Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giáo trình quản lý công nghệ trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.76 KB, 123 trang )

Giáo trình

QUẢN LÝ CƠNG NGHỆ
TRONG DOANH NGHIỆP


LỜI NĨI ĐẦU

Quản lý cơng nghệ là một nội dung quan trọng trong chương trình đào
tạo cử nhân quản lý kinh doanh.
Mục tiêu của giáo trình là cung cấp kiến thức về quản lý công nghệ
cho các nhà quản lý kinh doanh. Vì vậy, giáo trình này khơng đề cấp đến các
vấn đề về quản lý công nghệ ở tầm vĩ mô, mà chỉ đề cấp đến các nội dung của
quản lý công nghệ trong doanh nghiệp. Đối tượng phục vụ trực tiếp của giáo
trình là sinh viên chuyên ngành quản lý kinh doanh. Đồng thời, giáo trình cũng là
tài liệu bổ ích cho các doanh nhân, đặc biệt là các doanh nhân đang trực tiếp điều
hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giáo trình Quản lý cơng nghệ trong doanh nghiệp đã kế thừa có chọn lọc
nhiều nội dung trong quản lý công nghệ phù hợp với mục tiêu đã đề ra trên đây.
Khác với các tài liệu về công nghệ khác, giáo trình này nhấn mạnh thành phần tổ
chức của cơng nghệ. Trong doanh nghiệp, đó là tổ chức q trình cơng nghệ.
Giáo trình Quản lý cơng nghệ trong doanh nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về cơng nghệ.
Chương II: Tổ chức q trình cơng nghệ trong doanh nghiệp.
Chương III: Quản lý công nghệ trong doanh nghiệp.
Để tiện cho việc theo dõi, học tập của sinh viên và những người nghiên
cứu, sau mỗi chương đều có tóm tắt nội dung, các câu hỏi ơn tập cũng như các
bài tập.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc hồn thành giáo trình, nhưng do nội
dung khoa học của vấn đề rộng lớn và phức tạp, lại phải chọn lựa để phù hợp với
đối tượng phục vụ nên giáo trình Quản lý cơng nghệ trong doanh nghiệp lần


này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Mong nhận được sự
đóng góp ý kiến nhiệt tình của các đồng nghiệp, các sinh viên và các bạn đọc để
sửa chữa, bổ sung cho các lần tái bản sau này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội tháng 5 năm 2009
3


Chương I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ

I.Khái niệm cơng nghệ.
1.Các cách hiểu về cơng nghệ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ. Các tổ chức quốc tế đã cố
gắng đưa ra một định nghĩa về công nghệ có thể dung hịa các quan điểm, đồng
thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hòa nhập của các quốc gia trong từng khu
vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cố gắng này vẫn chưa đưa ra được một định
nghĩa duy nhất. Có những định nghĩa sau đây vẵn đang song song tồn tại và bổ
sung cho nhau:
-Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình kỹ thuật để chế biến
vật liệu và thông tin.
-Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử
dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương
pháp.
-Cơng nghệ là cách thức sản xuất theo phương pháp xác định do con
người sáng tạo ra và vận dụng nó vào q trình sản xuất.
Mặc dù khác nhau về ngơn từ, các định nghĩa trên đều bao qt bốn khía
cạnh. Đó là:
Khía cạnh “cơng nghệ là máy biến đổi”.
Khía cạnh “cơng nghệ là một cơng cụ”.
Khía cạnh “cơng nghệ là kiến thức”.

Khía cạnh “cơng nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”.

4


Khía cạnh thứ nhất nói đến khả năng làm ra đồ vật. Đồng thời đáp ứng
được mục tiêu sử dụng và thỏa mãn được yêu cầu về kinh tế thì mới được áp
dụng trong thực tế. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa khoa học và cơng nghệ.
Khía cạnh thứ hai nhấn mạnh công nghệ là sản phẩm của con người. Vì
vậy nó có quan hệ chặt chẽ với con người và cơ cấu tổ chức.
Khía cạnh thứ ba bác bỏ quan điểm công nghệ phải là vật thể, phải nhìn
thấy được. Đặc trưng kiền thức khẳng định vai trị dẫn đường của khoa học đối
với cơng nghệ. Nó cũng nhấn mạnh: không phải ở các quốc gia khác nhau có
cùng cơng nghệ như nhau sẽ có kết quả như nhau. Con người phải được đào tạo
kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật kiến thức thì mới sử dụng tốt
một cơng nghệ nào đó.
Khía cạnh thứ tư nhấn mạnh: dù là kiến thức, công nghệ vẫn có thể được
mua, được bán. Vì nó nằm trong các vật thể tạo nên nó.
Xuất phát từ bốn khía cạnh trên, Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực châu
Á-Thái bình dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific ESCAP) đưa ra khái niệm:
Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế
biến vật liệu và thơng tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp
và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Đây được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Theo định
nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà tất cả các lĩnh vực
khác, kể cả hoạt động xã hội đều dùng công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ
ngân hàng, cơng nghệ du lịch, cơng nghệ văn phịng ...).
Ở Việt Nam, Luật khoa học và công nghệ định nghĩa: “Cơng nghệ là tập
hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để
biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.

