Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

So sánh chế định bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo pháp luật việt nam và pháp luật một số quốc gia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 189 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HUỲNH THỊ TRÚC LINH

SO SÁNH CHẾ ĐỊNH BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG
NAM Á

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HUỲNH THỊ TRÚC LINH

SO SÁNH CHẾ ĐỊNH BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG
NAM Á
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 938 0101.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC MINH
TS. NGUYỄN AM HIỂU



HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học
của riêng tơi. Các kết quả trình bày trong luận án là khách
quan, trung thực, tài liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng.
Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình của tác giả nào khác.
Nghiên cứu sinh

Huỳnh Thị Trúc Linh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CƠNG
TY CỔ PHẦN .................................................................................. 12
1.1.
Khái qt tình hình nghiên cứu về luật so sánh ........................... 12
Khái quát tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
liên quan đến bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ..... 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về cổ đông thiểu số và bảo vệ cổ

đông thiểu số trong cơng ty cổ phần ................................................. 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ đông
thiểu số ở Việt Nam và ở một số quốc gia Đông Nam Á ................. 23
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về giải pháp và kiến nghị bảo vệ cổ đông
thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam và ở một số quốc gia
Đơng Nam Á ...................................................................................... 29
1.2.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............. 32
1.3.
Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu........ 34
1.3.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................. 34
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 36
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................ 37
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 39
1.2.

CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ................................. 41
2.1.
Khái quát về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...... 41
2.1.1. Khái niệm cổ đông ............................................................................ 41
2.1.2. Khái niệm cổ đông thiểu số ............................................................... 44


2.1.3.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.3.

2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.

Sự cần thiết, vai trị, ý nghĩa và mục đích bảo vệ cổ đông thiểu
số trong công ty cổ phần.................................................................... 49
Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ....... 59
Định nghĩa pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty
cổ phần............................................................................................... 59
Đặc điểm pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ..... 61
Cấu trúc pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ..... 62
Khái quát hệ thống pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số của
một số quốc gia Đông Nam Á ........................................................... 63
Các vấn đề cơ bản về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công
ty cổ phần ......................................................................................... 66
Chế định bảo vệ cổ đông thiểu số ở phương diện quyền của cổ
đông thiểu số...................................................................................... 67
Chế định bảo vệ cổ đông thiểu số qua các thiết chế quản lý nội
bộ của công ty.................................................................................... 68
Chế định bảo vệ cổ đông thiểu số qua các thiết chế hỗ trợ ngồi
cơng ty ............................................................................................... 68
Bảo vệ cổ đơng thiểu số trong cơng ty cổ phần qua tịa án và
trọng tài .............................................................................................. 69

Các yếu tố chi phối, tác động đến chế định pháp luật bảo vệ
cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ......................................... 69
2.4.1. Yếu tố chính trị, pháp lý .................................................................... 69
2.4.2. Yếu tố kinh tế .................................................................................... 70
2.4.3. Yếu tố quốc tế.................................................................................... 72

Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 74
2.4.

CHƢƠNG 3: SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP
LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỀ BẢO VỆ
CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CƠNG TY CỔ PHẦN ............. 76
3.1.
Bảo vệ cổ đơng thiểu số bằng quyền của cổ đông thiểu số .......... 76
3.1.1. Quyền nhận cổ tức ............................................................................. 76
3.1.2. Quyền ưu tiên mua cổ phần chào bán ............................................... 79


3.1.3.
3.1.4.
3.1.5.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.

Quyền u cầu cơng ty mua lại cổ phần............................................ 81
Nhóm quyền quản trị của cổ đông thiểu số ....................................... 85
Quyền được thơng tin và u cầu về minh bạch hóa của cổ đông
thiểu số............................................................................................... 94
Bảo vệ cổ đông thiểu số thông qua các thiết chế quản lý nội bộ ...... 107
Đại hội đồng cổ đông ...................................................................... 109
Hội đồng quản trị ............................................................................. 112
Giám đốc độc lập ............................................................................. 114
Ban kiểm soát - kiểm sốt viên độc lập........................................... 115


Bảo vệ cổ đơng thiểu số thơng qua thiết chế hỗ trợ ngồi
cơng ty ............................................................................................ 117
3.4.
Bảo vệ cổ đơng thiểu số thơng qua tịa án và trọng tài .............. 119
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 124
3.3.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM TRONG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ............................................................128
Quy phạm giải thích khái niệm cổ đơng thiểu số trong văn
bản pháp luật ................................................................................. 129
4.2.
Quy định về quyền của cổ đông thiểu số ..................................... 130
4.3.
Quy định về Đại hội đồng cổ đông ............................................... 137
4.4.
Quy định về Ban kiểm soát ........................................................... 139
4.5.
Quy định về giám đốc độc lập ...................................................... 140
4.6.
Thiết chế khác bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần .... 141
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 143
4.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................. 144
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................... 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 148

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BCTC
Báo cáo tài chính
BKS
Ban kiểm sốt
CĐTS
Cổ đơng thiểu số
CTCP
Cơng ty cổ phần
ĐHĐCĐ
Đại hội đồng cổ đông
ĐNA
Đông Nam Á
GĐ/TGĐ
Giám đốc/Tổng giám đốc
HĐQT
Hội đồng quản trị
IFC
Tổ chức tài chính quốc tế
LDN
Luật doanh nghiệp
NCS
Nghiên cứu sinh
NĐT

