Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Tài liệu giáo án địa lí học kì 2 năm 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.25 KB, 82 trang )

Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Bài 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ- XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Biết Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng, ven
biển. Đặc điểm dân số gắn với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt, trong đó
trồng lúa gạo chiếm vị trí quan trọng.
- Hiểu: Các nước vừa có những nét chung, vừa có những phong tục tập quán riêng trong sản xuất sinh hoạt,
tín ngưỡng tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của khu vực.
2.Kỹ năng:
Phân tích lược đồ, bảng số liệu.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: Đặc điểm về dân số và sự phân bố dân cư Đông Nam Á, đặc điểm về văn hoá, tín ngưỡng của
người dân Đông Nam Á.
- Hiểu: Hoạt động trồng lúa nước ảnh hưởng lớn đến dân cư. Các nước tuy có những nét riêng về phong tục
tập quán, văn hoá, nhưng cũng có những nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, hoạt động
nông nghiệp.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ 15.1.
- Tư liệu, phiếu học tập của trò: SGK, phiếu học tập 15.1.
Quốc gia Số dân
(triệu người )
Tỉ lệ tăng dân
Số tự nhiên%
Thu nhập bình
quân
GDP/người/năm


Tôn giáo
chính
Mi-an-ma –
Cam-pu-chia 275,9
Lào 316,9
Việt Nam 415,4
Phi-lip-pin 927,6
Bru-nây 12334,7
In-đô-nê-xia 680,2
Xin-ga-po 20738
Ma-lai-xia 3678,8
Thái Lan 1874
Đông Ti-mo –
Số liệu năm 2001
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
3.Giới thiệu bài mới (1’)
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 1
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Rút kinh nghiệm
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Yêu cầu :quan sát bảng 15.1:
- Nhận xét về so dân, mật độ dân số, tỉ lệ tăng
tự nhiên của Đông Nam Á so với châu Á và
thế giới?
(GV yêu cầu HS tính toán để biết số dân
Đông Nam Á chiếm bao nhiêu % so với thế
giới và so với châu Á).
- Quan sát hình 6.1 nhận xét về dân cư của

khu vực Đông Nam Á, giải thích về tình hình
dân cư này.
- Nhận xét các mặt thuận lợi và khó khăn của
dân số và dân cư của khu vực ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế.
Yêu cầu quan sát hình 15,1 và bàng 15.2 bổ
sung kiến thức vào phiếu học tập 15.1, sau đó
thảo luận trả lời các vấn đề sau:
- Khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc
gia? kể tên các quốc gia ở phần bán đảo?
- Kể tên quốc gia có diện tích lớn nhất, nhỏ
nhất khu vực.
- Những quốc gia nào có số dân đông?
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên phần lớn các
quốc gia Đông Nam Á như thế nào?
- Các quốc gia Đông Nam Á có sự tương
đồng về ngôn ngữ không? Có tất cả bao
nhiêu ngôn ngữ được sử dụng?
GV chốt ý:
Hoạt động 2: hoạt động cá nhân.
Yêu cầu: xem thông tin mục 2 trong sách giáo
khoa trả lời các vấn đề sau:
- Người dân khu vực Đông Nam Á có những
nét tương đồng nào trong hoạt động sản xuất.
Giải thích vì sao lại có những nét tương đồng
này?
(gợi ý cho HS do thuận lợi khí hậu nhiệt đới
gió mùa  trồng kúa nước, cây công nghiệp
phổ biến hầu hết các quốc giaĐông Nam Á.
- Người dân khu vực Đông Nam Á có những

nét tương đồng nào trong lịch sử dân tộc?
- Người dân Đông Nam Á có những nét riêng
biệt nào cho mỗi quốc gia?
GV chốt ý:
I. Đặc điểm dân cư:
- Khu vực Đông Nam Á gồm có 11
quốc gia, dân số khu vực đông, tỉ lệ
gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao.
- Dân cư phân bố không đều: tập
trung đông đúc tại các vùng đồng
bằng và vùng ven biển.
- Dân cư Đông Nam Á sử dụng nhiều
ngôn ngữ khác nhau, nhiều quốc gia
thuộc hải đảo sử dụng tiếng Anh.
II. Đặc điểm xã hội:
Các nước trong khu vực vừa có
những nét tương đồng trong lịch sử
đáu tranh giành độc lập dân tộc,
trong phong tục tập quán, sản xuất và
sinh hoạt, vừa có sự đa dạng trong
văn hoá từng dân tộc. Đó là những
điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác
toàn diện giữa các nước.
5.Đánh giá: Trả lời câu hỏi 1 và 3 trong SGK.
6. Hoạt động nối tiếp:
Xem trước các bảng 16.1, 16.2, hình 16.1 và trả lời các câu hỏi kèm theo bảng và hình.
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 2
Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước .Tốc độ
phát triển kinh tế nhiều nước khá nhanh song chưa vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, phân bố các ngành sản xuất tập trung
chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.
2. Kỹ năng :
Phân tích lược đồ, bảng thống kê.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: theo nội dung kiến thức của mục tiêu bài.
- Hiểu: Nhờ có sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế, do ngành nông nghiệp vẫn đóng
góp tỉ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm trong nước, do nền kinh tế dễ bị tác động từ bên ngoài, nền sản xuất
chưa chú ý đến bảo vệ môi trường.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy: lược đồ 16.1.
- Tư liệu, phiếu học tập của trò: SGK.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Dân cư khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
- Cho biết những nét tương đồng và những nét riêng biệt về dân cư, xã hội các nước trong khu vực Đông Nam
Á?
3.Giới thiệu bài mới (1’)
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung
Hoạt động 1: hoạt động nhóm.
Yêu cầu xem bảng 16.1 trong SGK thảo luận
giải quyết các vấn đề sau:

- Nhận xét về mức tăng trưởng kinh tế của
các nước trong từng giai đoạn 1990, 1994,
1996,1998, 2000.(Lấy mức tăng trưởng bình
quân của thế giới trong thập kỉ 90 là 3%/năm
để so sánh).
- Giai đọan nào đánh dấu nền kinh tế
khu vực bị khủng hoảng?
- Hãy nhận xét về nền kinh tế các nước trong
khu vực Đông Nam Á tứ 1990

