Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

CHỦ ĐỀ 3_ QUY LUẬT DI TRUYỀN.Image.Marked.Image.Marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.83 KB, 22 trang )

CHỦ ĐỀ 3: QUY LUẬT DI TRUYỀN
I. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Quy luật di truyền Menden

Đặt mua file Word tại link sau
/>-

Mỗi gen nằm tại một vị trí xác định trên NST, vị trí đó gọi là lơcut. Từ một gen ban đầu,
đột biến gen sẽ tạo ra nhiều alen mới.

-

Một cơ thể có n cặp gen dị hợp, phân li độc lập với nhau khi giảm phân sẽ tạo ra tạo ra tối
đa 2n loại giao tử. Cơ thể này tự thụ phấn thì sẽ tạo ra 3n loại kiểu gen, nếu mỗi cặp gen
quy định một định một cặp tính trạng và trội hồn tồn thì sẽ tạo ra 2n kiểu hình.

-

Một tế bào sinh tinh khi giảm phân khơng có hốn vị gen chỉ tạo ra tối đa 2 loại giao tử,
nếu có hốn vị gen thì tối đa tạo ra 4 loại giao tử. Một tế bào sinh trứng giảm phân chỉ tạo
ra 1 loại trứng.

-

Các cặp gen (alen) phân li độc lập với nhau khi chúng nằm trên các cặp NST tương đồng
khác nhau. (Nếu chúng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng thì liên kết với nhau). Các
cặp gen phân li độc lập với nhau sẽ tạo ra vô số loại biến dị tổ hợp.

-

Thực chất của quy luật phân li là sự phân li của các alen đi về mỗi giao tử.



-

Gen nằm trên NST thì di truyền theo quy luật phân li, gen nằm ở tế bào chất thì khơng di
truyền theo quy luật phân li.

-

Sự phân li của cặp alen diễn ra vào kì sau của giảm phân I.

-

Trong mỗi cặp gen của cơ thể con ln có một alen từ giao tử đực và một alen từ giao tử
cái.

-

Trong sinh sản hữu tính, đơn vị được di truyền từ đời này sang đời khác là các alen.

2. Quy luật di truyền tương tác gen
-

Mỗi tính trạng có thể do một gen quy định (tính trạng đơn gen) hoặc do nhiều gen quy
định (tính trạng đa gen hay cịn gọi là tương tác gen).

Trang 1


-


Thực chất của tương tác gen là sự tương tác giữa sản phẩm của các gen với nhau về cùng
quy định 1 tính trạng.

-

Trong một phép lai, nếu tỉ lệ kiểu hình của đời con là 9:7 hoặc 9:6:1 hoặc 9:3:3:1 thì tính
trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

-

Trong phép lai phân tích, nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1:3 hoặc 1:2:1 hoặc 1:1:1:1 thì
tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

-

Một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng được gọi là gen đa hiệu (gen đa
chức năng). Ví dụ: Đột biến hồng cầu hình liềm ở người.

-

Khi tính tỉ lệ kiểu hình phải lấy kiểu hình của cá thể đem lai làm chuẩn. Ví dụ cho cây hoa
đỏ lai phân tích đời con có 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình là

đỏ:trắng = 1:3

chứ khơng phải là trắng: đỏ = 3:1

. Nếu xác định sai tỉ lệ kiểu hình thì

khơng thể xác định đúng quy luật di truyền của tính trạng.

3. Quy luật di truyền liên kết gen
-

Hai cặp gen Aa và Bb di truyền phân li độc lập với nhau nếu chúng nằm trên 2 cặp NST
khác nhau. Di truyền liên kết với nhau nếu chùng cùng nằm trên 1 cặp NST.

-

Các gen trên cùng một NST thì di truyền cùng nhau và tạo thành một nhóm gen liên kết.
Bộ NST của lồi là 2n thì số nhóm gen liên kết = n.

-

Trong thế bào, số lượng gen nhiều hơn rất nhiều so với số lượng NST nên liên kết gen là
phổ biến.

-

Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững giữa các
nhóm tính trạng.

-

Trong chọn giống, người ta có thể sử dụng đột biến chuyển đoạn để chuyển các gen có lợi
vào cùng một NST để chúng di truyền cùng nhau tạo ra các nhóm tính trạng tốt.

-

Hốn vị gen xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn crômatit tương đồng
khác nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân 1.


-

Ở kì đầu của ngun phân cũng có thể có hốn vị gen.

-

Tần số hoỏn v gen bng

Tổnggiaotử hoá nvị
x100% . Tn s HVG tỷ lệ thuận với khoảng
Tỉngsè giaotư

cách giữa các gen và khơng vượt q 50%.
-

Hốn vị gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với
nhau, tạo ra các nhóm tính trạng tốt.
Trang 2


-

Sử dụng hoán vị gen để lập bản đồ di truyền (1cM = 1% hoán vị gen). Ở ruồi giấm, hoán
vị gen chỉ diễn ra ở con cái.

-

Để xác định các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập, liên kết hồn tồn hay hốn vị gen
thì chúng ta so sánh tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con với tích tỉ lệ kiểu hình của từng cặp

tính trạng. Trong trường hợp các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập thì tỉ lệ phân li
kiểu hình của đời con bằng tích tỉ lệ của từng cặp tính trạng. Liên kêt gen hồn tồn làm
hạn chế biến dị tổ hợp cho nên tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ bé hơn trường hợp phân li độc
lập. Cịn nếu hốn vị gen thì tỉ lệ kiểu hình lớn hơn trường hợp phân li độc lập.

