Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu chiết tách và định tính một số hợp chất có trong cao chiết bằng nước của nấm linh chi được thu hái tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
--------------

NGUYỄN THỊ TRÀ

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ ĐỊNH TÍNH
MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ TRONG CAO CHIẾT
BẰNG NƯỚC CỦA NẤM LINH CHI ĐƯỢC THU
HÁI TẠI ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

ĐÀ NẴNG - 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
--------------

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ ĐỊNH TÍNH
MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ TRONG CAO CHIẾT
BẰNG NƯỚC CỦA NẤM LINH CHI ĐƯỢC THU
HÁI TẠI ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CỬ NHÂN SƯ PHẠM

SVTH

: NGUYỄN THỊ TRÀ

LỚP

: 15CHDE

GVHD

: TS. PHẠM VĂN VƯỢNG

ĐÀ NẴNG - 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Trà
Lớp


: 15CHDE

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và định tính một số hợp chất trong cao chiết
nước của nấm Linh chi được thu hái tại Đà Nẵng”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
- Nguyên liệu: nấm Linh chi được thu hái tại Đà Nẵng đã thành thục.
- Dụng cụ:, giấy lọc, cốc thủy tinh 100ml, 500ml, pipet,ống nghiệm.
- Thiết bị: cân phân tích, máy cơ dung môi, máy sắc thuốc, bếp cách thủy.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết bằng nước của
Linh chi.
+ Thời gian chiết
+ Nhiệt độ chiết
+ Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi.
- Định tính một số hợp chất trong cao chiết bằng nước của nấm Linh chi.
4. Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Văn Vượng

5. Ngày giao đề tài

: 08/12/2018

6. Ngày hoàn thành

: 12/04/2019

Chủ nhiệm khoa


Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)


Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày … tháng … năm …
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày … tháng … năm….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy TS Phạm Văn Vượng đã tận tình hướng dẫn, động viên, khuyến khích, tạo
mọi điều kiện và dành thời gian q báu của mình đọc và góp ý, sửa lỗi cho em
trong suốt q trình làm khóa luận.
Q thầy cơ khoa Hóa đã tận tình dạy dỗ em trong suốt bốn năm qua để em có kiến
thức hồn thành khóa luận của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã hỗ trợ và tạo
điều kiện về phịng thí nghiệm để em có nơi học hỏi và làm việc trong thời gian học
và làm nghiên cứu tại đây.
Khoa dược của Quân y 17 đã tạo điều kiện cho em trong những ngày đầu tiên của
quá trinh chiết tách.
Các anh chị và các bạn cùng khóa học đã trao đổi, thảo luận, động viên, giúp đỡ để
em hồn thành tốt khóa luận này.
Và quan trọng là cha mẹ đã ủng hộ, tiếp sức và là nguồn động viên lớn lao trên suốt
con đường học tập của em.

Đà Nẵng, ngày 17 tháng 4 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
1.1.Giới thiệu về nấm Linh Chi ...............................................................................3
1.2.Phân bố và phân loại ..........................................................................................5
1.2.1.Phân bố ........................................................................................................5
1.2.2.Vị trí phân loại .............................................................................................5
1.3.Đặc điểm hình thái của Linh chi ........................................................................6
1.4.Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản ......................................................................9
1.4.1.Nhiệt độ .....................................................................................................10
1.4.2.Độ ẩm ........................................................................................................10
1.4.3.Ánh sáng ....................................................................................................11
1.4.4.Độ pH ........................................................................................................11
1.4.5.Chất dinh dưỡng ........................................................................................11
1.5.Polysaccharide và triterpenoid trong nấm Linh chi .........................................12
1.5.1.Polysaccharide ...........................................................................................12
1.5.3.Triterpenoid ...............................................................................................16
1.5.5.Hợp chất Tannin ........................................................................................17
1.6.Tác dụng trị liệu của nấm Linh chi ..................................................................17
1.6.1. Đối với bệnh về hệ tim mạch ...................................................................17
1.6.2.Đối với khối u ............................................................................................18
1.6.3.Đối với bệnh gan .......................................................................................18
1.6.4.Tác dụng điều hòa đường huyết ................................................................19
1.6.5.Tác dụng tăng cường miễn dịch ................................................................20
1.6.6.Tác dụng chống oxi hóa ............................................................................20
1.6.7.Hiệu quả của Linh chi đối với bệnh mệt mỏi mãn tính .............................21
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..................... 23

2.1.Nguyên liệu Linh chi .......................................................................................23
2.2.Hóa chất, dụng cụ và thiết bị sử dụng .............................................................23
2.3.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................25