2000.
GV chốt ý:
Hoạt động 2: hoạt động nhóm.
Yêu cầu phân tích bảng 16.2 để trả lời các vấn
đề sau:
- Cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng
sản phẩm trong mước của từng quốc gia tăng
I. Nền kinh tế của các nước
Đông Nam Á phát triển khá
nhanh, song chưa vững chắc:
- Sản xuất và xuất khẩu nguyên
liệu vẫn chiếm vị trí quan trọng.
- Nền kinh tế đã trãi qua thời kì
khủng hoảng tài chính từ năm
1997-1998 làm tăng trưởng kinh
tế nhiều nước giảm sút nhanh.
II. Cơ cấu kinh tế đang có sự
thay đổi:
- Tỉ trọng ngành nông nghiệp
giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp

và dịch vụ tăng, phản ảnh qúa
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 3
giảm như thế nào?
- Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu của các
ngành trong tổng sản phẩm trong nước của
mỗi quốc gia theo xu hướng nào?
GV chốt ý:
Hoạt động 3: hoạt động cá nhân.
Yêu cầu HS quan sát hình 16.1 trả lời các câu
hỏi:
- Cho biết cây lương thực được trồng ở vùng
nào? Giải thích.
- Các loại cây công nghiệp chủ yếu là những
loại cây nào? Được trồng ở vùng nào? Giải
thích sự phân bố.
- Sản xuất công nghiệp gồm các ngành nào?
Đặc điểm phân bố của mỗi ngành? Giải thích
về sự phân bố các ngành này..
GV chốt ý:
trình công nghiệp hoá của các
nước.
- Phần lớn các ngành sản xuất tập
trung chủ yếu tại các vùng đồng
bằng và vùng ven biển.
5.Đánh giá :
- Cho biết kinh tế các nước Đông nam Á có các đặc điểm cơ bản nào?
- Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ tròn về sản lượng một số vật nuôi và cây trồng.
6.Hoạt động nối tiếp:
Về nhà làm bài tập số 2, xem trước hình 17.1 và trả lời câu hỏi kèm theo hình.
Tuần :

Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Sự ra dời, mục tiêu hoạt động của hiệp hội các nước Đông Nam Á.
- Những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập hiệp hội ASEAN.
2. Kỹ năng:
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 4
Phân tích lược đồ.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: theo nội dung kiến thức của mục tiêu bài.
- Hiểu: Sự hợp tác các nước Đông Nam Á nói chung và Việt nam nói riêng trong ASEAN là nhằm mục đích
cùng phát triển ổn định và bền vững.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy: lược đồ 17.1.
- Tư liệu, phiếu học tập của trò: SGK.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế các nước Đông Nam Á.
- Vì sao nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc?
3.Giới thiệu bài mới (1’)
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 5
Hoạt động 1: hoạt động cá nhân
Yêu cầu quan sát hình 17,1 trả lời các vấn đề
sau:

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành
lập kể từ năm nào? Kể tên các nước thành
viên của hiệp hội ở thời gian mới thành lập.
- Trình bày quá trình mở rộng của hiệp hội
(ASEAN) từ ngày thành lập cho đến nay.
- Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa
phân tích mục tiêu hợp tác của hiệp hội
ASEAN đã có sự thay đổi theo thời gian như
thế nào?
GV chốt ý:
Hoạt động 2: hoạt động cá nhân
Yêu cầu: dựa vào thông tin trong sách giáo
khoa trả lời các vấn đề sau:
- Các nước Đông Nam Á có những điều kiện
thuận lợi gì để hợp tác và phát triển kinh tế?
GV hướng dẫn HS nhận xét qua những nét
tương đồng ve mặt tự nhiên, dân cư, xã hội,
sản xuất nông nghiệp là những điều kiện
thuận lợi.
- Cho biết những biểu hiện của sự hợp tác
các nước trong hiệp hội ASEAN để phát triển
kinh tế - xã hội.
GV yêu cầu HS xem hình 17.2 giải thích về
tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI để
HS thấy rõ hiệu qủa của sự hợp tác cùng
mhau phát triển.
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Yêu cầu dựa vào thông tin mục 3 trang 60
SGK thảo luận giải quyết các vấn đề sau:
- Tham gia vào tổ chức ASEAN Việt Nam có

những thuận lợi gì để phát triển kinh tế - xã
hội?
- Tham gia vào tổ chức ASEAN Việt Nam có
những thách thức gì cần khắc phục và vượt
qua để hoà nhập cùng với các nước ASEAN
phát triển bền vững và ổn định?
I. Hiệp hội các nước Đông
Nam Á:
Bắt đầu thành lập kể từ năm
1967 với mục tiêu hợp tác về mặt
quân sự, kể từ năm 1995 cho đến
nay hiệp hội được mở rộng với
mười nước thành viên và mục
tiêu hoạt động họp tác nhau để
cùng phát triển đồng đều, ổn định
trên nguyên tắc tự nguyện,
tôn trọng chủ quyền của nhau.
II. Hợp tác để phát triển kinh tế
- xã hội:
Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết
qủa trong kinh tế, văn hoá, xã hội
của mỗi nước.
III. Việt Nam trong ASEAN:
- Tham gia vào ASEAN Việt
Nam có nhiều cơ hội để phát
triển kinh tế - xã hội.
- Tuy nhiên hiện nay có những
cản trở: chênh lệch về trình độ
phát triển kinh tế - xã hội, khác
biệt về thể chế chính trị, bất đồng

ngôn ngữ là những thách thức đòi
hỏi có giải pháp vượt qua, góp
phần tăng cường hợp tác giữa các
nước trong khu vực.
5.Đánh giá:
- Làm bài tậpcâu hỏi số 1,2 trong sách giáo khoa
- Hướng dẫn HS chuẩn bị vẽ biểu đồ cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN trong sách.
6. Hoạt động nối tiếp:
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 6
Xem trước lược đồ hình 18.1 (hay 18.2) và các yêu cầu của tiết thực hành ở bài 18.

Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 18: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM PU CHIA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của Lào hay Cam-pu-chia.
2.Kỹ năng:
- Tập hợp các tư kiệu, sử dụng để tìm hiểu địa lí một quốc gia.
- Trình bày kết qủa bằng văn bản.
II.TRỌNG TÂM:
Tập hợp các tư kiệu, sử dụng để tìm hiểu địa lí của Lào hay Cam-pu-chia.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ 18.1, 18.1, bản đồ Đông Nam Á.
- Tư liệu, phiếu học tập của trò: SGK.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)