5


2.Các bộ phận cấu thành của một công nghệ
Bất cứ công nghệ nào, dù đơn giản đến mấy cũng bao gồm 4 thành phần:
a.Thành phần kỹ thuật của công nghệ (Thechnoware- ký hiệu T). Là
phần công nghệ hàm chứa trong vật thể như: các cơng cụ, thiết bị, máy móc,
phương tiện... Trong sản xuất, các vật thể này thường được bố trí theo một trình
tự ứng với một quy trình nhất định để chế tạo sản phẩm.
Đây là phần cốt lõi của cơng nghệ. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện,
con người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ. Máy móc đạt được kết quả cao
hơn con người như: nhanh hơn, mạnh hơn, phức tạp hơn và chính xác hơn.
Để dây chuyền cơng nghệ có thể hoạt động được, cần có sự liên kết giữa
phần kỹ thuật, phần con người và phần thông tin. Trong mối tương quan giữa
phần kỹ thuật, con người, thông tin, khi phần kỹ thuật được nâng cấp thì phần
con người và phần thơng tin cũng phải được nâng cấp tương ứng.
b.Thành phần con người của cơng nghệ (Humanwere - ký hiệu H). Đó
là kỹ năng của con người làm việc trong công nghệ. Bao gồm: kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng tích lũy được trong quá trình làm việc. Cũng bao gồm cả những
tố chất của con người như: tính sáng tạo, sự khơn ngoan, khả năng phối hợp, đạo
đức lao động...
Con người làm cho máy móc hoạt động và cịn có thể cải tiến, mở rộng
các tính năng của nó. Con người quyết định mức độ hiệu quả của phần kỹ thuật.
Trong bất cứ cơng nghệ nào, con người đóng vai trị chủ động . Trong cơng nghệ
sản xuất, con người có hai chức năng: Điều hành và hỗ trợ.
-Chức năng điều hành gồm: Vận hành máy móc, giám sát máy móc hoạt
động.

6



-Chức năng hỗ trợ gồm: bảo dưỡng, bảo đảm chất lượng, quản lý sản
xuất.
Sự phức tạp của con người không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng làm việc
mà còn phụ thuộc vào thái độ của từng cá nhân đối với công việc. Con người
quyết định hiệu quả của phần kỹ thuật. Điều này liên quan đến thông tin mà con
người được trang bị và hành vi (thái độ) của họ dưới sự điều hành của tổ chức.
c.Thành phần thông tin của cơng nghệ (Inforware – ký hiệu I). Đó là
các dữ liệu đã được tư liệu hóa, được sử dụng trong cơng nghệ. Chẳng hạn: Các
thơng số về đặc tính của thiết bị, các số liệu về vận hành thiết bị, số liệu về duy
trì, bảo dưỡng, các dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật, các cơng
thức và bí quyết để chế tạo sản phẩm...
Đây là phần biểu hiện các tri thức được tích lũy trong cơng nghệ. Nó
giúp trả lời câu hỏi “Làm gì?” và “Làm như thế nào?”. Nhờ các tri thức áp dụng
trong cơng nghệ mà sản phẩm của nó có những đặc trưng khơng có ở các sản
phẩm cùng loại được chế tạo bởi cơng nghệ khác. Do đó, phần thơng tin được gọi
là “sức mạnh” của một công nghệ. Tuy nhiên, sức mạnh đó lại phụ thuộc vào con
người. Trong q trình sử dụng cơng nghệ, con người sẽ bổ sung, cập nhật các
thông tin của công nghệ. Sự cập nhật thông tin như vậy cũng đáp ứng được sự
tiến bộ không ngừng của khoa học.
d.Thành phần tổ chức của cơng nghệ (Orgaware – ký hiệu O). Đó là
những quy định về quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá
nhận hoạt động trong công nghệ, quy trình đào tạo cơng nhân, bố trí và sắp xếp
thiết bị nhằm sử dụng tốt phần kỹ thuật và phần con người.
Phần tổ chức đóng vai trị điều hịa cả ba thành phần trên của cơng nghệ.
Nó là cơng cụ để quản lý: lập kế hoach, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, động
viên thúc đẩy và kiểm sốt mọi hoạt động trong cơng nghệ.