Nhà đầu tư
OECD
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
OEDC
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TAND
Tòa án nhân dân
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TS
Tiến sĩ
TTCK
Thị trường chứng khoán
UBCKNN
Ủy ban chứng khoán nhà nước
WB
Ngân hàng thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Public Companies Act, Thailand
PCA
Luật công ty Thái Lan
Securities and Exchange Commission, Thailand
SEC
Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Hiện nay, hầu hết các công ty cổ phần ở Việt Nam đều có sự tham gia
đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt
là đối với các công ty cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Với đặc trưng đối vốn của mình, trong cơng ty cổ phần ln có nhu
cầu giải quyết lợi ích giữa những người nắm nhiều vốn (cổ đơng lớn) và
người có ít vốn (CĐTS) Thực trạng này phổ biến ở các nước phát triển cũng
như các nước đang phát triển
Ở các nước Đông Nam Á bảo vệ nhà đầu tư nhỏ cũng là một trong
những nhiệm vụ mà các quốc gia này cùng hướng đến Bảo vệ nhà đầu tư là
một trong các chỉ số mà Ngân hàng thế giới sử dụng để đánh giá xếp hạng về
sự phát triển nền kinh tế quốc gia Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019 của
Ngân hàng Thế giới cho thấy trong khối ASEAN, tính chung, Việt Nam tăng
13 hạng từ vị trí 82 lên vị trí 69 (với điểm số 68,36) trên bảng xếp hạng 190
quốc gia Việt Nam đứng sau Singapore (xếp hạng 2), Malaysia (xếp hạng
15), Thái Lan (xếp hạng 27) và trước Philippine (xếp hạng 124) Đạt được
mục tiêu của Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh bằng mức độ
môi trường kinh doanh ngang bằng các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan
trong thời gian tới là rất khó khăn vì chúng ta phải so sánh với những nước có
mức độ bảo vệ cổ đông rất tốt, đứng đầu thế giới [89].
Giống như nhiều nước khác, khái niệm CĐTS chưa được ghi nhận
trong các quy định của pháp luật Việt Nam Về thực trạng bảo vệ CĐTS trong
bảng xếp hạng với các quốc gia trong khu vực thì Việt Nam ln đứng ở
nhóm cuối cụ thể là những nước trong khu vực Những đề xuất giải pháp về
bảo vệ CĐTS được các bài viết đề cập khá nhiều nhưng hiệu quả chưa cao
Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm và thực tiễn quản trị công ty đặc biệt là các
1



cơng ty đại chúng Trong khi đó, CĐTS là lực lượng nịng cốt cho huy động
vốn từ cơng chúng đầu tư và phát triển thị trường chứng khốn
Bên cạnh đó, quyền của CĐTS lại phụ thuộc bởi trách nhiệm bảo đảm
của người quản lý và các cổ đông lớn trong thực thi cơ chế quản trị công ty
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay pháp luật, điều lệ và quy chế quản trị công
ty chưa đồng bộ và cơ chế đảm bảo thực hiện cũng như quy tắc ràng buộc
nghĩa vụ của cổ đông lớn và người quản lý công ty Hơn nữa thực tiễn vận
hành của pháp luật cho thấy có các hành vi do cổ đơng lớn vi phạm lợi ích
CĐTS, như biểu quyết về tỷ lệ hưởng cổ tức, đề cử thành viên HĐQT, BKS,
bổ nhiệm GĐ cơng ty,… bên cạnh đó, cịn có các hành vi do người quản lý
cơng ty như lạm dụng vị trí, vi phạm nghĩa vụ trung thành, cẩn trọng Do
vậy, cần có cơ chế pháp lý về bảo vệ CĐTS, thiết lập cơ chế bảo vệ gắn với
đặc trưng mối quan hệ của CĐTS và cổ đông lớn và những người quản lý
công ty Tuy nhiên, sự cần thiết bảo vệ quyền lợi của cổ đơng xét theo khía
cạnh mục đích của cơng ty
Với đặc trưng CĐTS thường có ít cơ hội tham gia quản lý, quyết định
các vấn đề quan trọng của công ty Các quyền của CĐTS về tài sản, quản trị
công ty, tiếp cận thông tin cũng chưa được thực thi đầy đủ do người quản lý
hoặc các cổ đông lớn vi phạm, đối xử không công bằng Về phương diện đáp
ứng yêu cầu hội nhập, so với pháp luật của nhiều nước, đặc biệt là những nước
phát triển tại khu vực ĐNA như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines thì
các quy định về bảo vệ CĐTS trong CTCP ở nước ta vẫn cịn những điểm
chưa tương thích Cơ chế bảo vệ CĐTS cũng hoạt động chưa có hiệu quả,
nhất là việc xử lý các vi phạm quyền lợi của nhà đầu tư – CĐTS Thực tiễn
nêu trên cho thấy, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền
lợi của CĐTS, đồng thời tham khảo so sánh thực tiễn pháp luật nước ngồi,
trong đó so sánh với pháp luật một số nước Đông Nam Á là hết sức cần thiết.

