Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Gián án CÔ GIÁO TÀI NĂNG THANH LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.88 KB, 33 trang )

25 CÂU HỎI ỨNG XỬ
Câu 1 : Bạn quan niệm như thế nào về học vấn, nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội của
người phụ nữ hiện đại ?
-Về học vấn : Cần phải một trình độ học vấn nhất định, có kiến thức về chuyên môn, về cuộc
sống, có sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau...để không tụt hậu .Có học vấn mới giúp phụ
nữ không tự ti, mặc cảm trong giao tiếp xã hội, sống hoà đồng với mọi người.Tham gia nhiều lĩnh
vực công tác XH như nam giới một cách bình đẳng, có học vấn tốt sẽ làm tăng thêm vẻ dịu
dàng ,duyên dáng của PN.
- Cần có nghề nghiệp ổn định : Có nghề nghiệp ổn định giúp người phụ nữ có thể làm chủ
cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào gia đình, vào chồng con. Nghề nghiệp ổn định là một
trong những yếu tố giúp phụ nữ bình đẳng với nam giới. Không những chỉ có nghề nghiệp mà
người PN trong XH hiện đại cần phải giỏi về nghề của mình, giỏi trong nghề nghiệp là yếu tố
khẳng định vị trí, năng lực của người PN trong XH hiện đại, góp phần nâng cao vị thế của PN
ngang bằng nam giới.( có thể liên hệ thực tế).
- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt , phù hợp với nhiều đối tượng XH khác nhau : Với chồng
con, với những người thân trong gia đình, với bạn bè, đồng nghiệp, với bà con lối xóm.
Câu 2 Trong cơ chế thị trường ngày nay, việc giáo dục con cái ngày càng có nhiều khó khăn :
Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một lớn, nề nếp gia đình ngày càng sa sút. Là người
PN, người mẹ bạn suy nghĩ gì về điều này và đâu là giải pháp của bạn?
- Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một lớn, nề nếp gia đình ngày càng sa sút… là
một thực tế:
- Cơ chế thị trường có những mặt tích cực nhưng cũng có những mặt trái của nó. Nó có thể
làm cho con người trở nên năng động, sáng tạo hơn, nhưng cũng có thể làm băng hoại mọi giá trị
đạo đức con người. Đặc biệt những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường thường tác động mạnh vào
quan hệ gia đình và nền giáo dục :
-Tuy sống cùng 1 nhà nhưng mỗi người lại có những xu hướng và lối sống rất khác nhau ( đặc
biệt là nhiều thế hệ khác nhau).
- Ở nhiều gia đình cha mẹ bị coi như “đồ cổ”, con cái phủ nhận những truyền thống tốt đẹp,
những giá trị tinh thần mà cha mẹ muốn truyền lại cho chúng.
- Con cái đua đòi , sống xa hoa,chỉ biết hưởng thụ.
- Hay là cha mẹ mãi miết kiếm sống, có người chạy theo đồng tiền nên đã lãng quên gia đình


