Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hàn quốc đồng minh của mỹ trong chiến lược châu á thái bình dương (từ sau chiến tranh lạnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM

NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

CHUYÊN NGÀNH : CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ : 603150
NGƯỜI HDKH : PGS.TS. HOÀNG VĂN VIỆT

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, nay luận văn cao học “Hàn Quốc –
Đồng minh của Mỹ trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương từ sau
Chiến tranh lạnh đến nay” đã được hồn thành.
Tơi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Hoàng Văn Việt – người hướng dẫn
khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện đề tài từ khi bắt đầu đến khi hồn thành.


Tơi xin trân trọng gởi lời cám ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Đơng phương
học, phịng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành
phố Hồ Chí Minh đã ln tạo điều kiện tốt nhất trong q trình tơi học tập và
thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cám ơn giáo viên Kim So Hyun (Hiện đang ở Hàn Quốc)
đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu tiếng Hàn Quốc rất cần thiết cho Luận
văn.
Cám ơn gia đình đã ln ủng hộ về vật chất, động viên tinh thần học tập
và nghiên cứu khoa học cho tôi, luôn bên cạnh, là chỗ dựa vững chắc để tơi vượt
qua khó khăn.
Tơi khơng thể thực hiện thành cơng Luận văn nếu khơng có những sự
giúp đỡ trên.
Xin chân thành cám ơn.
Học viên

Nguyễn Thị Thu Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Hoàng Văn Việt. Các tài liệu được trích dẫn
trong luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Nguyệt


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ABM

Anti-ballistic missile
Chống tên lửa đạn đạo

APEC

Asia-Pacific Economic Co-operation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình

Dương
ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN

Association of South-East Asian Nation
Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á – Âu

CHDCND Democratic People's Republic
Cộng hòa Dân chủ nhân dân
DMZ


Demilitarized zone
Khu phi quân sự

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross domestic product
Tổng sản phẩm trong nước

IAEA

International Atomic Energy Agency
Cơ quan năng lượn nguyên tử quốc tế

IMF

International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ Quốc tế



KIST

The Korea Institute of Science and Technonly
Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

MOST

Ministry of Science and Technology
Bộ Khoa học và Công nghệ

NATO

North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NICs

Newly Industrialized Countries
Các nước mới cơng nghiệp hóa

NMD

National Missile Defence system
Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia

ODA

Official Development Assistance
Viện trợ phát triển chính thức


OECD

Oganization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

SALT

Strategic Arms Limitation Treaty
Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược

SEATO South-East Asia Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
TMD

Theather Missile Defense
Hệ thống phòng thủ tên lửa trên chiến trường

USFK

US Forces Korea
Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc

WMD

Weapons of mass destruction
Vũ khí hủy diệt hàng loạt


MỤC LỤC
DẪN LUẬN................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi và nghiên cứu....................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
6. Nguồn tư liệu để thực hiện đề tài............................................................. 6
7. Kết cấu luận văn ..................................................................................... 6
Chương 1: NỀN TẢNG CĂN BẢN TRONG QUAN HỆ ĐỒNG MINH
HÀN QUỐC – MỸ ....................................................................................... 8
1.1. Khu vực địa chính trị quan trọng của Châu Á – Thái Bình Dương ....... 8
1.1.1. Vị trí địa lý của Châu Á – Thái Bình Dương ................................... 8
1.1.2. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC .......... 9
1.2. Vai trị của Châu Á – Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh ......... 10
1.2.1. Chiến tranh lạnh ........................................................................... 10
1. 2.2. Châu Á- Thái Bình Dương trong chiến lược tồn cầu của Mỹ ...... 11
1.3. Vị trí địa lý, vai trị của Hàn Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương trong
chiến lược của Mỹ (1948 – 1990) ............................................................. 12
1.3.1. Khái quát về Hàn Quốc ................................................................ 12
1.3.2. Vai trò Hàn Quốc trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ .. 14
Tiểu kết: .................................................................................................... 22
Chương 2: QUAN HỆ ĐỒNG MINH HÀN QUỐC – MỸ TRONG
CHIẾN LƯỢC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ TỪ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH ............................................................................. 23
2.1. Thế giới và khu vực sau Chiến tranh lạnh .......................................... 23
2.2. Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ sau Chiến tranh lạnh ...................... 25


2.3. Sự tham gia, cộng tác của Hàn Quốc trong chiến lược Châu Á – Thái
Bình Dương của Mỹ ................................................................................. 27
2.3.1. Vị trí của Hàn Quốc đối với thế giới và khu vực ........................... 27