2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Mục tiêu hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á đạ thay đổi qua thời gian như thế nào?
- Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt nam khi trở thành thành viên của ASEAN.
3.Giới thiệu bài mới (1’)
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động 1: GV nêu các yêu cầu của tiết thực hành, giới thiệu các tài liệu HS cần phải làm việc xử lí để khai
thác kiến thức: các hình và bảng 18.1 trong sách giáo khoa. Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm bổ sung
vào bảng sau:
Hoạt động thầy và trò Nội dung bổ sung
Yêu cầu chọn Lào hoặc Campuchia cho tiết thực hành.
Diện tích: ____________________
Dân số :_____________________
Thủ đô :_____________________
Mức GDP bình quân theo mỗi người:
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 7
_________________
I.Vị trí: thuộc khu vực:____________
- Giáp với ____________về phía_____
- Giáp vơí ____________ về phía____
- Giáp với_____________về phía____
- Giáp với ____________ về phía____
Vị trí tạo khả năng giao lưu với các lãnh thổ ______________________ qua các
tuyến đường ____________
II. Đặc điểm tự nhiên:
1. Địa hình:
Phần lớn diện tích lãnh thổ là địa hình
_______________________________
♦Miền núi và cao nguyên:
- Núi gồm các dãy (kể tên ,độ cao bao nhiêu m? Phân bố ở đâu? Các dãy núi có
hướng như thế nào? ____________

_______________________________
- Cao nguyên gồm các cao nguyên nào (kể tên, độ cao bao nhiêu m? Phân bố ở
đâu? ___________________________
_______________________________
♦Miền đồng bằng:
Phân bố ở __________________lãnh thổ, có diện tích, hình dạng (rộng, hẹp)
__________________________
Nét chung địa hình :
- Từ đông sang tây theo đường vĩ tuyến 13
o
có đặc điểm__________________
- Từ bắc xuống nam theo đường kinh
tuyến 104
o
có đặc điểm ___________
_______________________________
♦Kết luận: địa hình có dạng lòng chảo núi và cao nguyên bao bọc miền đồng
bằng trung tâm.
2. Khí hậu - cảnh quan tự nhiên:
Có kiểu khí hậu_________________
Phần lớn cảnh quan tự nhiên là ____
_______________________________
.nguyên nhân hình thành là do___
___________________________ (chú ý sự phân bố địa hình và hướng gió)
3. Sông, hồ:
♦Sông: hệ thống sông chính chảy qua lãnh thổ là sông __________ _____có
chiều dài và mạng lưới ___________
_______________________________
♦Hồ lớn là____________ phân bố ở
_______________________________

Giá trị của sông và hồ với sản xuất nông nghiệp ở đây là______________
_______________________________
4. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu: __
_______________________________
Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với kinh tế
Thuận lợi:______________________
_______________________________
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 8
Khó khăn: ______________________
_______________________________
III. Điểu kiện xã hội, dân cư:
- Số dân ________________________
- Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số ________
- Tỉ lệ dân cư đô thị _______________
- Tỉ lệ % dân biết chữ _____________
- Thành phần dân tộc (gồm các dân tộc chủ yếu)
_______________________
- Ngôn ngữ phổ biến ______________
- Tỉ lệ % dân theo tín ngưỡng tôn giáo
_______________________________
Đánh giá về nguồn lao động ________
_______________________________
IV. Kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế bao gồmcác ngành (kể tên ngành, tỉ trọng % của ngành, sự phân
bố sản xuất của các ngành)
_______________________________
_______________________________
_______________________________
- Các sản phẩm chính của nền kinh tế:
_______________________________

_______________________________
GV dành 30 phút cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bài viết theo hướng dẫn trên.
Hoạt động 2: Chỉ định đại diện các tổ báo cáo kết qủa làm việc, Gv nhận xét và chốt ý.
5.Đánh giá :
6.Hoạt động nối tiếp:
Xem trước hình các câu hỏi kèm theo hình chuẩn bị cho tiết tổng kết đia lí tự nhiên các châu lục.
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 9
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:

BÀI 19 : ĐỊA HÌNH VỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỘI, NGOẠI LỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Sau bài học, HS cần nắm:
- Bề mặt Trái Đất có hình dạng vô cùng phong phú với các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ, xen nhiều đồng bằng,
bồn địa rộng lớn.
- Những tác động đồng thời hoặc xen kẽ của nội, ngoại lực đã tại nên sự đa dạng, phong phú đó.
2. Kỹ năng : Nhận xét hình, phân tích, giải thích các hiện tượng địa lý.
II.TRỌNG TÂM:
- Tên, vị trí của một số dãy núi, sơn nguyên và đồng bằng lớn.
- Nội lực - nguyên nhân của động đất, núi lửa và sự xuất hiện những dãy núi cao.
- Ngoại lực - tác động của các yếu tố tự nhiên (bào mòn, phá hủy và bồi tụ) tạo nên sự đa dạng của địa hình bề
mặt đất.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Chuẩn bị của thầy :
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- Bản đồ các địa mảng trên thế giới
- Phiếu học tập đã phát ở tiết trước
2. Chuẩn bị của trò : (làm phiếu học tập)

Phiếu 19.1
1. Quan sát hình 19.1, đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục.
Điền vào bảng sau:
Châu lục
Núi Sơn nguyên Đồng bằng
Tên Vị trí Tên Vị trí Tên Vị trí
2. Xác định vòng đai lửa Thái Bình Dương?
3. Quan sát hình 19.1 và 19.2 và nhận xét những nơi có núi cao, núi lửa của thế giới thì trên lược đồ các địa
mảng thể hiện như thế nào?
4. Giải thích vì sao có hiện tượng núi lửa xuất hiện?
5. Nội lực tác động như thế nào lên bề mặt trái đất?
6. Quan sát hình 19.3, 19.4, 19.5, cho biết nội dung hình?  Em có nhận xét gì?
Phiếu 19.2:
Quan sát hình 19.6 (a, b, c, d): hãy mô tả hình dạng địa hình trong ảnh? Nguyên nhân chính gây ra hiện
tượng trong ảnh.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 10
3.Giới thiệu bài mới (1’) Chương trình địa lý từ lớp 6 đến giữa lớp 8, chúng ta đã tìm hiểu các hiện tượng địa lý
trên Trái Đất tại các khu vực khác nhau trên Trái Đất, từ tự nhiên cho đến những hiện tượng liên quan tới con
người, Ba bài tổng kết này sẽ giúp chúng ta hệ thống khái quát về các hiện tượng đã học.
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Rút kinh nghiệm
I. Tác động của nội lực lên bề mặt đất:
GV: Chia nhóm (mỗi nhóm 2 HS) cùng nhau
thảo luận phiếu học tập 19.1 đã làm ở nhà.
GV: cho 3 HS lên trình bày và điền vào bảng
giống như bảng ở câu 1 của bài tập 1 trong
phiếu học tập. Còn các HS khác thì quan sát

câu trả lời, nhận xét và bổ sung.
GV: Lần lượt cho hs trình bày các câu hỏi
trong bài tập 1 của phiếu học tập.
HS: nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt (GV giải thích thêm trong
SGV trang 76)
Yêu cầu HS quan sát hình 19.3, 19.4, 19.5,
hãy cho biết nội dung hình?

