Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Văn phân tích tác phẩm văn học lớp 12: phân tích nhân vật Huấn Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.02 KB, 9 trang )

Văn phân tích tác phẩm
văn học lớp 12: phân
tích nhân vật Huấn Cao


Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của trong nền văn học hiện đại Việt
Nam, sáng tác của ông thường xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài
năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà
sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên
hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.
Nhà văn Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ hình tượng Cao Bá Qt với văn
chương “vơ tiền Hán”, nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai”,
một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Được khơi gợi nguồn
cảm hứng để sáng tạo nên hình tượng Huấn Cao. Phải chăng Nguyễn Tuân
mượn nhân vật Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát hay dựa vào Cao Bá Quát
để khái quát lên hình tượng nhân vật Huấn Cao mà ở đó cái đẹp của tài hoa
kết hợp với cái đẹp của 1 khí phách và thiên lương trong sáng.
Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ.
Nghệ thuật viết chữ đẹp là 1 nghệ thuật cao quý là sản phẩm mang tính
truyền thống văn hóa dân tộc của những người có trí thức lớn chữ của ơng
Huấn khơng phải là những con chữ vô tri vô giác mà mỗi con chữ nói lên
hồi bão tung hồnh của cả 1 đời người. Cái tài của Huấn Cao lan truyền
như 1 huyền thoại đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục
đến “mất ăn mất ngủ”, không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của
Huấn Cao, “một báu vật trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là
chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một khơng hai, là
kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của
Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì.
Khơng chỉ thế Huấn Cao đi vào lịng người đọc như 1 bậc anh hùng, 1 bậc
trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân



ái quốc. Nhưng ngược lại ông đã chống lại triều đình và bị khép vào tội
“phản nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lịng nhân ái bao la,
ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi
giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và
thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn
Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ơng sẽ được hưởng vinh hoa phú
quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu
tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành
công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày
xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn
Cao rất giỏi võ, ơng có tài “bẻ khố, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một
người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời. Tác giả miêu
tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án.
Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao
vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác
nhưng ơng Huấn vẫn hồn tồn tự do bằng hành động “dỗ cái gơng nặng tám
tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp
sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu
nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông
vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ơng đứng đầu gơng, ơng vẫn mang hình dáng của một
vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng
vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục ! Mặc dù ở
trong tù, ông vẫn thản nhiên “nhận rượu thịt như một việc vẫn làm trong
hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục
hỏi Huấn Cao cần gì thì ơng trả lời: “Người hỏi ta cần gì ư? Ta chỉ muốn
một điều là ngươi đừng bao giờ bước chân vào đây nữa ”. Cách trả lời ngang
tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang,



kiên cường. Ơng khơng thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc
phạm.
Huấn Cao cịn là 1 con người có thiên lương trong sáng, cao khiết . Ơng rất
có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ơng biết đặt vị trí của mình lên
trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất
năng khuất”. Tiền tài danh vọng và cường quyền không thể làm cho lương
tâm của ông thay đổi , ông luôn kiêu hãnh ngẩng cao đầu về điều này: “ta
nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối
bao giờ.”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, khơng hề
có một chút trầy xước nào. Theo ơng, chỉ có “thiên lương” , bản chất tốt đẹp
của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản
ngục, Huấn Cao khơng những vui vẻ nhận lời cho chữ mà cịn thốt ra rằng :
“Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ
là một việc rất hiếm bởi vì “tính ơng vốn khoảnh”. Và người anh hùng chọc
trời khuấy nước”, khí phách ngang tàng kia đang ngày đêm bị gông xiềng
trong ngục tối để chờ ngày hành quyết nhưng tư thế luôn ung dung hiên
ngang. Ơng dành những dịng chữ cuối cùng của đời mình cho viên quản
ngục khơng phải là sự dâng nộp báu vật của một tên tử tù cho viên quản
ngục coi giữ mình mà là sự cảm kích sự trân trọng của người nghệ sĩ đối với
kẻ liên tài người tri kỉ là sự đáp lại của một tấm lòng trước một tấm lòng
Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”.
Kẻ tử từ “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên
tấm lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết
tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài
hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước
mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho
chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc.


Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi

dập tài hoa của con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước
những người đang chịu trách nhiệm giam giữ mình. Ơng Huấn đã khun
viên quản ngục:
“Tơi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.
Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc
mất cái đời lương thiện”.
Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người
chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng
mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho, những lời nói cuối cùng đã nói
Huấn Cao người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn
tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét
chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ
phải; đã xố tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng
Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi
khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi
nơi.
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái
“tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một
con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới
trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà
văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ
thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến
cõi nào chăng nữa thì ơng vẫn sẽ mãi trong lịng người đọc thế hệ hơ


Đã có lần em và bố mẹ đi thăm mộ người thân trong ngày lễ tết .

GỢI Ý]

I.MB

-giới thiệu hok gian thời gian
-giới thiệu sự vật và cảm xúc của em.
vd: vào 1 buổi sáng mùa xuân đẹp trời, gia đình em cùng về quê đi tảo mộ
để thể hiện đạo lí Uống nc nhớ nguồn của dịng họ từ xưa đến nay. Chuyến
đi đó đã để lại nhìu ấn tượng làm em hok thể nào quên.
II.TB : lần lượt kể các sự việc
* sự việc 1: giải thích khái niệm tảo mộ
- vào đầu tháng 3, mùa xuân đến. Thời gian này khí trời mát mẻ, bầu trời
cao, trg xanh. Trg những ngày ấy, dân tộc VN có tục lệ tảo mộ tức là đi
viếng, sửa sang và khang trang lại phần mộ của tổ tiên, ông bà và người
thân.
*sự việc 2: kể lại diễn biến của buổi tảo mộ.
1. trên đg đi
a. sự chuẩn bị: để chuẩn bị cho chuyến đi tảo mộ đc chu đáo, trang trọng và
cẩn thận, bố mẹ em chuẩn bị mọi thứ cần thiết từ tối hơm trc. Mẹ thì chuẩn
bị làn, rượu, tiền vàng, hương, chè khô, xôi, hoa quả..
b.xuất phát:Đúng 5h, cả nhà lên đg.Mặc dù là mùa xuân nhưng trời vẫn chưa
sáng, mờ mờ ảo ảo, ông mặt trời vẫn đang ngái ngủ. Hai bên đg, các hàng
quán đang bắt đầu bầy hàng.
c. quang cảnh mùa xuân
- ông mặt trời đang dần ló rạng, ban phát những đứa con tinh thần làm thức


tỉnh mọi vật. Không gian bừng sáng hẳn. Bầu trời trg xanh, cao vời vợi.
Những làn gió nhẹ hiu hiu thổi qua. Tiếng chim ríu rít nghe thật vui tai làm
sao!!
2. Dến nghĩa trang
- gia đình em như bao gia đình khác, quét dọn lại phần mộ
- sau khi sửa sang bố mẹ em bắt đầu sắp lễ : thắp hương, cắm hoa, bày biện
hoa quả...

chuẩn bị đâu vào đấy, bố mẹ em bắt đầu khân vái. Bố mẹ đứng thật nghiêm
trang, cầu mong tổ tiên, ông bà ở thế giới bên kia đc mau chóng thanh thốt
về cõi tiên.. Dứng sau bố mẹ, em cũng đứng nghiêm trang, khấn vái. Bỗng
dưng em nhớ về ngày xưa, những ngày đc ở bên bà. Mới năm trc thui, bà
còn ở đây, cùng nói chuyện, cùng chơi vs cháu. Bà cịn khun dạy, kể
chuyện cho cháu.. Nghĩ đến thế, nc mắt em rưng rưng..
- Em đang nghĩ miên man, em chợt nghe thấy tiếng mẹ gọi. Em chạy tới,
cùng hoá tiền vàng vs mẹ. Cịn bố thì thắp hương cho các phần mộ khác ở
xung quanh..
III. KB
Tảo mộ xong, gia đình em ra về. Tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng. Qua tục
lệ này, đã thể hiện truyền thống cao đẹp của ng VN. Mong mún năm nào
cũng sẽ đc đi tảo mộ.