-

Khi bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen thì:
+ Tỉ lệ kiểu hình lặn (aabb) = tỉ lệ giao tử ab x tỉ lệ giao tử ab.
Tỉ lệ kiểu hình A-bb = aaB - = 0,25 – tỉ lệ kiểu gen aabb.
Tỉ lệ kiểu hình A- B- =0,5 + tỉ lệ kiểu gen aabb.

-

Muốn tìm tần số hốn vị gen thì phải dựa vào kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con
của gen

-

ab
. Từ tỉ lệ
ab

ab
 tỉ lệ của giao tử ab → Tần số hoán vị.
ab

Nếu bài ra chưa cho kiểu hình đồng hợp lặn thì phải tìm hiểu hình đồng hợp lặn dựa trên
nguyên lí: A - B- = 0,5 + aabb
A – bb = aaB- =0,25 – aabb.


-

Nếu phép lai có nhiều nhóm liên kết thì phải phân tích và loại bỏ những nhóm liên kết
khơng có hốn vị gen, chỉ tập trung vào nhóm liên kết có hốn vị gen.

-

Nếu bài tốn cho các loại giao tử thì phải xác định đâu là giao tử liên kết, đâu là giao tử
hoán vị theo nguyên lý: Giao tử hoán vị có tỉ lệ ≤ 0,25.

-

Tần số hốn vị = 2 x giao tử hoán vị = 1 -2 x giao tử liên kết.

4. Quy luật di truyền liên kết giới tính
-

Giới tính là một nhóm tính trạng. Các gen quy định tính trạng giưới tính được phân bố trên
1 NST (NST này được gọi là NST giới tính).

-

NST giới tính có cấu trúc và chức năng tương tự như NST thường. Nó mang gen quy định
giới tính và một số tính trạng thường.

-

Những tính trạng thường (khơng phải tính trạng giới tính) có gen nằm trên NST giới tính
thì di truyền liên kết với giới tính.

Trang 3


-

Ở người, thú, ruồi giấm, NST giới tính chỉ có 1 cặp (con cái là XX; con đực là XY). NST
giới tính X có 2 đoạn tương đồng với NST giới tính Y. Nếu gen nằm ở đoạn tương đồng
thì tồn tại thành cặp alen.

-

Trên NST giới tính khơng chỉ có gen quy định tính trạng giới tính mà cịn có gen quy định
tính trạng thường. Những tính trạng thường này liên kết với giới tính.

-

Trong một phép lai, nếu thấy tỷ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ phân li kiểu
hình ở giới tính cái thì khẳng định tính trạng di truyền liên kết với giới tính.

-

Dựa vào di truyền liên kết giới tính sẽ biết được giới tính của cơ thể ở giai đoạn mới sinh
→ Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

5. Quy luật di truyền ngoài NST
-

Ở trong tế bào, gen không chỉ nằm trong nhân tế bào (ở trên NST thường hoặc trên NST
giới tính) mà gen nằm trong tế bào chất (ở ti thể, lục lạp).


-

Gen nằm ở ngoài nhân (nằm trong tế bào chất) không di truyền theo quy luật phân li của
Menden mà di truyền theo dòng mẹ.

-

Gen nằm ở trong tế bào chất (ở ti thể, lục lạp) thì tính trạng di truyền theo dịng mẹ (kiểu
hình của con do yếu tố di truyền trong trứng quyết định). Ngun nhân là vì khi thụ tinh,
chỉ có nhân của giao tử đực đi vào trứng cho nên tế bào chất của hợp tử chỉ được hình
thành từ tế bào chất của mẹ.

-

Nếu kết quả của phép lai thuận khác phép lai nghịch và kiểu hình của đời con hồn tồn
giống mẹ thì tính trạng di truyền theo dịng mẹ.

-

AND ở ngồi nhân (ở ti thể, lục lạp) có hàm lượng khơng ổn định, có cấu trúc dạng vịng,
chứa gen khơng phân mảnh (giống AND của vi khuẩn).

6. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện kiểu gen
-

Gen biểu hiện thành tính trạng theo sơ đồ: Gen → mARN → polipeptit → prơtêin → tính
trạng.

-


Cùng một kiểu gen nhưng khi sống ở các môi trường khác nhau thì quy định kiểu hình
khác nhau (thường biến).

-

Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.

-

Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Các kiểu gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau;
các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau.

Trang 4


-

Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác
nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến). Thường biến giúp sinh vật thích
nghi thụ động với sự thay đổi của môi trường.

-

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình tương ứng với sự thay đổi của mơi trường
(không làm biến đổi KG); Thường biến xuất hiện đồng loạt theo 1 hướng xác định;
Thường biến giúp SV thích nghi sự thụ động với môi trường; Thường biến không di
truyền được cho đời sau.

-


Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất phụ thuộc vào giống và biện pháp kỹ thuật, trong
đó giống yếu tố quyết định.

-

Muốn xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen thì phải ni trồng các cá thể có kiểu gen
giống nhau ở các mơi trường có điệu kiện khác nhau.

-

Từ 1 kiểu gen dị hợp, muốn tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau thì phải sử dụng
phương pháp nhân giống vơ tính.

II. CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1: Trong q trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời
bố mẹ cho đời con.
A. Nhiễm sắc thể.

B. Tính trạng

C. Alen.

D. Nhân tế bào.

Câu 2: Màu lơng ở trâu do một gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái
đen (2) đẻ lần thứ nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên
giao phối với một con trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Kiểu gen của 6 con trâu nói
trên theo thứ tự là:
A. aa, Aa, aa, Aa, Aa, aa.


B. aa, AA hoặc Aa, aa, Aa, Aa, aa.

C. aa, Aa, aa, Aa, AA, aa.

D. aa, Aa, aa, Aa, AA hoặc Aa, aa.

Câu 3: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một
số lồi cá cảnh, cơng thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước khơng có chấm màu.
Câu 4: Ở ngơ, có 3 gen khơng alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt,
mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B,
Trang 5


R cho hạt có màu; các kiểu gen cịn lại đều hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu
(P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu;
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là
A. AaBBRr.

