Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giá trị hiện thực vợ nhặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.66 KB, 5 trang )

Đề bài 3: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm “ Vợ nhặt”
Gợi ý làm bài
Mở bài: Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học
Việt Nam sau 1945. Thơng qua tình huống “nhặt vợ” ngồ ngộ mà đầy thương tâm, nhà
văn đã cho ta thấy được nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong
nạn đói năm 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm của họ.
Truyện ngắn giàu giá tri hiện thực và nhân đạo.
Thân bài
a. Giá trị hiện thực
* Khái niệm “giá trị hiện thực” trong văn học.
Phản ánh hiện thực một cách cụ thể, chân thực, được xem là một nguyên lí quan trọng
của văn chương. Hiểu rõ quy luật đó, nhà thơ Tố Hữu khảng định “văn học không chỉ là
văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu khơng vì cuộc đời
mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”. Đúng thế, văn chương
bao giờ cũng bắt rễ rất sâu vào hiện thực để tạo nên những trang viết có sức sống tươi
xanh, giàu giá trị hiện thực. Văn học có giá trị hiện thực là khi tác phẩm phản ánh chân
thực những gì là bản chất nhất của cuộc sống, giúp người đọc nhận thức vừa toàn diện
vừa sâu sắc bức tranh hiện thực được phản ánh.
* Giá trị hiện thực trong Vợ nhặt
- Tác giả dựng lên khá chân thực bức tranh nạn đói ảm đạm, thê thảm năm 1945 mà nhân
dân ta phải đối mặt. Cái đói đã hành hạ người dân quê thật khủng khiếp. Người dân phải
dời bỏ quê hương, dắt díu nhau đi vật vờ như những bóng ma. Trong cách viết của nhà
văn, cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư:
“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái
Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm
ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả dạ. Không buổi sáng nào người trong
làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cịng queo bên đường. Khơng
khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.”
Chỉ một đoạn văn ngắn mà Kim Lân đã giúp chúng ta đã cảm nhận được khơng khí ghê
sợ của nạn đói đã đi vào lịch sử. Nạn đói mà hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Đối diện
với nạn đói này, người dân ngụ cư (âu cũng chính là đồng bào ta) ln sống trong tâm


trạng lo sợ “Biết rằng.... có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng”.
- Tác phẩm gián tiếp vạch trần tội ác của giặc ngoại xâm. Đánh chiếm nước ta, thực dân
Pháp đã “đẻ” ra hàng trăm thứ thuế hết sức vơ lí:
Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta, trong khi đó, Phát xít Nhật cũng ra sức thống
trị đồng bào ta. Chúng bắt dân ta phải “nhổ lúa để trồng đay”...Hậu quả là giặc ngoại xâm
đã đẩy dân ta rơi vào nạn đói năm 1945.
- Nhà văn phản ánh xu thế Cách mạng mà nhân dân lao khổ hướng tới. Với hình ảnh lá cờ
đỏ ở cuối tác phẩm, nhà văn như muốn khảng định: người dân nghèo như anh cu Tràng
sau khi giác ngộ chắc chắn sẽ đến với Cách mạng.
=> Với ba phương diện như đã trình bày ở trên, ta thấy tác phẩm Vợ nhặt giàu giá trị hiện
thực.
b. Giá trị nhân đạo
* Khái niệm “giá trị nhân đạo”


Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo
nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng
những nét đẹp trong tâm hồn và lòng tin vào khả năng vươn dậy của con người.
* Giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt của Kim Lân
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng:“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi
mãi tính người cho con người. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo”. Đồng cảm
với quan niệm của Nguyên Ngọc, viết Vợ nhặt, Kim Lân đã có dịp thể hiện tình yêu con
người tha thiết của mình. Tình cảm nhân đạo của ơng gửi gắm trong tác phẩm thể hiện
trên các phương diện sau:
- Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo
trong nạn đói.
+ Tác giả xót xa trước hình ảnh xóm ngụ cư chìm trong nạn đói: những xác người cịng
queo, tiếng quạ gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác chết gây gây, những
khuôn mặt u ám, những dáng người ủ rũ, những nỗi lo âu...tất cả đều gợi lên trong trái
tim nhà văn nỗi đau quặn thắt.