2



Đồng thời trong bối cảnh hội nhập, trong đó có hội nhập pháp luật, luôn
là vấn đề quan trọng và cần thiết tại mỗi quốc gia Hội nhập pháp luật không
thể diễn ra nếu không dựa trên nền tản của so sánh pháp luật Từ kết quả của
so sánh, người ta có thể dễ dàng hài hịa hóa pháp luật, nhất thể hóa pháp luật
để tạo ra những mẫu số chung trong giao lưu và hội nhập pháp luật khu vực
và thế giới
Cộng đồng ASEAN đã thiết lập cộng đồng kinh tế Để có sân chơi
chung, nhất thiết phải hướng tới sự tương thích pháp luật Để có sự tương
thích này phải là kết quả của sự cọ sát, đối chiếu so sánh rồi lấp đi những khác
biệt căn bản để tìm kiếm “tiếng nói chung” trong điều chỉnh pháp luật và từ
đó hy vọng sẽ hình thành pháp luật của cộng đồng, áp dụng thống nhất tại các
quốc gia thành viên (theo mơ hình EU).
Trong bối cảnh đó, để hội nhập kinh tế, việc so sánh pháp luật về cơng
ty nói chung và về CĐTS nói riêng là việc làm cần thiết trong nghiên cứu
khoa học pháp lý nói chung và trong luật so sánh ở Việt Nam nói riêng
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện những quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định pháp luật bảo vệ CĐTS theo hướng
so sánh với một số nước ĐNA trở nên cấp thiết không chỉ đối với việc thúc
đẩy sự phát triển của các CTCP mà cịn góp phần hồn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam hiện hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho toàn bộ hoạt động
của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và
hồn thiện những quy định trên cịn cần thiết cho những người làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy môn Pháp luật kinh tế cũng như đối với các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào CTCP Đó chính là lý do tác giả
chọn đề tài: “So sánh chế định bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
theo pháp luật Việt Nam và Pháp luật một số quốc gia Đông Nam Á” cho luận
án tiến sĩ của mình

3



2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích, xây dựng và làm rõ một số vấn đề về bảo vệ CĐTS
trong CTCP trên phương diện lý luận và thực tiễn theo quy định của pháp luật
Việt Nam, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với các quy định của một số
quốc gia ĐNA Từ đó tác giả đưa ra những đánh giá và đề xuất một số giải
pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật và góp phần nâng
cao hiệu quả bảo vệ CĐTS trong CTCP, thúc đẩy hoạt động đầu tư thành lập
công ty để nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong quá
trình LDN năm 2020 vừa được Quốc hội thơng qua Bên cạnh đó, luận án
cung cấp kiến thức về CĐTS, quyền của CĐTS cho sinh viên, học viên,
nghiên cứu sinh, trong quá trình học tập và nghiên cứu
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, Luận án đánh giá về những quan điểm hiện hành và từ đó
xây dựng nội dung lý luận về CĐTS, nêu lên ý nghĩa của việc bảo vệ CĐTS,
khái quát về pháp luật bảo vệ CĐTS của Việt Nam;
Thứ hai, Luận án phân tích các quy định về quyền của CĐTS theo quy
định của LDN năm 2014, đưa ra những đánh giá, so sánh với các quy định trước
đây và các sửa đổi, bổ sung mới trong LDN năm 2020 vừa được Quốc hội thông
qua, cùng với việc so sánh đối chiếu với pháp luật của Thái Lan, Malaysia,
Philippines, Singapore để thấy được những nét tương đồng và khác biệt;
Thứ ba, Luận án đề xuất một số khuyến nghị để tham khảo phục vụ
hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam nhằm bảo vệ CĐTS trên cơ sở những
nguyên tắc và thông lệ quốc tế về quản trị công ty
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về bảo vệ CĐTS trong CTCP,
thực tiễn áp dụng, thực tiễn thi hành pháp luật về việc bảo đảm quyền của

4


CĐTS, các thiết chế quản lý nội bộ trên cơ sở đối chiếu với pháp luật các
nước Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines.
Đối với các CTCP, tác giả quan tâm lưu ý hơn tới các CTCP đã niêm yết
cổ phiếu tại thị trường chứng khoán của Việt Nam và một số quốc gia ĐNA
(Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines) Điều này xuất phát từ lý do: Thứ
nhất, các công ty niêm yết là sự thể hiện mang tính tiêu biểu của lực lượng kinh
tế một nước, thực trạng về hoạt động kinh doanh của nó, và suy cho cùng, cũng
là thể hiện trình độ quản lý của nước đó Thứ hai, sở hữu và điều hành trong
công ty niêm yết được tách rời rõ nét Vì lợi ích của cổ đơng và lợi ích cơng
cộng, các cơng ty niêm yết của các nước cần được quản lý chặt chẽ hơn cả Tất
cả các điều luật thực định về bảo vệ cổ đông đặc biệt là CĐTS của công ty
niêm yết ở mỗi nước có thể đưa ra một bức tranh tổng quan về trình độ quản lý
đối với chủ thể kinh doanh của nước đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đơng Nam Á bao gồm các quốc gia: Indonesia, Myanma, Thái Lan, Việt
Nam, Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor, Brunei, Singapore
Trong 11 quốc gia này, NCS tập trung nghiên cứu những nước đang phát triển
nhất ở ĐNA thuộc nhóm nước ASEAN 4 gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia,
Philippines Các quốc gia này cũng là những nước đã và đang bước vào hàng
ngũ cơng nghiệp hóa mới Việc lựa chọn bốn quốc gia nêu trên để nghiên cứu
so sánh với Việt Nam trong việc bảo vệ CĐTS, bởi những lý do:
- Hội nhập và thống nhất pháp luật: Ngày nay, người ta đã quen với
khái niệm “pháp luật của Liên minh Châu Âu”, “pháp luật của khối ASEAN”,
và trên phạm vi toàn cầu hệ thống pháp luật của WTO quả thực là lĩnh vực
pháp luật chung của tồn thế giới Để có được những pháp luật như vậy, trên
thực tế đã phải trải qua nhiều hoạt động nghiên cứu so sánh để đi tìm cái
chung của các hệ thống pháp luật, sự tiến bộ của từng hệ thống pháp luật, sự


