Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thuyết minh về nhà thơ Cao Bá Quát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.55 KB, 3 trang )

Đề bài: Thuyết minh về nhà thơ Cao Bá Quát
Bài làm
Cao Bá Quát đã sống như một huyền thoại. Với những động cơ khác nhau và cách nhận thức
khác nhau về ông, người ta đã sáng tác ra những giai thoại và nhiều khi hậu thế chỉ hiểu ông
qua những giai thoại ít nhiều xun tạc đó. Dù sao, trong tâm thức nhân dân, ông đã trở
thành một bậc “thánh” của thơ. Điều này cũng khơng có gì q đáng, thậm chí là một đánh
giá tương đối chính xác.
Cao Bá Quát (1808 – 1855) người làng Phú Thọ, Gia Lâm (nay thuộc Hà Nội), từ nhỏ đã nổi
tiếng thông minh, giỏi thơ văn. Trong thời gian làm quan, ông nhiều lần bị trách phạt, giáng
chức, thậm chí chịu tù ngục do tính tình thẳng thắn cương trực. Năm 1854, ơng cùng bạn bè
dựng cờ khởi nghĩa Mỹ Lương song cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị thất bại, Cao Bá Quát
cũng hy sinh. Mặc dù thơ văn Cao Bá Quát sau đó bị cấm lưu hành, song nhiều tác phẩm vẫn
được lưu truyền đến nay như Cao Chu Thần thi tập, Mẫu hiên thi loại, …
Cao Bá Quát (1808 – 1855) là nhà thơ xuất sắc của Việt Nam thế kỷ 19. Ông tự Chu Thần,
hiệu Mẫn Hiên, Cúc Dương, quê làng Phú Thọ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc
Hà Nội). Cao Bá Quát cùng người anh song sinh là Cao Bá Đạt nổi tiếng thông minh, học
giỏi từ nhỏ. Thân sinh của hai ông là Cao Cửu Chiêu, một nhà nho hay chữ, có ước vọng khi
lớn lên, các con mình sẽ trở thành quan đại thần của triều đình nên lấy tên của hai học sĩ đời
Chu cũng là hai anh em sinh đôi để đặt tên cho hai con.
Ngay từ nhỏ, Cao Bá Quát đã có giọng văn hùng hồn, ý tứ mạnh mẽ, thể hiện ý chí của
người tài hoa. Lưu truyền rằng Cao Bá Quát thường nói: Trong thiên hạ có bốn bộ chữ, mình
tơi chiếm hai bồ, anh tơi và bạn tơi, Nguyễn Văn Siêu, chiếm một bồ, còn bồ thứ tư chia cho
mọi kẻ khác. Khi theo học ở trường Bắc Ninh, danh tiếng của Cao Bá Quát đã lừng lẫy.
Năm 1832, ông đi thi Hương, đỗ á Nguyên tại trường thi Hà Nội, sau đó vào kinh đơ (Huế)
thi Hội, nhưng thi mãi không đỗ (truyền rằng do các quan chấm thi ghét ông kiêu ngạo nên
đánh hỏng). Năm 1841, nhờ sự tiến cử của quan tỉnh Bắc Ninh, Cao Bá Quát được vào kinh
đô nhậm chức Hành Tẩu Bộ Lễ. Tuy làm quan, cuộc sống của ông cũng hàn vi, không thay
đổi.
Tháng 8-1841, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay
nhưng phạm húy. Ông cùng người bạn lấy muội đèn chữa giúp. Việc bị phát giác, đáng lẽ