và con cái.
…..là những nguyên nhân dẫn đến Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một lớn và nề
nếp gia đình ngày càng sa sút .
Giải pháp :
-GĐ là tế bào của XH, ta phải xây dựng một gia đình có nề nếp tốt, thực sự là tổ ấm, là rào
chắn để bảo vệ con cái trước những tác động xấu của cơ chế thị trường. Cha mẹ thực sự là tấm
gương tốt cho con cái, quan tâm ,chăm lo cho con cái.
- Tiếp cận, nắm bắt những yếu tố mới trong cơ chế thị trường để hướng con cái phát triển theo
một quỹ đạo phù hợp, không áp đặt chúng sống theo ý mình để tránh xung đột, làm cho khoảng
cách ngày càng xa.
Câu 3 : Bạn hiểu gì về “ Công – Dung - Ngôn -Hạnh” ? Bạn quan niệm thế nào về vấn đề “
Công – Dung - Ngôn -Hạnh” của người Phụ nữ trong xã hội thời hiện đại?.
* Theo quan điểm ngày xưa:
-Công là công việc nội trợ, bếp núc,nâng khăn-sửa túi cho chồng, nuôi con.
-Dung là nhan sắc, sắc đẹp của người PN.
-Ngôn là cách ăn nói, cư xử đúng với khuôn phép của lễ giáo phong kiến.
-Hạnh là phẩm hạnh, đạo đức .Thể hiện ở đạo “ TAM TÒNG” của người PN trong XH PK.
* Liên hệ 4 yếu tố đó với người PN trong XH hiện đại ngày nay.
-Công đ/v người PN ngày nay không chỉ là việc nội trợ, bếp núc,nâng khăn-sửa túi cho
chồng… mà còn là vấn đề nghề nghiệp.Trong XH hiện đại người PN cần có nghề nghiệp ổn định
để làm chủ cuộc sống của mình.PN ngày nay không chỉ cần ĐẢM VIỆC NHÀ mà cũng rất cần
GIỎI VIỆC NƯỚC .Để có một cuộc sống hài hoà người PN cần phải biết sắp xếp công việc thật
khoa học, hợp lý.Tuy nhiên để làm tốt cả hai việc trên PN rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình
và XH.
- Dung đối với người PN ngày nay không phải chỉ là mặt hoa, da phấn , mà vẻ đẹp ở đây còn
là vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng, vẻ đẹp của trí tuệ và tài năng…ngang tầm với sự phát triển của
một XH hiện đại.
-Ngôn ở đây không dừng lại ở cách ăn nói, cư xử mà được hiểu rộng hơn : Đó là văn hoá
ứng xử của người phụ nữ hiện đại trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp .Người PN ngày
nay cần có tri thức, có vốn sống phong phú để giải quyết , ứng xử tốt nhiều tình huống và nhiều

đối tượng khác nhau trong XH.
-Hạnh của người PN ngày nay không chỉ là phẩm hạnh, đạo đức thuần tuý theo quan điểm
của Nho giáo ngày xưa ( yêu chồng, thương con, hiếu thảo với cha mẹ ) mà Hạnh ở đây bao gồm
cả lòng yêu quê hương, đất nước , có lòng nhân hậu, biết quan tâm đến lợi ích XH và cộng đồng.
Câu 4 : Làm thế nào để mối quan hệ giữa bạn và mẹ chồng ngày một tốt hơn ?
- Hãy cư xử khéo léo, tế nhị với mẹ chồng, tránh những quan điểm bất đồng, những va chạm
trong cuộc sống thường ngày.
- Khi xảy ra mâu thuẫn phải biết chủ động và biết cách làm lành trước .
- Thể hiện sự quan tâm chân thành, sống vị tha , biết cảm thông ,đồng cảm với mẹ
chồng.Coi cha mẹ chồng như cha mẹ đẻ.
Câu 5 : Có người nói rằng : Cách ứng xử với con khi ở tuổi dậy thì là không nên đòi hỏi chúng
quá nhiều mà hãy cho chúng cơ hội lựa chọn . Bạn có đồng ý với quan điểm này không ? Tại
sao ?
- Tuổi dậy thì là tuổi “ Bỏ dở để xây dựng lại”về mặt nhân cách, trẻ có những biến đổi phức
tạp về mặt tâm sinh lý, vì thế các bậc cha mẹ thường rất lúng túng trong việc giáo dục và cư xử
vói con cái, không ít các bậc phụ huynh đã thất bại trong việc giáo dục con cái ở lứa tuổi này. Khi
giúp con hoàn chỉnh nhân cách ở tuổi dậy thì cha mẹ nên lưu ý:
o Không nên đòi hỏi chúng quá nhiều mà hãy cho chúng cơ hội lựa chọn .
Vì :Nếu cứ áp đặt và đòi hỏi ở trẻ thì sẽ làm cho chúng cảm thấy khó chịu và có phản ứng gay
gắt hơn .Trẻ ở lứa tuổi này cảm thấy mình “ đã lớn” và muốn quyết định mọi vấn đè liên quan
đến bản thân, cha mẹ không nên bắt buộc trẻ làm theo ý mình mà cần cho chúng thấy được cái
tốt- xấu; nên hay không ; vì sao. ..vv… để giúp trẻ về mặt nhận thức , từ đó trẻ có thể tự lựa chọn
hành động mà giảm thiểu mắc sai lầm.
Câu 6: Bạn nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa Nghề nghiệp và Hạnh phúc gia đình , nhất
là đối với phụ nữ trong thời đại ngày nay?
- PN ngày nay khác với PN của thời đại trước chỉ biết có gia đình. Họ có nhiều ước mơ bay
cao, bay xa,họ mong muốn được tham gia nhiều vào các lĩnh vực hoạt động XH, có công ăn, việc
làm ổn định , khi đã có công ăn việc làm ổn định sẽ đem đến hạnh phúc lâu bền cho người PN
và gia đình của họ.Bởi vì :
+ XH ngày càng phát triển, các mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức tạp, trong đó có cả