5


cố gắng và độ lượng của từng quốc gia trong những “ngơi nhà chung” về
pháp luật đó Như vậy, theo nghĩa đó, luật so sánh có mục đích là thống nhất
pháp luật, hay khoa học pháp lý hiện đại gọi là “nhất thể hoá pháp luật” - điều
kiện thuận lợi để giao lưu và hợp tác quốc tế.
Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines có nền văn hóa gần gũi
với Việt Nam, cùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước; vì thế trong
các hoạt động mọi người hợp tác, chia sẻ, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau cùng
phát triển là rất hiệu quả. Những nước này có những điểm tương đồng trong
quá trình phát triển của mình từ khi độc lập cho đến nay và cũng là những
nước mà q trình tồn cầu hóa có những tác động khơng nhỏ đến sự phát
triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
- Lý do tiếp theo cho việc lựa chọn bốn quốc gia này làm đối tượng
nghiên cứu (Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines) là do các khu vực
của họ có nguồn gốc pháp lý khác nhau: Malaysia theo truyền thống luật
chung, nhưng cũng quy định về luật sharia. Hệ thống pháp luật Thái Lan dựa
trên luật dân sự, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống luật chung.
Singapore thuộc về hệ thống luật Anh, hệ thống pháp luật Philippines chứa
đựng thành tố của civil law, common law, luật tập quán và Hồi giáo, trong khi
hệ thống pháp luật Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nền tảng xã hội chủ nghĩa và
luật dân sự Pháp Do đó, mục tiêu của luận án có thể được tóm tắt là minh họa
tầm quan trọng của bối cảnh đối với hoạt động của pháp luật, dựa trên ví dụ
so sánh bảo vệ pháp lý và thực tế của các CĐTS ở Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia, Singapore và Philippines.
- Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lũy kế đến tháng 8 năm 2018 có
gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam thì Singapore,
Malaysia, Thái Lan nằm trong top 10 đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam

[104], tuy không ở mức độ lớn như Hàn Quốc (đứng vị trí thứ nhất 61.08 tỷ

6


đơ), Nhật Bản (đứng vị trí thứ hai 55,84 tỷ USD), Singapore (đứng vị trí thứ
ba 45,89 tỷ đơ), nhưng Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines đều là
thành viên ASEAN như Việt Nam. Là thành viên của một liên minh kinh tế,
các quốc gia có trách nhiệm hướng tới hài hịa hóa pháp luật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu, hƣớng tiếp cận nghiên cứu của Luận án
4.1. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp so sánh: là phương pháp được sử dụng xuyên suốt
trong quá trình nghiên cứu, cụ thể: nghiên cứu so sánh giữa quy định của
pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước ĐNA để làm rõ các quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành về CĐTS và cơ chế pháp lý bảo vệ CĐTS
cũng như các giải pháp góp phần hồn thiện những hạn chế của pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về so sánh pháp luật ở một số nước
ĐNA ở một mức độ nhất định và mục đích chính là áp dụng so sánh như là
một phương pháp nghiên cứu vì mã số và chuyên ngành đào tạo là Luật kinh
tế không phải là Luật so sánh.
+ Phương pháp phân tích: được sử dụng ở hầu hết các chương của luận
án để làm rõ các khái niệm về mặt lý luận được giải quyết tại chương 1, 2
của luận án
+ Phương pháp tổng hợp: Để đảm bảo tính logic, tính hệ thống trong
quá trình nghiên cứu, đề tài cũng sử dụng phương pháp tổng hợp xuất phát từ
bản chất của nội dung cần nghiên cứu và thực tiễn áp dụng để có cái nhìn khái
qt, tổng luận các vấn đề
* Tổng hợp kết quả phân tích các khái niệm CĐTS, các lý thuyết để
xây dựng các khái niệm cho phù hợp với điều kiện Việt Nam

* Tổng hợp kết quả nghiên cứu phân tích pháp luật về cơ chế bảo vệ
CĐTS ở Việt Nam với cơ chế bảo vệ CĐTS ở một số nước ĐNA: Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Philippine.
7