ông bị xử chém, nhưng sau được xét lại chỉ bị cách chức, bị tù ba năm, phát phối đi Đà
Nẵng.
Về sau nhân có Đào Tri Phủ đi sứ sang Indonesia, ơng được tha và được cử theo phái đồn
phụ tá công việc. Trở về nước, ông được khôi phục chức cũ, một thời gian rồi bị thải. Năm
1847, Cao Bá Quát được gọi vào làm việc ở Viện Hàn Lâm, sưu tầm văn thơ. Hồi ấy, Tùng
Thiên Cộng lập ra Mạc Vân thi xã, được nhiều quan văn trong triều tham gia, hưởng ứng.
Giai thoại kể rằng có lần Cao Bá Quát được xem những bài thơ của “Mạc Vân thi xã” đã lắc
đầu, bịt mũi ngâm:
“Ngán thay cái mũi vô duyên
Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ An”
(vần thơ của thị xã như mùi thuyền chở nước mắm Nghệ An). Hai vị công khanh Tùng Thiện
Công, Tuy Lữ Cơng chẳng những khơng giận vì thái độ của Cao Bá Qt mà cịn nhún mình
đến kết giao. Thấy nhà ông thanh bần, hai vị còn giúp đỡ vật chất. Cảm kích thái độ của hai
vị cơng khanh, Cao Bá Quát gia nhập Mạc Vân thi xã. Trong thời gian này, ông đã xướng
họa nhiều bài hay nổi tiếng, đến đỗi vua Tự Đức, một người giỏi và chuộng văn chương phải
khen ngợi văn tài của ông là một trong bốn tay cự phách của Mạc Vân thi xã:
“Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất thánh Đường”
(Văn của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát có thể hơn thời tiền Hán, thơ của Tùng Thiện
Vương, Tuy Lữ Vương lấn át ngay cả thơ đời thánh Đường). Còn người đương thời thì tơn
gọi ơng là Thánh Qt (cùng với Nguyễn Văn Siêu là Thần Siêu, Thánh Quát). Vì hay châm
biếm vua và triều đình nên ơng bị đẩy khỏi kinh đô (1850) ra làm giáo thụ ở Quốc Oai, Sơn
Tây, một vùng heo hút, nghèo nàn.
Tại đây, chứng kiến những nỗi cơ cực của nhân dân, thông cảm với sự bất bình của đại
chúng, ơng đã bí mật kết giao với nhiều bạn bè, dựng cờ khởi nghĩa ở đất Mỹ Lương (1854).
Nghĩa quân lấy danh nghĩa phù Lê, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, Cao Bá Quát làm quốc sư,
chống lại triều đình. Song cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng thì bị dập tắt. Cao Bá
Quát bị viên suất đội Đinh Thư Quang bắn chết giữa lúc ông đang ở trận tiền. Nhà Nguyễn
đã trả thù, tru di ba họ của ông. Các tác phẩm của ông đều bị cấm tàng trữ, thu hồi và đốt hết.

Tuy nhiên, tác phẩm của Cao Bá Quát vẫn sống mãi trong lòng người. Những cố gắng sưu
tầm sau này đã thu thập được trên một nghìn bài thơ, phú bằng chữ Hán và chữ Nôm của


ông. Thư viện Khoa học Xã hội Việt Nam hiện có trên 12 tập mang tên Cao Chu Thần thi
tập, Mẫu hiên thi loại, Cúc Đường thi thảo, v.v. Nhiều bài thơ chữ Hán, thơ ca trù và bài phú
Tài tử đa cùng của ông, được nhiều thế hệ thuộc lịng. Qua các sáng tác đó, Cao Bá Qt
hiện ra là một nhà thơ có bản lĩnh.
Tâm hồn ơng bao trùm thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước. Ông ca ngợi các anh
hùng dân tộc: Phù Đổng Thiên vương, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi; trân trọng các nhà chữ sĩ Chu
Văn An, Nguyễn Trãi. Ông cũng rất quan tâm đến phận của người lao động lầm than. Đặc
biệt, một số bài chứng tỏ ơng có tầm nhìn xa rộng, khác với những nhà nho, nhà thơ đương
thời. Ông phàn nàn về lối học tứ chương “nhai văn nhá chữ”, ông cảm thấy cái nguy cơ xâm
lược của bọn thực dân phương Tây (như trong bài Hồng mao hỏa thuyền ca). Nổi bật lên là
một niềm ưu ái lo đời, khắc khoải vì khơng có cách gì làm cho thiên hạ thái bình:
Thái bình vơ nhất lược,
Lộc lộc sĩ vi nho
(Khơng có khó gì cho thiên hạ thái bình,
Thẹn mình là anh nhà nho kém cỏi).
Trước đây, nhiều người cho rằng Cao Bá Quát là một người khinh bạc, kiêu ngạo và nhất là
có giấc mộng đế vương. Những tác phẩm của ông, không hề thấy một tư tưởng hay một
phong cách nào như thế ! Nói đến tình quê hương, tình bè bạn, nghĩa vợ chồng, Cao Bá Qt
lúc nào cũng chân tình tha thiết. Có những chuyện nói ơng xấc láo với Minh Mệnh, Tự Đức
hay chửi bới bọn quan lại là “thượng hạ giai cẩu” v.v. Thực ra chỉ là những hư cấu, mượn
ông để đả kích bọn cầm quyền. Cả những câu thơ như “Ba hồi trống giục mồ cha kiếp v.v.”
Ba vòng dây sắt bước thì vương v.v. cũng đều là những câu chuyện gán ghép vì sẵn mối cảm
tình với ơng mà tưởng tượng ra.




×