+ Kim Lân thương cảm sâu sắc với cảnh ngộ của mẹ con Tràng: Xót xa cho Tràng vì lấy
được vợ nhờ nạn đói nên anh vừa vui lại vừa tủi; cảm thương với nỗi lòng trĩu nặng suy
tư ngập đầy những lo lắng, băn khoăn của bà cụ Tứ; ái ngại cho thân phận bị rẻ rúng, xem
thường của người vợ nhặt...tất cả đều gợi lên trong cõi lịng nhà văn tình cảm bùi ngùi,
đầy xót xa.
- Nhà văn lên án, tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta:
Thương người dân nghèo bao nhiêu, nhà văn căm phẫn bấy nhiêu với tội ác của giặc
ngoại xâm. Bởi giặc ngoại xâm đã chà đạp lên quyền sống tự do, độc lập của nhân dân ta.
Bởi giặc ngoại xâm đã đẩy người dân lành vào ngõ thẳm đường cùng của nạn đói ghê sợ.
- Kim Lân khám phá, phát hiện, trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người
nông dân:
+ Họ là những con người giàu tình u thương, ln cưu mang, đùm bọc giúp đỡ nhau
trong cuộc sống.Vẻ đẹp này có lẽ được thể hiện rõ nhất qua hành cử của Tràng. Gặp
người đàn bà đói, dẫu chẳng dư dật gì, Tràng sẵn sàng cho ăn. Khi người đàn bà theo
mình, dù lo lắng cho những ngày sắp tới, Tràng cũng không từ chối, khơng hề đùa cợt,
xem thường. Đây chẳng phải chính là tinh thần “Thương người như thể thương
thân” vốn có tự ngàn đời của dân tộc đó sao ?
+ Họ là những con người giàu niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống: Đối diện với cái
chết cận kề, nhân vật của Kim Lân không bao giờ tuyệt vọng. Người vợ nhặt bỏ qua ý
thức về danh dự, chấp nhận “theo khơng” chỉ vì muốn dựng xây một mái ấm gia đình.
Tràng dẫu có phần lo lắng “thóc gạo này đến cái thân mình chả biết có ni nổi khơng,
lại cịn đèo bịng”, nhưng vẫn đầy hào hứng chào đón một cuộc sống mới“Hắn đã có
một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy... Một nguồn vui sướng, phấn chấn
đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn thấy hắn nên người...”. Bà cụ Tứ dẫu lo lắng
cho hai con nhưng vẫn không quên nhen lên ngọn lửa yêu sống “Biết thế nào hở con, ai
giàu ba họ, ai khó ba đời ?”...thế giới nhân vật của Kim Lân đều nhất quán hướng về sự
sống. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi viết tác phẩm này: “Trong sự túng
đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát
vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng”.
- Nhà văn hé mở con đường đổi đời tươi sáng, tích cực cho người dân khốn cùng. Bằng

cách để cho Tràng bừng tỉnh khi được giác ngộ “lá cờ đỏ to lắm” là của Việt Minh và