* Tổng hợp kết quả phân tích, so sánh pháp luật một số nước ĐNA như
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippine để rút ra những bài học kinh
nghiệm trong xây dựng và hồn thiện pháp luật Việt Nam và có tính tương
đồng hơn giữa các nước về chế định bảo vệ CĐTS trong CTCP.
Nội dung so sánh chế định bảo vệ CĐTS trong CTCP bao gồm: i) khái
niệm CĐTS; ii) việc bảo đảm quyền CĐTS; iii) bảo vệ cổ đông qua các thiết
chế quản lý nội bộ; iv) bảo vệ CĐTS thông qua các hiệp hội; v) bảo vệ cổ
đông thông qua tòa án và trọng tài. Việc xác lập tiêu chí so sánh trên có mối
quan hệ chặt chẽ với cơ chế quản trị nội bộ công ty cũng như pháp luật và
nguyên tắc quản trị công ty. Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế - OECD năm
1999 đã ban hành bộ quy tắc quản trị công ty Theo đó khuyến nghị việc áp
dụng các nguyên tắc bảo đảm quyền cơ bản của cổ đông cũng như đối xử
công bằng và trách nhiệm của HĐQT, ... Tổ chức OECD cũng đưa ra các
nguyên tắc yêu cầu công khai, minh bạch của công ty và tăng cường tiếp cận
thông tin của cổ đơng; bảo đảm kiểm sốt giao dịch của cổ đông lớn và người
quản lý công ty.
Như vậy, để có cơ sở làm căn cứ đối chiếu pháp luật bảo vệ CĐTS giữa
các nước cần dựa vào những tiêu chí, chuẩn mực chung về quản trị cơng ty
tốt, đặc biệt là các nguyên tắc quản trị công ty của OECD đã ban hành Các
tiêu chí để đối chiếu so sánh chế định bảo vệ CĐTS giữa Việt Nam với Thái
Lan, Singapore, Malaysia và Philippines cũng sẽ thực hiện theo nội dung các
nguyên tắc quản trị công ty của OECD, trọng tâm nghiên cứu là nội dung 3
nguyên tắc về bảo đảm quyền cơ bản của CĐTS và trách nhiệm của HĐQT sẽ
được sử dụng làm tiêu chí so sánh trong luận án.

4.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Tiếp cận hệ thống: luận án phân tích và đánh giá các vấn đề về CĐTS
trong CTCP đặt trong mối quan hệ cân bằng với cổ đơng lớn và trong lợi ích
chung của công ty
8


Tiếp cận liên ngành: vấn đề bảo vệ CĐTS được nghiên cứu dưới sự
phối hợp của những ngành khoa học xã hội khác như luật học so sánh, ngành
kinh tế học (liên quan đến lĩnh vực quản trị công ty)
Tiếp cận lịch sử: quan điểm lịch sử cụ thể được thực hiện trong q
trình nghiên cứu, khi phân tích đánh giá từng mặt của mối quan hệ này được
quán triệt trong những bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể nhìn nhận
dưới góc độ logic phát triển
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Thứ nhất, Luận án nhận diện được các xu hướng, cách tiếp cận mới ở
một số quốc gia ĐNA và ở Việt Nam trong bảo vệ CĐTS trong CTCP. Cụ
thể: luận án đã tóm lược nội dung và tổng quan kết quả nghiên của một số
cơng trình khoa học trong và ngồi nước liên quan đến đề tài luận án về các
phương diện: Nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực trạng pháp luật cũng
như những giải pháp và kiến nghị về bảo vệ CĐTS trong CTCP ở Việt Nam
và ở một số quốc gia ĐNA Trên cơ sở đó tác giả đã có một số nhận xét,
đánh giá về kết quả nghiên cứu khoa học này, chỉ ra những thành tựu nghiên
cứu được kế thừa và những vấn đề được tiếp tục nghiên cứu và phát triển
trong luận án.
Thứ hai, Về phương diện nghiên cứu lý luận trong chương 2 của luận
án đã tổng quát, phân tích và luận bàn một số vấn đề về pháp luật bảo vệ
CĐTS trong CTCP, trong đó phân tích, luận bàn về các vấn đề trên các
phương diện: khái niệm CĐTS, định nghĩa, cấu trúc pháp luật về bảo vệ
CĐTS trong CTCP, khái quát hệ thống pháp luật về bảo vệ CĐTS của một số

quốc gia ĐNA cũng như các vấn đề cơ bản về bảo vệ CĐTS trong CTCP (bảo
vệ CĐTS ở phương diện quyền của CĐTS; chế định bảo vệ CĐTS qua các
thiết chế quản lý nội bộ của công ty; qua các thiết chế hỗ trợ ngồi cơng ty và
bảo vệ CĐTS trong CTCP qua tòa án và trọng tài).

9


Thứ ba, Trong chương 3 của luận án đã so sánh pháp luật Việt Nam về
bảo vệ CĐTS trong CTCP với pháp luật một số quốc gia ĐNA, trên các
phương diện: i) bảo vệ CĐTS ở phương diện quyền của CĐTS; ii) bảo vệ
CĐTS qua các thiết chế quản lý nội bộ của công ty; iii) bảo vệ CĐTS qua các
thiết chế hỗ trợ ngồi cơng ty; iv) bảo vệ CĐTS trong CTCP qua tòa án và
trọng tài Trên cơ sở phân tích so sánh với pháp luật của Thái Lan, Malaysia,
Philippines và Singapore Luận án đã rút ra nhận định là: pháp luật các nước
có nhiều điểm tương đồng tuy nhiên do mơi trường chính trị, nền kinh tế, văn
hóa khác nhau cũng có những quy định khác nhau, nhưng nhìn chung các quy
định về pháp luật bảo vệ CĐTS đều hướng tới mục tiêu chung là đều bảo vệ
CĐTS qua các biện pháp cụ thể để thu hút đầu tư và để hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ CĐTS trong CTCP ở Việt Nam hiện nay
Thứ 4, Trong chương 4 của luận án đã đưa ra một số khuyến nghị hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ CĐTS trong CTCP ở Việt Nam hiện nay
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là cơng trình nghiên cứu làm giàu thêm lý luận về bảo vệ
CĐTS trong CTCP hiện nay dưới nhiều góc độ như: làm rõ hơn quan niệm về
CĐTS, nhận diện CĐTS, lý do bảo vệ CĐTS cũng như mục đích, ý nghĩa của
việc bảo vệ CĐTS Luận án cịn phân tích các phương thức bảo vệ CĐTS ở
Việt Nam trên cơ sở so sánh với các nước Thái Lan, Singapore, Philippines
nhằm đưa ra những khuyến nghị để tham khảo trong q trình hồn thiện

pháp luật Việt Nam
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như
cho chính CĐTS trong q trình bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình Luận án
cũng là tài liệu nghiên cứu, học tập cho sinh viên chuyên ngành kinh tế

10


7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án
gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ cổ
đông thiểu số trong công ty cổ phần
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công
ty cổ phần
Chương 3: So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật một số quốc gia
Đông Nam Á về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần.
Chương 4: Một số khuyến nghị cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp
luật bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần.

