Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Starter test-88

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.99 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD – ĐT THỐT NỐT
<b>TRƯỜNG TH TÂN LỘC 3</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<i>Tân Lộc, Ngày 15 tháng 10 năm 2010</i>


<b>BÁO CÁO THAM LUẬN</b>



<b>VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY QUA</b>


<b>PHÂN MƠN TẬP ĐỌC</b>



I. Lí Do<b> : </b>


Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam.
Xuất phát từ cái “Tâm” của người làm Thầy, ngoài mong muốn thiết tha nhất là đào tạo
cho các em học sinh sẽ trở thành những con người có tri thức trong tương lai.


Bước vào năm học 2010–2011 với chủ đề: "<i><b>Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và</b></i>
<i><b>nâng cao chất lượng giáo dục"</b></i>. Để tăng cường sự giáo dục học sinh nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy qua phân môn tập đọc. Khối lớp 4 xin được tham gia
trình bày trước Hội đồng nhà trường nội dung tham luận với chủ đề <i><b>“ Nâng cao chất</b></i>
<i><b>lượng giảng dạy qua phân môn tập đọc"</b></i>


<b> II. Cơ sở thực tiễn:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

học tập của học sinh không đồng đều, đa số các em có hồn cảnh khó khăn, số đông
là con của nông dân lao động kiếm sống hàng ngày, kiến thức nông cạn nên việc học
tập của con em chưa được sự hỗ trợ nhiệt tình của gia đình đúng mức<b>. </b>Cũng phần nào


hạn chế đến chất lượng học tập của học sinh và sự giảng dạy của giáo viên.


Qua thực tế cho thấy khi dạy tập đọc đa số giáo viên thường hay mắc phải các


loãi sau:


a/ Lỗi đầu tiên thường là giáo viên phối thời gian giảng dạy khơng hợp lí.
Việc phân phối thời gian khơng hợp lí tất dẫn đến tình trạng có những phần đạt quá
cao, có phần lại hời hợt chưa đầy đủ của bài giảng.


b/ Lỗi khá phổ biến ở giáo viên khi dạy tập đọc là không phân biệt được sự


khác nhau giữa tiết tập đọc và tiết tập đọc học thuộc lịng.


c/ Giáo viên ít chú ý đến đối tượng học sinh chủ yếu, đây cũng là lỗi thường
gặp trong tiết tập đọc. Trong giờ dạy, nhất là những giờ dạy có người dự, nhiều giáo
viên cố ý bỏ qua đối tượng này, coi như các em khơng có ở lớp mình. Nguyên nhân
là các em đọc chậm, trả lời ngắt ngữ làm mất thời gian của giáo viên trong tiết dạy.
Tuy vậy, nhiều khi lỗi này do người dự “tập lực” cho người dạy. Dự một giờ thấy học
sinh trả lời trôi chảy, bài giảng tiến triển thuận lợi, người dự khen. Ngược lại trong
tiết dạy, giáo viên chú ý tập đọc, tập trả lời cho học sinh yếu, người dự thường phê.
Mặc dù “Lựa chọn phương pháp phù hợp đối tượng”.


d/ Thực tế trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã chú trọng đến việc rèn đọc
cho học sinh. Nhng thực chất nhiều giáo viên còn cha nắm vững phơng thức phát âm của
một số âm, hay cha nắm vững giọng đọc của văn bản. Do đó kết quả rèn đọc cha cao,
nhiều em còn mắc lỗi khi đọc, khi ngắt nhịp câu văn, câu thơ. Đặc biệt là một số giáo
viên và học sinh bị ảnh hởng của phơng ngữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trước những thực trạng trên cho thấy chất lượng dạy tập đọc ở các lớp. Khơng


mang hiệu quả cao, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.


<b>III. Biện Pháp Thực Hiện</b>


a/ Phân môn Tập đọc là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng đọc ( đọc thành
tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thơng qua hệ
thống bài học theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài
đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội
và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn
học( như đề tài, cốt truyện, nhân vật. . . .) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học
sinh.


b/ Giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghĩa
cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra ở nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với học
sinh. Giải nghĩa từ ngữ chỉ là một phần việc rất nhỏ trong giờ tập đọc. Vì vậy, khơng
nên đưa ra những biện pháp giải nghĩa cồng kềnh vừa gây quá tải, vừa làm mất thời
gian luyện đọc của học sinh .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cần chú ý rèn
luyện cho học sinh cách trả lời, diễn dạt ý bằng câu văn gọn, rõ.


d/ Sau khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên sơ kết, nhấn mạnh ý chính và ghi
bảng.