Em có nhận
xét gì?
GV: cho HS trình bày, nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét, kết luận
- Vậy nội lực đã tác động lên bề mặt đất như
thế nào? Và kết quả của sự tác động đó sinh
ra hiện tượng gì?
(GV cho HS trình bày, 1 HS khác lên bảng
trình bày nội dung bằng bảng đã cho)
II. Tác động của ngoại lực lên bề mặt đất:
- Ngoài tác động của nội lực còn có sự tác
động của ngoại lực. Vậy ngoại lực tác động
như thế nào?
GV: cho HS thảo luận nhóm (1 nhóm 2 HS)
bài tập 2 trong phiếu học tập 19.2
GV: Sau đó HS trình bày (4 nhóm, mỗi nhóm
1 hình) Còn các nhóm còn lại thì nghe, nhận
xét, bổ sung phần trình bày của 4 tổ trên.
- GV giảng thêm: Tác động không ngừng của
nội lực, ngoại lực và các hiện tượng địa chất,
địa lý diễn ra không ngừng và trải qua thời

gian rất dài để có cảnh quan như ta thấy ngày
nay.
I. Tác động của nội lực lên bề mặt
đất:
- Nội lực là những lực phát sinh từ trong
lòng Trái Đất.
- Biểu hiện tác động của nội lực là các
hiện tượng nâng lên, sụt xuống của lục
địa, hiện tượng động đất, hiện tượng núi
lửa.
- Tác động của nội lực làm cho bề mặt
Trái Đất bị thay đổi: tạo núi, hình thành
các đứt gãy, vực sâu, các đảo, núi lửa.
II. Tác động của ngoại lực lên bề mặt
đất:
- Ngoại lực là những lực phát sinh từ bên
ngoài mặt đất.
- Các yếu tố ngoại lực bao gồm nhiệt độ
không khí, mưa, độ ẩm, gió, dòng chảy,
sóng, thuỷ triều. . . tất cả các yếu tố này
đều phát sinh từ nguồn năng lượng mặt
trời.
- Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt
địa hình Trái Đất bị xâm thực, bào mòn,
bồi tụ.
- Mỗi nơi trên bề mặt Trái Đất đều chịu
tác động thường xuyên và liên tục của
nội lực và ngoại lực đã làm cho sự thay
đổi bề mặt đất diễn ra trong suốt quá
trình hình thành và tồn tại của Trái Đất.

Cho đến ngày nay bề mặt đất vẫn còn
tiếp tục bị biến đổi.
5.Đánh giá : Củng cố từng phần
6.Hoạt động nối tiếp:
- Học bài
- Chuẩn bị bài mới và làm phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 20
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 11
Phiếu 20.1 Quan sát hình 20.1 và hoàn thành bảng sau:
Châu lục Các đới Đặc điểm các đới
Phiếu 20.2 Quan sát hình 20.2; Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 1 số địa điểm theo bảng sau:
Yếu tố a b c d
1. Nhiệt độ
- Cao nhất:
- Tháng:
- Thấp nhất:
- Tháng:
- Biên độ:
2. Lượng mưa
- Những tháng mưa nhiều:
- Những tháng mưa ít:
- Mưa nhiều vào mùa nào?
3. Kết luận
- Thuộc đới KH:
- Thuộc kiểu KH:
Phiếu 20. 3: Quan sát hình 20.3 và hoàn thành bảng sau:
Vĩ độ Tên gió Nguyên nhân hình thành
0
0
- 30

0
35
0
- 60
0
60
0
- 90
0
Phiếu 20.4 4: Quan sát hình 20.4; Phân tích hình a, b, c, d, đ theo bảng sau:
Hình Cảnh quan Đới
a
b
c
d
đ
Giaùo aùn ñòa lyù 8 HKII trang 12
Tuần :
Tiết :

Ngàysoạn:
Ngày dạy:
Bài 20: KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Sau bài học HS cần nắm
- Nhận xét, phân tích ảnh, lược đồ (bản đồ) và nhận biết, mô tả lại các cảnh quan chính trên Trái Đất, các sông,
vị trí của chúng trên Trái Đất, các thành phần của vỏ Trái Đất.
- Phân tích mối quan hệ mang tính qui luật giữa các thành tố để giải thích.
2. Kỹ năng: phân tích, giải thích.
II.TRỌNG TÂM:

- Các đới khí hậu và các kiểu khí hậu.
- Phân tích biểu đồ khí hậu và mối quan hệ của các yếu tố khí hậu với vị trí địa lý và địa hình.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Chuẩn bị của thầy :
- Các vành đai gió trên trái đất.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
2. Chuẩn bị của trò: làm phiếu học tập.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
Nội lực và ngoại lực tác động như thế nào đến bề mặt đất? Hậu quả của các tác động? Cho ví dụ cụ thể.
3.Giới thiệu bài mới (1’)
Các nơi trên bề mặt đất nhận lượng nhiệt mặt trời không giống nhau nên xuất hiện các đới khí hậu khác
nhau. Yếu tố địa hình; vị trí gần biển hoặc xa biển, đại dương đều có ảnh hưởng tới khí hậu từng vùng. Sự đa
dạng của khí hậu đã tạo nên sự phong phú của cảnh quan thiên nhiên.
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi chép Nội dung bổ sung
Hoạt động 1: hoạt động nhóm
GV: Cho HS thảo luận (1 nhóm có 2 HS)
GV: kẻ bảng sẳn giống như trong phiếu học
tập  yêu cầu các nhóm trình bày.
- Quan sát hình 20.1, cho biết mỗi châu lục
có những đới khí hậu nào? Đặc điểm của các
đới?
Mỗi nhóm trình bày 1 châu, các nhóm còn lại
nhận xét bổ sung.
GV: cho HS đọc câu 2 trang 70; sau đó cho
HS xác định vị trí của Oen-lin-tơn (Niu-Di-
Lân) giải thích vì sao lại đón năm mới vào
mùa hạ trong khi Trung Quốc đón năm mới

vào mùa đông?
Yếu tố nào làm cho khí hậu mỗi châu lục
có các kiểu khí hậu khác nhau? Trong cùng 1
thời điểm mỗi bán cầu có đặc điểm thời tiết
khác nhau ?
I. Khí hậu trên trái đất:
- Do bề mặt đất dạng cầu, nên mỗi
nơi trên bề mặt Trái Đất ở mỗi vĩ
độ khác nhau nhận được một lượng
ánh sáng Mặt Trời với cường độ
khác nhau làm cho trên Trái Đất
hình thành 5 đới khí hậu: 1 đới
nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh.
*Đới nóng: Vị trí nằm giữa 2
đường chí tuyến Bắc và Nam bán
cầu. Đới có nhiệt độ không khí
nóng quanh năm, nhiệt độ trung
bình năm cao hơn 20
0
C.
- Đới nóng có các kiểu khí hậu:
Xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới
gió mùa, hoang mạc.
*Đới ôn hoà: Vị trí nằm giữa
đường chí tuyến và vòng cực ở mỗi
- GV: cho HS làm câu 3/71 (đã làm ở phiếu
học tập). GV cho mỗi nhóm trình bày 1 biểu
đồ. Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
(GV có thể kẻ bảng như trong phiếu học tập
để HS dễ nhìn)