7



Những thành phần trên là không thể thiếu thành phần nào. Nhưng chúng
tác động qua lại và ảnh hưởng nhau rất rõ nét. Điều này đòi hỏi phải giải quyết
vấn đề công nghệ một cách đồng bộ. Chẳng hạn: nếu máy móc thiết bị hiện đại
mà yếu tố khác của cơng nghệ khơng đồng bộ thì khơng thể phát huy hết tính
năng của những máy móc thiết bị hiện đại đó.
Theo nghĩa hẹp, cơng nghệ được hiểu gồm hai nội dung chủ yếu sau:
- Các kiến thức được tổ chức một cách khoa học (các khái niệm, phương
pháp, thông số, cơng thức, bí quyết...)
- Các yếu tố vật chất gắn với cơng nghệ (thiết bị, máy móc, cơng cụ, vật
liệu...)
3.Phân loại cơng nghệ:
Tuỳ theo mục đích, có thể phân loại cơng nghệ theo các tiêu chí khác
nhau. Cụ thể:
+Phân loại theo lĩnh vực, có: Cơng nghệ sản xuất, cơng nghệ dịch vụ,
công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục đào tạo
+Phân loại theo ngành nghề, có: cơng nghệ cơng nghiệp, nông nghiệp,
công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ vật liệu
+Phân loại theo sản phẩm, có: Cơng nghệ thép, công nghệ xi măng, công
nghệ ô tô...
+Phân loại theo đặc tính cơng nghệ, có: Cơng nghệ đơn chiếc, cơng nghệ
hàng loạt, công nghệ liên tục...
Trong phạm vi quản lý công nghệ, cơng nghệ cịn được phân chia theo
các tiêu chí khác:
+Theo trình độ cơng nghệ: Có cơng nghệ truyền thống, công nghệ hiện
đại, công nghệ trung gian.
8


Các công nghệ truyền thống thường là công nghệ thủ cơng, có tính độc

đáo, độ tinh xảo cao, song năng suất không cao và chất lượng không đồng đều.
Các công nghệ truyền thống có ba đặc trưng cơ bản: Tính cộng đồng, tính ổn
định vầ tính lưu truyền.
Các cơng nghệ tiên tiến là thành quả của khoa học hiện đại. Những công
nghệ này cho năng suất cao, chất lượng tốt và đồng đều, giá thành sản phẩm hạ.
Công nghệ trung gian nằm giữa công nghệ truyền thống và công nghệ
hiện đại xét về trình độ cơng nghệ.
+Theo mục tiêu phát triển cơng nghệ có cơng nghệ phát triển, cơng nghệ
dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy.
Các công nghệ phát triển bao gồm các công nghệ bảo đảm cung cấp các
nhu cầu thiết yếu cho xã hôi như: ăn, mặc, ở, đi lại...
Các cơng nghệ dẫn dắt là các cơng nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
Các công nghệ thúc đẩy bao gồm các công nghệ tạo nên sự tăng trưởng
kinh tế quốc gia.
+Theo góc độ mơi trường có công nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch.
Công nghệ sạch là cơng nghệ mà q trình sản xuất tn theo điều kiện
giảm ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và
năng lượng với chi phí hợp lý, kinh tế (Cịn gọi là cơng nghệ thân mơi trường).
+Theo đặc thù của cơng nghệ có thể chia công nghệ thành các loại: công
nghệ cứng và công nghệ mềm. Bốn thành phần của công nghệ chia thành 2
nhóm: Phần kỹ thuật là phần cứng, ba phần cịn lại là phần mềm. Một công nghệ
mà phần cứng của nó được coi là chủ yếu được gọi là cơng nghệ cứng, và ngược
lại.

9


Cũng có thể coi cơng nghệ cứng là cơng nghệ khó thay đổi, cơng nghệ
mềm là cơng nghệ có chu kỳ sống ngắn, phát triển nhanh.

+Theo đầu ra của công nghệ có cơng nghệ sản phẩm và cơng nghệ q
trình.
Cơng nghệ sản phẩm thường liên quan đến thiết kế sản phẩm (thường
bao gồm các phần mềm thiết kế sản phẩm) và việc sử dụng, bảo dưỡng sản
phẩm.
Cịn cơng nghệ q trình là để chế tạo các sản phẩm đã được thiết kế
(liên quan đến bốn thành phần công nghệ).
Một loại công nghệ mới xuất hiện làm đảo lộn căn bản cách phân loại
truyền thống: công nghệ cao. Theo quan niệm của một số tổ chức quốc tế, là
công nghệ cao phải có các đặc điểm sau:
- Chứa đựng nỗ lực quan trọng về nghiên cứu triển khai (NC&TKR&D).
- Có giá trị chiến lược đối với quốc gia.
- Sản phẩm được đổi mới nhanh chóng.
- Đầu tư lớn cùng độ rủi ro cao.
- Thúc đẩy được sức cạnh tranh và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu,
triển khai, sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mơ tồn quốc.
Như vậy, cơng nghệ cao là cơng nghệ có khả năng mở rộng phạm vi,
nâng cao hiệu quả của các công nghệ hiện có nhờ tích hợp các thành tựu khoa
học-cơng nghệ tiên tiến.
Tiêu chuẩn quan trọng nhất của công nghệ cao là hàm lượng nghiên cứutriển khai phải cao hơn mức trung bình. (Chi phí cho nghiên cứu-triển khai trong

10


giá bán sản phẩm của công nghệ cao hiện nay là 11,% so với mức trung bình là
4%).
Hiện nay có 6 ngành công nghệ cao là:
-

Công nghệ hàng không vũ trụ.