Bài làm

“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.
Từ lâu lắm Nguyễn Du đã viết như thế về phong tục tảo mộ ngày thanh
minh,và tôi chờ đợi ngày ấy để được đi thăm mộ bà với biết bao nỗi niềm,


cảm xúc.
Trời đất vạn vật choàng tỉnh sau giấc ngủ đơng,khốc tấm áo mùa xn tươi
tắn.Những giọt nắng đầu tiên trải trên nẻo đường làng nâu sậm thành từng
vùng ấm dịu.Những bơng lau bên đường khẽ đưa mình trong gió,gợn sóng
mềm mại.Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây.... Đường làng đẹp đến lạ
lùng !
Tơi và gia đình bước vào khu yên nghỉ của những người đã khuất.Gió ở đây
lạnh, heo hút và hoang vắng.Những nấm mộ trắng nằm lặng yên tưởng

chừng như không gian ở đây ngưng lại trong sự vĩnh hằng.Mẹ tôi đã chuẩn
bị đầy đủ những thứ cần thiết trong chiếc làn nặng trĩu:nào nhang,hoa và cả
đồ lễ nữa.Bà tôi nằm ở đây.Mẹ và chị tôi sửa sang phần mộ bà chu đáo,cẩn
thận.Đưa mấy nén nhang đã đốt sẵn,mẹ bảo chị tôi đi thắp nhang cho các
ngôi mộ xung quanh.Mẹ bày đồ lễ,tôi đứng lặng trước mộ bà,trong hương
trầm nghi ngút,những kỷ niệm ngày xưa tràn về …Tất cả chỉ như vừa mới
hôm qua thôi.Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng.Nhớ hơi ấm
đặc biệt của bà,hình bóng bà mỗi sớm tinh sương,thổi bếp rạ,nướng củ khoai
thơm phức.Tơi thường theo bà dậy sớm,thích ngồi cuộn lại trong lòng bà
như một con mèo nhỏ,với tay đun bếp cùng bà.Hơi lửa làm nóng bừng hai
má ,tơi vừa thổi vừa ăn miếng khoai nướng ngọt đến mềm môi...Thuở bé
thơ, hai chị em tơi thường dành nhau chải tóc cho bà.Tóc bà dài, lốm đốm
sợi bạc,thoảng mùi sả thơm…Tơi nhớ khôn nguôi mùi hương ấm nồng làm
cay sống mũi ấy.Lúc nhỏ,tôi là đứa trẻ hậu đậu,vụng về nhưng bà chẳng bao
giờ mắng tôi. Bà dạy tôi mọi thứ,cẩn trọng,rõ ràng như người ta truyền cho
nhau kinh nghiệm đã được chắt chiu cả một đời.Thuở ấy,mỗi lúc đông về,bà
thường nhắc tôi mặc áo cho thật ấm,vậy mà giờ đây bà nằm một mình trong
lịng đất lạnh,trống trải và cơ đơn…Tơi yêu bà,gắn bó bên bà cả một thời thơ
bé.Tâm hồn tôi trong trẻo hơn,trái tim hiểu thế nào là nhân ái từ sự dạy dỗ


của bà,từ những câu chuỵên cổ tích mà bà đã kể.Bây giờ tôi đã lớn
khôn.Đông về biết tự mặc áo ấm,làm việc nhà khơng cịn hậu đậu vụng
về,bà tơi lại chẳng cịn có dịp nhìn thấy thành quả của mình được nữa.
Tiếng mẹ gọi hoá vàng,tro tiền giấy bay kéo tơi ra khỏi thế giới tuổi thơ tràn
ngập hình bóng của bà.Tôi trở về nhà trên con đường cũ nhưng sao thấy
không gian như ảm đạm hơn.Dường như tôi đang mong chờ một điều kỳ
diệu vẫn thường xảy ra trong các câu chuyện cổ tích để khơng gian buồn
trên con đường về nhạt bớt đi chăng?
Có thể bà đã đi xa mãi nhưng bà vẫn sống trong lịng tơi và tất cả mọi người

trong gia đình.Tơi tin bà đang dõi theo từng bước đường đời của đứa cháu
yêu và nhất định sẽ để bà được mỉm cười về tôi nơi chín suối.



×