đồn người đói ầm ầm đi trên đê Sộp chính là Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật để chia
cho dân nghèo, nhà văn tin tưởng rằng: những người dân nghèo khổ như Tràng sẽ đấu
tranh dưới ngọn cờ của Đảng. Đó chính là con đường giúp họ đổi đời đúng đắn, tươi sáng
nhất.
Kết bài: Vợ nhặt là truyện ngắn giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Điểm đáng nói nhất
về giả trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin sâu sắc của nhà văn vào bản năng sống,
khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây có nét mới mẻ so với tình cảm
nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước Cách mạng.
Bài phân tích của Trương Mỹ Huyền lớp 12 chuyên văn THPT Nguyễn Tất Thành ,
Hà Nội (Giải ba cuộc thi HSG cấp quận)
Vì khi đã chết, chúng ta khơng thể lên tiếng. Phát xít Nhật càn qua quê hương ta, đất Việt
lầm than với hai triệu người con chết vất vưởng. Nhưng chính trong tận cùng ta thấy đối
cực, trong cái chết và màu đen, chúng ta thấy tình yêu và sắc sáng. Truyện "Vợ nhặt" là
thế, một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của sự sống, sống với nhọc nhằn khổ ải,
sống với cái nghèo đến tột độ về vật chất, nhưng chỉ cần hi vọng, một sự hi vọng trù phú
và vững chãi. Họ, chúng ta, tất thảy sẽ vượt qua.
Tràng xấu, xấu là xấu trai, nhưng được cái tốt bụng và dễ gần. Xóm làng nghĩ Tràng
khơng thể có vợ. Cũng đúng, với cái thời đói đến ăn cám hay ánh sáng vào đêm là thứ xa
xỉ vậy người vừa nghèo vừa xấu thì ai dám gửi thân ?
Xóm tản cư nheo nhóc và hoang tàn. Đơng thì có đơng nhưng xóm làng như vẻ khơng
người, chỉ là những cái bóng nhếch nhác lê gót trên những con đường quanh co. Xác chết
nhiều hơn thực thể di động. Bóng đen gần như chiếm lĩnh cả, mặt trời vẫn sáng đó, nhưng
đơi mắt của dân chúng ở đây cứ tối sầm sầm lại.
Ấy vậy mà Tráng có vợ. Xóm làng bị đói quật mà biểu hiện rõ nhất là lũ trẻ. Sự hoạt bát
bình thường thay cho cái im ỉm thụ động, chắc không ai dạy nhưng chúng biết bớt vận
động là bớt bầu bạn với đói. Nhưng Tràng lấy vợ! Bản năng làm chúng tò mò. Chúng
nhốn nháo cả một đoạn.

Đường dài quanh co, sự dài ấy như trêu chọc cái e thẹn ban đầu của đôi un ương. Nghĩ
chữ un ương cũng khơng hợp trong hồn cảnh này, khi người ta hay dùng chữ mĩ miều
đó cho những đám cưới linh đình. Nay, trên con đường về nhà chồng với xác chết cạnh
đường đủ gần để nhìn thấy sự phân hủy hoặc cứ văng vẳng bên tai tiếng khóc tang gia;
thiết nghĩ ngày cưới cũng đáng nhớ thật.
Tình u ln là trị phiêu lưu. Vì rằng chúng ta không biết sẽ gặp ai, hoặc chi chúng ta
không biết sẽ đi về đâu và kết quả thế nào với sự chọn lựa đó. Tràng và vợ đã tham gia
cuộc phiêu lưu đó. Tràng vẫn lo đau đáu về tương lai. Một miệng nuôi không xong, giờ
gánh thêm chẳng phải hại lấy thân và cả người ? Đến với nhau tốt đẹp thì đó là dun
lành, nhưng lơi nhau xuống cùng cực thì lại là nợ đời với nhau. Tràng lại nhớ về cái sự
chẳng biết duyên hay nợ kia. Một câu hò cho quên khổ lao động, một cái đáp của tuổi trẻ
thanh xuân, hai người quen nhau. Lại cộng hưởng giữa đói và sự tốt bụng, họ lại gần