-

Tin học và thiết bị văn phòng.

-

Điện tử và cấu kiện điện tử.

-

Dược phẩm.

-

Chế tạo khí cụ đo lường.

-

Chế tao thiết bị điện.

II.Các đặc trưng của công nghệ.
Muốn quản lý tốt công nghệ cần nắm vững những đặc trưng cơ bản của
nó. Nhiều nước đang phát triển đã khơng thành công trong việc dựa vào phát
triển công nghệ để xây dựng đất nước do không nắm vững các đặc trưng cơ bản
này.
Cơng nghệ là một loại hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc biệt. Do vậy,
ngồi những đặc trưng như các sản phẩm thơng thường, cơng nghệ có những đặc
trưng mà chỉ nó (yếu tố sản sinh ra sản phẩm) mới có.
Cơng nghệ có các đặc trưng sau:

-

Chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ.

-

Độ phức tạp (mức độ tinh vi) của các thành phần công nghệ.

-

Độ hiện đại của các thành phần cơng nghệ.

-

Chu trình sống của cơng nghệ.

11


1.Chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ.
a.Chuỗi phát triển kỹ thuật: Khởi đầu của phần cứng công nghệ là
nghiên cứu nhu cầu, thiết kế, chế tạo thử, trình diễn, sản xuất hàng loạt, truyền
bá, phổ biến và bị thay thế bởi trang thiết bị mới.
Các nước nhập khẩu cơng nghệ khơng phải trải qua trình tự trên để có
cơng nghệ nên thường khó nắm vững, khó làm chủ được công nghệ.
b.Chuỗi phát triển kỹ năng công nghệ của con người hình thành từ khi
được ni dưỡng, dạy dỗ trong nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho đến những bậc học cao
hơn trong hệ thống đào tạo của quốc gia. Với các kiến thức được trang bị trong
các nhà trường, con người tham gia vào các q trình cơng nghệ sẽ tích lũy kinh
nghiệm, rèn luyện kỹ năng. Qua đó kỹ năng của họ được nâng cấp và phát triển.

Không trải qua trình tự trên, khả năng phát triển kỹ năng sẽ bị hạn chế
nhiều. Ở các nước đang phát triển, do hạn chế về tài chính nên thường khơng
thực hiện được đầy đủ các giai đoạn đầu, đặc biệt giai đoạn ni dưỡng đến giáo
dục tiểu học. Vì vậy, các nước này gặp khó khăn nhiều trong việc đáp ứng nguồn
lực con người có trình độ cao.
Chuỗi phát triển kỹ năng của con người khơng có kết thúc. Kỹ năng,
đóng góp của con người tích lũy được trong q trình hoạt động.
c.Chuỗi phát triển của thơng tin cơng nghệ bắt đầu từ thu thập dữ liệu
cần thiết, sàng lọc, phân loại, kết hợp, phân tích tổng hợp và cập nhật.
Chuỗi phát triển thơng tin khơng có kết thúc vì các thơng tin có thể được
sử dụng đồng thởi trong nhiều công nghệ.
d.Chuỗi phát triển của phần tổ chức khởi đầu từ việc nhận nhiệm vụ
của hoạt động, trên cơ sở đó tiến hành bước chuẩn bị, thiết kế khung tổ chức, bố
trí nhân sự, sau đó tổ chức bắt đầu hoạt động theo chức năng đã đề cập ở trên.

12


Trong quá trình điều hành hoạt động, tổ chức được theo dõi, phản hồi để
điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thay đổi bên trong và bên ngoài
Các giai đoạn phát triển của các thành phần công nghệ được mơ tả trong
hình 1 sau đây:
Chuỗi phát triển của phần kỹ thuật (Các phương tiện)
Nghiên

Thiết kế

cứu
Chọn lọc


Chế

Trình Sản

tạo thử diễn

xuất

Truyền

bá (phổ bị thay
biến)

Thích

Loại bỏ
thế

nghi

Chuỗi phát triển của phần con người (Các kỹ năng công nghệ)
Nuôi

Chỉ bảo

dưỡng

Dạy

Giáo


Đào

Truyền

Nâng

dỗ

dục

tạo

bá (phổ cấp
biến)

Chuỗi phát triển của phần thơng tin (Các dữ liệu)
Thu thập

Sàng lọc

Phân

Kết

Phân

Tổng

Cập


loại

hợp

tích

hợp

nhật

Chuỗi phát triển của phần tổ chức(Cơ cấu)
Nhận

Chuẩn

thức

bị

Thiết kế Thiết

Hoạt

lập (bố động

Kiểm

Cải


tra

(điều

trí)
Hình 1:
Chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ
13

chỉnh)

tổ


2.Mức độ phức tạp (độ tinh vi) của các thành phần công nghệ.
a.Mức độ phức tạp của phần kỹ thuật.
Mức độ phức tạp của phần kỹ thuật được đánh giá theo các cấp sau:
1)

Các phương tiện thủ công sử dụng năng lượng cơ bắp con người

hay súc vật là chủ yếu.
2)

Các phương tiện có động lực, nguồn năng lượng là các loại động cơ

nhiệt, điện thay thế cơ bắp.
3)

Các phương tiện vạn năng, có thể thực hiện trên hai cơng việc.