mối quan hệ trong gia đình.Vì thế nên người PN cần phải có nghề nghiệp ổn định, nghề nghiệp ổn
định sẽ đem lại thu nhập ổn định , người PN sẽ không còn phụ thuộc vào chồng-con và tạo được
vị thế quan trọng trong gia đình và trong XH.
+ Khi có nguồn thu nhập PN sẽ cùng gia đình giải quyết những khó khăn về mặt kinh tế , làm
cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc .
+ Tuy nhiên để hạnh phúc lâu dài, bền vững người PN phải biết kết hợp hài hoà giữa hạnh phúc
gia đình và công việc, phải biết sắp xếp công việc gia đình một cách hợp lý , khoa học.
Câu 7: Bạn quan niệm như thế nào về vấn đề tiền bạc đối với con cái?
Không nên cho con tiền và chỉ nên mua giúp trẻ những thứ chúng cần hay nên dạy cho trẻ biết
cách tiêu tiền ?
Tùy vào từng độ tuổi và cần phải dạy cho trẻ biết cách tiêu tiền. Dạy con cách chi tiêu hợp
lý để từ đó rèn được cho trẻ biết cách chi tiêu và có thói quen tiêu tiền vào những mục đích đúng
đắn. Trẻ đã được học tính tiền , khi mua bán nó sẽ biết được trả lại bao nhiêu tiền thừa. Số tiền
thừa phải hòan trả bố mẹ để chi vào việc cần thiết khác .Tuy nhiên không nên đưa cho trẻ số tiền
nhiều quá so với nhu cầu chi tiêu…
Câu 8: Ông bà ta có câu: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ”. Bạn quan niệm như thế nào
về việc dạy con “Học ăn, học nói” ? Và việc dạy con “ học ăn, học nói” ngày nay có thực sự cần
thiết hay không?
Vấn đề ăn uống,nói năng nói chung thể hiện phong thái, nét giáo dục, truyền thống và văn
hoá của bạn và gia đình bạn.Ngoài việc dạy con học tập tốt, cha mẹ phải dạy con cách ăn uống,
nói năng từ bé để giữ gìn sức khoẻ, tạo thói quen tốt trong giao tiếp… để con cái có thể tự tin khi
ra ngoài xã hội và để được mọi người tôn trọng. ( ăn uống có giờ giấc, đủ chất dinh dưỡng, ăn
uống đúng mức, có chừng mực,…)…
Câu 9: Có người nói: Phụ nữ không cần sự nghiệp, chỉ cần chăm lo tốt cho gia đình”. Là
cô giáo, bạn có ý kiến gì về quan điểm trên?
Dưới thời phong kiến chỉ riêng người phụ nữ ước mơ người chồng có sự nghiệp. Quan niệm
xưa cho rằng người phụ nữ trước hết phải chu toàn nhiệm vụ làm mẹ, làm vợ, quán xuyến gia
đình. Ngày nay nước ta đang phấn đấu trở thành một đất nước giàu mạnh với xu hướng hiện đại,
công bàng, văn minh thì người phụ nữ cũng có những thay đổi, có trình độ văn hóa, có công việc
làm và thu nhập ổn định không phải sống phụ thuộc vào chồng. Vì vậy ngoài công việc gia đình,