2.3.1.Khảo sát nguyên liệu-nấm Linh chi ..........................................................25
2.3.2.Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất hoạt chất từ nấm
Linh chi (31) .......................................................................................................27
2.3.3.Chiết các chất trong dung môi và tiến hành cô đuổi dung môi thu hồi cao
............................................................................................................................28
2.4.Định tính một số hoạt chất trong Linh chi .......................................................31
2.4.1.Alkaloid .....................................................................................................31
2.4.2.Polysaccharide ...........................................................................................32
2.4.3. Triterpenoid ..............................................................................................33
2.4.4.Hợp chất saponin .......................................................................................33
2.4.5.Hợp chất Tannin ........................................................................................34
2.4.6.Acid hữu cơ ...............................................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................... 35
3.1.Nguyên liệu ......................................................................................................35
3.1.1.Qủa thể và Linh chi sắt lát .........................................................................35
3.1.2.Bột dược liệu: ............................................................................................35
3.1.3.Độ ẩm ........................................................................................................36
3.1.4.Tro tồn phần.............................................................................................36
3.1.5.Tro khơng tan trong acid ...........................................................................37
3.2.Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách.....................37
3.2.1.Nhiệt độ .....................................................................................................37
3.2.2.Thời gian ...................................................................................................38
3.2.3.Tỉ lệ nguyên liệu/dung mơi (w/v) ..............................................................39
3.3.Cao Linh chi.....................................................................................................40
3.4.Kết quả định tính các chất trong cao chiết Linh chi ........................................41

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 44


DANH SÁCH HÌNH
Số hiệu hình
Hình 1
Hình2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13

Tên hình
Các loại nấm Linh chi dựa theo màu sắc
Nấm Linh chi ngoài tự nhiên
Nấm Linh chi được trồng
Lát cắt giải phẫu hiển vi của nấm Linh chi
Bào tử nấm Linh chi
Chu trình phát triển của nấm
Một đơn vị của G.lucidum Glucan
Công thức của mucopolysaccharid
Máy sắc thuốc được sử dụng để chiết Linh chi

Máy cô đuổi dung môi
Linh chi đã được cắt lát
Bột Linh chi đã được xay
Cao chiết của Linh chi

Trang
4
6
6
7
8
19
13
15
24
25
35
36
41

DANH SÁCH BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Biểu đồ 1

Tên bảng

Một số bài thuốc từ Linh chi
Độ ẩm của mẫu Linh chi (%)
Tro tồn phần trong mẫu
Tro khơng tan trong acid
Kết quả định tính các hợp chất trong cao chiết
bằng nước của nấm Linh chi.
Biểu đồ thể hiện lượng chất chiết thu hồi được

Trang
22
36
36
37
42
38

qua khảo sát nhiệt độ (C).
Biểu đồ 2

Biểu đồ thể hiện lượng chất chiết thu hồi được

39

qua khảo sát thời gian (h).
Biểu đồ 3

Biểu đồ thể hiện lượng chất chiết thu hồi được
qua khảo sát tỉ lệ nguyên liệu/dung môi.

40



LỜI MỞ ĐẦU
Nấm là sinh vật không thể thiếu trong đời sống, khơng có nấm chu trình vật
chất sẽ bị mất một mắc xích quan trọng trong việc phân hủy chất bã hữu cơ. Nấm là
nguồn thực phẩm giàu chất đạm chỉ sau thịt, cá, đầy đủ các axit amin cần thiết, hàm
lượng chất béo ít và đều là những axit béo chưa bão hòa. Giá trị năng lượng cao,
giàu khống chất và các vitamin có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Ngồi ra,
trong nấm cịn chứa rất nhiều cá hợp chất có tác dụng sinh học, giúp ngăn ngừa và
điều trị bệnh cho con người. Trong các nấm được trồng thì nấm Linh chi được xem
là nấm đặc biệt không phải về “giá trị dinh dưỡng” mà là về giá trị “dược lí”.
Nấm Linh chi là loại dược liệu quý được sử dụng lâu đời và nhận được nhiều
sự quan tâm hơn nhờ những tác dụng dược lý như:
− Linh chi được dùng trong điều trị viêm gan do virus.
− Điều hòa và ổn định huyết áp. Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng,
giảm cholesterol.
− Chữa loét dạ dày, tá tràng.
− Hỗ trợ trong điều trị tiểu đường.
− Chống suy nhược thần kinh kéo dài mất ngủ.
− Hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
− Tác dụng chống oxi hóa.
− Chống dị ứng, chống viêm.
− Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia phóng xạ.
− Nâng cao hệ miễn dịch trong điều trị nhiễm HIV.
Chính vì những tác dụng dược lý như vậy mà Linh chi được sử dụng như dược
liệu tử rất lâu và sử dụng thơng qua việc “sắc thuốc”. Qúa trình sắc của Linh chi là
sử dụng dung môi là nước-dung mơi rất phổ biến, rẻ tiền và cực kì an tồn. Vậy
trong q trình sắc thuốc-chiết sử dụng dung mơi là nước và nhiệt thì đã tách được
những thành phần nào trong Linh chi và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra sao.
1



