UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: / QĐ-GDĐT Hải Lăng, ngày tháng 8 năm 2010
(Dự thảo)
QUYẾT ĐỊNH
V/v khen thưởng thành tích năm học 2009-2010
TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI LĂNG
Căn cứ nghị định 14/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của chính phủ qui định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh;
Căn cứ nghị định 121/2005/NĐ-CP, ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng;
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2009-2010 của ngành Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng phòng GD&ĐT huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tặng giấy khen cho 09 tập thể và 127 cá nhân đạt thành tích xuất sắc
trong năm học 2009-2010 (có danh sách kèm theo). Tiền thưởng kèm theo giấy
khen tập thể: 200000 đồng, cá nhân: 100000 đồng. Tổng số tiền: 14500000 đồng
(mười bốn triệu năm trăm nghìn đồng).
Điều 2. Hội đồng thi đua khen thưởng Phòng GD&ĐT huyện, các bộ phận liên
quan; các tập thể, cá nhân có tên trong danh sách trên chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này./.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
-Như điều 2;
-Lưu: VT,TĐ.
Trần Đới
UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: / QĐ-GDĐT Hải Lăng, ngày tháng 8 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
V/v khen thưởng Giáo viên được bầu chọn Học sinh yêu quý nhất
năm học 2009-2010
TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI LĂNG
Căn cứ nghị định 14/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của chính phủ qui định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh;
Căn cứ nghị định 121/2005/NĐ-CP, ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng;
Căn cứ chủ đề và nhiệm vụ năm học 2009-2010 của ngành Giáo dục và Đào
tạo;
Theo đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng phòng GD&ĐT huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tặng giấy khen cho 05 Giáo viên được bầu chọn Học sinh yêu quý nhất
trong năm học 2009-2010 (có danh sách kèm theo). Tiền thưởng kèm theo giấy
khen 200000 đồng. Tổng số tiền: 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
Điều 2. Hội đồng thi đua khen thưởng Phòng GD&ĐT huyện, các bộ phận liên
quan và Giáo viên có tên trong danh sách trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
-Như điều 2;
-Lưu: VT,TĐ.
Trần Đới
UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: / QC-GDĐT Hải Lăng, ngày tháng 6 năm 2010
QUY CHẾ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
Căn cứ nghị định số 14/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện,quận,thị xã.thành
phố trực thuộc tỉnh;
Căn cứ nghị định 121/2005/NĐ-CP, ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng;
Nhằm động viên khuyến khích CBGV, NV và học sinh, thi đua thực hiện hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và tham gia tích cực các hoạt động phong trào,
phòng Giáo dục và Đào tạo Hải Lăng thống nhất đề ra Quy chế khen thưởng như
sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc tổ chức thực hiện công tác Thi đua, Khen thưởng
thuộc Phòng Giáo dục-Đào tạo Hải Lăng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng thi đua: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc Phòng
Giáo dục-Đào tạo quản lý.
2. Đối tượng khen thưởng: Các đối tượng quy định tại Khoản 1 điều này có
thành tích đóng góp cho sự phát triển giáo dục, được khen thưởng theo quy định
của Luật Thi đua, Khen thưởng và của Quy chế này.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua: Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác,
công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các
danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia
phong trào thi đua đều phải có đăng ký giao ước thi đua; xác định rõ mục tiêu, chỉ
tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh
hiệu thi đua.
2. Nguyên tắc khen thưởng: Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Thành
tích đề nghị khen thưởng phải rõ ràng, cụ thể, đạt được ở mức độ nào thì khen
thưởng ở mức độ đó, khen thưởng đột xuất, khen thưởng công lao cống hiến lâu dài
không nhất thiết theo trình tự từ mức khen thấp đến mức khen cao; không cộng dồn
thành tích đã khen của lần trước để nâng mức khen lần sau; không nhất thiết lần
khen sau phải khen cao hơn lần trước. Mỗi hình thức khen thưởng được tặng
thưởng nhiều lần cho một đối tượng nhưng khen thưởng lần sau phải có thành tích
cao hơn thành tích khen thưởng lần trước.
Chú trọng khen thưởng các đơn vị và cá nhân trong điều kiện thực hiện nhiệm
vụ khó khăn nhưng đã năng động, sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thành
tích có phạm vi ảnh hưởng lớn, nhân rộng được điển hình tiên tiến. Khen thưởng
tập thể nhỏ và cá nhân là chính; trước hết các trường có thẩm quyền trực tiếp quản
lý các tập thể tổ, cá nhân; xem xét quyết định khen thưởng kịp thời với các hình
thức biểu dương, thưởng vật chất thích hợp theo thẩm quyền của mình. Những
trường hợp đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu thì đề nghị cấp trên khen thưởng.