4)

Các phương tiện chuyên dùng, chỉ thực hiện một hay một phần

cơng việc. Do đó sản phẩm có độ chính xác cao.
5)

Các phương tiện tự động, có thể thực hiện một dãy hay tồn bộ các

thao tác, khơng cần tác động trực tiếp của con người.
6)

Các phương tiện máy tính hóa, điều khiển q trình làm việc bằng

máy tính.
7)

Các phương tiện tích hợp: thao tác tồn bộ nhờ máy, được tích hợp

nhờ sự trợ giúp của máy tính.
b.Mức độ phức tạp của kỹ năng con người.
Kỹ năng công nghệ của con người thể hiện qua học vấn (thông qua giáo
dục tiểu học, trung học), kỹ năng công nghệ (thông qua các trường dạy nghề,
trường chuyên nghiệp, trường đại học), trí lực (độ thông minh). Theo mức độ cao
dần, kỹ năng của con người được xếp theo các cấp sau:
1) Khả năng vận hành.
2) Khả năng lắp đặt.
14



3) Khả năng sửa chữa.
4) Khả năng sao chép.
5) Khả năng thích nghi.
6) Khả năng cải tiến.
7) Khả năng đổi mới
c.Mức độ phức tạp của thông tin .
Độ phức tạp của phần thông tin được đánh giá theo các mức:
-Dữ liệu thơng báo (báo hiệu): Thể hiện bằng hình ảnh, mơ hình, tham
số cơ bản (như các thơng số ghi trên nhãn thiết bị...).
-Dữ liệu mô tả: Biểu thị các nguyên tắc cơ bản về cách sử dụng hay
phương thức vận hành của phần kỹ thuật (như các catalo kèm theo các thiết bị).
-Dữ liệu để lắp đặt: Gồm các dữ liệu về đặc tính của thiết bị, nguyên vật
liệu, chế tạo chi tiết.
-Dữ liệu để sử dụng: Nằm trong các tài liệu kèm theo thiết bị giúp cho
người sử dụng thiết bị một cách an toàn và hiệu quả.
-Dữ liệu để thiết kế: Gồm các tài liệu thiết kế chế tạo.
-Dữ liệu để mở rộng: Gồm những tài liệu cho phép tiến hành những cải
tiến, thay thế các linh kiện hay mở rộng tính năng thiết bị.
-Dữ liệu để đánh giá: Là các thông tin mới nhất về các thành phần công
nghệ, các xu thế phát triển và các thành tựu liên quan ở phạm vi thế giới.
Ba dữ liệu cuối được coi là bí quyết của cơng nghệ.
d.Mức độ phức tạp của phần tổ chức:

15


Các chỉ tiêu đặc trưng cho độ phức tạp của phần tổ chức là: Quy mô thị
trường, đặc điểm quá trình sản xuất, tình trạng nhân lực, tình hình tài chính và
mức lợi nhuận. Các cơ cấu tổ chức được xếp theo các cấp sau:

1)Cơ cấu đứng được: Chủ sở hữu tự quản lý, đầu tư thấp, lao động ít,
phương tiện thông thường, lợi nhuận không đáng kể.
2)Cơ cấu đứng vững: Làm chủ được phương tiện, có khả năng nhận hợp
đồng từ các tổ chức cao hơn, cơ cấu sản xuất ổn định, có khả năng giảm chi phí
để tăng lợi nhuận.
3)Cơ cấu mở mang: Có kinh nghiệm chun mơn, quản lý có nề nếp, có
chuyên gia trong từng lĩnh vực, lợi nhuận trung bình.
4)Cơ cấu bảo tồn: Có khả năng tìm kiếm sản phẩm mới, thị trường
mới, sử dụng được các phần kỹ thuật cao cấp. Lọi nhuận trung bình.
5)Cơ cấu ổn định: Liên tục cải tiến chất lượng và chủng loại sản phẩm.
Liên tục năng cấp phần kỹ thuật.
6)Cơ cấu nhìn xa: Thường xuyên cải tiến và đổi mới sản phẩm, sử dụng
các phương tiện tiên tiến. Lợi nhuận cao.Có thể chuyển phần lớn lợi nhuận vào
hoạt động nghiên cứu-triển khai.
7)Cơ cấu dẫn đầu: Có thể tiến đến giới hạn cơng nghệ liên quan. Có khả
năng chuyển giao công nghệ theo chiều dọc. Chú trọng nghiên cứu khoa học cơ
bản. Lợi nhuận cao.
Việc phân định ranh giới các cấp phức tạp của các thành phần công nghệ
đôi khi khó phân định rõ ràng. Tên gọi các cấp phức tạp có thể khơng thống nhất
ở những tài liệu khác nhau. Song có điều rất rõ ràng là: khi chuyển sang các cấp
cao hơn thì mức phức tạp tăng rõ rệt. Hình 2 cho thấy điều này.