Để xác định được điều đó chúng em thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết tách và
định tính một số hợp chất có trong cao nấm Linh chi được thu hái tại Đà
Nẵng”. Mục tiêu của đề tài là:
− Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách.
− Định tính một số hợp chất trong cao chiết bằng nước của nấm Linh chi.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Giới thiệu về nấm Linh Chi
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum (Leyss. Ex. Fr) Karst.
Nấm linh chi có nhiều tên gọi khác nhau như Bất lão thảo, Vạn tiên thảo, Thần tiên
thảo, Chi Linh, Nấm lim, Đoạn thảo…Mỗi tên gọi của Linh chi gắn liền với một giá
trị dược liệu của nó. Tên gọi linh chi bắt nguồn từ Trung Quốc, hay theo tiếng Nhật
là Reishi hoặc Mannentake (1).
Nhiều nhà khoa học cho rằng nó là một loại cây cỏ nhưng thực ra linh chi là
một loại nấm. Trong tự nhiên, nấm linh chi mọc ở rừng rậm, ít ánh sáng và có độ
ẩm cao, thường xuất hiện trên những thân cây mục.
Giá trị dược liệu của nấm Linh chi được ghi chép trong các thư tịch cổ của
Trung Quốc, cách đây hơn 4000 năm. Sau đó, nấm Linh chi được xếp vào “Thượng
dược” trong sách “Thần thông bán thảo” cách đây 2000 năm thời nhà Châu (2). Sau
đó được nhà dược nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân phân ra thành “Lục Bảo Linh
Chi” thời nhà Minh với các khái quát công dụng dược lý khác nhau ứng theo từng
màu (Lý Thời Trân, 1590).
Theo Lý Thời Trân thì nấm linh chi có 6 màu khác nhau:
− Xích chi (Linh chi đỏ cịn gọi là Hồng chi): vị đắng, tính bình, khơng độc. Chủ
trị xung trung kết (tức ngực), ích tâm khí, bổ trung, tăng trí nhớ và trí tuệ.

− Hắc chi (Linh chi đen cịn gọi là Huyền chi): mặn, tính bình, khơng độc. Chủ trì
ù tai, lợi khớp, bảo thần (bảo vệ cơng năng của hệ thần kinh), ích tình khí, làm
dai gân cốt.
− Thanh chi (Linh chi xanh còn gọi là Long chi) : tồn bình, khơng độc. Chủ trì
sáng mắt, bổ can khí, an thần, lãng trí nhớ.
− Bạch chi (Linh chi trắng còn gọi là Ngọc chi): cay, bình, khơng độc. Chủ trì ích
phế khí, làm thơng miệng, mũi, an thần.

3


− Hồng chi (Linh chi vàng cịn gọi là Kim chi): cam (ngọt), bình, khơng độc.
Chủ trì ích trùng khí, an thần.
− Tử chi (Linh chi tím cịn gọi là Mộc chi): ngọt, ôn, không độc. Chủ tậ lợi thủy
đạo (lợi tiểu), ích thận khí.

Hinh 1: Các loại nấm Linh chi dựa theo màu sắc
Ở Việt Nam, trong các tài liệu lưu lại của Hải Thượng Lãn Ông. Lê Hữu
Trác (1720-1791) cũng thấy đề cập đến nấm linh chi. Sau đó, Lê Qúy Đơn cịn
khẳng định về nấm Linh chi là nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam.
Trong quyển “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (1991) giáo sư Đỗ Tất Lợi còn
miêu tả chi tiết về đặc tính trị liệu của lồi nấm này, đồng thời còn cho rằng đây là
loại siêu thượng dược.
Trong số các lồi Linh chi tìm thấy cho đến nay thì Xích chi được nghiên
cứu y dược nhiều nhất và chi tiết nhất.Vì Linh chi đỏ Gernoderma Lucidum-là lồi
Linh chi tốt nhất trong các loài thuộc học Linh chi. Các nhà khoa học Nhật Bản cho
4


rằng nấm Linh chi có màu khác nhau khi được trồng trong một số điều kiện khác

nhau.
1.2.Phân bố và phân loại
1.2.1.Phân bố
Nấm Linh chi được phân bố khắp nơi trên thế giới. Nấm mọc trên gốc, rễ
cây sống và đã chết trong rừng đặc biệt trên các cây thuộc bộ Đậu như lim xanh, lim
vàng, phượng vĩ… (3).
Ở Việt Nam, nấm Linh chi được tìm thấy hầu hết ở các tỉnh vùng núi cao từ
Lào Cai (Sa Pa) đến Lâm Đồng (Lang Biang). Ở các vùng rừng trước kia, có nhiều
cây lim đã bị khai thác, trên gốc hoặc phần thân cành cịn lại (chủ yếu là phần giác)
đều có thể thấy nấm này mọc vào mùa mưa ẩm như vùng rừng thuộc lâm trường
Hương Sơn ( Hà Tĩnh), vùng rừng thuộc vườn Quốc Gia Bến En (Thanh Hóa) và
Tam Đảo (Vĩnh Phúc)…
Nhật Bản là nước tiên phong trong việc tìm ra cách trồng Linh chi. Kể từ
đó, nấm Linh chi được trồng nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Việt Nam, Mỹ…. Con người chủ động hơn về nguyên liệu và có thể phát triển
nhiều hơn về việc phát triển các sản phẩm từ Linh chi và đáp ứng được nhu cầu của
người sử dụng.
1.2.2.Vị trí phân loại
Nấm Linh chi có vị trí phân loại được thừa nhận rộng rãi hiện nay
Ngành

