Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Các đề thi về rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.63 KB, 8 trang )

Các đề thi về tác phẩm Rừng xà nu
(Đáp án của BGD)
ĐỀ THI TNPT 2003
Cảm nhận của Anh hoặc chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu
của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Câu 3
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Thực chất, học sinh phải biết cách phân tích nhân vật (cây
xà nu) trong truyện ngắn ; biết làm bài nghị luận văn học, kết cấu bài chặt chẽ, bố cục rõ
ràng, diễn đạt tốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Đây là một đề bài có phần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thể hiện những tình cảm,
xúc cảm và sự hiểu biết, nhận thức (cảm nhận) riêng về một hình tượng trong tác phẩm.
Do đó, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tập trung vào những khía
cạnh nào mà mình tâm đắc nhất. Điều quan trọng để xác định chất lượng của bài làm
chính là ở chiều sâu của sự cảm nhậnchứ không phải chỉ ở số lượng ý.
Trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung
Thành (hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm...), lựa
chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm bật những hiểu biết và cảm xúc của mình
về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm này.
Đại thể, những ý chính cần làm rõ :
2.1. Cây xà nu là hình tượng xun suốt, được miêu tả cơng phu, đậm nét trong toàn bộ
tác phẩm (đặc biệt là ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm miêu tả rừng xà nu đầy chất
thơ hùng tráng: “đến hút tầm mắt cũng khơng thấy gì khác ngồi những rừng xà nu nối
tiếp chạy đến chân trời”).
2.2. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xô Man - Trong những
sinh hoạt (Tnú cầm đuốc xà nu soi cho Dít giần gạo, lũ trẻ làng Xơ Man mặt lem luốc
khói xà nu, Tnú và Mai đốt khói xà nu xông bảng nứa để học chữ,...) ;
- Trong những sự kiện trọng đại (giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng dẻ tẩm dầu xà nu, ngọn
lửa xà nu soi rõ xác những tên lính giặc,...).
2.3 . Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô Man




- Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời (phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng) cũng như
dân làng Xô Man ham tự do ;
- Cây xà nu phải chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bạo (hàng vạn cây xà nu không
cây nào không bị thương) cũng như dân làng Xô Man nhiều người bị chúng giết hại ;
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt khơng gì tàn phá nổi (cạnh một cây mới ngã gục đã có
bốn năm cây con mọc lên) cũng như các thế hệ dân làng Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy
chiến đấu.
Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên
và nhất là thêm yêu quí, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ.
3. Tiêu chuẩn cho điểm
Điểm 6 :
Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên ; cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc, phong phú
và chính xác ; văn viết có cảm xúc ; có thể cịn một vài sai sót khơng đáng kể.
Điểm 4:
Nắm chắc nội dung cơ bản của tác phẩm, nhưng cảm nhận chưa sâu sắc, phân tích cịn có
phần lúng túng ; đã nêu được phần lớn số ý ở mục 2 ; dẫn chứng đầy đủ, nhưng có chỗ
chưa tiêu biểu ; diễn đạt tương đối tốt. Chữ viết khá cẩn thận.
Điểm 2:
Chưa hiểu đề, chưa nắm được tác phẩm ; phân tích quá sơ sài hoặc chỉ kể lể dài dòng ;
diễn đạt kém. Chữ viết cẩu thả.
Điểm 1:
Tuy có viết về tác phẩm, nhưng sai lạc hồn toàn cả nội dung và phương pháp./.
Đề thi TNPT Bổ túc VH 2004
Anh hoặc chị hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu cuả
Nguyễn Trung Thành.
1. Yêu cầu chung :
Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Trung Thành (đơi nét chính về tiểu sử tác giả và sự
nghiệp sáng tác), truyện ngắn Rừng xà nu (hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung

và nghệ thuật của tác phẩm, vị trí, vai trị của Tnú trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm...),


thí sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểuđể làm nổi bật hình tượng nhân vật
này.
2. Yêu cầu cụ thể:
Thí sinh có thể phân tích và sắp xếp hệ thống ý theo những cách khác nhau, miễn là nêu
được các ý chính sau đây :
2.1. Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm :
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó mật thiết với Tây Nguyên và có những tác
phẩm thành cơng về vùng đất này trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Tác phẩm Rừng xà nu viết năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền
Nam nước ta.
2.2. Phân tích nhân vật Tnú
- Tnú vốn là một cậu bé cha mẹ mất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang, đùm bọc;
Tnú gan góc, táo bạo (tự đập đá vào đầu, lựa chỗ thác mạnh mà vượt qua,...);
- Trung thành tuyệt đối với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc (giặc khủng bố rất dã man,
nhưng Tnú và Mai vẫn hăng hái vào rừng nuôi cán bộ; buôn làng bị giặc tàn phá, vợ con
bị giặc giết hại, bản thân bị tra tấn dã man, ...);
- Gắn bó với dân làng, yêu thương vợ con (xúc động khi trở về thăm làng; lao vào giữa lũ
giặc để cứu vợ con,...);
- Từ đó, Tnú quyết tâm tham gia “lực lượng” chiến đấu giải phóng quê hương.
* Tnú là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Rừng xà nu, được xây dựng bằng bút pháp
giàu chất sử thi.
* Cuộc đời của Tnú phản ánh cuộc đời của dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Tây
Nguyên nói chung : Trước kẻ thù dã man, tàn bạo họ chỉ có con đường duy nhất là cầm
vũ khí chiến đấu giải phóng quê hương.
Đề thi Đại học Khối D 2006
Câu III.a. Theo chương trình THPT khơng phân ban (3 điểm)
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn.
Giới thiệu chung (0,5 điểm)


- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng
chiến và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất, con người nơi này.
- Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào
miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xơ Man.
- Cây xà nu là một hình tượng nổi bật và xun suốt tác phẩm.
Phân tích hình tượng cây xà nu (1,5 điểm)
Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên
- Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của
miền đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được một bối cảnh
hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.
- Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, là chứng nhân của những sự
kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì.
Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến
tranh Cách mạng
- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những
mất mát, đau thương vô bờ mà đồng bào ta đã trải qua trong thời kỳ cách mạng miền
Nam bị khủng bố ác liệt.
- Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện sự bất
khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền
Nam trong cuộc chiến đấu một mất một cịn với kẻ thù.
-Đặc tính “ham ánh sáng” của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin
vào lý tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.
- Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng xà nu
gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau
kháng chiến.
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả cây xà nu (0,5 điểm)

- Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng, khi đặc tả cận
cảnh một số cây.
- Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc
dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng...


- Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình
thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng
vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời
sống.
- Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng đoạn văn
giống như một đoạn thơ trữ tình.
Kết luận (0,5 điểm)
- Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp
hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. - Trong nghệ thuật
miêu tả cây xà nu, chất thơ và chất sử thi hòa quyện nhuần nhuyễn, thể hiện rõ một phong
cách văn xuôi vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình, vừa giàu sức khái quát của
Nguyễn Trung Thành.
ĐỀ THI TNPT 2007
Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
a. u cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song cần đạt được các ý
sau:
- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và
dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân
làng Xô Man.
- Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của người dân Xô Man.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể cịn mắc một vài lỗi nhỏ

về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được nửa số ý của các yêu cầu trên, còn mắc một số
lỗi diễn đạt, câu chữ.


- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc cịn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Khơng trình bày được ý nào của yêu cầu trên.
ĐỀ THI TNPT- Ban KHXHNV 2007
Câu 4b (5 điểm)
Anh, chị hãy phân tích hình ảnh con người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành.
Câu 4b (5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc
hiểu để phân tích nhân vật trong truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng,
diễn đạt tốt, khơng mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Rừng xà nu,
thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần nêu
được những nội dung cơ bản sau:
- Phân tích các nhân vật tiêu biểu cho những thế hệ con người Tây Nguyên: cụ Mết, Tnú,
Dít, bé Heng.
- Khái quát chung: đặc điểm của con người Tây Nguyên yêu nước, căm thù giặc, đoàn kết
đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu yêu thương;
Nghệ thuật: xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.
ĐỀ THI TNPT-Bổ túc Văn hóa 2007 (Kì 2 – Đề I)
Câu 3 (5 điểm)
Anh, chị hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung
Thành.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần đạt được những ý cơ bản
sau:

* Giới thiệu khái quát truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và nhân vật


Tnú.
* Phân tích nhân vật Tnú:
- Cuộc đời Tnú gắn bó máu thịt với cuộc chiến đấu khốc liệt, anh hùng của dân
làng Xô Man.
- Tnú tiêu biểu cho những phẩm chất, tính cách của con người Tây Nguyên:
+ Trung thực, trong sáng.
+ Yêu thương sâu nặng, đằm thắm, thuỷ chung; căm thù cháy bỏng.
+ Hành động dứt khoát, quyết liệt; bất khuất; kiên trung.
+ Khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt.
* Đánh giá khái quát: Số phận, sự trưởng thành của Tnú tiêu biểu cho số phận,
con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên; là một trong những hình tượng thành
cơng xuất sắc của Nguyễn Trung Thành, của văn học chống Mĩ cứu nước.
ĐỀ THI TNPT- Bổ túc Văn hóa 2007 (Kì 2 - Đề II)
Câu 1 (2 điểm)
Anh, chị hãy tóm tắt (khoảng 30 dịng) truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
.
a. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có cách tóm tắt khác, song cần nêu được những ý chính sau:
- Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú trở về thăm làng Xô Man. Cụ Mết kể cho dân làng nghe về
cuộc đời, sự trưởng thành của Tnú cùng quá trình quật khởi của làng Xô Man.
- Tnú mồ côi từ nhỏ, dân làng Xô Man nuôi dưỡng Tnú.
- Tnú được giác ngộ, tham gia cách mạng.
- Tnú chiến đấu gan góc, thông minh. Tnú trở thành người chỉ huy cuộc đồng khởi của
làng Xô Man. Tnú tham gia lực lượng Giải phóng quân.
b. Cách cho điểm:



- Điểm 2: Biết cách tóm tắt tác phẩm tự sự. Đảm bảo đầy đủ các ý cơ bản trên. Có thể cịn
mắc một vài lỗi về diễn đạt, câu chữ.
- Điểm 1: Biết tóm tắt tác phẩm tự sự, nêu được khoảng một nửa các sự kiện trên.
- Điểm 0: Bài không kể được sự kiện nào, hoặc kể sai hoàn toàn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×