nhau hơn. Giờ quay lại với sự thật ngay trước mắt, Tràng có vợ và mẹ anh thì vẫn chưa
về.
Sự xuất hiện của người mẹ là cái nhấn cho sự khổ của đôi bên. Qua người mẹ như tấm
gương, ta nhìn thấy cả ba gương mặt đói hốc trong đấy. Và như mọi bà mẹ Việt Nam, bà
đã khóc. Khóc vì thương, thương cho đứa con mình đã có vợ, thương cả đứa con dâu
cũng cùng quẫn chẳng khác gì con mình. Khóc vì tủi, tủi cho cái phận nghèo khơng dễ có
được một đám cưới đủ nghi thức hay gần hơn là đủ no, chỉ vài câu chào, vài ánh mắt nhìn
thẳng nhau, vậy là họ thành gia đình. Và khóc với một chút nghi ngờ, phải chăng vì đến
đường cùng, người ta mới gửi thân cho con trai nhà mình ? Nước mắt tng ra cho lời
định nói đến. Bà chỉ chúc cho hai con sống bình yên bên nhau, cịn tương lai là sự bấp
bênh khơng muốn nghĩ.
Vợ Tràng, thành viên mới của gia đình, chắc cũng lo xốn xang trăm bề. Mà không, phải
chắc chắn chứ. Phụ nữ Việt vốn giỏi lo toan; công, dung, ngôn, hạnh là vốn liếng mà họ
lận lưng khi về nhà chồng. Nhưng với cái quá mới thế này chị chưa thể chứng minh gì.
Rồi trời cũng tối. Chu kì vẫn thế. Sáng giăng mắt ra Tràng mới dậy. Đời hay nói mỗi
ngày là một ngày mới, và điều đó ập ngay cho Tràng thấy. Nhà cửa gọn hơn, có cái gì đó

ấm cúng hơn, chỉn chu và cảm giác như đang và sẽ chuẩn bị cho tương lai.
Bữa cơm tới. Biết rằng đói thì ln đói nhưng cơm thì vẫn phải theo bữa. Và họ, dùng từ
cơm như thói quen, chứ đáng ra bữa ăn chỉ là cháo và cám. Trời đánh tránh bữa ăn, thằng
Nhật thì khơng. Lại vang lên tiếng đòi thuế. Thuế, thuế, lại thuế !
Như vết thương mở miệng, mỗi ngày một bào mòn đến cùng kiệt sức khỏe. Thuế từng
ngày là nỗi ám ảnh của dân đen, dân đói. Ruộng vẫn cịn, nhưng chúng bắt trồng đay. Lúa
vẫn có, nhưng là cho chúng nó. Dân ta chết, làm phân bón cánh đồng.
Tràng đờ ra. Cái đờ ra như sự nhu nhược không đề kháng. Cuộc sống của anh là sự chịu
đựng và ám ảnh riết thành thói quen, anh quy đồng tương lai cho cái hiện tại khốn khổ
này. Khơng riêng anh, mà có lẽ xóm làng này, khơng riêng xóm làng này, mà có lẽ cả một
nước Việt này sự đờ ra kia như bao phủ tất thảy.
Việt Minh !
Hả !? Việt Minh ! Tràng như sực tỉnh. Cái tên này nghe mang máng ở đâu. Anh đã từng
sợ, vì anh khơng hiểu gì. Nhưng vợ nói, rồi phong phanh tin nghe đồn, sao anh thấy họ
thân quen.
Tràng như bị cuốn vào dòng suy nghĩ đó, với quật khởi, với cờ đỏ. Họ chính là ta, ta hịa
với họ. Việt Minh khơng xa lạ mà chính là bản thể này. Tiếng trống thúc thuế vẫn dồn
dập. Nhưng ! Khơng cịn là tiếng trống hoang mang lo sợ, âm thanh như tức lồng ngực
giờ là tiếng trống trận cho cả một tầng lớp bị chà đạp. Sống với niêm tin, họ sẽ sống !
Truyện kết lửng lơ, với Tràng còn ngồi với bữa cơm dang dở. Nhưng cái dang dở kia là
khởi đầu cho trường kì kháng chiến của một dân tộc, mà trong đó hình thành từ từng cá


thể. Tràng, vợ Tràng và cả mẹ già, giờ tay sẽ cùng chung sức cho hành trình dài của triệu
dân đất Việt. Pháo đài hịa bình và độc lập vững chãi trên từng viên gạch tin tưởng và hi
vọng.




×