:

Eumyota

Ngành phụ

:

Basidiomycotina


Lớp

:

Hymenomycetes

Lớp phụ

:

Hymenomyetidae

Bộ

:

Aphyllophorales
5


Họ

:

Ganodermataceae

Họ phụ

:


Ganodermoidae

Giống

:

Ganoderma

1.3.Đặc điểm hình thái của Linh chi
Linh chi thuộc nhóm nấm lớn và rất đa dạng về chủng loại từ khi xác lập
thành một chi riêng là Ganoderma Karst (1991), đến nay tính ra có 200 lồi được
cơng nhận, riêng Ganoderma lucidum đã có hơn 45 lồi.
Điểm đặc biệt có ở nhóm nấm này là màng bào tử đảm 2 lớp-một dấu hiệu
di truyền nổi bật, cho nên nhiều nhà khoa học đề nghị xếp chúng vào một họ độc
lập là họ Linh chi (Ganodermataease Donk).

Hình 2: Nấm Linh chi tự nhiên

Hình 3: Nấm Linh chi được trồng

Nấm Linh chi (quả thể) có 2 phần là cuống nấm và mũ nấm.
− Cuống nấm có thể dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,5-3cm.
Cuống nấm lúc mới hình thành màu trắng sau chuyển thành màu vàng, màu
nâu,… và phủ vỏ bóng. Cuống nấm hình trụ, ít phân nhánh, đơi khi cịn uốn
khúc cong quẹo (do biến dạng trong q trình ni trồng).
− Mũ nấm lúc nhỏ có hình trứng, lớn lên có dạng gần trịn, đơi khi xịe hình quạt
hoặc ít nhiều dị dạng đồng tâm và có tia rảnh phóng xạ. Trên mặt mũ có các vân
6



đồng tâm, màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng nâu – vàng cam – đỏ nâu –
nâu tím, nhẵn bóng, láng như vemi. Khi già, sẫm màu, lớp vỏ láng lớp phấn đỏ
nâu trên bề mặt ngày càng nhiều và dày hơn. Mũ nấm có đường kính từ 215cm, dày 0,8-3,3cm, phần đính cuống thường hay gồ lên hoặc lõm như lõm
rốn. Mặt dưới nấm là thụ tầng màu trắng ngà khi già ngả màu nâu vàng mang
nhiều lỗ nhỏ li ti chứa những tế bào dục sinh bào tử màu trắng ngà. Mép nấm
mỏng hoặc hơi tù, lượn sóng, hơi chia thùy ở những mũ nấm có kích thước lớn.

Hình 4: Lát cắt giải phẫu hiển vi của nấm Linh chi
Phần thịt nấm phân chia kiểu lớp trên và lớp dưới. Ở các lớp trên, các tia
sợi hướng lên. Trên lát cắt trên giải phẫu hiển vi, chỉ thấy đầu trên của các sợi phình
hình chùy, mảnh rất dày, đan khít vào nhau tạo thành lớp vỏ láng (dày khoảng 0,20,5mm). Nhờ lớp láng bóng khơng tan trong nước mà nấm chịu được mưa, nắng. Ở
lớp dưới, hệ sợi tia xuống đều đặn, tiếp giáp vào tầng sinh bào tử.
Tầng sinh sản là một lớp ống dày từ 0,2-1,8cm màu kem-nâu nhạt gồm các
ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn, khoảng 3-35 ống/mm. Đảm bào tử thường được mơ
tả dạng trứng cụt, đảm bào tử có cấu trúc lớp vỏ kép, màu vàng mật ong sáng, chính
giữ khối nội chất tụ lại một giọt hình cầu, dạng giọt dầu, kíh thước bào tử rất nhỏ
phải xem dưới kính hiển vi mới thấy được. Bào tử Linh chi có 2 lớp vỏ rất cứng,
khó nảy nầm và chứa các thành phần như Linh chi nhưng hàm lượng nhiều hơn
(theo một số báo cáo) nên tác dụng như nhau. Khi Linh chi phóng thích bào tử,
7


nhìn xuyên qua ánh nắng sẽ thấy từng đợt bào tử bay như khói bám vào mặt trên
của Linh chi tạo thành một lớp bụi mỏng màu nâu đỏ, rất mịn, như đất đỏ bazan.