11


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về luật so sánh
Luật so sánh cũng như các ngành khoa học pháp lý khác là cung cấp
tri thức pháp luật cho người nghiên cứu Luật so sánh trước hết cho chúng

ta cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới
thông qua việc giới thiệu các gia đình pháp luật khác nhau, bên cạnh đó
cịn giúp cho người nghiên cứu có thêm những tri thức về hệ thống pháp
luật của quốc gia mình Ngồi ra, Luật so sánh cịn cung cấp tri thức về văn
hóa pháp lý của các nước.
Về đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh
Hiện nay, đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh vẫn chưa có sự thống
nhất mà tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn:
Hai học giả người Đức là Zweigert và Kotz trong tác phẩm “Giới
thiệu về Luật so sánh” cho rằng: “Luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp
luật là đối tượng và so sánh là quá trình hoạt động” Cùng với việc xác định
đối tượng so sánh là các hệ thống pháp luật khác nhau, các học giả này
khẳng định: “Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau
trên thế giới” [153].
Peter de Cruz, tác giả của “Luật so sánh trong thế giới thay đổi” cho
rằng Luật so sánh “Luật so sánh trong thế giới thay đổi” cho rằng Luật so
sánh “nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và các quy phạm
pháp luật đó trên cơ sở so sánh” [168].
Các học giả XHCN không đưa ra khái niệm về Luật so sánh mà xác
định đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh bằng phương pháp liệt kê Đối
tượng nghiên cứu được liệt kê dựa trên kinh nghiệm so sánh pháp luật của các
12


học giả, theo đó, những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh
bao gồm: văn hóa pháp lý, kỹ thuật pháp lý, hệ tư tưởng pháp luật, hệ thống
pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật
Cũng sử dụng phương phương pháp liệt kê giống như các nhà xã hội
học XHCN nhưng Michael Bogdan [159, tr.55] liệt kê rõ ràng và thuyết phục
hơn Ông đã xác định đối tượng của Luật so sánh bao gồm:

+ Tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các hệ thống pháp luật hoặc
các chế định của các hệ thống pháp luật thông qua việc so sánh giữa chúng
+ Giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết vấn đề hay phân nhóm
các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra những vấn đề trọng tâm của các hệ thống
pháp luật từ kết quả so sánh
Về phương pháp nghiên cứu luật so sánh
Bên cạnh việc đề cập đối tượng của Luật so sánh thì một nội dung
khơng thể khơng bàn tới là phương pháp nghiên cứu của Luật so sánh Đây là
phương pháp không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu của Luật so
sánh Nhờ vào việc áp dụng các phương pháp so sánh pháp luật mà người
nghiên cứu có khả năng làm sáng tỏ được đặc điểm chung và đặc điểm riêng
của từng hệ thống pháp luật Những phương pháp so sánh pháp luật thường
được sử dụng bao gồm: phương pháp so sánh lịch sử (dựa vào các giai đoạn
lịch sử nhất định để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các vấn
đền cần so sánh); phương pháp so sánh quy phạm (là phương pháp so sánh
quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, văn bản pháp luật của hệ thống pháp
luật này với quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật tương ứng trong hệ
thống pháp luật khác); phương pháp so sánh chức năng (là phương pháp so
sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải quyết
cùng quan hệ xã hội tồn tại ở các xã hội đó) [66, tr.28].
Với u cầu hội nhập địi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để chủ

13


động hơn trong việc hòa nhập vào nền kinh tế thế giới Trong lĩnh vực học
thuật, có sự xuất hiện của các cơng trình chun khảo về Luật so sánh được
dịch thuật từ các giáo trình kinh điển của nước ngoài, tiêu biểu như sách Luật
so sánh (1994) của Michael Bogdan (Thụy Điển) được dịch bởi tác giả Lê
Hồng Hạnh và Dương Thị Hiền; hay sách Những hệ thống pháp luật chủ yếu