16


Khả năng đổi mới

Thiết bị tích hợp

Khả năng cải tiến


Thiết bị máy tính hóa

Khả năng thích nghi

Thiết bị tự động

Khả năng sao chép

Thiết bị chuyên dụng

Khả năng sửa chữa

Thiết bị vạn năng

Khả năng lắp đặt

Thiết bị có động lực

Khả nằng vận hành

Thiết bị thủ công

NĂNG LỰC CON NGƯỜI

PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT

CƠ CẤU TỔ CHỨC

DỮ KIỆN, TƯ LIỆU


Tổ chức đứng được

Thông tin báo hiệu

Tổ chức đứng vững

Thông tin mô tả

Tổ chức mở rộng

Thơng tin chi tiết

Tổ chức bảo tồn

Thơng tin sử dụng

Tổ chức ổn định

Thơng tin để thiết kế

Tổ chức nhìn xa

Thơng tin mở rộng

Tổ chức dẫn đầu

Thơng tin đánh giá

Hình 2:

Các cấp công nghệ, mức độ phức tạp tăng dần
3.Độ hiện đại của các thành phần công nghệ.
Khác với độ phức tạp của các thành phần công nghệ, độ hiện đại không
thể chia thành “cấp” mà phải so sánh chúng với thành phần tương ứng được coi
là “tốt nhất thế giới” vào thời điểm đánh giá.
Cơng việc này địi hỏi những chuyên gia kỹ thuật thành thạo trong việc
sử dụng cơng nghệ đó.
17


Có một só tiêu chuẩn chung để đánh giá mức độ hiện đại của các thành
phần công nghệ.
a.Độ hiện đại của phần kỹ thuật.
Chỉ tiêu đánh giá là hiệu năng kỹ thuật (P).
Năm tiêu chuẩn đánh giá là:
-

Phạm vi của các thao tác của con người.

-

Độ chính xác cần có của thiết bị.

-

Khả năng vận chuyển cần có.

-

Quy mơ kiểm tra cần có.


-

Giá trị của phần kỹ thuật xét về mặt ứng dụng khoa học và bí quyết
cơng nghệ.

b.Độ hiện đại của phần con người.
Đánh giá bằng các chỉ tiêu khả năng cơng nghệ (C).
Có các tiêu chuẩn đánh giá:
-

Tiềm năng sáng tạo.

-

Mong muốn thành đạt.

-

Khả năng phối hợp.

-

Tính hiệu quả trong công việc.

-

Khả năng chịu đựng rủi ro.

-


Nhận thức về thời gian.

c.Độ hiện đại của phần thông tin.
Đánh giá bằng các chỉ tiêu tính thích hợp của thơng tin (A).
Các tiêu chuẩn đánh giá:
18


-

Khả năng dễ dàng tìm kiếm.

-

Số lượng mối liên kết.

-

Khả năng cập nhật.

-

Khả năng giao lưu.

d.Độ hiện đại của phần tổ chức.
Đánh giá bằng chỉ tiêu: tính hiệu quả của tổ chức (E).
Các chỉ tiêu đánh giá:
-


Khả năng lãnh đạo của tổ chức.

-

Mức độ tự quản của các thành viên.

-

Sự nhạy cảm trong định hướng.

-

Mức độ quan tâm của các thành viên đối với mục tiêu của tổ chức.

Các tiêu chuẩn trên phải được chi tiết hóa đối với cơng nghệ cụ thể.
4.Chu trình sống của cơng nghệ.
Sự phát triển của một cơng nghệ có quy luật biến đổi theo thời gian, tạo
nên chu trình sống của cơng nghệ. Chu trình sống của cơng nghệ liên quan đến
hai yếu tố cơ bản: giới hạn của tiến bộ công nghệ và chu trình sống của sản
phẩm.
a.Giới hạn của tiến bộ cơng nghệ.
Sự tiến bộ của một loại cơng nghệ nào đó khơng phải là vơ cùng. Nó có
giới hạn trên, khơng thể vượt quá (giới hạn vật lý). Mỗi công nghệ có các tham
số đặc trưng của nó. Chẳng hạn: với động cơ hơi nước, tham số là hiệu suất chu
trình của nhiệt; với ơ tơ là tốc độ tính theo km/h... Sự nâng cao các tham số của
một công nghệ từ tối thiếu đến tối đa là biểu hiện tiến bộ công nghệ.