người phụ nữ ngày nay còn tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội khác.
Sự nghiệp và gia đình đối với họ dều quan trọng và cần thiết : XH cần có sự đóng góp của người
PN, bản thân người PN vùa mong muốn được thành đạt trong công việc, vừa có một mái ấm gia
đình hạnh phúc. Người chồng ngày nay cũng có khuynh hướng yêu cầu có một người vợ tiến bộ,
có vị trí đóng góp xứng đáng trong xã hội, và thế hệ con cái chúng ta ngày nay cũng không mong
muốn có một người mẹ lạc hậu...
Câu 10: Bạn có cho rằng việc nội trợ trong gia đình là trách nhiệm chính người phụ nữ
không? Bạn đã phấn đấu làm tốt công việc trên trong hoàn cảnh công tác của bạn như thế nào?
Người phụ nữ trong gia đình là người tổ chức, điều khiển cuộc sống lao động và chi tiêu
trong gia đình nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của gia đình, mặt khác việc nội trợ cũng
phù hợp với đặc tính của nữ giới. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người phụ nữ phải làm hết
công việc nội trợ, nhất là trong điều kiện là giáo viên mà đó là công việc của mọi thành viên trong
gia đình.
Câu 11: Có người nói “Con hư tại mẹ” nhưng cũng có người nói “nuôi con không dạy lỗi
cha”. Quan niệm của bạn về vấn đề này như thế nào?
Quan niệm trên cũng có phần đúng vì nếu cha hoặc mẹ nuông chiều không chú ý thì con sẽ
hư. Tuy nhiên để đảm bảo tốt việc giáo dục con cái cha mẹ đều cùng có trách nhiệm. Cha mẹ
cùng bàn bạc vói nhau để chọn các biện pháp giáo dục con cái có hiệu quả, sức mạnh của người
mẹ là tình cảm yêu thương, độ lượng, chăm sóc con về mặt tư tưởng, vật chất, bổn phận mẹ phải
biết khuyên can, nhắc nhở, bảo ban và an ủi con.
Sức mạnh của người cha là uy quyền biểu hiện ở tính cương trực, cứng rắn có nghị lực. Bổn
phận của người cha là phải biết nghiêm khắc khi con phạm lỗi…
Câu 12 : Bí quyết để tạo nên vẻ duyên dáng của bạn?
Có câu “Người đẹp duyên lặn vào trong” vì vậy cần thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến
thức, nâng cao hiểu biết để làm đẹp tâm hồn, lối sống, cách cư xử, tập cho mình có một phong
cách đẹp, xử sự đúng mực trong mọi hoàn cảnh, giọng nói điềm tĩnh, nụ cười chân thành, cởi mở.
Câu 13: Nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam là gì? Tính cách của người phụ nữ
hiện đại ngày nay có làm mất đi nét đẹp truyền thống không?
- Nét đẹp truyền thống của người phụ nữ là: Yêu nước, lao động cần cù, vượt khó khăn,
phấn đấu vươn lên, giỏi việc nước, đảm việc nhà, có lòng nhân ái, vị tha, chung thuỷ.