trên thế giới hiện nay của Rène David (Pháp) Đây là những tài liệu có giá trị
trên thế giới trong lĩnh vực này và bước đầu được sử dụng để nghiên cứu và
giảng dạy về Luật so sánh ở Việt Nam Ngoài ra, các tác giả và cơ sở nghiên
cứu của Việt Nam cũng đã công bố các cơng trình trong chun ngành này
như Giáo trình Luật so sánh của Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo
trình Luật so sánh của Võ Khánh Vinh (2002), Tìm hiểu Luật so sánh của
Viện Nhà nước và Pháp luật (1993).
Ngoài ra ở Việt Nam, đối với việc nghiên cứu Luật so sánh còn được thể
hiện ở nhiều dự án quốc tế, nước ngoài như: Star Việt nam và GIG của Hoa kỳ;
Jica Nhật bản; Sida Thụy điển; Sida, NDL của Canada; GTZ, GIZ, FES, KAS
của Đức, Nhà pháp luật Việt pháp, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển
Châu á ADB, IMF, IFC, UNDP và DANIDA của Đan Mạch.
1.2. Khái qt tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc liên
quan đến bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về cổ đông thiểu số và bảo vệ cổ
đông thiểu số trong cơng ty cổ phần
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về cổ đông thiểu số
Tư cách của cổ đông trong CTCP được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau
Các tác giả như Julian Velasco [195], Arianna Pretto – Sakmann [126] chưa có sự
khẳng định người sở hữu cổ phần trong CTCP là chủ sở hữu công ty hay
không Từ góc nhìn truyền thống, các ơng cơng nhận các cổ đông là chủ sở
hữu của công ty

14


Hiện nay, có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu đã đưa ra một số dấu
hiệu nhận biết về loại CĐTS như:
Tác giả Bùi Xuân Hải [23, tr.172], tác giả đã đưa ra dấu hiệu nhận biết
CĐTS như: căn cứ vào số lượng cổ phần mà cổ đông sở hữu: (i) căn cứ vào tỷ

lệ cổ phần do các cổ đông nắm giữ, người nào càng sở hữu nhiều vốn là nắm
giữ tỷ lệ cổ phần do công ty phát hành càng lớn sẽ càng có quyền quyết định
nhiều vấn đề trong cơng ty từ đó có thể phân biệt đâu là CĐTS, cổ đông lớn;
(ii) căn cứ vào loại cổ phần mà cổ đông sở hữu - cụ thể; dựa vào việc cổ đông
sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, loại cổ phần này sẽ mang lại cho người
nắm giữ nó có nhiều phiếu biểu quyết hơn so với các loại cổ phần khác vì thế
cổ đơng đó có thể quyết định các vấn đề của cơng ty (nhất là các vấn đề thuộc
thẩm quyền của HĐQT) Trong Luận án TS của Nguyễn Thị Thu Hương,
CĐTS được hiểu là cổ đông sở hữu một lượng cổ phần nhỏ trong tổng số vốn
điều lệ và khơng có khả năng chi phối, kiểm sốt hoạt động của cơng ty CĐTS
là cổ đơng có quyền biểu quyết thiểu số Điều lệ cơng ty phải căn cứ vào cấu
trúc vốn của mình để quy định rõ tỷ lệ sở hữu cổ phần của CĐTS [29, tr.39].
Bên cạnh đó, tác giả Phan Hồng Ngọc trong luận án TS của mình cũng đưa
ra 3 tiêu chí nhận diện CĐTS là: cổ đơng khơng có quyền biểu quyết mang
tính chất kiểm sốt, chi phối đối với công ty; tự bản thân đơn lẽ cổ đông
không thể bầu chọn được các thành viên của HĐQT công ty; các cổ đơng
khơng có vai trị thực tế, hay tiếng nói khơng có giá trị trong việc điều hành
cơng ty [41, tr.39].
Theo Vincent Siaw (Thái Lan) trong luận án TS [183, tr.189] đã có đưa
ra dấu hiệu để nhận biết về CĐTS là: CĐTS nghĩa là một cổ đông cá nhân đầu
tư và sở hữu dưới 10% cổ phần của một công ty niêm yết công khai, và là
người khơng có được kiểm sốt trong cơng ty đó
Với những dấu hiệu này, chúng ta đã có cái nhìn chung nhất về

15


CĐTS Chính vì ít vốn nên khơng có khả năng chi phối trong mọi quyết định
của công ty cổ phần với đặc trưng là công ty đối vốn Với những kết quả
nghiên cứu đã có, NCS sẽ kế thừa và thấy đủ cơ sở để nhận diện CĐTS

trong luận án của mình.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu lý luận về bảo vệ cổ đông thiểu số
Các nghiên cứu về đối tượng xâm phạm đến quyền của CĐTS trong CTCP
Các cơng trình nghiên cứu đều chỉ ra hai nhóm chủ thể có khả năng
chèn ép, xâm phạm đến quyền lợi của CĐTS Đó là: (i) người quản lý cơng
ty, (ii) cổ đơng nhiều vốn trong công ty
Thứ nhất, sự lạm quyền của người quản lý công ty: Trong một nghiên
cứu, Henry Hansmann và Reinier Kraakman đã kết luận rằng mỗi công ty
đều có những mối quan hệ ẩn chứa sự xung đột lợi ích ở một mức độ khác
nhau, trong đó có mối quan hệ giữa các cổ đông, thành viên với người được
thuê, được bổ nhiệm để quản lý công ty [139, tr.1-2]. Do vậy, người quản lý
công ty cho dù họ có là cổ đơng hay khơng thì họ có rất nhiều cơ hội để tư
lợi Vì vậy, các cổ đông trong công ty đều phải đối mặt với các rủi ro, thiệt
hại do chính những người quản lý, điều hành cơng ty đó có thể gây ra Trước
đó, trong tác phẩm Của cải của các Dân tộc (The Wealth of Nations), nhà
kinh tế học nổi tiếng Adam Smith cũng đã cho rằng người quản lý công ty sẽ
dễ dàng thực hiện việc có lợi cho bản thân hơn là cho những người khác
trong công ty [117, tr.800].
Trong nửa cuối của thế kỷ 20, có học thuyết về đại diện là đáng quan
tâm. Theo thuyết này, nếu cổ đông và người quản lý cơng ty đều muốn tối đa
hóa lợi ích của mình, thì người quản lý cơng ty sẽ ln hành động vì lợi ích
của bản thân hơn là cho người khác [160].
Cũng vì xu thế này nên ở Châu Á, trong sự dịch chuyển từ các công ty
gia đình với cơ chế quản lý nội bộ sang các CTCP có cơ chế cổ đơng phân