B.AABbRr.

C.AaBbRr.

D.AaBbRR.


Câu 5: Xét các kết luận sau đây:
(1) Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hốn vị gen càng cao.
(3) Số lượng ghen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
(4) Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì khơng liên kết với nhau.
(5) Số nhóm gen liên kết bằng tần số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 6: Ở một lồi thực vật có 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài là
A. 6

B. 12

C. 24

D. 2

Câu 7: Khi nói về hốn vị gen, điều nào sau đây khơng đúng?
A. Hốn vị gen xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nhau nguồn gốc trong
cặp NST tương đồng, diễn ra vào kì đầu của phân I.
B. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân của sinh sản hữu tính mà khơng xảy ra trong nguyên
phân.
C. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách giữa các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến

dị tổ hợp.
D. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
Câu 8: Cho biết hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST và cách nhau 40 cM. Một tế bào
sinh tinh có kiểu gen
A. 25%.

Ab
tiến hành giảm phân, theo lí thuyết sẽ tạo ra loại giao tử Ab với tỉ lệ
aB

B. 50% hoặc 25%

C. 30%

D. 20%

Câu 9: Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tính ở cơ thể có kiểu gen

Ab
hốn vị gen
aB

xảy ra giữa alen A và. Cho biết khơng có đột biến xảy ra. Số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử
được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
Trang 6


A. 4 loại với tỉ lệ 1: 1 :1 :1.
B. 4 loại tỉ lệ phụ thuộc vào tần số HVG.
C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số HV.

D. 2 loại với tỉ 1:1
Câu 10: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen

AD
đã xảy ra HVG giữa alen D và d
ad

với tần số 18%. Tính theo lí thuyết cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế
bào khơng xảy ra HVG giữa D và d là:
A. 820

B.360

Câu 11: Xét tổ hợp gen

C.640

D.180

Ab
Dd , nếu tần số hoán vị gen là 20% thì tỉ lệ các loại giao tử hoản vị
aB

của tổ hợp gen này là
A. ABD = Abd = abD = abd = 5%

B. ABD = Abd = aBD = abd = 5%

C. ABD = Abd = aBD = abd = 10%


D. ABD = ABd = abD = abd = 10%

Câu 12: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, hãy chọn kết luận đúng.
A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại theo cặp alen.
B. Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen.
C. Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
D. Đoạn khơng tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng
của NST giới tính Y.
Câu 13: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, kết luận nào sau đây khơng đúng?
A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y khơng có alen tương ứng trên NST X.
B. Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen.
C. Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
D. Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn khơng tương đồng
của NST giới tính Y.
Câu 14: Ở đời con của phép lai nào sau đây, tỷ lệ kiểu hình ở giới đực khác nhau với tỉ lệ kiểu
hình ở giới cái?
A. XAXA × Xa Y.

B. XAXa ×Xa Y.

C. XaXa × Xa Y.

D. XAXa × XA Y.

Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hồn toàn. Ở đời con của phép lai nào
sau đây, ở giới đực và giới cái đều có tỉ lệ kiểu hình giống nhau?
A. AaXBXb × aaXB Y

B.AaXbXb × AaXb Y
Trang 7



C. AaXbXb × aaXB Y

D. AaXBXb × AAXB Y

Câu 16: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Ở cơ thể sinh vật, chỉ có tế bào sinh dục mới có NST giới tính.
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.
C. Khi trong tế bào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thì cơ thể đó là cơ thể cái.
D. Ở tế bào sinh dưỡng của cơ thể lưỡng bội, gen ở trên vùng tương đồng của NST giới tính tồn
tại thành từng cặp alen.
Câu 17: Xét các ví dụ sau đây:
(1) Người bị bệnh bạch tạng kết hơn với người bình thường thì sinh con có thể bị bệnh hoặc
khơng.
(2) Trẻ em bị bệnh Phêninkêtô niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình
thường.
(3) Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận,…
(4) Người bị hội chứng AIDS thì thường bị ung thư, tiêu chảy, lao, viêm phổi,…
(5) Các cây hoa cẩm tú cầu có vùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của
môi trường đất.
(6) Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định có tóc bình thường, kiểu gen
Aa quy định hói đầu ở nam và khơng hói đầu ở nữ.
Trong 6 ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
A. 3.

B.2.

C.4.


D.5.

Câu 18: Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?
A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen
B. Ở lồi sinh sản vơ tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể nhẹ
C. Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau.
D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, không phụ thuộc môi trường.
Câu 19: Ở cừu, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng, a quy định khơng sừng, kiểu gen
Aa biển hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực khơng sừng với cừu
cái có sừng được F1. Nếu cho cac cừu cái F1 giao phối với cừu đực không sừng, theo lý thuyết thì
tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là?
A. 100% có sừng.

B. 25% có sừng: 75% khơng sừng.

C. 75% có sừng: 25% khơng sừng.

D. 50% có sừng: 50% khơng sừng.

Câu 20: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, kết luận nào sau đây không đúng?
Trang 8


A. Trong cùng một kiểu gen, các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau
B. Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen của cơ thể và môi trường sống.
C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp hơn tính trạng số lượng.
D. Mức phản ứng quy định giới hạn về năng xuất của giống vật nuôi và cây trồng.
Câu 21: Xét các ví dụ sau đây:
1- Bệnh phêninkêtoniệu ở người do rối loạn, chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được
phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.

2- Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở dạng
trung gian khác nhau tùy thuộc và độ pH của mơi trường đất.
3- Lồi bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương khơng bị ơ nhiễm thì có màu
trắng, khi khu rừng bị ơ nhiễm bụi than thì tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và
bướm có màu đen phát triển ưu thế.
Nhưng ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình của kiểu gen là
A. 1 ,3.

B. 1 , 2, 3.

C. 2, 3.

D. 1, 2

Câu 22: Ở quy luật di truyền nào sau đây, gen không di truyền theo quy luật phân li của Menđen?
A. Di truyền theo dòng mẹ.

B. Di truyền liên kết giới tính.

C. Di truyền tương tác gen.

D. Di truyền hốn vị gen.

Câu 23: Một trong những đặc điểm của các gen ngồi nhân ở sinh vật nhân thực là
A. Khơng được phân phối đều cho các tế bào con.
B. Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C. Luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. Chỉ mã hóa cho các prơtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 24: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính
ở động vật?

(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới hạn
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng
A. 3

B. 4.

C. 1

D. 2

Câu 25: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái
mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?
A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo.

B. Trâu, bò, hươu.
Trang 9


C. Gà, chim bồ câu, bướm.

D. Hổ, báo, mèo rừng.

Câu 26: Giống thỏ Himalaya có bộ lơng trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ
thể như tai, bàn chân, đi và mõm có lơng đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng
một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau cảu cơ thể? Để lí
giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiên hành thí nghiệm: cạo phần lơng trắng trên lưng thỏ
và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lên lại các màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên,
có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây?

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen
quy định tổng hợp sắc tố mêlanin khơng được biểu hiện, đo đó lơng có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng
đầu mút của cơ thể lơng có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.
(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến
gen ở vùng này làm cho lơng mọc lên có màu đen.
A. 2.

B. 1.

C.3

D.4

Câu 27: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số lồi thú ở xứ lạnh, mùa đơng có bộ lơng dày màu trắng, mùa hè có bộ lơng thưa
màu vàng hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tủ cầu cso cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào
độ pH của môi trường đất.
A. 3

B.1

C.4

D. 2


Câu 28: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu
nào sau đây không đúng?
A. Các cá thể con sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng ln có mức phản ứng khác với cá
thể mẹ.
B. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng cịn có các tính trạng chất lượng thường
có mức phản ứng hẹp.
C. Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau.
D. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác
nhau.
Trang 10


Câu 29: Khi nó về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được
gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
B. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một mơi trường thì có
mức phản ứng giống nhau.
C. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi
trường biến đổi.
D. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sản hữu tính bằng
cách gieo các các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của
chúng.
Câu 30: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
B. phát sinh trong q trình sinh sản hữu tính.
C. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
D. di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 31: Cho các bước sau:
(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen
(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen

(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau
A. (1)→(2)→(3).

B. (3)→(1)→(2).

C. (1)→(3)→(2).

D. (2)→(1)→(3).

Câu 32: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào đây là đúng?
A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X khơng có
alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều khơng mang gen.
D. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng
cặp.
Câu 33: Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân
lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng.
Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1.
Trang 11


Phản ứng 2: tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2.
Khi phân tích tế bào chân tóc cảu 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy
chúng đều có chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có
tirozin thì tóc của B có màu đen melanin cịn của A thì khơng. Biết rằng E1 và E2 là sản phẩm sinh
tổng hợp của các gen trội nằm trên các NST khác nhau, các gen lặn đột biến khơng tạo ra enzim.
Dự đốn nào sau đây đúng?
A. Cá thể B có chứa cả enzim E1 và E2 nên có khả năng biến đổi tirozin thành melanin có màu

đen.
B. Nếu A và B kết hơn sinh ra con khơng bị bạch tạng thì chứng tỏ người A có enzim E1
C. Cá thể B khơng có enzim E1 cịn cá thể A khơng có enzim E2
D. Nếu 2 người đều bạch tạng và có kiểu gen giống nhau thì vẫn có thể sinh ra con khơng bị bạch
tạng.
Câu 34: Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật do 2 cặp gen Aa và Bb nằm
trên các cặp NST khác nhau quy định, trong kiểu gen nếu có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ,
các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Dự đốn nào sau đây đúng?
A. Nếu cho 2 cây hoa trắng giao phấn với nhau thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, cho F1 tự thụ
phấn thì thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 trắng : 7 đỏ.
B. Cho cây hoa đỏ (P) dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 1
trong 2 cặp gen ở F1 chiếm 25%.
C. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng (P) thu được đời con có cả trắng và đỏ chứng tỏ
cây hoa đỏ P có ít nhất 1 cặp gen dị hợp.
D. Cho 2 cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau có thể thu được đời con có tỉ lệ
kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Câu 35: Ở ngơ, có 3 cặp gen (Aa; Bb; Dd) thuộc các NST khác nhau, tác động qua lại cùng quy
định màu sắc hạt. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho hạt có màu đỏ;
kiểu gen có mặt A và B nhưng vắng mặt gen D cho kiều hình vàng, các kiểu gen cịn lại đều cho
hạt màu trắng. Trong các dự đốn sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) P: AaBbDd x AabbDd tạo ra F1, theo lí thuyết, tỉ lệ hạt màu trắng ở F1 là 0,625.
(2) Có tất cả 15 kiểu gen quy định kiểu hình trắng.
(3) P: AABBdd x AabbDD, tạo ra F1, F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ: 3
vàng: 4 trắng.

Trang 12


(4) P: AABBDD x aabbDD, tạo ra F1 , F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ: 7
trắng.

A. 1

B. 2

C. 3

D.4

Câu 36: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân
thực của động vật lưỡng bội
Cột A

Cột B

1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình
thể thường
giảm phân hình thành giao tử.
2. Các gen nằm trong tế bào chất

b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất
định và di truyền cùng nhau tạo thành một
nhóm gen liên kết.

