Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cuoc doi thoai giua hon va xac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.41 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác (Về trích đoạn vở "Hồn Trương Ba da </b>


<b>hàng thịt" trong SGK lớp 12)</b>



<b>PGS.TS. Lữu Khánh Thơ</b>


<i>Tạp chí Nghiên cứu văn học </i>


Lưu Quang Vũ được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc trong thời kỳ hiện đại.
Đương thời khi cịn sống, kịch của anh ln có mặt trên sàn diễn của nhiều đoàn
nghệ thuật trong cả nước. Trong lịch sử sân khấu nước ta, thời kỳ kịch của Lưu
Quang Vũ có lẽ là thời kỳ sơi động, giàu sức sống nhất. Những năm 80, kịch của
Lưu Quang Vũ xuất hiện đã làm thay đổi tư duy của người biểu diễn cũng như của
công chúng yêu sân khấu. Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đã đánh
giá cao tài năng, tâm huyết và những đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền sân
khấu nói riêng và với nền văn học nói chung. Anh cũng là một trong những "người
đi trước” trong phong trào đổi mới văn hoá văn nghệ, dùng ngịi bút của mình góp
phần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Động lực xui giục tôi viết kịch cũng là những động lực khiến tơi làm thơ, đó là khát
vọng muốn được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình và thế giới xung quanh,
muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng
hiến”(1)<sub>. </sub>


Kịch của Lưu Quang Vũ khai thác nhiều đề tài, đi vào khám phá mọi mặt của
đời sống xã hội và con người. Có thể phân chia, sắp xếp kịch Lưu Quang Vũ ra làm
nhiều loại căn cứ vào cốt truyện của kịch bản. Cha ông ta có câu “có tích mới dịch
nên trị”. Có thể hiểu nơm na “tích” chính là cốt truyện, phải có cốt truyện mới tạo
dựng thành tác phẩm, sân khấu mới có kịch để diễn. Kịch của Lưu Quang Vũ
thường được xây dựng trên một cốt truyện chắc chắn, chủ yếu tập trung vào các
vấn đề, các sự kiện quan trọng trong đời sống. Việc khai thác các mơ típ dân gian,
dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách của mình đã


tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng kể. Nó tạo cho kịch của anh sự
phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân
vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Hồn Trương Ba da hàng thịt</i> không chỉ đề cập đến đời sống một cá nhân mà còn đặt
ra những vấn đề của xã hội. Thói quan liêu, vơ trách nhiệm của Nam Tào Bắc Đẩu
đã tước đi mạng sống của người dân vô tội và gây nên bao nhiêu chuyện rắc rối. Sự
sửa sai chắp vá của Đế Thích lại là tiền đề bất hạnh cho cuộc đời hồn nọ xác kia
khơng hồn chỉnh của ông Trương Ba. Mọi sự sửa sai không đúng chỗ đều chứa
trong nó nhiều bi kịch hơn là niềm vui. Quyết định vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống vay
mượn giả tạo của Trương Ba ở phần kết là một sự phản kháng mãnh liệt và đau đớn.
Trích đoạn <i>Hồn Trương Ba da hàng thịt</i> đưa vào dạy trong SGK Ngữ văn lớp
12 là một phần thuộc Cảnh VII – cũng là cảnh cuối cùng của vở kịch, được đặt tên là


<i>Thoát ra nghịch cảnh</i>(2)<sub>. Trọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác</sub>


Trương Ba. Do đó lời thoại ở đây vừa có thể coi là độc thoại vừa có thể coi là đối
thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành
động, thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất. Cuộc đối thoại giữa
Hồn và Xác là đỉnh cao tư tưởng triết lý của vở kịch. Cuộc đối thoại đó cùng với thái
độ và những lời đối thoại của những người ruột thịt thân yêu nhất đã dẫn đến hành
động quyết liệt - kiên quyết chối từ một cuộc sống chắp vá hồn nọ xác kia của
Trương Ba. Lưu Quang Vũ đã để cho nhân vật của mình chọn một con đường tưởng
như tiêu cực nhưng hết sức cần thiết và đúng đắn: Rời bỏ cõi đời này để được đúng
là mình, để giữ trong ký ức những người thân kỷ niệm tốt đẹp về mình. Có nhà
nghiên cứu cho rằng “cuộc vật lộn giữa “Hồn Trương Ba” và “Da Hàng thịt” thực
chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong một thân xác”(3)<sub>.</sub>


Lưu Quang Vũ đã kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian. Anh cũng nhấn
mạnh vai trò quan trọng hơn của linh hồn so với thể xác. Hàng loạt nhân vật phụ


được hư cấu đã phát ngôn cho tư tưởng đó của tác giả. Trong khi tất cả những người
thân, kể cả người vợ, phủ nhận, xa lánh Trương Ba trong xác anh hàng thịt, thì cơ
con dâu lại càng thông cảm với ông hơn. Mặc dù cô cũng nhận ra bao nhiêu điều
ngang trái xuất hiện nơi con người Trương Ba. Bằng những lời mộc mạc, giản dị, cơ
đã nói khá đúng, khá cơ bản về linh hồn: “Thày vẫn dạy chúng con: cái bề ngồi có
quan trọng gì, chỉ có tấm lịng u thương và trí tuệ cao sáng của con người ta là
đáng kể”; “Đã gọi là hồn làm sao có hình thù, bởi nó khơng là vng hay trịn, mà là
vui, buồn, mừng, giận, yêu, ghét…”(4)<sub>. Qua hàng loạt lời thoại của các nhân vật, nhà</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cao đẹp.