- Người phụ nữ hiện đại ngày nay: Có kiến thức, có sức khỏe, yêu nước, nhân hậu, năng
động, sáng tạo biết làm giàu chính đáng, tổ chức tốt cuộc sống gia đình bình đẳng ấm no hạnh
phúc. Tính cách người phụ nữ hiện đại kế thừa, phát huy nét đẹp truyền thống phù hợp với yêu
cầu của xã hội hiện đại…
Câu 14: Nếu bạn có con gái đến tuổi trưởng thành bạn sẽ giúp con mình quan tâm đến những
vấn đề gì khi chọn bạn đời?
- Yêu chân thành, chung thuỷ.
- Độ lượng, đồng cảm, cùng chí hướng.
- Có chí hướng học tập rèn luyện để xứng đáng là trụ cột trong gia đình.
Câu 15: Hiện nay rất nhiều gia đình đầu tư việc học hành cho con. Bạn đầu tư việc học cho
con theo cách nào?
Cha mẹ đầu tư thời gian, dạy dỗ, nhắc nhở, hướng dẫn con học tập, mua sách báo, tài liệu,
cho học thêm có định hướng ….(những môn yếu hoặc cần nâng cao)
Đầu tư, chăm sóc sức khỏe cho con. Giúp con xác định rõ động cơ học tập, giúp con lập thời
gian biểu học tập, thừơng xuyên gặp gỡ giáo viên để trao đổi nắm tình hình học tập của con mình.
Câu 16: Trong đời sống gia đình có lúc vẫn có xung đột và ý nghĩ chia tay cũng không phải là
hiếm khi xuất hiện. Vậy cần phải làm gì khi ý nghĩ chia tay đến?
- Bình tĩnh, tự kìm chế, cần tránh những ứng xử quá nóng vội, thiếu văn hóa.
- Tự kiểm tra tình huống gay cấn nhất xem còn đủ điều kiện để hàn gắn quan hệ vợ chồng
hay không để tìm cách hàn gắn.
- Tự nhìn nhận lại vai trò và thiện chí của mình về diễn biến của đời sống gia đình để điều
chỉnh tạo sự hòa hợp.
Câu 17: Bí quyết để giúp con ham học?
- Sự ham học, thú vui học hành không phải là yếu tố di truyền mà do sự tác động của bố mẹ.
- Hàng ngày dành thời gian xem vở học của con, động viên, quan tâm, kiểm tra.
- Trong việc học của con nên đưa ra những nhận xét tích cực có tính chất động viên. Tránh
nặng lời khi trả lời thắc mắc hoặc khi dạy con học.
- Gặp giáo viên của con đều đặn để con hiểu rằng bố mẹ rất quan tâm đến những gì diễn ra ở
lớp.
- Không đòi hỏi quá cao ở con, yêu cầu vừa giúp trẻ cảm nhận được sự tiến bộ, thành công

vừa ham muốn vươn lên.
Câu 18: Người vợ có trình độ học vấn và địa vị xã hội có gì mâu thuẫn với việc xây dựng gia
đình hạnh phúc không?
- Người vợ có trình độ học vấn và địa vị xã hội không phải là nguy cơ cho hạnh phúc gia đình
mà đó là yếu tố tạo thêm cho hạnh phúc bền vững.
Trình độ học vấn gắn với sự hiểu biết thông tin về xã hội. Người phụ nữ có trình độ học vấn
thường là người có hiểu biết, thông minh, khéo léo trong ứng xử, giao tiếp. Chẳng những làm tốt
chức năng làm mẹ, làm vợ, tổ chức đời sống gia đình mà còn vươn lên thành đạt trong công việc
xã hội.
Câu 19: Tại sao việc nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe
trẻ em? Nên cho trẻ bú như thế nào?
- Là biện pháp quan trọng nhất: Sữa mẹ là thức ăn, nước uống tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi
vì sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng, dễ hấp thu, giúp trẻ chống đỡ bệnh tật. Bú sữa mẹ vừa kinh tế, vừa
sạch sẽ, tăng tình cảm mẹ con, góp phần thực hiện DS-KHHGĐ.
- Cho trẻ bú ngay từ nửa giờ sau khi sinh, bú theo nhu cầu của trẻ. 4 tháng đầu cho trẻ bú
hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cai sữa từ từ. Nếu trẻ không đủ sữa thì cho bú nhờ người mẹ khác. Nếu
dùng sữa động, thực vật thì phải pha chế đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh. Tuỳ theo tháng tuổi mà
dùng loại sữa cho phù hợp.
Câu 20: Làm thế nào để giữ được vẻ khỏe đẹp lâu dài của cô giáo?
Để giữ được vẻ khỏe đẹp lâu dài cần:
- Biết tự chăm lo cho bản thân mình, sinh đẻ ít, sắp xếp công việc hợp lý.
- Biết luyện tập cơ thể, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
- Tinh thần thanh thản, sống hòa nhã, vui vẻ với mọi người xung quanh
Câu 21: Bạn làm thế nào để đạt danh hiệu phụ nữ “hai giỏi”?
+ Hai việc này đều rất nặng, thực hiện được hai việc này đối với phụ nữ cũng đang gặp
nhiều khó khăn, nhưng không phải không làm được.
+ Người phụ nữ phải biết tổ chức tốt cuộc sống gia đình khoa học, hợp lý làm thế nào để
chồng, con hiểu công việc của mình và biết tranh thủ sự hỗ trợ của chồng con trong nhiệm vụ làm
vợ, làm mẹ và cả trong công việc xã hội.
+ Mặt khác bằng sự dịu dàng chân tình xây dựng mối quan hệ mật thiết, sống chan hòa với