3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của c. thường không được phân chia đồng đều các
nhiễm sắc thể giới tính X
tế bào con trong q trình phân bào.
4. Các alen thuộc các lôcut khác nhau trên một d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá
nhiễm sắc thể
trình giảm phân.
5. Các cặp alen thuộc các lơcut khác nhau trên e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử

các cặp nhiễm sắc thể khác nhau
nhiều hơn ở giới đồng giao tử.
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1 – d, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 - a

B. 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – a, 5 – e

C. 1 – e, 2 – d, 3 – c, 4 – b, 5 - a

D. 1 – d, 2 – b, 3 – a, 4 – c, 5 – e.

Câu 37: Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbXeD XEd giảm phân bình thường nhưng xảy ra
hoán vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là
A. 8

B.6.

C.4.

D.16.

Câu 38: Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào
A. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
B. ln giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit
C. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.
III. HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Chọn đáp án C
-


Trong quá trình giảm phân, các NST xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cho nên cấu trúc
của các crômatit bị thay đổi → NST ở đời con bị thay đổi so với đời bố mẹ. Nhân của hợp
tử được tạo ra do kết hợp giữa nhân của giao tử đực với nhân của giao tử cái cho nhên
Trang 13


nhân của tế bào ở đời con có những sai khác nhất định so với nhân của tế bào cơ thể bố
mẹ.
-

Bố mẹ khơng truyền đạt cho con các tính trạng có sẵn cho nên tính trạng của cơ thể bố mẹ
không được truyền nguyên vẹn cho đời con.

-

Theo quy luật phân li, các alen trong mỗi cặp phân li với nhau và đi về một giao tử, mỗi
giao tử mang nguyên vẹn một alen của mỗi cặp.

Qua thụ tinh thì alen của giao tử đực kết hợp với alen tương ứng của giao tử cái tạo ra hợp tử
có alen tồn tại theo từng cặp. Như vậy alen là đơn vị di truyền được truyền đạt nguyên vẹn từ đời
bố mẹ sang đời con.
Câu 2: Chọn đáp án A
(6) màu trắng ⟹ (4) và (5) đều có kiểu gen Aa
(4) Aa ⟹(2) có kiểu gen Aa
Theo bài ra ta có:

aa (1) x Aa(2) ⟹ aa (3 ) và Aa (4)
Aa(4) x Aa (5) ⟹ aa (6)

Câu 3: Chọn đáp án B

Trong các thí nghiệm lai giống trong bài thực hành Sinh học 12 thì phải là các phép lai cùng loài;
Phép lai ở phương án B là lai khác loài nên B sai.
Câu 4: Chọn đáp án A
Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR chỉ có 1 loại gtử abR mà thu được các cây lai có 50% có cây
hạt có màu nên P phải cho giao tử AB- với tỉ lệ 0,5 (dị hợp 1 cặp gen). (1)
Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr chỉ có 1 loại giao tử aBr mà cây lai có 25% (1/4) số cây hạt có
màu . ⟶ Kiểu gen P phải cho giao tử A – R với tỉ lệ = 0,25 (dị hợp 2 cặp gen). (2)
Từ 1 và 2 ⟹ P có KG AaBBRr.
Câu 5: Chọn đáp án B
Trong các kết luận nói trên thì chỉ có kết luận (1), (3), (4) là các kết luận đúng.
Câu 6: Chọn đáp án B
Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong giao tử. Lồi này có bộ NST 2n = 24 cho nên
trong mỗi giao tử chỉ có 12 NST.
Câu 7: Trong 4 kết luận trên thì kết luận B là khơng đúng. Hốn vị gen xảy ra trong giảm phân
của sinh sản hữu tính và cả trong nguyên phân. Trong nguyên phân, vào kì đầu các cromatit tiếp
hợp vào trao đổi chéo dẫn đến hóa vị gen
Câu 8: Chọn đáp án B
Trang 14


-

Một tế bào sinh tinh giảm phân nếu khơng có hốn vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử, nếu có
hốn vị thì sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1:1:1 (mỗi loại 25%)

-

Khoảng cách giữa hai gen A và B = 40cM, có nghĩa là tần số hoán vị giữa hai gen A và B
là 40%. Khi tần số hốn vị 40% thì có nghĩa là khi giảm phân sẽ có 80% số tế bào có hốn
vị, 20% số tế bào khơng hốn vị. Ở bài toán này, bài ra cho 1 tế bào, như vậy sẽ có 2 khả

năng : Tế bào này có hốn vị hoặc khơng có hốn vị.

-

Như vậy, tế bào sinh tinh có kiểu gen

Ab
giảm phân khơng có hốn vị thì sẽ tạo loại giao
aB

tử Ab với tỉ lệ 50%. Giảm phân có hốn vị thì sẽ tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 25%.
Câu 9: Chọn đáp án A
Một tế bào sinh tinh dị hợp 2 cặp gen giảm phân, nếu khơng có hốn vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao
tử, nếu có hốn vị thì sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1: 1:1 (mỗi loại 25%)
Câu 10: Chọn đáp án C
Tần số hốn vị = 18% thì số tế bào có hốn vị = 18% x 2 = 36%.
Số tế bào xảy ra hoán vị gen = 36% x 1000 = 360
Số tế bào khơng xảy ra hốn vị gen = 1000-360 =640.
Câu 11: Chọn đáp án A
Tổ hợp gen

Ab
Dd có tần số hốn vị 20% thì:
aB

AB D = AB d = ab D= ab d = 0.1 x 0.5 = 0.05
Câu 12: Chọn đáp án C
Các kết luận khác sai ở chỗ:
-


Gen nằm trên đoạn khơng tương đồng của Y thì khơng có alen trên X nên ở giới XY, gen
chỉ có ở dạng đơn gen nằm trên Y mà khơng bao giờ tồn tại thành cặp.