Các trường phải thành lập Hội đồng Thi đua- Khen thưởng để bình xét thành
tích thi đua đối với các tập thể, cá nhân của đơn vị mình và xét chọn đề nghị lên cơ
quan có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen
thưởng của cơ quan và các trường trực thuộc phòng;
- Ban Giám hiệu và Công đoàn các trường phối hợp để phát động, triển khai
các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các
điển hình tiên tiến;
- Các trường có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền công tác thi đua, khen
thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ
động phong trào thi đua. Phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong
phong trào thi đua; đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua,
khen thưởng.
Chương II
TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU
VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 5. Hình thức tổ chức thi đua
* Tổ chức thi đua thường xuyên hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu
và chương trình công tác đề ra;
* Thi đua theo đợt được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng
tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định như:
- Tổ chức phong trào thi GVDG, BDHSG;
- Phong trào văn nghệ, TDTT và HKPĐ;
- Phong trào thi đồ dùng dạy học tự làm;
- Phong trào thi nói hay viết đẹp (Bậc Tiểu học);
- Phong trào thi kể chuyện;
- Phong trào thi tìm hiểu và các phong trào hội thi khác.
Điều 6. Phát động thi đua
Việc phát động và chỉ đạo phong trào thi đua thực hiện theo quy định tại Điều
18 Luật Thi đua, Khen thưởng.
Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong
trào thi đua trong ngành, phạm vi cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua phải trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của ngành, địa
phương, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và tính khả thi.
2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác của ngành để có hình thức tổ chức
phát động thi đua cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền mục đích ý nghĩa của
từng đợt thi đua, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua.
3. Xác định chỉ tiêu và thời gian thi đua phải trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị được cấp có thẩm quyền giao. Chỉ tiêu phấn đấu phải cao hơn chỉ tiêu
được giao; thời hạn hoàn thành phải sớm hơn thời hạn quy định.
4. Triển khai các biện pháp tổ chức phát động và đăng ký giao ước thi đua
giữa các trường, giữa các tập thể với tập thể, giữa cá nhân với cá nhân... trong từng
trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức ý nghĩa của công tác thi đua và tính tự
giác, tinh thần trách nhiệm của mọi người tham gia, chống mọi biểu hiện phô
trương, hình thức trong thi đua.
5. Xây dựng kế hoạch và xác định biện pháp phối hợp giữa nhà trường với
công đoàn để tuyên truyền vận động và theo dõi quá trình thực hiện.
6. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, đánh giá kết quả thi đua (đối với đợt thi
đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt) để rút kinh nghiệm và phổ biến
những kinh nghiệm tốt và các điển hình tiên tiến trong các đối tượng tham gia thi
đua; lựa chọn và công khai biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu
biểu, xuất sắc.
Điều 8. Các danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh - cấp
Bộ; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến.
2. Đối với tập thể: Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của (UBND tỉnh,
bộ), Tập thể Lao động xuất sắc (tỉnh, bộ), Tập thể Lao động tiên tiến.
Điều 9. Tiêu chuẩn Lao động tiên tiến
Danh hiệu Lao động tiên tiến được xét tặng cho các đối tượng đạt các tiểu
chuẩn theo quy định tại Điều 24 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 12 Nghị định số
121/2005/NĐ-CP, ngày 30/9/2005 của Chính phủ.
Cụ thể:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng, đủ chương trình, thực
hiện nghiêm túc quy chế, quy định của ngành như: Soạn bài, chấm bài, lên lớp, kiểm
tra đánh giá học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học, hồ sơ sổ sách theo quy định; giảng
dạy đạt chất lượng tốt trong cả năm học, nhất là các kỳ thi GVDG, thao giảng được
đồng nghiệp xếp loại giỏi và suy tôn; đạt hiệu quả cao trong giáo dục học sinh; tổ
chức quản lý tốt học sinh, quan tâm giáo dục học sinh cá biệt (nếu có), chăm lo giúp
đở học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhà
trường, gia đình và các lực lượng xã hội phối hợp giáo dục học sinh.
+ Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có
tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi
đua;
+ Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Có đạo đức lối sống lành mạnh.
Lưu ý: Trường hợp CBGV được cử đi học ngắn hạn dưới 01năm, nếu đạt kết
quả học tập từ loại khá trở lên và đạt các tiêu chí trên. Trường hợp CBGV trong một
năm học nghỉ từ 40 ngày trở lên, thì không thuộc diện bình bầu xem xét danh hiệu
LĐTT. Trường hợp chuyển công tác: thì trường mới phải lấy thêm ý kiến nhận xét
của trường cũ, nếu chuyển công tác sau 10 tháng thì đơn vị củ xét chọn.
Điều 10. Tiêu chuẩn Chiến sĩ thi đua cơ sở
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét tặng hàng năm cho các đối tượng
xuất sắc, tiêu biểu đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 23 của Luật Thi đua, Khen
thưởng và Điều 13 Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Cụ thể:
+ Đạt các tiêu chuẩn LĐTT;
+ Có sáng kiến cải tiến kỷ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới vào quản lý,
giảng dạy để nâng cao hiệu quả công tác và hiệu quả đào tạo, được Hội đồng khoa
học cấp cơ sở đánh giá và công nhận.