Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu bài 30. THỤ PHẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.4 KB, 7 trang )

TUẦN 20:
Tiết 37: Bài 30: THỤ PHẤN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức: HS cần
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
- Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt
hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Nhận biết được những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ
phấn nhờ sâu bọ.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng :
+ Làm việc độc lập, nhóm.
+ Quan sát vật mẫu, tranh vẽ.
+ Sử dụng các thao tác tư duy.
3/Thái độ:
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: - Sưu tầm một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương.
- Tranh hình 30.1 và 30.2 (hoa tự thụ phấn và hoa thụ phấn nhờ sâu
bọ).
HS: -SGK
- Một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
- Kiểm tra sĩ số,vệ sinh lớp.
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ:4´
CÂU HỎI:
- Hoa gồm những bộ phận nào? bộ phận nào của hoa có chức năng
sinh sản chủ yếu ?
- Thế nào là hoa đơn tính? Hoa lưỡng tính? lấy vd
Học sinh : Lên bảng trả lời


Giáo viên: Nhận xét. Cho điểm.Chuẩn kiến thức
- Hoa gồm :đài, tràng, nhị, nhụy. Bộ phận nhị và nhụy có chức năng
sinh sản chủ yêu của hoa.
- Hoa đơn tính là hoa: chỉ có nhị hoặc nhụy.
+ Hoa đơn tính : Hoa mướp, hoa bí...
- Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy.
+ Hoa lưỡng tính : Hoa bưởi, hoa râm bụt, hoa huệ, bìm
bìm...
3/ GIỚI THIỆU BÀI MỚI:1´
- Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ
phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào? Bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta trả lời được những câu hỏi đó.
TIẾT 37: THỤ PHẤN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1:10´
- Trước tiên ta đi tìm hiểu thụ phấn là gì?
Để tìm hiểu khi nào thì hoa được thụ phấn
chúng ta cùng quan sát hình trên bảng.
Cô có hình của hoa dưa chuột và hoa cải.
Hoa dưa chuột là hoa đơn tính vì mỗi hoa chỉ mang
một bộ phận sinh sản: nhị hoặc nhụy.Hoa cải là hoa
lưỡng tính vì một hoa mang cả 2 bộ phậnsinh sản :
nhị và nhụy.
GV giới thiệu hoa có hạt phấn là bộ phận sinh ra
tế bào sinh dục đực, đầu nhụy là nơi chứa tế bào
sinh dục cái. Vậy thụ phấn là gì? Sự thụ phấn là bắt
đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa.
Vậy khi nào thì các loại hoa này được thụ
phấn? Khi có sự tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu
nhụy thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh

sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
GV hỏi: Vậy, em nào cho cô biết thụ phấn là gì?
HS trả lời: GV nhận xét. Ghi bảng.
GV: Chuyển ý
Có hai cách thụ phấn đó là tự thụ phấn và giao
phấn. Chúng ta cùng tìm hiểu 2 cách thụ phấn
đó.
HỌAT ĐỘNG II:17'
Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu tự thụ phấn là
gì?đặc điểm của hoa tự thụ phấn.
Để biết tự thụ phấn là gì chúng ta cùng nhìn
lên bảng quan sát hình 30.1 SGK để tìm hiểu
( hình này cô sẽ treo lên bảng cho các em quan
sát).
+HS quan sát hình.
Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và giảng:
Hoa trong hình có đầy đủ cả nhị và nhụy. Nhị

1.Thụ phấn là gì?
* Kết luận:
Thụ phấn là hiện tượng hạt
phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
2 . Hoa tự thụ phấn và hoa giao
phấn:
a/ Hoa tự thụ phấn:
gồm bao phấn chứa hạt phấn và chỉ nhị. Nhụy
gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Đến một
thời kì nhất định nhị và nhụy cùng chín cũng là
lúc hoa đến thời kì sinh sản được. Hạt phấn sẽ
rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là tự thụ

phấn.
GV hỏi: Thế nào là hoa tự thụ phấn?
HS trả lời: Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu
nhụy của chính hoa đó.
GV: Vậy dựa vào vật mẫu và hình 30.1 Lên
bảng cho biết đặc điểm nào ghi trong ngoặc là
của hoa tự thụ phấn?(Giáo viên treo bảng phụ)
Yêu cầu học sinh lên làm bằng cách gạch chân
những đặc điểm của hoa tự thụ phấn.
+ Loại hoa(đơn tính, lưỡng tính).
+ Thời gian chín của nhị so với nhụy:
(đồng thời, trước, sau).
- GV nhận xét - chuẩn kiến thức. Ghi bảng.
GV: Em hãy lấy một vài vd về hoa tự thụ
phấn:
HS: cam, chanh, quýt...
Giáo viên chuyển ý:
Các em đã biết hoa lưỡng tính có nhị và nhụy
chín đồng thời là đặc điểm của hoa tự thụ phấn .
GV hỏi:Vậy đặc điểm nào không phải là
của hoa tự thụ phấn?
HS trả lời:Hoa đơn tính, lưỡng tính có nhị,
nhụy chín trước, sau.
GV: Những đặc điểm không phải của hoa
tự thụ phấn. Vậy nó là đặc điểm của hiện tượng
thụ phấn nào, chúng ta cùng tìm hiểu?
Để tìm hiểu hoa giao phấn chúng ta cùng
nhìn lên bảng quan sát hình .Trên hình có hoa
liễu là hoa đơn tính, hoa bìm bìm là hoa lưỡng
tính có nhị và nhụy chín trước, sau.

