Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.25 KB, 7 trang )

BÀI VĂN MẪU LỚP 11
Đề bài: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân
Hương


Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc. Tuy sáng tác của bà để
lại không nhiều, chủ yếu là những bài thơ Nôm truyền tụng và tập
thơ chữ Hán Lưu Hương kí, song bà đã khẳng định được vị trí của
mình trên thi đàn của văn học Việt Nam với một phong cách thơ vơ
cùng độc đáo. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngồi nước đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu về sự đóng góp của
bà cho thơ ca trung đại Việt Nam. Hoàng Hữu Yên cho rằng: Thơ
Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất; Xuân Diệu lại đánh giá Hồ Xuân
Hương như là một vị chúa thơ Nôm (…) Xuân Hương dùng thể thơ
Đường luật thế mà ta không chút nào nghĩ rằng đó là một điệu thơ
nhập nội, thơ Xuân Hương cứ nơm na bình dân tự nhiên (…) Xn
Hương thật xứng đáng là bà chúa thơ Nôm.


Trước hết ta tìm hiểu nhan đề của bài thơ Tự tình. Tự tình ở đây là
tình cảm tự bộc lộ ra, đó chính là tâm trạng bộc bạch của chính
người trong cuộc, đó là lời của tâm hồn, lời của con tim khao khát
hạnh phúc cháy bỏng, đó là tiếng nói phẫn uất đau đớn xót xa…
Đọc Xuân Hương thi tập ta thấy trong đó có một con người luôn
luôn căm phẫn, luôn luôn phẫn nộ đối với chế độ phong kiến thối
nát đương thời, đồng thời trong thơ của bà cịn ln ln ca ngợi
bênh vực cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhưng bên cạnh đó
trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn hiện lên một tâm trạng
khao khát hạnh phúc, muốn bộc lộ cái tơi của mình. Cái tơi đó có
lúc khao khát mãnh liệt nhưng cũng có lúc cơ đơn uất hận xót xa,
bế tắc bấp bênh, chới với giữa dòng đời.


Như trên đã nói, Tự tình là bài thơ Nơm được làm theo lối luật
Đường. Bài thơ gồm 56 chữ, 8 câu chia thành 4 phần đề, thực, luận,
kết, với niêm luật chặt chẽ, hàm súc mà cơ đọng, lời ít mà ý nhiều.
Hai câu đề của bài thơ hằn lên một nỗi niềm vừa cơ quạnh, vừa bất
bình ngao ngán cho một thân phận thiệt thòi quá lớn.
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
n hận trơng ra khắp mọi chịm.
Thơng thường câu thơ đầu tiên của bài thơ thất ngôn bát cú có
nhiệm vụ mở cửa thấy núi (Khai mơn kiến sơn). Câu thơ mở đầu
cho ta thấy phần nào chủ đề của bài thơ. Câu thơ đầu của bài thư
này thoạt đầu dường như ta chưa thấy gì về sự báo hiệu cho chủ đề
của nó. Nó chỉ là dấu hiệu của thời gian (tiếng gà văng vẳng gáy
trên bom) mà ta thường thấy trong thơ ca xưa:


Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chng Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Hay tiếng gà chuyển canh trong thơ Bác:
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn.
Nhưng đằng sau cái tiếng gà gáy sáng văng vẳng áy ẩn sau một tâm
trạng xót xa, buồn bã, cơ đơn. Lúc này con người đã tình giấc đối
diện với chính mình. Tiếng gà như một âm thanh chát chúa dội vào
tâm trạng cô đơn của nữ sĩ khiến cho bà cất lên những lời đầy oán
hận: Oán hận trơng ra khắp mọi chịm. Hai câu thơ trên đã cho a
thấy được phần nào tâm trạng đắng cay chua xót của nhà thơ. Nỗi
bất hạnh đó cịn được thể hiện sâu sắc hơn ở những câu thơ sau.
Hai câu thực nhà thơ đã diễn tả nỗi uất ức xót xa như chìm sâu vào
trong tâm hồn nhà thơ đầy bất hạnh:
Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu không đánh cớ sao om.
Khi phân tích hai câu thơ này có nhà nghiên cứu đã cho rằng ở đây
Hồ Xuân Hương dùng biện pháp tu từ – mượn hình ảnh khách quan
để vận vào mình để diễn tả nỗi giận hờn khó kìm lại được. Ở đây
nhà thơ khơng chỉ mượn hình ảnh khách quan để vận vào mình mà
chủ yếu nhằm lột tả đau đớn xót xa bế tắc của mình. Chng sầu,
mõ thảm là những thứ gợi lên cảm giác buồn đau cô đơn lạc lõng.
Nhưng ở đây làm gì có khua có đánh thế mà nó vẫn vọng ra những
tiếng nghe khô khốc thảm đạm làm sao. Vậy đó là những tiếng gì?