Tập đọc là một phân mơn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình
thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là
bốn yêu cầu về chất lượng của “Đọc” đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu lốt, trơi chảy),
đọc có ý thức (thơng hiểu được nội dung những điều mình đọc hay cịn gọi là đọc
hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc:
Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng ta rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Ví


dụ, đọc đúng là tiêu đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn
bản. Ngược lại, nếu khơng hiểu điều mình đang đọc thì khơng thể đọc nhanh và diễn
cảm được.


Nói cách khác, thơng qua việc dạy đọc, phải làm sao cho học sinh thích đọc
và thấy được rằng khả năng đọc là có ích cho các em trong cả cuộc đời.


<b>IV – Bài Học Kinh Nghiệm</b>


Xuất phát từ vai trò cũng như tầm quan trọng của phân mơn tập đọc nên trong q
trình giảng dạy, tơi và các thành viên trong khối đã rút được một số kinh nghiệm trong
việc giảng dạy môn tập đọc như sau:


*Đầu năm học<i><b> :</b><b> </b></i>


- Sau khi được phân công lớp và kiểm tra chất lượng đầu năm học chúng tôi lên kế
hoạch rèn luyện và phụ đạo cho một số học sinh đọc yếu.


* Trong tất cả các tiết học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Thường xuyên nhắc nhỡ học sinh nên đọc bài trước ở nhà, học thuộc lòng các bài học
trong ngày. GV phải kiểm tra để kịp thời tuyên dương những em có chuyển biến tốt,
giúp học sinh hiểu đọc giỏi có vai trị rất quan trọng góp phần đắc lực giúp các em học
tốt.


- Trong quá trình giảng dạy, nếu thấy HS đọc chưa tốt một số từ khó hay đọc sai, GV
cần uốn nắn ngay.


- Giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp, tổ, nhóm trưởng kiểm tra nhắc nhỡ các bạn trong
nhóm học thuộc bài và xem bài trước khi vào học.



- Thường xuyên liên hệ với PHHS để kết hợp với gia đình kiểm tra đơn đốc các em học
tập khi ở nhà.


- Riêng đối với HS yếu GV cần quan tâm các em hơn. Trong tiết học cần cho các em
đọc ( 1 buổi học như thế phải cho các em này đọc ít nhất 5 câu). Sau khi cho các HS
khác về các em này được giữ lại 15 – 20 phút để cho các em đọc lại những bài đã học
hoặc những bài sẽ học vào buổi học hôm sau. Đối với tuổi thiếu nhi các em rất thích
xem truyện tranh (nhất là các mẫu chuyện cổ tích, truyện ước mơ về tương lai. . . ). GV
tìm hiểu xem đối tượng HS yếu của mình các em thích loại truyện nào. GV sẽ cho các
em mượn những truyện đó để trong thời gian rãnh rổi các em đọc. Đây là bước reøn


luyện cho học sinh các kỹ năng đọc và kỹ năng tư duy cho các em.


<i>Tóm lại:</i> Trong q trình luyện đọc cho học sinh, chúng tơi cho học sinh đọc cá
nhân khoảng 2/3 số học sinh trong lớp, không nhất thiết mỗi học sinh phải đọc cả bài mà
có thể đọc từng đoạn. Học sinh đọc xong tôi đều hỏi: Qua bài này em thích đoạn nào
nhất? Vì sao? Cuối cùng gọi học sinh đọc lại bài thật diễn cảm để khắc sâu ấn tợng, làm
thế nào để tất cả học sinh đều thấy thích đọc, thích học.


<b>V- Đề Xuất:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tư cho giáo án và phương pháp dạy học lại phải đầu tư làm đồ dùng và các thiết bị dạy
học nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn.


- Thư viện cần cung cấp thêm các loại truyện tranh mới để phục vụ cho các em đọc.
Đây cũng là hình thức rèn luyện kỹ năng đọc lưu loát và kỹ năng tư duy của các em.


- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kể chuyện hoặc thi đọc diễn cảm để cho các
em tham gia.



Trên đây là một số ý kiến của khối lớp 4 chúng tơi. Rất mong được sự đóng gĩp ý


kiến của q thầy cơ.


<i><b> Tôi xin chân thành cảm ơn !</b></i>


<b> Người thực hiện</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×