Hình 5: Bào tử nấm Linh chi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó thì kích thước bào tử của
Linh chi tùy thuộc theo từng vùng khác nhau.
Vỏ bào tử khá dày và có cấu trúc phức tạp. Mặc dù, kích thước biến đổi

nhưng cấu trúc tinh vi của bào tử đảm có độ ổn định cao dù là ở đâu trên thế giới.
Rõ ràng kiến tạo lỗ thủng trên bề mặt vỏ ngoài là phổ biến nhất và quan sát thường
thấy mấu lồi nhỏ (có đường kính từ 0,5- 1,5m) ở đầu đối diện lỗ nảy nầm- ở đáy
bào tử. Mới chỉ thấy Steyaert (1972), Futado (1962), Hseu (1990)… chụp và vẽ mô
tả cấu trúc này nhưng chưa ai đưa ra nhận xét và thuật ngữ nào.
Lỗ nảy nầm của bào tử đảm khá lớn, là đặc điểm quan trọng của loài
Ganoderma.
Trên vỏ lớp ngoài thấy rõ các trụ chống hay gai chống do đa số các tác giả
nhận xét đỉnh của trụ nổi gồ thành mụn cóc. Tạo thành các xoang rỗng ở lớp vỏ
ngồi, nhờ đó tạo khả năng bảo vệ cao cho bào tử. Lớp vỏ trong mỏng hơn, sát ngay
bên dưới tầng nền của lớp vỏ ngoài, thường cảm quan mạnh. Do vậy thấy đậm màu
dưới kinh hiển vi quang học, cấu trúc của lớp vỏ trong cho đến nay vẫn chưa được
biết rõ.
8


1.4.Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Chu trình phát triển của nấm Linh chi qua từng giai đoạn được tóm tắt trong
sơ đồ sau :

Hình 6: Chu trình phát triển của nấm

Nấm Linh chi sinh sản chủ yếu bằng bào tử nằm ở mặt dưới của quả thể. Các
bào tử đảm đơn bội, trong điều kiện thuận lợi nảy mầm tạo hệ sợi sơ cấp, trong thử
nghiệm thì tỉ lệ nảy mầm ở nhiệt độ 28-30C. Hệ sơi sơ cấp đơn nhân đơn bội mau
chóng phát triển, phối hợp với nhau tạo thành hệ sợi thứ cấp- tức hệ sợi song hạch
phát triển, phân nhánh rất mạnh, tràn ngập khắp giá thể. Lúc này, thường có hiện
tượng hình thành bào tử vơ tính màng dày- rất dày.
Chúng dễ dàng rụng ra khi gặp điều kiện phù hợp sẽ nảy nầm cho hệ sợi
song mạch tái sinh. Hệ sợi thứ cấp phát triển đạt tới giai đoạn cộng bào- các vách

ngăn được hịa tan.
Tiếp đó là giai đoạn sợi bện kết để chuẩn bị cho sự hình thành mầm mống
quả thể, đây chính là giai đoạn phân hóa hệ sợi. Từ hệ sợi ngun thủy hình thành
các sợi mỏng dày, ít phân nhánh bện kết lại thành cấu trúc bỏ được cố kết bởi các
sợi bên phân nhánh rất mạnh.
9


Từ đó hình thành các mầm nấm màu trắng mịn vươn dài thành các trụ tròn
mập. Phần đỉnh trụ bắt đầu xòe thành tán, trong lúc lớp vỏ cam đang xuất hiện. Tán
lớn dần hình thành bào tầng và bắt đầu phát tán bào tử đảm liên tục cho tới khi nấm
già sẫm màu, khô tốp và lụi dần trong vịng từ 3-4 tháng. Phần có chức năng sinh
dưỡng chính là hệ sợi của nấm mọc ẩn trong gỗ mục hoặc đất.
Nấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ nguồn hữu cơ (động vật hoặc
thực vật). Nấm có hệ men (enzym) phân giải tương đối mạnh nên chúng có thể sử
dụng đa dạng thức ăn.
Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí lên sự sinh trưởng hệ vi nấm.
1.4.1.Nhiệt độ
Ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào, kích thích
các hoạt động các chất sinh trưởng, các enzym và chi phối toàn bộ các hoạt động
sống của nấm. Mỗi loại nấm có một khoảng nhiệt độ khác nhau thích hợp cho sự
phát triển và sinh trưởng của chúng. Nhiệt độ nuôi ủ hệ sợi bao giờ cũng cao hơn so
với khi nấm ra quả thể vài độ. Nhiệt độ cao hoặc thấp hơn nhiệt độ thích hợp sẽ làm
cho hệ sợi nấm sinh trưởng chậm lại hoặc chết đi.
Nhiệt độ thích hợp cho Linh chi phát triển


Giai đoạn ni sợi: từ 20 đến 30 độ C




Giai đoạn quả thể: từ 22 đến 28 độ C

1.4.2.Độ ẩm
Nếu nước không đủ, sợi nấm sinh trưởng chậm. Cịn nếu nước q nhiều thì
dễ mọc nấm mốc làm thối quả thể. Các loại nấm ở các giai đoạn sinh trưởng khác
nhau có nhu cầu về độ ẩm khác nhau.


