng các thành phần chính trong tinh dầu [3].
1.2.2. Thành phần hóa học của tinh dầu Sả
Trong tinh dầu Sả, chứa những hợp chất của monoterpene oxygen và
monoterpene chỉ hoàn. Terpenoid dạng alcol như: Geraniol (2,6-dimetil-2,6octandien-8-ol), Nerol (2,6-dimetil-2,6-octandien-8-ol), citronelol (2,6-dimetil-2octen-8-ol). Terpenoid dạng este: Acetat citronelil, Butirat citronelil, Acetat geranil.
Hợp chất hydrocacbon bao gồm: Limonen và hợp chất oxygen là isopulegol.
Tinh dầu Sả là một chất lỏng, sánh, có màu vàng màu nhạt. Thành phần chính
của tinh dầu là citral chiến 65-90%. Citral hay 3,7-dimethyl-2,6-octhandienal, là chất
lỏng, màu vàng nhạt, không tan trong nước, tan trong glycerin, benzyl hoặc benzoat.
Citral có hai đồng phân bao gồm đồng phân trans (geranial hay citral A) và đồng phân
cis, còn gọi là netral (citral B) [8].


10

Hình 1.5 : Cấu trúc phân tử Citral
Các chỉ số lý-hóa của tinh dầu Sả (Cynbopogon citratus Stapf) được trình bày
ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các chỉ số lý- hóa của tinh dầu Sả
Thông số

d20

nD20

[α]D


IA

IE

Giá trị

0,881 – 0,895

1,4910

- 620

0,5 – 3,5

20 - 40

Trong đó:

d20

: tỷ trọng của tinh dầu Sả

nD20

: chiết suất của tinh dầu Sả

[α]D : độ quay cực của tinh dầu Sả
IA


: chỉ số acid của tinh dầu Sả

IE

: chỉ số ester của tinh dầu Sả

Chỉ số hóa-lý của tinh dầu Sả cho thấy: Tinh dầu Sả có tỉ trọng nhẹ hơn nước,
chỉ số acid và este của tinh dầu thấp. Như vậy, tinh dầu Sả kém bền với nhiệt độ và
nên bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ thấp. Tỉ trọng d<0,9 chứng tỏ tinh dầu Sả chứa chủ
yếu là hydrocacbon và những hợp chất mạch thẳng. Độ quay cực thể hiện cho khả
năng hòa tan các loại dung môi, độ quay cực của tinh dầu càng lớn thì hịa tan càng
tốt trong dung mơi phân cực và ngược lại độ quay cực của tinh dầu nhỏ thì có thể hịa
tan tốt trong dung mơi khơng phân cực. Tinh dầu Sả có độ quay cực rất thấp vì thế
khả năng hịa tan trong các dung mơi khơng phân cực là khá tốt. Hàm lượng este trong
tinh dầu Sả nhiều. Chỉ số acid biến đổi và nằm trong dải khá cao, chỉ số acid càng cao
thì tinh dầu dễ dạng bị biến chất.
Thành phần hóa học chủ yếu là citral (là một hỗn hợp đồng phân của geranial
và netral) chứa 65-90%. Trong tinh dầu còn các hợp chất khác như myrcen (12-25%),
các diterpen, methylheptenon, citronellol, linalol, farnesol, các alcohol, aldehyde,
linalool, terpinel... [4].
Một điểm đặc trưng cho tất cả các loại Sả là tổng tinh dầu có chứa methyl
heptenon với hàm lượng 1-2 % làm cho tinh dầu Sả có mùi đặc trưng.


11
Sả cũng có sự xuất hiện của chất flavonoid. Ngồi ra, Sả chứa một số khoáng
chất như: canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, selen và kẽm [3].
Thành phần hóa học của tinh dầu Sả cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố như:
loài, độ tuổi, khu vực, điều kiện thổ nhưỡng và giữa các bộ phận trong cây.
Ở những loài khác nhau thì thành phần của tinh dầu và hàm lượng các chất có

trong tinh dầu biến đổi rõ rệt. Tuy nhiên, hàm lượng citral trong tinh dầu vẫn chiếm
tỉ lệ nhiều nhất. Ngồi citral, trong tinh dầu Sả cịn chứa geraniol, myrcene, limonene,
citronellal, linalool, alpha-terpineol, beta-elemene, tannin,... Sự khác nhau này được
thể hiện khi nghiên cứu thành phần cuả lồi Sả Cymbopogon Citratus và lồi
Cymbogon nardus được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Thành phần hóa học của Cymbopogon citratus và
Cymbopogon nardus [11]
Các hợp chất