bà con, bạn bè, đồng nghiệp, xóm giềng để họ sẵn sàng giúp đỡ mình khi cần thiết. Gia đình
là chỗ dựa quan trọng trong sự nghiệp, nếu xây dựng tốt gia đình sẽ tạo diều kiện để hoàn thành
tốt công việc xã hội.
+ Nhiệt tình, trách nhiệm đối với công việc được giao như thế nào?…
Câu 22: Với tư cách là người vợ, người mẹ bạn cần làm gì để xây dựng nếp sống văn hóa
trong gia đình?
Người phụ nữ với tư cách người vợ, người mẹ cần:
- Xây dựng tình cảm gia đình: Thương yêu, lễ độ, trung thực, cởi mở.
- Tích cực xây dựng gia đình nề nếp, trật tự, ngăn nắp, khoa học.
- Lôi cuốn con cái, động viên chồng tham gia vào công việc chung của gia đình.
- Có thái độ tích cực chủ động khéo léo góp phần giải quyết nhưng mâu thuẫn trong gia đình.
- Cần có thái độ cư xử đúng đắn, giữ hòa khí trong quan hệ xóm giềng, tập thể nơi mình sống,
đồng nghiệp, bẹn bè (bán anh em xa, mua láng giềng gần), lúc gặp khó khăn xóm giềng đồng
nghiệp giúp đỡ.
Câu 23: Tìm được người chồng tốt đã khó, giữ gìn được người chồng ấy cho mình mãi mãi lại
càng khó hơn. Theo bạn, làm thế nào để giữ được người chồng của mình mãi mãi?
Để giữ được người chồng mãi mãi là của mình:
- Tuy đã lập gia đình rồi nhưng vẫn phải quan tâm tới nhan sắc của mình vì người chồng nào
cũng tự hào khi vợ xinh đẹp, đáng yêu.
- Phải luôn hâm nóng tình cảm vợ chồng bằng lời nói dịu dàng, sự chăm sóc chồng con và thu
xếp để có những giây phút riêng tư dành cho nhau.
- Khi có bất đồng phải bình tĩnh, nhường nhịn không nên cãi to tiếng với chồng.
- Luôn tạo cho cuộc sống gia đình một không khí đầm ấm, tươi mới.
- Khéo léo, tế nhị trong quan hệ với gia đình chồng, bạn của chồng…
Câu 24: Có câu:“Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng”. Bạn có ghen
không? Ghen có phải là yêu không?
Người đàn bà nào cũng ghen, không ai phủ nhận được lòng yêu thương của người đàn bà đối
với chồng nên mới ghen. Nhưng ghen cũng phải có nghệ thuật, ghen đúng, chớ ghen bóng, ghen
gió. Chỉ khi nào bạn có bằng chứng xác thực chứng tỏ chồng bạn phản bội mình thì bạn hay nên
ghen, ghen tế nhị…

Câu 25: Bạn hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của hội thi đối với nữ cán bộ công chức ở cơ sở ?
o Thông qua hội thi giúp nâng cao nhận thức.
o Hội thi là cơ hội, là môi trường tốt nhất để nữ đoàn viên thể hiện khả năng và tự
khẳng định mình của mình.
o Rèn luyện lòng tự tin và tính tự chủ, tác phong nhanh nhẹn, khả năng ứng xử linh
hoạt.
o Thông qua hội thi, mỗi cá nhân và tập thể đều rút ra được những kinh nghiệm.Đồng
thòi rèn luyện ý chí vươn lên, khơi dậy niềm say mê, sáng tạo, tinh thần thi đua để
hoàn thành nhiệm vụ.
o Góp phần chăm sóc và bồi dưỡng cán bộ .