19



Có thể mơ phỏng sự tiến bộ cơng nghệ theo thời gian bằng đường cong
sau: (hình 3)
Đường cong có hình chữ S có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai, giai
đoạn tăng trưởng và giai đoạn bão hịa.
Tham số kỹ thuật

Giới hạn vật lý

Tăng trưởng
Phơi
thai

Bão hịa

Thời gian

Hình 3
Đường cong của tiến bộ công nghệ

Trong giai đoạn phôi thai, các tham số thực hiện tăng chậm. Do có các
cải tiến, các tham số thực hiện được cải thiện nhanh là giai đoạn tăng trưởng. Khi
công nghệ đạt được mức tiệm cận với giới hạn vật lý của nó là giai đoạn bão hòa.
Các sáng chế mới, tiến bộ hơn sẽ thay thế công nghệ cũ. Chẳng hạn: Động cơ đốt
trong ra đồi thay cho động cơ hơi nước; công nghệ vật lý chất rắn tạo ra transito
thay thế cho đèn điện tử chận không.
Đặc trưng chữ S dẫn đến một nhận thức quan trọng: “Khi một công
nghệ đạt tới giới hạn tự nhiên của nó, nó trở thành cơng nghệ bão hịa và có
khả năng bị thay thế hoặc loại bỏ”.

20



b.Chu trình sống của sản phẩm.
Quy luật biến đổi của khối lượng một sản phẩm bán ra trên thị trường
theo thời gian được gọi là chu trình sống của sản phẩm. Cơng nghệ, bản thân nó
chính là một loại sản phẩm. Nó cũng có chu trình sống như một sản phẩm thơng
thường. Đường biểu diễn chu trình sống của sản phẩm thể hiện trong sơ đồ sau:
(hình 4)
Số lượng bán

A

B

C

D

E

F

Thời gian

Hình 4
Chu trình sống của sản phẩm

Giai đoạn A là giai đoạn hình thành sản phẩm: Ý tưởng thiết kế, triển
khai, sản phẩm chưa có trên thị trường, khơng mang lại lợi nhuận cho công ty.
Giai đoạn B: Bắt đầu giới thiệu sản phẩm trên thị trường, sản lượng bán

chậm.
Giai đoạn C: lượng bán tăng nhanh. Sau đó lượng bán giảm dần (D),
xuất hiện sản phẩm mới ưu việt hơn nó (E) và nó bị thay thế (F).
Có thể thấy: Giai đoạn A là giai đoạn công nghệ đang được triển khai,
thị trường chưa có cơng nghệ. Các giai đoạn B, C, D khối lượng công nghệ bán
được trên thị trường tuân theo đường cong chữ S của tiến bộ cơng nghệ. Nó đặc
trưng bởi sự tăng chậm lúc đầu, sau đó tăng nhanh rồi bão hịa.

21


Cơng nghệ đạt tới đỉnh sau đó bắt đầu giảm (E) và bị thay thế khi có
cơng nghệ mới xuất hiện (F).
Nghiên cứu chu trình sống của cơng nghệ có những ý nghĩa rất quan
trọng cần chú ý:
-Trong thời gian tồn tại của một cơng nghệ, nó ln biến đổi: về tham số
thực hiện của công nghệ, về quan hệ với thị trường.
-Để duy trì vị thế cạnh tranh cuả mình, các cơng ty phải tiến hành đổi
mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất và thay thế cơng nghệ đang sử dụng
đúng lúc, khi có những thay đổi trong khoa học công nghệ, trong nhu cầu thị
trường.
-Doanh nghiệp cần biết công nghệ đang được sử dụng đang ở trong giai
đoạn nào của chu trình sống để có thể xác định được giá trị của công nghệ, xác
định được thời điểm thay đổi cơng nghệ.
TĨM TẮT NỘI DUNG CHÍNH:
1. Có nhiều định nghĩa khác nhau về cơng nghệ. Các định nghĩa đều bao hàm 4
khía cạch:
-

Cơng nghệ là máy biến đổi.


-

Công nghệ là một công cụ.

-

Công nghệ là kiến thức.

-

Cơng nghệ hàm chứa các dạng hiện thân của nó.

Cả 4 khía cạch trên đều được thể hiện trong khái niệm về công nghệ của
Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực châu Á – Thái bình dương (Economission for
Asia and the Pacific – ESCAP):

22


“Cơng nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến
vật liệu và thơng tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và
các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dich vụ.”
Đây là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ.
2. Từng công nghệ bao gồm 4 thành phần:
-

Thành phần kỹ thuật (T).

-


Thành phần con người (H).

-

Thành phần thông tin (I).

-

Thành phần tổ chức (O).

3. Có thể phân loại cơng nghệ theo các tiêu chí khác nhau, tùy theo mục đích
nghiên cứu. Gần đây, hình thành loại cơng nghệ làm đảo lộn các cách phân loại
công nghệ theo truyền thống: “Công nghệ cao”. Công nghệ cao có các đặc điểm:
-

Chứa đựng nỗ lực quan trọng về nghiên cứu và triển khai (NC & TK
– R & D).

-

Có giá trị chiến lược đối với quốc gia.