-

Gen nằm trên đoạn không tương đồng của X thì khơng có alen trên Y nhưng ở giới XX,
gen luôn tồn tại thành cặp tương đồng. Vì hai NST giới tính Y tương đồng với nhau, có
gen trên NST X này thì cũng có gen tương ứng trên NST X kia.

-

Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có nhiều gen hơn đoạn khơng tương đồng
của NST giới tính Y. Ở người, bệnh mù màu, bệnh khó đơng do gen lặn nằm trên NST X
quy định.

Câu 13: Chọn đáp án D

Trang 15


Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận D khơng đúng vì đoạn khơng tương đồng của NST
giới tính X có nhiều gen hơn đoạn khơng tương đồng của NST giới tính Y. Ở người, bệnh mù
màu, bệnh máu khó đơng do gẹn lặn nằm trên NST X quy định.
Các kết luận khác đều đúng.
Câu 14: Chọn đáp án D
Muốn biết chính xác thì chúng ta viết sơ đồ lai của từng phép lai
-

Ở phép lai A, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là
giống nhau.


-

Ở đời con của phép lai B, tỉ lệ kiểu hình của hai giới là giống nhau và = 1: 1.

-

Ở phép lai C, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình lặn nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là
giống nhau.

-

Ở đời con của phép lai D, kiểu hình lặn chỉ có ở giới XY → tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác
với ở giới cái.

Câu 15: Chọn đáp án B
Muốn biết chính xác thì cùng ta viết sơ đồ lai của từng phép lai. Ta chỉ cần quan tâm tới cặp gen
nằm trên NST giới tính (B,b)
-

Ở đời con của phép lai A, Cá thể XBY luôn cho giao tử XB nên đời con giới XX đều có
kiểu hình trội X B cịn cá thể X B X b cho giao tử X b nên đời con có kiểu hình lặn X bY. Tỉ
lệ kiểu hình ở hai giới là khác nhau.

-

Ở phép lai C, Cá thể X B Y luôn cho giao tử X B nên đời con giới XX đều có kiểu hình trội
X B còn cá thế X bX bcho giao tử X b nên đời con giới XY có kiểu hình lặn X bY. Tỉ lệ kiểu
hình ở hai giới là khác nhau.


-

Ở phép lai D, Cá thể X B Y luôn cho giao tử X B nên đời con giới XX đều có kiểu hình trội
X B cịn cá thể X B X b cho giao tử X b nên đời con giới XY có kiểu hình lặn X bY. Tỉ lệ
kiểu hình ở hai giới là khác nhau.

-

Ở phép lai B, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình lặn (bb) nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới
là giống nhau.

Câu 16: Chọn đáp án D
Câu A sai, vì các tế bào của cơ thể được nguyên phân từ hợp tử sẽ cso đầy đủ bộ NST của hợp tử.
Do đó các tế bào sinh dưỡng cũng có NST giới tính.
Câu B sai, vì trên nhiễm sắc thể giới tính ngồi các gen quy định giới tính của cơ thể cịn có các
gen quy định các tính trạng thường (gọi là hiện tượng di truyền liên kết giới tính)
Trang 16


Câu C sai, vì tùy từng loại. Ví dụ ở gà thì XX là gà trống.
-Kết luận D đúng (được trình bày trong SGK sinh học 12).
Câu 17: Chọn đáp án B
-

Sự mềm dẻo kiểu hình là sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen
trước những mơi trường khác nhau. Sự mềm dẻo kiểu hình có được là nhờ sự tự điều chỉnh
của kiểu gen giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của điều kiện mơi trường.

-


Trong 6 ví dụ trên chỉ có 2 ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiều hình là ví dụ (2) và (5).

Câu 18: Chọn đáp án B
-

Tập hợp các kiểu hình khác nhau của mọi kiểu gen tương ứng với các môi trường khác
nhau được gọi là mức phản ứng. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, được di truyền và
không phụ thuộc vào môi trường →A, D đúng.

-

Ở các giống thuần chủng các cá thể có kiểu gen giống nhau nên có mức phản ứng giống
nhau → C đúng

-

Ở các lồi sinh sản vơ tính, kiểu gen của các cá thể con giống kiểu gen của cá thể mẹ do đó
các cá thể con có mức phản ứng giống giá thể mẹ → B sai

Câu 19: Chọn đáp án B
P. Cừu đực không sừng (aa) x (AA) cừu cái có sừng
F1:

Aa

Cừu cái F1 giao phối với cừu đực không sừng
♀Aa x ♂aa → Ở đời con có 1 Aa , 1aa.
Ở giới cái có 100% có khơng sừng, ở giới đực có 50% số con có sừng, 50% số con khơng sừng.
Vì tỉ lệ đực : cái = 1: 1 nên tỉ lệ kiểu hình của tất cả đời con là
50 có sừng : 150 khơng sừng = 25% có sừng : 75% khơng sừng

Câu 20: Chọn đáp án B
-

Mức phản ứng là tập hợp cả các kiểu hình của cùng một kiểu gen trước những điều kiện
môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định và chỉ phụ thuộc vào kiểu gen
mà không phụ thuộc vào môi trường sống.

-

Các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau, các tính trạng khác nhau, có mức phản
ứng khác nhau, mức phản ứng quy định giới hạn về năng suất.