Độ ẩm cơ chất: là lượng nước để bổ sung vào cơ chất để nấm có thể mọc
được từ 60-65%.

10




Độ ẩm khơng khí hay cịn gọi là độ ẩm tương đối khơng khí. Nó biểu hiện
bằng phần trăm của tỉ lệ độ ẩm tuyệt đôi trên độ ẩm bão hịa của khơng khí,
độ ẩm khơng khí từ 80-95%.



Độ thơng thống: trong suốt q trình nuội sợi và phát triển quả thể, nấm
Linh chi đều cần có độ thơng thống tốt.

1.4.3.Ánh sáng
Vì khơng có diệp lục nên nấm khơng cần ánh sáng liên tục. Cường độ ánh
sáng để chiếu cũng khác nhau tùy theo lồi trong thời kì phân hóa thể quả.
Ánh sáng đối với giai đoạn phát triển của Linh chi



Giai đoạn ni sợi: khơng cần ánh sáng



Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc được sách).
Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.

1.4.4.Độ pH
Hầu hết các nhóm nấm mọc trên thực vật hay kí sinh thì thích hợp mơi
trường pH thấp. Các loài nấm mọc trên mùn bã hay trên đất thì thích hợp với mơi
trường trung tính hay mơi trường kiềm. Nhưng một số lồi nấm có thể mọc ở biên
độ pH khá rộng. Một số lồi nấm cịn có khả năng tự điều chỉnh pH thích hợp cho
sự sinh trưởng của chúng.
Linh chi thích hợp trong mơi trường trung tính đến mơi trường acid yếu.
Đối với nguyện liệu trồng nấm thì khơng ở dạng dung dịch nên khó đo đối với các
loại máy pH đo ở dung dịch.
pH của mơi trường ni nấm Linh chi là 3- 7,5, thích hợp nhất là 5- 6.
Trong môi trường lỏng là 4,5- 5. Trong vật liệu trồng nấm điều chỉnh pH từ 5,8- 6
là vừa.
1.4.5.Chất dinh dưỡng
Nguồn cacbon: nguồn cacbon chủ yếu là đường gluose, saccharose,
maltose, tinh bột, pectin, legnin, cenlulose, hemicenlulo, từ đó chúng tổng hợp năng
lượng và tạo thành các chất cần thiết.
11


Nguồn nitơ hữu cơ: protein, pepton, acid amin ngoài ra có thể hấp thu ure,
muối amon, sulphate amon. Nitơ khơng được q nhiều làm cho sợi nấm mọc nhiều

khó hình thành quả thể.
Trong giai đoạn sinh trưởng sợi nấm, tỉ lệ C/N là 25/1. Giai đoạn hình thành
quả thể tỉ lệ đó là 30/1 hoặc 40/1.
Nguyên tố vi lượng: Ca, P, Mg, K. Nguồn vi lượng đó chỉ thêm vào q
trình ni cấy giống mẹ.
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng
nấm Linh chi vì:
Ngun liệu trồng nấm sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi
ngô, bông phế thải từ các nhà máy dệt, bã mía từ các nhà máy đường. Ước tính cả
nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu, chỉ cần sử dụng 10-15% lượng nguyên liệu
này để trồng nấm có thể tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân
hữu cơ từ phế liệu sau khi thu hoạch nấm.
1.5.Polysaccharide và triterpenoid trong nấm Linh chi
1.5.1.Polysaccharide
Có trên 200 loại polysacharide được trích ly và thu nhận từ nấm Linh chi.
Nhưng trong đó chỉ có 2 loại chính và tỉ lệ các thành phần có trong mỗi loại như
sau:
GL -A: Gal: Glu: Rham: Xyl (3,2: 2,7: 1,8: 1)

M=23000 Da

GL-B: Glu: Rham: Xyl (6,8: 2,0:1,0)

M= 25000 Da

GL-A có thành phần chính là Gal nên gọi là Glactan, GL-B có thành phần
chính là Glu nên gọi là Glucan.
Cấu trúc của một đơn vị của một polysaccharide trong nấm Linh chi được
xác định thông qua một phương pháp mới đó là: Matrix-Assitsted Laser
Desorption/Ionization (MALDI) kết hợp khối phổ 2 lần (MS-MS).

12


Hình 7: Một đơn vị của G.lucidum Glucan

Hầu hết các polysaccharide của Linh chi được hình thành từ 3 chuỗi
monosaccharide, có cấu trúc xoắn ốc 3 chiều, giống cấu trúc của AND và ARN.
Cấu trúc xoắn này dựa trên khung sườn cacbon, lượng khung sườn từ 10 000- 1000
000, đa số chúng tồn tại trong vách tế bào. Một phần polysaccharide phân tử nhỏ
không tan trong cồn cao độ nhưng tan trong nước nóng.
Chỉ có một số hoạt chất polysaccharide được biết đến trong nhiều thành
phần khác của Linh chi và đã được thử nghiệm hoạt tính sinh học như: Ganoderans
A, B, C có tác dụng hạ đường huyết, - D Glucan chống ung thư tăng miễn dịch, D6 Glucan làm tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hóa acid nucleic. Ngồi ra cịn có
hoạt chất BN-3D: 1, 2, 3, 4 (4).
Nhiều nghiên cứu về tác dụng của Linh chi cho thấy Linh chi có khả năng
tiêu diệt các tế bào ung thư của polysacharide trên các tế bào ung thư bạch cầu của
chuột (16), tế bào ung thư bạch cầu người HL-60 (17), tế bào ung thư tuyến tiền liệt
PC- 3 (17).