- GV nhận xét, kết luận: Vì sao khí hậu ở các
địa điểm lại không giống nhau? (do gần biển
hoặc xa biển)
- GV cho HS làm bài tập 4/71 (bài tập 3 của
phiếu học tập). Cho HS lên trình bày bảng GV
cũng chia nhóm (1 nhóm 2 HS)
- HS trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 biểu đồ,
các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận : nhiệt độ và lượng
mưa là 2 yếu tố đặc trưng cho 1 kiểu khí hậu.
(Dòng biển lạnh Canari, gió Tín Phong có
hướng Đông Bắc - Tây Nam từ Châu Á thổi
sang, do diện tích của khu vực này rộng lớn)
- GV nhận xét, kết luận:
- Nguyên nhân nào làm cho khí hậu trên trái
đất thay đổi?
- Khí hậu thay đổi vậy cảnh quan có thay đổi
hay không và thay đổi như thế nào?
- Cho HS thảo luận nhóm đề làm bài tập 4
trong phiếu học tập và sau đó lên bảng trình
bày. Mỗi nhóm phân tích 1 hình, các nhóm
còn lại nhận xét bổ sung.
- Sau đó GV nhận xét kết luận.
- Nguyên nhân làm cho các cảnh quan thay
đổi?
- Trên trái đất ngoài yếu tố cảnh quan, khí
hậu còn có nhiều yếu tố khác và chúng luôn
tác động mạnh mẽ lẫn nhau. Vậy chúng tác
động như thế nào? Ta làm bài 2/73 (GV kẻ
sẳn bảng sau đó cho HS lên làm.

- GV cho HS nêu 1 vài ví dụ về mối quan hệ
giữa các thành phần chỉ cần 1 thành phần thay
đổi thì sẽ làm cho các thành phần khác thay
đổi?
- Sau đó, GV nhận xét, kết luận
- Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ
như thế nào?
bán cầu. Nhiệt độ không khí thay
đổi theo 4 mùa : Xuân ấm, hạ nóng,
thu mát và đông rét. Nhiệt độ trung
bình năm dưới 20
0
C.
Đới ôn hồ có các kiểu khí hậu: ôn
đới hải dương, ôn đới lục địa, Địa
Trung Hải. hoang mạc.
*Đới lạnh: Vị trí nằm từ vòng cực
đến cực của Trái Đất. Nhiệt độ
lạnh giá quanh năm, nhiệt độ trung
bình năm dưới 10
0
C.
- Do vị trí địa lý, kích thước lãnh
thổ, ảnh hưởng của địa hình, dòng
biển, gió, mỗi châu lục có các đới,
kiểu khí hậu cụ thể trong từng châu
lục.
- Tính chất nhiệt độ và lượng mưa
là hai yếu tố đặc trưng của khí hậu.
II. Các cảnh quan trên Trái Đất:

- Mỗi kiểu khí hậu Trên Trái Đất
đều có các cảnh quan tương ứng.
- Các thành phần của mỗi cảnh
quan tự nhiên có mối quan hệ mật
thiết, tác động qua lại lẫn nhau.
Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự
thay đổi của các yếu tố khác dẫn
đến sự thay đổi của cảnh quan.
5.Đánh giá: Từng phần
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới (Bài 21)
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 21
1. Quan sát hình 20.1 (a, b, c, d, đ) để trả lời các câu hỏi theo bảng sau:
Phân tích a b c d đ
- Tranh thể hiện ngành sản xuất nào? (trồng
trọt hay chăn nuôi)
- Nếu là trồng trọt thì trồng lại cây gì?
- Nếu là chăn nuôi thì chăn nuôi con gì?
- Loại cây đó (động vật đó) được trồng (chăn
nuôi) ở môi trường nào? Vì sao?
- Hình thức canh tác?
- Qui mô sản xuất? (lớn, nhỏ)
2. Quan sát hình 21.2, 21.3 trả lời câu hỏi theo bảng
Phân tích Hình 21.2 Hình 21.3
- Đây là ngành công nghiệp gì?
- Phục vụ cho ngành công nghiệp nào?
- Khai thác (phân bố) ở đâu?
- Thiết bị sử dụng như thế nào?
- Ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 21: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức : Sau bài học HS cần
- Nhận xét, phân tích ảnh, lược đồ (bản đồ) để nhận biết sự đa dạng của hoạt động nông nghiệp, công nghiệp.
- Nắm được các hoạt động sản xuất của con người đã tác động và làm thiên nhiên thay đổi mạnh mẽ.
2. Kỹ năng : Nhận xét, phân tích ảnh, lược đồ (bản đồ)
3. Thái độ : Yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.TRỌNG TÂM:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của con người và 1 số yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của sản
xuất.
- Thông qua các hoạt động trên con người đã tác động mạnh mẽ và làm môi trường thiên nhiên thay đổi.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
GV cần chuẩn bị:
- Lược đồ H21
- Tranh ảnh cảnh quan liên quan đến hoạt động sản xuất.
HS cần chuẩn bị: Xem lại kiến thức cũ, làm bài tập mà GV phát cho HS để chuẩn bị bài mới.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
3.Giới thiệu bài mới (1’)
Bao quanh lớp vỏ Trái Đất là các thành phần tự nhiên, trong đó có 1 thành phần quan trọng là sinh vật và đặc
biệt là con người. Trong quá trình sinh sống thì con người đã tác động vào môi trường địa lý xung quanh để phục
vụ cho cuộc sống và con người đã làm biến đổi môi trường địa lí xung quanh. Vậy con người đã tác động đến môi
trường địa lí xung quanh ra sao? Và làm cho môi trường xung quanh ra sao? Ta tìm hiểu bài hôm nay:
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi chép Nội dung bổ sung