2.3.2. Vị trí của Hàn Quốc trong chính sách đối ngoại của Mỹ ................ 28
2.3.3. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Mỹ ........................... 29
2.3.3.1. Liên minh chính trị - an ninh, quân sự Hàn – Mỹ ...................... 30
Tiểu kết: .................................................................................................... 52
Chương 3: NHẬN XÉT MỐI QUAN HỆ ĐỒNG MINH HÀN QUỐC –
MỸ TRONG CHIẾN LƯỢC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ............ 53
3.1. Nhận xét mối quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ............................. 53
3.2. Triển vọng hợp tác trong lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế .......... 56
3.2.1. Triển vọng hợp tác chính trị .......................................................... 56
3.2.2. Triển vọng hợp tác quân sự........................................................... 62
3.2.3. Triển vọng hợp tác kinh tế ------------------------------------------------67
3.3. Một số thách thức của mối quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ ........ 69
Tiểu kết: .................................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------- 82


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Quốc tế hóa, tồn cầu hóa và sự hợp tác giữa các quốc gia đang trở thành
xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế hiện nay. Mỗi quốc gia đều có nhu cầu giao
lưu, trao đổi với nhau để cùng phát triển. Là nước thắng trận trong Chiến tranh
thế giới thứ hai, Mỹ có cơ hội bành trướng thế lực của mình ra khắp thế giới, đặc
biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vai trị, tầm ảnh hưởng của Mỹ đối
với thế giới là khơng thể phủ nhận.
Vị trí chiến lựơc của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương làm cho không chỉ
riêng Mỹ mà cả các quốc gia lớn khác ln tìm cách gây ảnh hưởng tại khu vực
này. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có số dân đơng nhất thế giới, có nền
kinh tế phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Đây cũng là khu
vực gây nhiều sóng gió cho thế giới bởi vấn đề vũ khí hạt nhân, lực lượng qn

sự hiện hữu tại chỗ.
Ngồi mục đích chính trị thì yếu tố lợi ích quyết định rất lớn đến sự trở lại
Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Mỹ muốn giữ vai trò lãnh đạo khu vực này
thơng qua kinh tế và các chính sách can thiệp an ninh nhằm bảo vệ cho thị
trường của Mỹ, duy trì sự cân bằng lực lượng khu vực. Để mở rộng và củng cố
vị thế của mình thì Mỹ buộc phải tăng cường quan hệ với tất cả các nước trong
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hàn Quốc được thành lập vào năm 1948. Cuộc chiến tranh Liên Triều kết
thúc bằng Hiệp định ngừng bắn vào năm 1953. Sau chiến tranh, Hàn Quốc bị tàn
phá nặng nề và bản thân Hàn Quốc là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên
nên kinh tế Hàn Quốc rất kém. Nhưng trong vòng chưa đầy ba thập kỷ từ năm
1962 – 1992, tổng sản lượng quốc dân (GNP) của Hàn Quốc đã tăng vọt từ 2,3 tỉ
đôla Mỹ lên 786,8 tỉ đô la Mỹ1. Sự phát triển kỳ diệu đó là nhờ Hàn Quốc thực
hiện tốt các chương trình phát triển thích hợp trong các thời kì đồng thời Mỹ có
một vai trị nâng đỡ khơng hề nhỏ. Vì thế, Mỹ và Hàn Quốc có một mối quan hệ
1

Dịch vụ thơng tin hải ngoại của Hàn Quốc, 1993. Hàn Quốc (Đất nước – con người), Nxb Samhwa, trang
57.

1


đặc biệt, đó là mối quan hệ đồng minh thân thiết. Mỹ giúp đỡ cho Hàn Quốc
thông qua sự viện trợ kinh tế, quân sự với mục đích biến Hàn Quốc thành một
căn cứ quân sự để thực hiện chiến lược tồn cầu của mình. Để đảm bảo chỗ đứng
của mình trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì cách tốt nhất của Mỹ
chính là liên kết chặt chẽ với các đồng minh chiến lược ngay tại khu vực này,
đặc biệt là với Hàn Quốc. Vị thế của Hàn Quốc ngày càng được nâng cao vì Hàn
Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển, sự tham gia tích cực vào các