* Trên đây chỉ là những nội dung gợi ý. Thí sinh cần nghiên cứu thêm để hoàn chỉnh câu
trả lời.
40 CAÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
I. PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC
SINH TÍCH CỰC
Câu 1: Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được Bộ Giáo dục và
Đào tạo phát động từ năm học :
a. 2006 – 2007 b. 2007 – 2008 c.2008 – 2009
Câu 2: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT đã đề ra mấy yêu cầu đối với phong trào thi đua Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ?
a. 3 b. 4 c. 5
Câu 3: Trong phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực có mấy nội
dung chung ?
a. 5 b. 6 c. 7
Câu 4: Trong các nội dung sau, nội dung nào gắn với việc rèn kỹ năng sống cho học sinh mà Bộ
GD & ĐT đưa ra trong chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT :
a. Ứng xử văn hóa , chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
b. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, có ý thức giữ gìn truyền thống và
bản sắc văn hóa dân tộc.

c. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh các các
công trình công cộng, nhà trường, lớp học, cá nhân.
Câu 5: Tại công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ra ngày 5/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực đã định ra hệ thống tiêu chí đánh giá gồm mấy nội dung?
a. 5 b. 6 c. 7
Câu 6: Tại công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ra ngày 5/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
hướng dẫn phân loại, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực của các đơn vị trường học phổ thông thành những mức danh hiệu nào sau
đây?
a. Xuất sắc, khá, trung bình, yếu.
b. Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, cần cố gắng.
c. Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu.
Câu 7: Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ra ngày 5/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực đã quy định các thành phần tham gia đánh giá nhà trường gồm:
a. Các thành viên của Ban chỉ đạo; đại diện chính quyền, đoàn thể; giáo viên, nhân
viên; học sinh.
b. Các thành viên của Ban chỉ đạo; giáo viên, nhân viên; học sinh.
c. Các thành viên của Ban chỉ đạo; đại diện chính quyền địa phương; giáo viên; học
sinh.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của phong trào thi đua “ Xây dựng trường
hoc thân thiện, học sinh tích cực” được nêu trong chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT?
a. Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất,
thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân
thiện, vui vẻ.
b. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của
địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
c. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt

động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Luật GIÁO DỤC SỬA ĐỔI, bổ sung
Câu 1: Luật Giáo dục đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010 có mấy
chương, mấy điều?
a. 9 chương và 120 điều.
b. 10 chương và 120 điều.
c. 11 chương và 125 điều.
Câu 2: Mục tiêu giáo dục được đưa ra trong Luật Giáo dục là:
a. Giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và xã hội.
b. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
c. Giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi
trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự
phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi người học.
Câu 3: Hệ thống giáo dục quốc dân được quy định trong Luật giáo dục bao gồm:
a. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
b. Giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
c. Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
Câu 4: Cơ sở giáo dục phổ thông được quy định ở Điều 30 của Luật giáo dục bao gồm:
a. Trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trường THPT.
b. Trường Tiểu học, trường THCS, trường PTTH, trường phổ thông có nhiều cấp học.
c. Trường Tiểu học, trường THCS , trường PTTH, trường phổ thông có nhiều cấp học,
trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp.
Câu 5: Ý nào sau đây đúng với quy định ở Điều 19 của Luật giáo dục đã sửa đổi, bổ sung:
a. Cho phép được truyền bá tôn giáo và tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà

trường và các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.
b. Không cho phép được truyền bá tôn giáo và tiến hành các nghi thức tôn giáo trong
nhà trường và các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.
c. Cho phép được truyền bá tôn giáo và tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà
trường và các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân nhưng những nội
dung truyền bá phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương và đơn vị quản lý
giáo dục cấp trên trực tiếp.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng theo quy định Điều 31 của Luật giáo dục đã bổ sung,
sửa đổi:
a. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng
Bộ GD & ĐT thì được hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn
thành chương trình tiểu học.
b. Học sinh học hết chương trình THCS có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng
Bộ GD & ĐT thì được trưởng phòng GD & ĐT quận, huyện, thị xã, thành phố cấp
bằng tốt nghiệp THCS.
c. Học sinh học hết chương trình THPT có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng
Bộ GD & ĐT thì được giám đốc sở GD & ĐT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Câu 7: Theo Điều 25 của Luật giáo dục thì ý nào sau đây không đúng:
a. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi.
b. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
c. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến năm tuổi.
Câu 8: Tại Điều 100 của Luật Giáo dục quy định các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đã
được bổ sung và sửa đổi đã bổ sung ý nào trong những ý sau đây:
a. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
b. Bộ GD & ĐT chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo
dục.
c. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của chính phủ…