Hoạt động 1: (15’)
GV: Cho HS thảo luận nhóm
- Sử dụng phiếu học tập cho HS phân tích tranh
có trong SGK theo dàn ý:
- Tranh thể hiện ngành sản xuất nào? (trồng trọt
hay chăn nuôi)
- Nếu trồng trọt thì trồng loại cây gì? Nếu chăn
nuôi thì chăn nuôi con gì?
- Loại cây đó (động vật đó) được trồng trọt (chăn
nuôi) ở môi trường nào? Vì sao?
- Hình thức canh tác ra sao?
- Qui mô sản xuất như thế nào? (lớn / nhỏ)
Lưu ý: Mỗi nhóm phân tích 1 tranh
- GV: Giới thiệu thêm tranh: chăn nuôi (bò, lợn),
trồng trọt (cao su, cà phê)  phân tích tranh theo
dàn ý đã cho.
- Rút kết luận: Hoạt động sản xuất nông nghiệp
của con người diễn ra như thế nào?
I. Hoạt động nông nghiệp với môi
trường địa lí:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở
trên Trái Đất rất phong phú, đa dạng
nhiều ngành, khắp nơi trên bề mặt
Trái Đất.
- Hoạt động nông nghiệp hiện nay đã
tác động làm cảnh quan thiên nhiên
của các Châu lục bị biến đổi thể hiện
qua sự phân bố lại hệ thống thảm
thực vật
tự nhiên bằng thảm thực vật cây

trồng, hệ thống thuỷ lợi làm thay đổi
các dòng chảy tự nhiên của sông. . . .
- GV: cho HS phát biểu cá nhân sau đó GV nhận
xét
- GV cho HS đọc SGK trang 75: từ “Trồng tỉa…
mặt đất”, kết hợp với kiến thức đã học và H21.1
để trả lời câu hỏi: Hoạt động nông nghiệp đã làm
cảnh quan tự nhiên thay đổi như thế nào?
- GV cho VD minh họa và liên hệ thực tế.
- HS trình bày cá nhân, bổ sung
GV diễn giải thêm qua 1 số tranh:
 Việc phá rừng
 Việc làm ruộng bậc thang, làm thủy lợi để
sản xuất ở miền núi (ở Việt Nam)
 Việc làm thủy lợi, hệ thống kênh đào dẫn
nước để tránh hạn hán (Liên hệ ở lớp 7)
Chuyển ý: Hoạt động nông nghiệp đã làm biến
đổi 1 phần của cảnh quan tự nhiên. Vậy thì công
nghiệp có làm biến đổi cảnh quan xung quanh
không? Biến đổi như thế nào?
Hoạt động 2: (20’)
- GV: Hoạt động công nghiệp gồm có những
ngành nào? Kể tên?
- HS trình bày.
GV diễn giảng cho HS thấy được tầm quan trọng
của ngành công nghiệp.
- GV yêu cầu HS quan sát 21.2 và cho biết nội
dung hình?  Hãy phân tích hình 21.2
- GV yêu cầu HS quan sát 21.3 và cho biết nội
dung hình?  Hãy phân tích hình 21.3

Lưu ý: Đối với các lớp có HS yếu không phân
tích được thì GV có thể gợi mở thêm bằng các
câu hỏi:
 Đây là ngành công nghiệp gì?
 Phục vụ cho ngành công nghiệp nào?
 Khai thác (phân bố) ở đâu?
 Thiết bị sử dụng như thế nào?
Có làm ảnh hưởng đến môi trường hay không?
Ảnh hưởng như thế nào?
- Từ đó GV giải thích mối quan hệ giữa 2 tranh
- GV yêu cầu HS quan sát hình 21.4 và cho biết:
 Nơi khai thác dầu nhiều nhất?
 Nơi tiêu thụ dầu nhiều nhất?
- Vị trí giữa 2 nơi này gần hay xa nhau? Và việc
vận chuyển dầu bằng cách nào?
- Trong quá trình vận chuyển thì ảnh hưởng như
thế nào đến môi trường?
- Từ việc khai thác, tiêu thụ đến việc vận chuyển
dầu mỏ đã dẫn đến những mặt tích cực, tiêu cực
gì cho toàn cầu?
Liên hệ: Việt Nam giá dầu, xăng tăng lên.

Qua 3 hình trên, hãy nhận xét những tác động
của 1 số hoạt động công nghiệp đối với môi
II. Hoạt động công nghiệp với môi
trường địa lí:
- Hoạt động công nghiệp cùng với sự
phát triển của khoa học và kĩ thuật đã
diễn ra phong phú và đa dạng.
- Hoạt động công nghiệp gây biến

đổi lớn cho môi trường tự nhiên: khai
thác tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng,
nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng
thể hiện rõ qua tác động của sự phát
triển công nghiệp.
- Để bảo vệ môi trường giữ gìn
nguồn sống của chính loài người, ta
phải lựa chọn cách hành động phù
hợp với sự phát triển bền vững của
môi trường.
trường tự nhiên?
- Vậy con người cần làm gì để bảo vệ môi trường
và cuộc sống của con người?
GV cho HS trình bày cá nhân  GV bổ sung và
chốt
5.Đánh giá :
Từng phần (bài tổng kết)
Bài tập 1:
Ngành Hình Cảnh quan thể hiện
Hoạt động diễn ra ở khu vực nào trên
thế giới
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Bài tập 2: Cho HS về nhà làm ra giấy và thu lại vào tiết học sau.
6. Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập 2
- Chuẩn bị bài mới.

Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
PHẦN 2: ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Bài: 22: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học hs cần đạt những yêu cầu sau:
1. Kiến thức :
- Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới.
- Hiểu được một cách khái quát, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, hoàn cảnh hiện nay của nước ta.
2. Kỹ năng:
- Biết được nội dung, phương pháp chung học tập địa lý Việt Nam.
- Nâng cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
II.TRỌNG TÂM:
- Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Hoạt động nông nghiệp đã làm cảnh quan tự nhiên thay đổi như thế nào? Cho ví dụ?
- Hoạt động cong nghiệp đã làm cảnh quan tự nhiên thay đổi như thế nào? Cho ví dụ?
3.Giới thiệu bài mới (1’)
Những bài học địa lý Việt Nam mang đến cho các em những hiểu biết cơ bản, hiện đại và cần thiết về thiên
nhiên và con người Việt Nam, về sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta.
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Nội dung bổ sung