Câu 21: Chọn đáp án D
-

Mềm dẻo kiểu hình là hiện tượng cùng một kiểu gen nhưng khi sống ở các môi trường
khác nhau thì biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau.
Trang 17


-

Trong 3 ví dụ nói trên thì ví dụ thứ nhất và ví dụ thứ 2 là mềm dẻo kiểu hình.

Câu 22: Chọn đáp án A
Quy luật phân li của Menden là quy luật di truyền cơ bản của tất cả các quy luật khác. Khi gen
nằm trên NST, do cặp NST phân li trong giảm phân nên gen sẽ di truyền theo quy luật phân li của
Menden.
-


Ở quy luật di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên NST giới tính cũng được phân li theo
quy luật cảu Menden.

-

Ở quy luật di truyền tường tác gen, gen cũng phân li theo quy luật của Menden.

-

Ở quy luật di truyền hoán vị gen, gen cũng phân li theo quy luật của Menden.

-

Chỉ có trường hợp gen nằm ở tế bào chất thì do tế bào chất phân li khơng đều trong phân
bào nên gen trong tế bào chất không được phân li đồng đều về các giao tử → Gen nằm ở tế
bào chất thì khơng phân li theo quy luật Menden.

Câu 23: Chọn đáp án A
Trong quá trình phân bào, tế bào chất được phân chia không đều do các tế bào con nên gen ngồi
nhân khơng được phân chia đều trong phân bào
Đáp án B sai vì gen ngồi nhân cũng có thể bị đột biến bởi tác nhân đột biến.
Đáp án C sai vì gen ngồi nhân tồn tại ở dạng đơn gen.
Đáp án D sai vì gen ngồi nhân mã hóa cho protein tham gia cấu trúc ti thể, enzim…
Câu 24: Chọn đáp án C
-

Chỉ có phát biểu (4) đúng. Vì tất cả các NST (cho dù đó là NST thường hay NST giới tính)
đều có thể bị đột biến về cấu trúc hoặc số lượng)

-


Phát biểu (1 ) sai. Vì nhiễm sắc thể giới tính có ở tất cả các tế bào trong cơ thể. Trong cùng
một cơ thể, tất cả các tế bào sinh dưỡng đều sinh ra từ một tế bào tử nhờ q trình ngun
phân. Do đó tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có bộ NST giống nhau.

-

Phát biểu (2) sai. Vì NST giới tính khơng chỉ mang gen quy định giới tính mà cịn mang
gen quy định một số tính mạng khơng phải giới tính. Ví dụ ở người, trên NST giới tính X
mang gen quy định bệnh mù màu, bệnh máu khó đơng.

-

Phát biểu (3) sai. Vì ở các loài chim, hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY sẽ phát
triển thành con cái.

Câu 25: Chọn đáp án C
Theo các kết quả nghiên cứu về cặp NST quy định giới tính thì ở các lồi Chị, bướm tằm, con
đực có cặp NST giới tính XX và con cái có cặp NST giới tính XY.
Trang 18


Câu 26: Chọn đáp án C
-

Kết luận (4) sai. Vì bài ra cho biết các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen
nhưng lại biểu hiện màu lơng khác nhau. Điều đó chứng tỏ khơng có đột biến xảy ra. Mặt
khác trong thực tế, nhiệt độ của nước đá không đủ để gây ra đột biến, và nếu có đột biến
thì cũng khơng thể làm cho tất cả các tế bào ở vùng được buộc cục đá bị đột biến làm đồng
loạt xuất hiện màu lông đen được.


Câu 27: Chọn đáp án A
-

Thường biến là những biến đối về kiểu hình của cùng một kiểu gen trước các tác động
khác nhau của môi trường.

-

Các trường hợp (1), (2) và (4) đều thuộc thường biến.

-

Trường hợp (3) khơng phải là thường biến vì khơng thể hiện sự thay đổi của kiểu hình
trước các tác dộng của mơi trường.

Câu 28: Chọn đáp án A
-

Phát biểu A sai. Vì hình thức sinh sản sinh dưỡng sinh ra các cá thể con có kiểu gen hồn
tồn giống nhau. Các cá thể có kiểu gen giống nhau thì có mức phản ứng giống nhau.

-

Các phát biểu B, C, D đều đúng.

Câu 29: Chọn đáp án A
Phát biểu A đúng. Vì mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen.
Câu 30: Chọn đáp án C
Vì thường biến xuất hiện đồng loạt ở tất cả các cá thể cùng lồi, cùng sống trong một mơi trường.

-

Phương án A sai là vì thường biến ln có lợi cho sinh vật.

-

Phướng án B sai là vì thường biến chỉ phát sinh trong quá trình phát triển của cá thế sinh
vật.

-

Phương án D sai là vì thường biến khơng liên quan đến vật chất di truyền nên không di
truyền được cho đời sau.

Câu 31: Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ta cần phải tạo ra các cá thể có cùng kiểu
gen, sau đó mang đi trồng trong những điều kiện môi trường khác nhau. Tập hợp các kiểu hình
của các cá thể có kiểu gen giống nhau chính là mức phản ứng của kiểu gen đó.
Câu 32: Chọn đáp án A
-

Trong các phát biểu nói trên, phát biểu A đúng. Vì ở trên vùng tương đồng thì gen tồn tại
thành cặp alen.

-

Phát biểu C sai. Vì ở giới XX, gen luôn tồn tại thành cặp alen.
Trang 19


-


Phát biểu D sai. Vì ở giới XY, gen khơng tồn tại thành cặp.

Câu 33: Chọn đáp án C
-

Sơ đồ phản ứng sinh hóa phản ánh sự hình thành tính trạng màu tóc được mơ tả như sau:

TiỊnchÊt PE
 tirozinE
 meladin
1

-

2

Cả hai người này đều bị bạch tạng chứng tỏ sẽ thiếu 2 loại enzim E1 và E2 hoặc chỉ thiếu 1
loại enzim trong 2 loại này.