Đó là tiếng của nỗi lịng, tiếng của sự bất hạnh giữa dòng đời. Cốc
diễn tả âm thanh hay diễn tả nỗi lịng? Nghe nó chát chúa khơ khốc
ảm đạm làm sao! Tiếng chuông chùa không ngân lên vang vọng
thành hơi mà vọng lại một tiếng nghe ảm đạm làm sao? Với từ om
tác giả đã thể hiện rõ sự bế tắc xót xa trước cuộc đời đen bạc, bất
cơng.
Như vậy qua bốn câu thơ đầu ta đã hiểu rõ được sự phẫn uất bất
hạnh xót xa bế tắc trong cuộc đời của nữ sĩ tài hoa. Sự bất hạnh đó
phần nào được lí giải ở hai câu luận của bài:
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ
Sau giận vì chuyên để mõm mịm.
Hố ra sự bất hạnh của bà chúa thơ Nơm là những tiếng nghe rầu rĩ.
Đó là tiếng gì vậy? – Lời đồn đại, chuyện đơn sai chẳng? – Miệng
thế gian biết đâu mà lường! Nhưng làm sao tránh khỏi? Những
chuyện chẳng đâu vào đâu mà buồn phiền cứ dồn ập đến. Nói lên
điều này chúng ta lại càng cảm thông hơn cho con người chịu nhiều
bất hạnh thua thiệt hay xã hội xưa. Coi xã hội tàn nhẫn vô lương
tâm đã vùi lấp con người. Hai tiếng thêm rầu rĩ nói lên sự chua cay
chát chúa đó. Từ chuyện nhân thế chuyển về chuyển riêng tư sau

giận vì cái dun mõm mịm cũng khơng phải tại mình mà duyên
phận cứ nổi nênh, bạc bẽo: Cảnh quá lứa lỡ thì chua chát biết bao!
Qua sáu câu thơ trên phần nào ta đã thấy được sự bất hạnh trong
cuộc đời, nỗi chua cay thất vọng chán thường, ta hiểu được phần
nào nguyên nhân gây nên những bất hạnh xót xa đó. Tất cả những
cái đó ta có cảm tưởng như Xuân Hương không đứng vững nổi


trước sóng gió xơ đẩy của cuộc đời. Nhưng khơng, Hồ Xuân
Hương vẫn hiên nang thách thức với một tư thế vơ cùng ngạo nghễ.
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.
Đó mới đúng là Hồ Xuân Hương, mới đúng là con người luôn luôn
đấu tranh cho mọi bất công ngang trái ở đời. Trong thơ Hồ Xuân
Hương ta đã từng bắt gặp cá tính đó:
Khi chế giễu tên bại tướng
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bây nhiêu.
Khi phủ định một luật lệ bất công
Quản bao miệng thế đời chênh lệch
Khơng có nhưng mà có mới ngoan.
Có khi lại tự khẳng định một cách mạnh mẽ:
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cảng đo xem đất ngắn dài.
Đó là những lời trách cứ, thách thức với tư thế đối diện với mọi dư
luận, mọi thế lực. Chính lịng tự tin đó đã làm nên tính cách sắc sảo
độc đáo của cái tơi trong thơ Hồ Xn Hương. Cái tơi đó dù đau
đớn bất hạnh đến đâu vẫn chiến đấu thách thức đến cùng chống lại
mọi dư luận bất công của xã hội. Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta cảm
nhận sự bất hạnh cay đắng cho thân phận nữ sĩ đến đâu thì ta lại

càng cảm phục trân trọng sự đấu tranh cho quyền được sống hạnh


phúc chính đàng của con người đến đó. Bài thơ Tự tình chính là nét
tiêu biểu cho hồn thơ trữ tình của Xuân Hương.



×