Hoạt động 1: Bản đồ Việt Nam trên bản đồ thế
giới.
Cho HS quan sát bản đồ các nước trên thế giới, xác
định vị trí Việt Nam trên bản đồ.
- Việt Nam gắn liền với châu lục nào? Đại dương
nào?
Cho HS quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á:
- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên
biển với những quốc gia nào?
HS tự làm việc, sau đó phát biểu và GV bổ sung,
tóm tắt ý.
- Cho HS đọc đoạn văn từ "Những bằng chứng
…… khu vực Đông Nam Á" trang 78/SGK để học
sinh thảo luận về các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn
hoá của Việt Nam.
GV cho HS nhắc lại: Việt Nam gia nhập ASEAN
vào năm nào?
Hoạt động 2 : Việt Nam trên con đường hội nhập
và phát triển:
- Cho HS quan sát số liệu ở bảng 22.1
+ Dựa vào bảng 22.1, cho biết cơ cấu của tổng
sản phẩm trong nước trong 2 năm 1990 và 2000,
rút ra nhận xét.
I. Việt Nam trên bản đồ thế giới :
- Vị trí Việt Nam ở khu vực Đông
Nam Á, trên bán đảo Đông Dương.
Lãnh thổ phần đất liền giáp với
Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và
biển Đông.
- Đất nước Việt Nam bao gồm đất

liền, các hải đảo, vùng biển và vùng
trời rộng lớn.
II. Việt Nam trên con đường xây
dựng và phát triển:
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
(có sự chuyển đổi cơ cấu trong kinh tế của nước ta
sau 10 năm)
+ Nguyên nhân?
(HS có thể đọc kênh chữ để tìm ra nguyên nhân)
Liên hệ: Hóc Môn có những đổi mới, tiến bộ gì về
kinh tế, xã hội?
- Cho HS đọc đoạn văn "Mục tiêu tổng quát……
theo hướng hiện đại và trả lời câu hỏi 1.
+ Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm
2001 - 2010 của nước ta là gì?
Hoạt động 3: Học địa lý Việt Nam như -thế nào?
- Cho HS đọc phần kênh chữ ở mục 3 SGK trang
80 để trả lời câu hỏi :
+ Để học tốt môn địa lý Việt Nam, các em cần
làm gì?
HS tự rút ra câu trả lời.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đất nước
ta đang có những đổi mới to lớn và
sâu sắc.
- Vượt qua những khó khăn do chiến
tranh để lại và nề nếp sản xuất cũ
kém hiệu quả, nhân dân ta đang tích
cực xây dựng nền kinh tế xã hội theo
con đường kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu

đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp phát
triển theo hướng hiện đại.
III. Học địa lý Việt Nam như thế
nào?
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên Việt
nam.
- Liên hệ kiến thức với thực tiển cuộc
sống.
5.Đánh giá :
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
(GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ tròn, vẽ 2 biểu đồ biểu hiện cho 2 năm 1990 và năm 2000, trong mỗi biểu đồ
thể hiện tỉ trọng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ).
6. Hoạt động nối tiếp:
- Làm các bài tập 1, 2, 3.
- Chuẩn bị bài mới.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 23 : VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỖ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thỗ Việt Nam. Xác định được vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng vùng đất
liền, vùng biển của Việt Nam.
- Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự
nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của nước ta.
II.TRỌNG TÂM:
- Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
- Đặc điểm lãnh thổ.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á.
- Bản đồ các khu vực giờ trên thế giới.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Dựa vào bản đồ các nước trong Đông Nam Á, hãy cho biết:
+ Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
+ Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
- Trình bày đặc điểm Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
3.Giới thiệu bài mới (1’)
Vị trí, hình dạng, kich thước lãnh thổ là những yếu tố địa lý góp phần hình thành nên đặc điểm chung của
thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế và xã hội ở nước ta.
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Nội dung bổ sung
a. Phần đất liền:
HS tự làm việc cá nhân, quan sát hình 23.2 và bảng
23.2.
- Em hãy tìm trên hình các điểm cực Bắc, Nam,
Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết
tọa độ của chúng.
- Qua bảng 23.3, em hãy tính:
+ Từ Bắc vào Nam, phần đất liền của nước ta
kéo dài bao nhiêu vĩ độ? Nằm trong đới khí hậu
nào?
+ Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở
rộng bao nhiêu kinh độ?
- Cho HS quan sát bản đồ các khu vực giờ trên thế
giới.
- Lãnh thổ Việt Nam mằm ở múi giờ thứ mấy theo

giờ GMT ? (múi giờ thứ 7)
- Diện tích phần đất liền của nước ta là bao nhiêu?
b. Phần biển:
- Dựa vào kênh chữ cho biết phần biển Việt Nam có
diện tích khoảng bao nhiêu?
- Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy xác định
những đảo xa nhất về phía Đông, thuộc quần đảo
nào?
GV hướng dẫn đọc bài học thêm SGK trang 91.
a. Đặc điểm về vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự
nhiên:
I. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí, hình dạng, kích thước
của lãnh thổ có ý nghĩa rất lớn
trong việc hình thành các đặc
điểm địa lý tự nhiên độc đáo ở
nước ta.
- Nước ta nằm trong khu vực
Đông Nam Á, có vùng đất liền
với diện tích đất tự nhiên là
329247km
2
.
- Có vùng biển Đông rộng lớn
với diện tích hơn 1 triệu km
2
với
nhiều đảo và quần đảo.
- Nước ta nằm trong miền nhiệt
đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng,

phong phú, đẹp đẽ nhưng cũng
gặp không ít khó khăn, thử thách,
- Cho học sinh đọc phần kênh chữ SGK phần c
trang 84.
- Cho học sinh thảo luận về ý nghĩa cơ bản của vị
trí địa lý về tự nhiên của Việt Nam.
+ Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lý có
ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên của nước
ta? Cho ví dụ?
- Sau khi HS nêu ý kiến trả lời thảo luận, GV kết
luận.
Hoạt động 2: Đặc điểm lãnh thổ
- Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, em có nhận
xét gì về đặc điểm lãnh thổ Việt Nam?
- Hình dạng lãnh thổ Việt Nam có ảnh hưởng gì
đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông
vận tải ở nước ta?
HS làm việc cá nhân:
- Dựa vào bản đồ tự nhiên của Việt Nam, hãy cho
biết:
+ Giới hạn phía Đông và Đông Nam của Việt
Nam giáp ? (biển Đông).
+ Tên đảo lớn nhất của nước ta? thuộc tỉnh nào?
+ Vịnh biển đẹp nhất của nước ta là vịnh nào?
+ Nêu tên quần đảo xa nhất thuộc nước ta?
Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
+ Nêu giá trị về kinh tế và an ninh quốc phòng
của biển Đông?
thiên tai do tính chất không ổn
định của gió mùa đem lại (bão