13


Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương và Trịnh Văn Tấn thì cao nước,
cao cồn và polysaccharide thơ được chiết từ Linh chi đỏ trồng tại Việt Nam đều có
tác dụng làm tăng đáp ứng miễn dịch trong thự nghiệm sây suy giảm miễn dịch
bằng cyclophosphamid (5).
Năm 2007, Xu Z. và cộng sự đã báo cáo một polysaccharide của linh chi
giúp đảy nhanh quá trình hồi phục các tế bào tủy xương, hồng cầu, bạch cầu, các tế
bào tiêu diệt tự nhiên và các tế bào T trên chuột gây ức chế miễn dịch bằng
cyclophosphamid (6).

Ngồi ra cịn nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng của nấm Linh chi có
liên quan đến sự hỗ trợ điều hịa miễn dịch thông qua sự cảm ứng của các cytokin
và tăng cường lại cơ quan miễn dịch phản ứng lại kích thích. Các thành phần khác
nhau từ Linh chi làm tăng cường sự phát triển và trưởng thành của các lympho T và
B, các tế bào đơn nhân lách, các tế bào NK và các tế bào đuôi gai trong nuôi cấy
invitro và trong các nghiên cứu động vật invivo (7) (8).
Các loại polysaccharide trong nấm Linh chi có trọng lượng phân tử khác
nhau được tìm thấy trong quả thể, sợi nấm và bào tử Linh chi.
Các phức hợp polysaccharide-protein có hoạt tính chống khối u và tăng
cường miễn dịch. Năm 1994, Byong Kak Kim tiến hành lai hệ sợi nấm bằng
phương pháp dùng dung hợp protoplast giữa chủng G.lucidum và G.applanatum,
thậm chí với cả nấm Hương, qua đó làm tăng cường hoạt tính chống khối u
sacrom180 của các phức polysaccharide-protein lên đáng kể.
Polysaccharide có nguồn gốc từ Linh chi dùng trong điều trị ung thư đã
được nhận bằng sáng chế ở Nhật. Năm 1976 công ty Kureha Chemial Industry sản
xuất chế phẩm trích từ nấm Linh chi có tác dụng kháng carcinogen. Năm 1982,
công ty Teikoko Chemical Industry sản xuất sản phẩm từ Linh chi có nguồn gốc
glucoprotein làm chất ức chế neoplasm. Bằng sáng chế Mỹ 4051314, sản xuất chất
mucopolysaccharide từ nấm Linh chi có tác dụng chống ung thư của Ohtsuka et al
vào năm 1997.
14


Hình 8: Cơng thức của mucopolysaccharid

Lei L. S. và Lin L. B. 1993 đã chứng minh tác dụng tăng sinh tổng hợp IL-2
(Interleukine 2) và hoạt tính AND polymerase ở chuột già tuổi bởi polysaccharide,
càng làm rõ hơn khả năng trẻ hóa, tăng tuổi thọ của nấm Linh chi.
Nấm linh chi có chứa rất nhiều polysaccharide có khối lượng phân tử lớn,
các hợp chất này mang hoạt tính sinh học và được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của

nấm linh chi. Nhiều nhóm polysaccharide có thể được chiết xuất từ thân nấm, bào
tử và khuẩn ty. Các polysaccharide của nấm linh chi có tác dụng sinh học như
chống viêm, hạ đường huyết, chống loét, chống lại sự hình thành khối u và tăng
cường khả năng miễn dịch (Miyazaki et al. (1981); Hikino et al. (1985); Tomoda et
al. (1986); Bao et al. (2001); Wachtel-Galor et al. (2004)). Người ta thường chiết
xuất các polysaccharide trong nấm linh chi bằng nước nóng sau đó tiến hành kết tủa
chúng bằng dung dịch ethanol hoặc methanol. Đơi khi cũng có thể chiết xuất bằng
nước và dung dịch kiềm. Theo kết quả phân tích, thành phần chủ yếu trong
polysaccharide của nấm linh chi (Ganoderma lucidum- polysaccharides: GL- PSs)
là đường glucose (Bao et al. (2001); Wang et al. (2002)). Ngồi ra, GL- PSs cũng có
cấu trúc polymer mạch thẳng, bao gồm: xylose, mannose, galactose và fucose với
nhiều vị trí liên kết β hoặc α khác nhau như 1- 3, 1- 4 và 1- 6 với các dạng đồng
phân - D hay L (Lee et al. (1999); Bao et al. (2002)). Khả năng chống lại sự hình