Cuộc sống chắp vá hồn nọ xác kia là một bi kịch cho Trương Ba và càng đau
đớn hơn nữa khi ông ý thức được rằng sự vay mượn này còn đem lại bao đau khổ
cho những người thân của mình. Nó cịn đáng sợ hơn cả cái chết. Hồn Trương Ba
đã nói với cơ con dâu: “Thày đã làm u khổ. Có lẽ cái ngày u chôn xác thày xuống
đất, tưởng thày đã chết hẳn, u cũng khơng khổ bằng bây giờ”(5)<sub>. Có lẽ đây cũng là</sub>


một nguyên nhân khiến Trương Ba đi đến chấp nhận cái chết, trả lại xác anh hàng
thịt. Từ tư tưởng triết lý đúng về quan hệ giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ đã đi
đến một quan niệm đẹp về cách sống: sống chân thật đúng là mình, sống vì mọi
người, vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người. Trương Ba chết nhưng ông vẫn
sống, sống trong tình cảm, trong “cõi nhớ” của mọi ngưịi, sống trong Sự sống,
không cần phải mượn đến thân xác của người khác. Đó là suy nghĩ vừa biện
chứng vừa lạc quan và cao thưọng. Ý tưởng sâu sắc đó, sau này lại được Lưu
Quang Vũ thể hiện đậm nét trong vở <i>Người trong cõi nhớ - </i>một vở diễn đạt Huy
chương vàng Hội diễn Sân khấu chun nghiệp tồn quốc năm 1985. Kịch bản
này có một lối kết cấu khá độc đáo. Các nhân vật xuất hiện đồng thời theo các
bình diện không gian khác nhau. Những người đang sống và những người đã
chết. Đã chết như chỉ là mất đi cái phần thân xác, những tư tưởng, tinh thần,
những khát vọng, ước mơ cao đẹp của họ vẫn sống. Sống trong sự nghiệp, trong


nỗi nhớ thường ngày của những người đang sống hôm nay. Qua lời của một nhân
vật kịch, Lưu Quang Vũ đã bộc lộ quan niệm của anh về sự sống chết: <i>Con người</i>
<i>tồn tại ở ba cõi. Đó là thế giới của những người đang sống và cõi lặng im. Cõi</i>
<i>thứ ba: Cõi của những người đang sống TRONG TRÍ NHỚ CỦA NGƯỜI KHÁC,</i>
<i>những người khơng bị lãng qn</i>... Và có thể nói quan niệm này đã chi phối hàng
loạt các vở kịch khác của anh.


<i>Hồn Trương Ba da hàng thịt</i> là một tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng
tác của Lưu Quang Vũ. Năm 1990, tại Liên hoan Sân khấu Quốc tế lần I tổ chức
tại Mátxcơva, lần đầu tiên xuất ngoại, vở diễn đã được đánh giá xuất sắc nhất
Liên hoan. Năm 1998 vở <i>Hồn Trương Ba da hàng thịt</i> đã đi lưu diễn tại Mỹ trong
chương trình giao lưu sân khấu Việt - Mỹ (V.A.T.E.I) được đánh giá là sự kiện
văn hoá lớn. Nhà văn Hồ Anh Thái - người được chứng kiến khơng khí sơi động
của đêm diễn trên đất Mỹ sau này đã tái hiện lại qua bài viết <i>Đêm không ngủ ở</i>
<i>Seattle </i>(mượn tên một bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Mỹ)(6)<sub>. Tác giả Phan Ngọc</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thô lỗ để khẳng định cái cao quý”(7)<sub>1</sub>


_________________


(1) Lưu Quang Vũ. <i>Tuổi trẻ Chủ nhật</i>, số ra ngày 3/5/1987.


(2) Phần kết của vở <i>Hồn Trương Ba da hàng thịt</i> có hai dị bản, một dị bản viết lần đầu đã in trong


sách <i>Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại</i>, Nxb. Đà Nẵng, 1989. Dị bản thứ hai in trong <i>Kịch Việt</i>


<i>Nam chọn lọc</i>, Tập IV, Nxb. Sân khấu, 2001. Phần trích trong SGK dựa vào dị bản thứ hai.


(3) Phạm Vĩnh Cư: <i>Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam</i>, trong sách <i>Sáng tạo và giao lưu</i>,



Nxb. Hội Nhà văn, H, 2004, tr.120.


(4), (5) Lưu Quang Vũ: <i>Hồn Trương Ba da hàng thịt</i>, trong sách <i>Tuyển tập Kịch</i>, Nxb. Sân khấu,


H, 1994, tr.301, 311, 336.


(6) Hồ Anh Thái: <i>Đêm không ngủ ở Seattle</i>, trong sách <i>Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm,</i>


Nxb. Giáo dục, H, 2007, tr.349.


(7) Phan Ngọc: <i>Kịch pháp Lưu Quang Vũ</i>, trong sách <i>Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm</i>.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×