lụt, hạn hán…)
II. Đặc điểm lãnh thổ:
- Hình dạng lãnh thổ kéo dài qua
nhiều vĩ độ, bề ngang hẹp làm
cho tự nhiên nước ta phân hoá đa
dạng từ Bắc xuống Nam, tự nhiên
chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Vị trí địa lý thuận lợi, lãnh thổ
mở rộng về phía biển Đông là
vùng biển nằm trên tuyến giao
thông quốc tế, là cầu nối giữa
Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương tạo ra nguồn lực cơ bản
giúp chúng ta phát triển toàn diện
nền kinh tế - xã hội, đưa Việt
Nam hòa nhập nhanh chóng vào
nền kinh tế khu vực Đông Nam Á
và nền kinh tế thế giới.
5.Đánh giá :
Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong công cuộc xây xựng và
bảo vệ tổ quốc ta hiện nay?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Hoàn tất các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
- Sưu tầm tranh ảnh cảnh đẹp của biển Việt Nam.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học hs cần đạt những yêu cầu sau:
1. Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm tự nhiên của Biển Đông.
- Hiểu biết về tài nguyên và môi trường biển Việt Nam.
- Củng cố và nhận thức về vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
2. Kỹ năng :
Nhận biết, đọc lược đồ.
3. Thái độ :
Xây dựng lòng yêu biển và ý thức bảo vệ , xây dựng vùng biển quê hương giàu đẹp
II.TRỌNG TÂM:
- Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
-Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. GV chuẩn bị :
- Bản đồ biển Đông hoặc khu vực Đông Nam Á.
- Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp vùng biển Việt Nam.
- Cảnh biển bị ô nhiểm ( nếu có)
2. Học sinh chuẩn bị: phiếu học tập 24.1.
Đặc điểm Chế độ gió Chế độ nhiệt Dòng biển
Tháng 1 (mùa đông )
Tháng 7 (mùa hạ)
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Trình bày đặc điểm và giới hạn lãnh thổ Việt Nam? Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất
liền nước Tây Âu.
- Trình bày đặc điểm lãnh thổ? Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

3.Giới thiệu bài mới (1’)
Muốn hiểu biết đầy đủ thiên nhiên Việt Nam cần phải nghiên cứu kĩ biển Đông vì biển chiếm ¾ lãnh thổ
nước ta, tính biển là một nét nổi bật của thiên nhiên Việt Nam. Vai trò của biển Đông ngày càng trở nên quan
trọng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Nội dung bổ sung
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của vùng biển
Việt Nam
Yêu cầu học sinh quan sát h24.1 xác định:
- Vị trí Việt Nam, biển Việt Nam?
- Cho biết diện tích Biển Đông?
- Cho biết giới hạn của Biển Đông (từ xích đạo
đến chí tuyến bắc) nằm trong đới nào?
Cho học sinh quan sát h24.1
- Xác định các vịnh lớn trong biển Đông?
- Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông tiếp
giáp vùng biển của những quốc gia nào?
Hoạt động 2: hoạt động nhóm.
Yêu cầu quan sát hình 24.2 và 24.3 cùng với
thông tin trong sách giaó khoa thảo luận và bổ
I. Đặc điểm chung của vùng biển
Việt Nam:
- Biển đông là vùng biển lớn (diện
tích khoảng 3447000km
2
) nằm trải
rộng từ xích đạo đến chí tuyến Bắc.
- Biển Việt Nam là một phần biển
Đông có diện tích khoảng 1 triệu
km

2
, tương đối kín thể hiện rõ tính
chất nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á:
nhiệt độ nước biển nóng quanh năm
và có sự thay đổi theo mùa gió, nhiệt
độ nước biển lạnh dần từ Nam ra Bắc
vào thời gian mùa đông do chịu ảnh
hưởng gió Đông Bắc.
- Lượng mưa nhiều, có dòng biển
sung kiến thức vào phiếu học tập 24.1.Sau đó trả
lời các vấn đề sau:
- Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng
mặt là bao nhiêu? Nhiệt độ thay đổi như thế nào
trong 1 năm, giải thích.
- Hướng chảy các dòng biển theo mùa trùng hợp
với các hướng gió nào?
- Cho biết chế độ tiều và độ mặn của biển.
GV chốt ý: Các đặc điểm của biển Việt Nam
mang tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Hoạt động 3: hoạt động cá nhân .
Yêu cầu dựa vào thông tin trong mục 2 trang 90
sách giaó khoa,hình 24.6 và liên hệ với thực tiển
cuộc sống trả lời các vấn đề sau:
- Vùng biển nước ta so với diện tích lục địa thì có
kích thước như thế nào?
- Kể tên một số tài nguyên biển mà em biết, chúng
là cơ sở cho những ngành kinh tế nào?
- Kể những hình thức ô nhiễm môi trường biển
mà em biết? Cho biết tác hại của ô nhiễm biển.
GV chốt ý:

được hình thành và hoạt động theo
mùa.
- Chế độ thuỷ triều biển nước ta phức
tạp.
II. Tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển Việt Nam:
- Biển nước ta rộng lớn có giá trị to
lớn về nhiều mặt. Biển là kho tài
nguyên lớn với nguồn hải sản phong
phú, nhiều nguồn lợi kinh tế như khai
thác thuỷ sản, khai thác khoáng sản
biển, khai thác muối, phát triển du
lịch biển.
- Tuy nhiên tài nguyên biển không vô
tận, do đó cần phải có kế hoạch khai
thác và bảo vệ biển tốt hơn để các
ngành kinh tế biển được phát triển
bền vững hơn góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.
5.Đánh giá
Cho HS đọc bài đọc thêm.
6. Hoạt động nối tiếp:
Xem trước hình 25.1 và trả lời câu hỏi của hình.
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : hs nhận biết:
- Lãnh thổ Việt Nam có một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp Tiền Cambri tới nay.
- Cảnh quan thiên nhiên nước ta là hệ qủa lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài.
2. Kỹ năng: Đọc và phân tích lược đồ, sơ đồ.
3. Thái độ : Xây dựng lòng yêu biển và ý thức bảo vệ, xây dựng vùng biển quê hương giàu đẹp.
II.TRỌNG TÂM:
- Nhận biết: Lãnh thổ Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp từ thời tiền Cambri
- Thông hiểu: Cảnh quan tự nhiên nước ta hiện nay là kết qủa của quá trỉnh phát triển địa chất lâu dài.
III.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. GV chuẩn bị : Lược đồ hình 25.1
2. Học sinh chuẩn bị: Tư liệu sách giaó khoa , phiếu học tập 25.1
Giai đọan tiền Cambri Giai đọan Cổ kiến tạo Giai đoạn tân kiến tạo
Thời gian
Đặc điểm địa chất, sinh
vật, vận động kiến tạo
địa hình
Ảnh hưởng đến sự thay
đổi địa hình, hình thành
khoáng sản
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI MỚI:
1.Ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (6’)
- Chứng minh biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
- Biển đem lại những thuận lợi gì cho hoạt động kinh tế nước ta?
3.Giới thiệu bài mới (1’)
4.Tiến trình tổ chức bài mới:
Hoạt động thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung

×