15


thành khối u của GL- PSs phụ thuộc vào cấu hình mạch nhánh cũng như tính tan
của polysaccharide này (Bao et al. (2001); Zhang et al. (2001))
1.5.3.Triterpenoid
Tecpen là hợp chất tự nhiên mà có bộ khung cacbon của nó bao gồm một
hoặc nhiều đơn vị isopren C5. Triterpen là một phân lớp nhóm terpen, có cấu trúc
khung C30.40 Cấu trúc hóa học của các triterpenoid trong nấm Linh chi dựa trên
Lanostan-là một chất chuyển hóa của lanosterol 33, 40. Các triterpenoid của nấm
Linh chi đã nhận được những chú ý đáng kể do những tác dụng dược lý nổi bật của
chúng (9).
Acid ganoderic A và acid ganoderic B là 2 nhóm thuộc 2 chất thuộc nhóm
triterpen được phân lập lần đầu từ Linh chi vào năm 1982 (10).
Cho đến ngày nay người ta đã xác định có hơn 150 triterpenoid khác nhau
được xác định trong quả thể, bào tử và hệ sợi và được phân thành 5 nhóm cấu trúc

chính (11). Ngồi ra cịn có acid ganoderic R, S, T là những triterpenoid chính trong
sợi nấm.
Hàm lượng triterpennoid là khác nhau ở các bộ phận khác nhau và ở các
giai đoạn phát triển của nấm. Sự khác nhau của các triterpenoid trong G. lucidum có
thể được sử dụng để phân biệt nấm dược liệu này với các loài khác gần tương tự và
sử dụng như một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của các mẫu nấm Linh chi khác
nhau (12) (13).
Theo nghiên cứu của Trần Thị Văn Thi và công sự, cao triterpenoid trong
nấm Linh chi với liều 484 mg cao/kg thể trọng chuột có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Ở liều này, cao nấm Linh chi có khả năng ức chees39,86% sự tăng hoạt độ men
ALT trong huyết thanh chuột gây ra bởi paracetamol (14).
Nghiên cứu của Đỗ Thị Hà cùng các cộng sự (2013) cho thấy cao chiết
methanol và các phân đoạn n- hexan, diloromethan, nước của dịch chiết methanol,
cùng các hợp chất phân lập được từ nấm Linh chi (ergosterol, ergosterol peroxid và
16


ganodermanontriol) có tác dụng bảo vệ gan invivo và invitro liên quan đến sự kích
hoạt enzyme HO-1 và hợp chất gernodermanontriol thể hiện tác dụng kích hoạt
protein HO-1 thơng qua sự kích hoạt yếu tố chuyển vị trong nhân tế bào NRF- 2,
trong các con đường tín hiệu P13K/Akt và p38, làm tăng cường mức độ bảo vệ của
các tế bào gan chống lại t-BHP gây ra các stress oxy hóa (18).
1.5.5.Hợp chất Tannin
Khả năng phản ứng của tannin cơ đặc với các phân tử có ý nghĩa sinh học
như protein, kim loại và polysacarit có các hậu quả sinh lý học dinh dưỡng quan
trọng và do đó việc xác định hàm lượng tannin cô đặc trong thực vật là rất quan
trọng. Tannin thể hiện nhiều chức năng quan trọng về mặt sinh học, như bảo vệ
chống lại stress oxy hóa và các bệnh thối hóa.
Stress oxy hóa dẫn đến sự thay đổi oxy hóa các đại phân tử sinh học như
lipid, protein và axit nucleic. Nó được coi là đóng một vai trị quan trọng trong cơ

chế bệnh sinh của bệnh lão hóa và thối hóa. Để đối phó với sự dư thừa của các gốc
tự do được tạo ra khi bị stress oxy hóa, cơ thể con người đã phát triển các cơ chế
tinh vi để duy trì q trình khử oxy hóa. Các cơ chế bảo vệ này bao gồm nhặt rác
hoặc khử độc các loại oxy phản ứng (ROS), ngăn chặn sản xuất ROS, cô lập các
kim loại chuyển tiếp, cũng như enzyme và không enzyme bảo vệ chống oxy hóa
được sản xuất trong cơ thể, nghĩa là, nội sinh.Tannin là chất chống oxy hóa phong
phú nhất trong thức ăn của con người (15).
1.6.Tác dụng trị liệu của nấm Linh chi
Qua các phân tích các hoạt chất về mặt dược tính của Linh chi của các
nghiên cứu trước đây và đã được kiểm nghiệm qua quá trình sử dụng trong một thời
gian dài trong các bài thuốc. Người ta thấy Linh chi có những tác dụng tốt đối với
các bệnh:
1.6.1. Đối với bệnh về hệ tim mạch
Nấm Linh chi có tác dụng điều hịa, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người
bệnh huyết áp cao, nấm Linh chi làm giảm bớt và dùng nhiều thì có tác dụng làm
17


×