Câu 9: Trường hợp nào sau đây nhà trường bị đình chỉ hoạt động giáo dục theo quy định của
Luật giáo dục:
a. Có từ 50% cán bộ, giáo viên, nhân viên trở lên trong nhà trường cùng bị kỷ luật
trong một năm học.
b. Người đứng đầu nhà trường bị truy tố và bị phạt tù có thời hạn.
c. Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền.
Câu 10: Trong các loại hình trường sau, những loại trường nào không được gọi là trường chuyên
biệt theo quy định của Luật giáo dục:
a. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu.
b. Trường mầm non, trường phổ thông có học sinh khuyết tật học hòa nhập.
c. Trường giáo dưỡng, trường dự bị đại học.
Câu 11: Trong chương IV của Luật giáo dục quy định những vấn đề thuộc về:
a. Nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm và các chế độ chính sách đối với nhà giáo.
b. Nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm và các chế độ chính sách đối với người học.
c. Quản lý nhà nước về giáo dục.
Câu 12: Ở chương VIII của Luật giáo dục quy định những vấn đề về khen thưởng và xử lý vi
phạm nhưng không đề cập đến nội dung nào sau đây:
a. Phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, tiến sĩ danh dự.
b. Khen thưởng đối với người học; những tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo
dục.
c. Các danh hiệu thi đua Lao động tiến tiến, chiến sĩ thi đua các cấp.

III.CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH
Câu 1: Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ chính trị có nội dung:
a. Về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
b. Ý kiến của Bộ chính trị về việc ban hành chỉ thị về tổ chức Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
c. Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” .

Câu 2: Trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các
chuyên đề nào sau đây được triển khai học tập vào năm 2007?
a. Nâng cao đạo đức cách mạng, quyét sạch chủ nghĩa cá nhân; Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
b. Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.
c. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; Sửa đổi lối làm việc.
Câu 3: Chuyên đề “ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân” được triển khai học tập vào năm nào?
a. năm 2008 b. năm 2009 c. năm 2010.
Câu 4: Nội dung tiết kiệm trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm là:
a. Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm tiền của.
b. Tiết kiệm là không hoang phí, xa xỉ nhưng tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt.
c. Tiết kiệm là vì dân, vì nước.
Câu 5: Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ được Bác nói đến nhiều nhất trong các chuyên đề nào
đã được học sau đây ?
a. Sửa đổi lối làm việc ; Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh,“là đạo đức,
là văn minh”.
b. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; Sửa đổi lối làm việc.
c. Nâng cao đạo đức cách mạng, quyét sạch chủ nghĩa cá nhân; Hết lòng hết sức phụng
sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Câu 6: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố vào năm nào ?
a. 1968 b. 1969 c. 1989.
Câu 7: Trong Di chúc Bác Hồ, điều đầu tiên người căn dặn có nội dung về:
a. Đảng ta.
b. Đoàn viên và thanh niên.
c. Cuộc kháng chiến chống Mỹ .
Câu 8: Câu “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”
được Bác viết trong tác phẩm nào sau đây?
a. Di chúc .
b. Đạo đức cách mạng.

c. Ba mươi năm hoạt động của Đảng.
Câu 9: Bản Di chúc đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm nào?
a. 1965 b. 1966 c. 1967
Câu 10: Với nguyên tắc Tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, bạn hiểu thế nào là “tập
trung”?
a.Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng trung ương;
mọi đảng viên chấp hành nghiêm nghị quyết của Đảng.
b. Mọi cán bộ, đảng viên đều bình đẳng và có quyền phát biểu ý kiến của cá nhân.
c. Chống độc đoán, chuyên quyền, hách dịch, chụp mũ, trù dập và dân chủ quá trớn.

KIẾN THỨC VỀ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI.
Câu 1: Theo bạn trong thời đại ngày nay, tri thức cần quan niệm như thế nào là đúng ?
a. Là học vấn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp .
b. Là trình độ học vấn.
c. Là kỹ năng sống.

×