-

Sản phẩm được đổi mới nhanh chóng.

-

Đầu tư lớn và độ rủi ro cao. Thúc đẩy được sức mạnh và hợp tác

quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, sản xuất và tìm kiếm thị trường
trên quy mơ tồn quốc.

4. Cơng nghệ có các đặc trưng:
-

Chuỗi phát triển của các thành phần công nghệ.

-

Độ phức tạp (mức độ tinh vi) của các thành phần công nghệ.

-

Độ hiện đại của các thành phần cơng nghệ.

-

Chu trình sống của cơng nghệ.
23


Muốn quả lý tốt công nghệ, phải nắm vững các đặc trưng này của nó.
Đối với các quốc gia đang phát triển, điều này càng có ý nghĩa quan trọng.

CÂU HỎI ƠN TẬP:

1. Trình bày các quan niệm khác nhau về công nghệ. Ý nghĩa của việc
đưa ra khái niệm mới về công nghệ.
2. Các thành phần của công nghệ và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

3. Các khía cạnh cơ bản của cơng nghệ là gì? Nội dung biểu hiện của
từng khía cạnh?
4. Trình bày một số cách phân loại cơng nghệ. Cơng nghệ cao có những
đặc trưng gì?
5. Thế nào là chuỗi phát triển của cơng nghệ? Ý nghĩa của việc nghiên
cứu chuỗi phát triển phần con người trong q trình tích lũy kiến
thức về cơng nghệ.

24


Chương II:
TỔ CHỨC Q TRÌNH CƠNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
Phần trên, khi nói về phần kỹ thuật của cơng nghệ, đã đề cập đến việc
các máy móc, thiêt bị, cơng cụ... được bố trí theo một trình tự ứng với một quy
trình nhất định để chế tạo sản phẩm. Việc bố trí máy móc thiết bị như thế là việc
tổ chức q trình cơng nghệ trong doanh nghiệp. Khoa học tổ chức q trình
cơng nghệ chỉ ra các phương pháp tổ chức khác nhau, ưu, nhược điểm của chúng
và phạm vi áp dụng của từng phương pháp. Vận dụng phù hợp cách tổ chức quá
trình sản xuất cho từng doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả của công nghệ và hiệu
quả cho doanh nghiệp.

I. Q trình cơng nghệ, một bộ phận quan trọng của quá trình sản
xuất.
Hình 5 sau đây mơ phỏng các bộ phận cấu tạo của q trình sản xuất.
Q TRÌNH SẢN XUẤT

Q TRÌNH LAO ĐỘNG

Q trình cơng nghệ


Các giai đoạn
cơng nghệ

Q TRÌNH TỰ NHIÊN

Q trình vận chuyển

Q trình kiểm tra

Các bước cơng việc

Hình 5
Q trình sản xuất, các bộ phận cấu thành
25


Bất cứ quá trình sản xuất nào cũng bao gồm quá trình lao động và quá
trình tự nhiên.
Quá trình tự nhiên là q trình người lao động khơng cần tác động vào
đối tượng lao động. Sự chuyển hóa tự nhiên sẽ làm phần việc của mình trong quá
trình sản xuất: Q trình lên men trong cơng nghiệp hóa thực phẩm, q trình
thường hóa vật đúc, vật rèn trong cơng nghiệp cơ khí, q trình đơng cứng bê
tơng trong xây dựng...
Q trình lao động là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động
tác động vào đối tượng lao động. Đây là bộ phận lớn nhất của quá trình sản xuất.
Quá trình này lại bao gồm 3 quá trình nhỏ: Q trình cơng nghệ, q trình vận
chuyển và q trình kiểm tra.Trong đó, q trình cơng nghệ là quan trọng hơn cả
và thường chiếm khoảng thời gian nhiều nhất trong cơ cấu thời gian của q trình
sản xuất nói chung.

Q trình cơng nghệ, bản thân nó lại được chia thành các giai đoạn công
nghệ và mỗi giai đoạn công nghệ được chia thành các bước cơng việc (cịn gọi là
ngun cơng) khác nhau.
Ví dụ1: Trong cơ khí, q trình công nghệ được chia thành 3 giai đoạn
công nghệ là giai đoạn tạo phôi, giai đoạn gia công cắt gọt (cịn gọi là gia cơng
cơ khí) và giai đoạn lắp ráp.
Ví dụ 2 : Để chế tạo một trục có bậc và có rãnh cần phải: lấy tâm; tiện;
phay rãnh; mài; sửa nhẵn. Những cơng việc đó gọi là các bước công việc.
Bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất được thực hiện
trên một nơi làm việc, do một hoặc một nhóm cơng nhân cùng tiến hành trên một
đối tượng lao động nhất định. Khi xét bước công việc cần căn cứ vào cả 3 yếu tố:
nơi làm việc, công nhân và đối tượng lao động. Nếu một trong 3 yếu tố đó thay
đổi thì bước cơng việc thay đổi. Vì vậy:

26


×