-

Người ta nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirozin thì tóc của B có
màu đen melanin cịn của A thì khơng. Điều này chứng tỏ người B có enzim E2 (enzim E2
làm nhiệm vụ chuyển hóa tirozin → meladin), Người A khơng có enzim E2.

Câu 34: Chọn đáp án C
Theo bài ra thì A-B- quy định hoa đỏ;
A-bb, aaB-, aabb quy định hoa trắng.
A sai. Vì F1 có kiểu gen AaBb, F2 sẽ có tỉ lệ 9 đỏ: 7 trắng.

B sai. Vì cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thu được F1 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp
về 1 trong 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thu được F1 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 1 trong 2 cặp
gen ở F1 sẽ có 2AABb, 2aaBb, 2AaBB, 2Aabb = 8 tổ hợp →Chiếm tỉ lệ = 8/16 = 50%.
C đúng. Vì cây hoa đỏ (P) giao phấn với cây hoa trắng thu được đời con có cả cây hoa trắng và
cây hoa đỏ chứng tỏ cây hoa đỏ (P) có ít nhất 1 cặp gen dị hợp.
Nếu cây hoa đỏ (P) đồng hợp (AABB) thì đời con có 100% cây hoa đỏ chứ khơng thể có cây hoa
trắng.
D sai. Vì 2 cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thì đời con khơng thể thu
được tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
Vì:
-

Nếu lai giữa cây Aabb với aaBB thì đời con có 100% cây hoa đỏ.

-

Nếu lai giữa cây Aabb với aaBb thì đời con có 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa trắng.

-

Nếu lai giữa cây Aabb với aabb thì đời con có 100% cây hoa trắng.

-

Nếu lai giữa cây Aabb với aaBB thì đời con có 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa trắng.

-

Nếu lai giữa cây Aabb với aaBb thì đời con có 25% cây hoa đỏ: 75% cây hoa trắng.


-

Nếu lai giữa cây Aabb với aaab thì đời con có 100% cây hoa trắng.

-

Nếu lai giữa cây aaBB với aabb thì đời con có 100% cây hoa trắng.

-

Nếu lai giữa cây aaBB với aaBb thì đời con có 100% cây hoa trắng
Trang 20


Câu 35: Chọn đáp án D
Theo bài ra ta có kí hiệu kiểu gen là:
A-B-D quy định hạt màu đỏ;
A-B-dd quy định hạt màu vàng;
Các kiểu gen còn lại quy định hạt trắng.
(1) đúng. Vì AaBbDd x AabbDd tạo ra F1.
Tỉ lệ hạt màu đỏ (A-B-D-) ở F1 =

3 1 3 9
x x  .
4 2 4 32

Tỉ lệ hạt màu vàng (A-B-dd) ở F1 =
→Tỉ lệ hạt trắng = 1 

3 1 1 3

x x 
4 2 4 32

9 3 20


 0,625
32 32 32

(2) đúng. Vì tất cả có 27 kiểu gen, trong đó có 8 kiểu gen quy định hạt đỏ, 4 kiểu gen quy định
hạt vàng.
→Số kiểu gen quy định hạt trắng = 27 -8-4=15.
(Có 8 kiểu gen quy định hạt đỏ, vì A – B- D- sẽ có 8 kiểu gen; Có 4 kiểu gen quy định hạt vàng,
vì A – B-dd sẽ có 4 kiểu gen).
Có tất cả 15 kiểu gen quy định kiểu hình trắng.
(3) đúng. Vì AABBdd x AAbbDD, tạo ra F1 có kiểu gen AABbDd. F1 tự thụ phấn thu được F2 có
kí hiệu kiểu gen gồm 9A-B-D-, 3A-B-dd; 3A-bbD-, 1A-bbdd.
Vì A-B-D quy định hạt đỏ →9 hạt đỏ;
A-B-dd quy định hạt vàng →3 hạt vàng;
A-bbD- và 1A-bbdd quy định hạt trắng → 4 hạt trắng.
→Tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ: 3 vàng : 4 trắng.
(4) đúng. Vì AABBDD x aabbDD, tạo ra F1 có kiểu gen AaBbDD. F1 tự thụ phấn thu được F2 có
kiểu gen gồm 9A-B-D-, 3A-bbD-; 3aaB-D-, 1aabbD-, phấn thu được F2 có kí hiệu kiểu gen gồm
9A –B-D-, 3A-bbD- ;3aaB-D-,1aabbD-.
Vì A-B-D- quy định hạt đỏ →9 hạt đỏ;
3A-bbD-;3aaB-D-, 1aabbD- quy định hạt trắng → 7 hạt trắng.
→Tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 7 trắng.
Như vậy cả 4 phương án đều đúng.
Câu 36: Chọn đáp án A
Câu 37: Chọn đáp án B

Trang 21


-

Một TB như trên nếu giảm phân không xảy ra hốn vị thì chỉ tạo được 2 loại giao tử. Nếu
giảm phân có hốn vị tạo ra được 4 loại giao tử.

-

Vậy 2 tế bào tối đa chỉ tạo ra 2 + 4= 6 loại giao tử.

Câu 38: Chọn đáp án C
-

A sai. Vì nếu các gen cùng nằm trên 1 cặp NST thì liên kết với nhau.

-

B sai. Vì các gen khác nhau thì sẽ có số lượng, thành phần, trình tự nucleotit khác nhau.

-

C đúng. Vì mỗi gen chỉ biểu hiện ở một giai đoạn nhất định, theo những chế khác nhau.

-

D sai. Vì nếu các gen này nằm trên các NST khác nhau thì khơng tạo thành nhóm gen liên
kết.


Trang 22



×