Trước tiên chúng ta tìm hiểu giao phấn ở
hoa đơn tính.
GV chỉ lên hình trình bày cách giao phấn ở
hoa đơn tính: Ở hoa đơn tính mỗi hoa chỉ mang
* Kết luận:
- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt
phấn rơi vào đầu nhụy của chính
hoa đó.
-Điều kiện:
+ Là hoa lưỡng tính.
+ Có nhị và nhụy chín đồng
thời.
b/Hoa giao phấn:
một bộ phận sinh dục là nhị hoặc nhụy. Khi nhị
và nhụy ở hai hoa chín thì hạt phấn từ nhị hoa
đực sẽ chuyển sang đầu nhụy hoa cái đó là hiện
tượng giao phấn.
Các em vừa nghe cô trình bày cách giao
phấn ở hoa đơn tính.Còn ở hoa lưỡng tính thì
sao?
Ở hoa lưỡng tính bìm bìm có nhị và nhụy
chín trước, sau . Vậy nó sẽ thực hiện giao phấn
như thế nào?
Bây giờ bên tay trái cô là hoa lưỡng tính A có
nhị đã chín nhưng nhụy chưa chín.
Bên tay phải cô là hoa lưỡng tính B có nhụy
chín nhưng nhị chưa chín. Vậy lúc này việc thụ
phấn sẽ xảy ra giữa các hoa. Hạt phấn từ nhị của
hoa lưỡng tính A sẽ tiếp xúc với đầu nhụy của
hoa lưỡng tính B và ngược lại.

GV hỏi: - Thế nào là hoa giao phấn ?Đặc điểm
của hoa giao phấn?
HS trả lời: GV nhận xét- chuẩn kiến thức – ghi
bảng.
GV hỏi: Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở
điểm nào?
HS trả lời: - HS khác nhận xét- gv nhận xét.
Chuẩn kiến thức.
Hoa tự thụ phấn: Hoa giao phấn:
- Việc thụ phấn được thực - Việc thụ phấn được
hiện của cùng một hoa . thực hiện giữa các hoa
- Đặc điểm: - Đặc điểm :
+ Hoa lưỡng tính. + Hoa đơn tính, hoa
+ Có nhị và nhụy chín lưỡng tính.
đồng thời. + Có nhị và nhụy chín
trước, sau.
- Hiện tượng giao phấn của hoa được thực
hiện nhờ những yếu tố nào?
+ Giao phấn nhờ các yếu tố:gió, sâu bọ,
nước, người...
- Lấy vd hoa giao phấn?
+ Hoa mướp, bí, bầu, bìm, bìm...
Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu sự thụ phấn
giữa các hoa gọi là giao phấn, giao phấn được
* Kết luận:
- Hoa giao phấn là hoa có
hạt phấn từ nhị của hoa
này chuyển đến đầu nhụy
của hoa khác.
- Đặc điểm:

+ Hoa đơn tính, lưỡng
tính.
+ Có nhị và nhụy chín
trước, sau.
- Giao phấn được thực hiện
nhờ gió, sâu bọ, nước, người...
thực hiện nhờ gió, sâu bọ, nước, người...
Hoa có những đặc điểm như thế nào thì thụ
phấn nhờ gió, sâu bọ, ...Chúng ta sẽ đi tìm hiểu
từng đặc điểm của hoa thích hợp với từng yếu tố
thụ phấn.
Thời gian còn lại cô và các em sẽ đi tìm hiểu
đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
HỌAT ĐỘNG III:10'
Hoa có đặc điểm như thế nào để thu hút sâu
bọ chúng ta cùng quan sát hình 30.2 SGK và
cùng tìm hiểu.(GV treo tranh).
Trên hình 30.2 có thêm một số hoa thụ phấn
nhờ sâu bọ để các em quan sát thêm, bổ sung
đặc điểm của hoa.
GV chỉ hình 30.2 giới thiệu hoa có đặc điểm
thụ phấn nhờ sâu bọ: Các em thấy hoa nhiều
màu sắc: vàng, tím, đỏ, hồng ...rất sặc sỡ trên
nền xanh lục rất nổi bật. Nhiều hoa có hương
thơm quyến rũ nên từ xa ong, bướm đã thấy hoa
mà bay đến tìm mật ở đáy hoa . Ngoài ra chỉ nhị
to và ngắn, nhụy của hoa cũng ngắn, nhị và
nhụy chỉ che lấp trong tràng.
Khi ong, bướm chui vào hoa lấy mật, phải
chui vào ống tràng chật hẹp, cơ thể chúng chạm

vào một số bao phấn các hạt phấn tung ra, do
hạt phấn to,dính và có gai nên dính vào cơ thể
chúng . Khi ong, bướm chui vào hoa khác thì
chạm vào đầu nhụy và chất dính ở đầu nhụy sẽ
dính chặt các hạt phấn lại, thế là hoa được thụ
phấn.
Cô vừa giới thiệu cho các em đặc điểm của
hoa thụ phấn nhờ sâu bọ . Các em hãy dựa vào
tranh 30.2 và những đặc điểm cô đã giới thiệu
hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút cho
cô. (giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh).
Sau khi GV phát phiếu học tập cho học sinh,
gv treo bảng phụ có ghi các câu hỏi lên.
Sau 3 phút GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời lần
lượt các câu hỏi.
GV nhận xét- chuẩn kiến thức bằng cách gỡ
3/Đặc điểm của hoa thụ phấn
nhờ sâu bọ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×