16


tán, đã bắt đầu xuất hiện xu hướng phân tách giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý Việc tách bạch này đã mang đến cho cơ cấu tổ chức quản lý cơng ty

nhiều lợi ích và tác động tích cực vào nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, việc
này cũng có hạn chế là các cổ đơng, người chủ thực sự của cơng ty trở nên bị
động vì họ thường khơng có khả năng và cũng khơng thể tham gia vào công
việc quản lý công việc kinh doanh hằng ngày của cơng ty, vì thế nó tạo
khoảng trống để những người quản lý cơng ty có thể lợi dụng và thu về các
lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
khác trong cơng ty, đặc biệt là lợi ích của cổ đông công chúng Trong bài viết
của tác giả Hà Thị Thanh Bình [4], “sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản
lý, điều hành trong quản trị công ty”, vấn đề tách bạch quyền sở hữu và quản
lý, điều hành được coi là gốc rễ của vấn đề quản trị công ty Cụ thể: Pháp luật
nên quy định một số nguyên tắc: phải có thành viên độc lập, tách bạch HĐQT
vị trí chủ tịch HĐQT và GĐ điều hành, có cơ chế giám sát chặt chẽ các giao
dịch có tính chất tư lợi (các giao dịch có liên quan đến cổ đơng lớn và những
người quản lý cơng ty), có cơ chế đảm bảo quyền lợi của CĐTS và cơ thế
thực hiện quyền khiếu nại của cổ đông (quyền khởi kiện phái sinh), cần cụ thể
hóa các quy định về điều kiện và trách nhiệm của người quản lý công ty
Thứ hai, việc chiếm ưu thế của cổ đông lớn: Với số lượng cổ phần chi
phối, cổ đông lớn rất dễ thực hiện những việc đem lại lợi ích cho bản thân
nhiều hơn từ đó có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của CĐTS
Trong chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright [12] có đưa ra nhận
định: các cổ đông sở hữu đa số cổ phần và những nhà quản lý được chọn của
họ (người bên trong) thường có một vài vấn đề về thơng tin và kiểm sốt
Những người sở hữu cổ phần thiểu số nằm ngồi nhóm kiểm sốt (người
ngồi) rất dễ bị thiệt hại trước sự chiếm hữu thơng tin của những người bên
trong Từ “bịn rút” đã được dùng để mô tả hành động chuyển nguồn lực công

17


ty vào tay cá nhân của những người bên trong trước sự thiệt hại của người bên

ngoài Vấn đề này cũng được Giáo sư Claessens cho rằng các cổ đông lớn
thường xâm phạm đến quyền lợi của các CĐTS [174].
Do vậy, CĐTS là người cần được bảo vệ trước hành vi xâm phạm lợi
ích của những người quản lý và các cổ đông lớn trong CTCP.
Các nghiên cứu về nguyên tắc bảo vệ CĐTS
Tổ chức hợp tác kinh tế (OECD) cũng khẳng định về khả năng chèn ép,
xâm phạm quyền lợi CĐTS của các cổ đông lớn và OECD đã kêu gọi phải đối
xử bình đẳng giữa các cổ đơng trong các hội thảo, hội nghị về quản trị công ty
và đã ban hành Bộ nguyên tắc về Quản trị công ty (Coporate Governance
principles) được đánh giá cao với các ngun tắc bảo vệ cổ đơng và đối xử
bình đẳng giữa các cổ đông [164].
Trong bài viết của TS Bùi Xuân Hải [20], TS Nguyễn Thị Thu Hương
[29, tr.51] đều đề cập đến nguyên tắc bảo vệ CĐTS và cùng thống nhất quan
điểm: i) theo ngun tắc cơng bằng, bình đẳng và hợp lý: Pháp luật phải bảo
vệ cổ đông nói chung trên ngun tắc bình đẳng mà khơng có sự phân biệt cổ
đông lớn hay CĐTS; cổ đông định chế hay cá nhân; cổ đông nhà nước hay tư
nhân; cổ đơng trong nước hay nước ngồi Các cổ đơng cùng loại trong những
tình huống như nhau phải được đối xử và bảo vệ như nhau Còn sự hợp lý có
nghĩa là việc bảo vệ phải xuất phát và đặt trong mối quan hệ với các bên và
với lợi ích của cơng ty, việc bảo vệ cổ đơng phải vì sự phát triển lành mạnh,
bền vững của công ty; ii) theo nguyên tắc đối vốn: với đặc trưng là công ty
đối vốn nên tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đơng càng cao thì càng có nhiều quyền
quyết định trong công ty Tuy nhiên, cổ đông sở hữu đa số phần vốn của cơng
ty có thể lợi dụng vị thế của mình để trục lợi, xâm hại đến quyền lợi của các
cổ đông khác Do vậy, nguyên tắc bảo vệ CĐTS nhằm mục đích đảm bảo và
duy trì quyền lợi cho tất cả các bên CĐTS không thể lợi dụng các quyền của
mình để gây hại, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, ổn định của công ty
18



×