Hàm lượng tinh dầu (%)
Cymbopogon citratus

Cymbopogon nardus

10,6

1,9

Myrcene

10,2

1,4

Limonene

0,4

0,5


86,4

79,0

Methyl-5 epten-2one

0,4

-

Sabinene hydratecis

0,3

-

Citronellal

0,2

35,5

α-Terpineol

0,9

0,3

Citronellol


0,3

10,7

Neral

32,4

0,4

Geraniol

5,5

27,9

Geranial

45,2

0,7

Geranyl acetate

1,2

3,5

1,8


12,3

1,4

5,1

Monoterpene hydrocar-bons

Oxygenated monter-penes

Sesquiterpene hydrocarbons
β-Elemene


12
á-Farnesene

0,3

0,2

Bicyclogermacrene

1,2

0,2

Germacrene D

0,2


3,3

-

3,2

1,4

2,7

Elemol

0,6

0,1

β-Eudesmol

0,2

0,2

Citronellyl tiglate

0,1

2,1

γ-Eudesmol


0,5

0,3

99,8

95,9

δ-Cadinene
Oxygenated sesquiter-penes

Tổng

Trong Bảng 1.2 thể hiện rõ ở hai lồi khác nhau là Cymbopogon citratus và
Cymbopogon nardus khơng chỉ có hàm lượng các chất có trong tinh dầu khác nhau
mà thành phần trong tinh dầu cũng khác nhau. Ở lồi Cymbopogon nardus các nhà
khoa học xác định khơng có sự xuất hiện của thành phần methyl-5 epten-2one và
sabinene hydratecis. Xét về hàm lượng citral, một thành phần chủ yếu trong tinh dầu
là thì lồi Cymbopogon citratus có hàm lượng cao hơn đáng kể so với loài
Cymbopogon nardus. Hàm lượng netral và geranial trong Cymbopogon citratus đạt
32,4 và 45,2%. Trong khi đó Cymbopogon nardus chỉ đạt 0,4 và 0,7%; cịn ở những
thành phần khác thì hàm lượng khác nhau không nhiều.
Độ tuổi: Một nghiên cứu của nhà khoa học cho rằng độ tuổi của cây Sả có ảnh
hưởng đến thành phần của tinh dầu. Thí nghiệm được thực hiện trên lồi Cymbopogon
citratus Stapf, kết quả cho thấy có sự thay đổi giữa các thành phần chính khi thu
hoạch ở những độ tuổi khác nhau. Độ tuổi của cây có ảnh hưởng đến thành phần của
tinh dầu nhưng không làm ảnh hưởng đến hàm lượng hợp chất có trong tinh dầu. Khi
nghiên cứu hàm lượng citral trong tinh dầu khi cây ở độ tuổi là 6, 9, 12, 15 tháng thì
kết quả thu được là hàm lượng citral ở 6 và 15 tháng có nồng độ cao hơn. Các tác giả

cho rằng hàm lượng tinh dầu ở 6 và 15 tháng cao hơn là do lượng mưa thấp hơn mẫu
lấy vào mùa đông và mùa thu [13].
Điều kiện đất đai và khu vực: Thành phần chính của tinh dầu cũng bị ảnh hưởng
bởi tính chất thổ nhưỡng. Nghiên cứu của Kazuhiki làm sáng tỏ điều này, trong cùng


13
lồi Cymbopogon nardus ở các nước khác nhau thì hàm lượng các thành tố chính của
lồi Cymbopogon nardus chứa geraniol (35,7% tổng số chất dễ bay hơi), trans-citral
(22,7%), cis-citral (14,2%), geranyl axetat (9,7%), citronellal (5,8%) và citronellol
(4,6%). Các thành phần chính của tinh dầu từ Cymbopogon nardus ở Ấn Độ được
xác định có chứa citronellal (29,7%), geraniol (24,2%), γ-terpineol (9,2%) và
cishydrate-sabinene (3,8%). Tinh dầu Cymbopogon nardus từ Maha Pengiri (Sri
Lanka và Indonesia) chứa 40,5 - 60,7% của citronella [14].
Thành phần của tinh dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống lồi, thổ nhưỡng,
khu vực, khí hậu, điều kiện sinh sống, thời điểm thu hoạch hay giữa các bộ phận trong
cây nhưng ở hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng thành phần chính của tinh dầu là
citral và hàm lượng citral chiếm tỷ lệ nhiều nhất [12].
1.2.3. Ứng dụng của tinh dầu Sả
1.2.3.1. Trong công nghệ thực phẩm
Tinh dầu Sả còn được sử dụng để làm trà như một đồ uống, nước giải khát
giúp cho một số bệnh như giảm co thắt, giảm đau, chống viêm và hạ sốt, lợi tiểu, giúp
an thần. Tinh dầu Sả được coi như một hương liệu trong bánh kẹo, là chất bảo
quản trong mứt và các món ăn.
1.2.3.2. Trong cơng nghệ sản xuất mỹ phẩm
Tinh dầu Sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành cơng nghiệp mỹ
phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu Sả cải thiện chất lượng da như giảm
mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong
cơ thể. Tinh dầu Sả dùng trong massage cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các
mô trong cơ thể, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái. Bên cạnh đó, tinh dầu cịn được

dùng để sản xuất nước hoa hay các loại nước xịt phòng khử mùi hơi, giúp tóc thêm
sạch và óng mượt.
1.2.3.3. Trong công nghiệp
Tinh dầu Sả được ứng dụng rộng rãi trong các ngành cơng nghiệp như dùng
làm xà phịng, dầu gội đầu, chất tẩy rửa và kem đánh răng. Ngoài ra, tinh dầu lá
Sả còn được ứng dụng làm thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ và thuốc chống muỗi rất hiệu


×