tổ chức quốc tế đã đem đến những thay đổi trong cách nhìn nhận Hàn Quốc là
một quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất định trên thế giới, nhất là trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, Hàn Quốc khơng cịn là một Nam Triều Tiên nghèo
nàn, kiệt quệ mà là một con rồng của Châu Á. Đối với Mỹ, Hàn Quốc cũng như
các đồng minh truyền thống khác có vị trí rất quan trọng để duy trì lực lượng của
mình tại khu vực này. Đồng thời, trong chiến lược ngoại giao cũng như trong
chiến lược phát triển kinh tế thì Mỹ có vai trị rất quan trọng đối với Hàn Quốc.
Mỹ và Hàn Quốc là thị trường của nhau trong lĩnh vực kinh tế và là đồng minh
của nhau trong lĩnh vực chính trị.
Vì vậy, để nhận định tình hình khu vực và thế giới thì việc nghiên cứu mối
quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ có ý nghĩa rất lớn. Việt Nam cũng là nước
chịu ảnh hưởng của mối quan hệ đồng minh này. Việt Nam đã bình thường hóa
quan hệ với Mỹ vào năm 1995, thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc vào
ngày 22 tháng 12 năm 1992. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975),
ngồi binh lính Mỹ là qn đế quốc thì binh lính Hàn Quốc cũng tham chiến ở
chiến trường miền Nam Việt Nam với tư cách là đồng minh chư hầu của Mỹ.
Còn hiện tại, Mỹ và Hàn Quốc đều là những đối tác quan trọng của Việt Nam.
Trong thời kì hội nhập, các quốc gia phát triển trong sự ràng buộc, tác động qua
lại thì việc nghiên cứu mối quan hệ đồng minh Hàn Quốc và Mỹ là rất cần thiết.
Qua luận văn, tác giả muốn sẽ tìm được những kiến thức phục vụ cho học tập và
công việc của bản thân hiện tại cũng như sau này.

2


Đề tài được thực hiện với 3 mục đích chính:
-

Phân tích những nền tảng căn bản trong quan hệ đồng minh chiến lược
giữa Hàn Quốc và Mỹ cũng như mô tả khái quát quan hệ giữa hai nước từ

Chiến tranh lạnh đến nay.

-

Làm rõ bối cảnh khu vực và quốc tế để thấy được tầm quan trọng của của
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và những điểm nhấn trong quan hệ
đồng minh Hàn Quốc – Mỹ tại đây.

-

Làm rõ những thách thức về mặt chủ quan và khách quan đối với quan hệ
đồng minh Hàn Quốc – Mỹ và triển vọng của mối quan hệ này trong thời
gian sắp tới.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài sẽ góp phần bàn luận thêm về các vấn đề mới mẻ mang tính thời sự
của khu vực châu Á trỗi dậy, chiến lược của Mỹ đối với châu Á- Thái Bình
Dương sau Chiến tranh lạnh, vai trị của Hàn Quốc trong các chính sách của Mỹ
như thế nào, những chính sách đó được thực hiện như thế nào trong mối ràng
buộc đồng minh giữa hai nước này.
Ý nghĩa thực tiển:
Đề tài sẽ góp phần bổ sung tư liệu cho những nghiên cứu, cho những mối
quan tâm về châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ, Hàn Quốc. Đồng thời, qua việc
nghiên cứu đề tài, cá nhân tác giả cũng tìm kiếm được những kiến thức về lịch
sử, thời sự và được học hỏi thêm về kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nước
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu mối quan hệ Hàn

Quốc - Mỹ. Tác giả đã kế thừa rất nhiều, những thông tin cần thiết về mối quan
hệ Hàn Quốc – Mỹ điển hình như tác phẩm Tìm hiểu những thay đổi lớn trong
chiến lược quân sự của Mỹ Trần Bá Khoa (Viện nghiên cứu chiến lược Bộ quốc
phịng) nói về mối quan hệ ràng buộc giữa Hàn Quốc và Mỹ, đặc biệt là trong

3


vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Hay theo tác giả Nguyễn Duy Qúy trong Thế
giới trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, đã nói về sự giúp đỡ của Mỹ đối với sự
phát triển thần kì về kinh tế của Hàn Quốc và chính sách hợp tác của Hàn Quốc
đối với Mỹ . Trong tác phẩm Hệ thống chính trị của Hàn Quốc hiện nay của tác
giả Hồng Văn Việt nói về các đặc điểm của hệ thống chính trị Hàn Quốc trong
các giai đoạn từ năm 1948 đến nay nổi bật với sự giúp đỡ, bảo hộ của Mỹ. Luận
văn Thạc sĩ Hàn Quốc từ chế độ dân chủ đại nghị vay mượn đến chế độ độc tài
của Lê Tùng Lâm nói về chế độ độc tài được thành lập ở Hàn Quốc trong giai
đoạn 1948 đến 1979. Hay như bài viết “Quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn Quốc từ
những năm 1950 đến những năm 1970”của tác giả Vũ Đăng Hinh trên tạp chí
Châu Mỹ ngày nay số 6 (1997). Các bài viết “Liên minh an ninh chính trị giữa
Hàn Quốc và Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh”(2005), “Quan hệ viện trợ, đầu
tư giữa Mỹ và Hàn Quốc giai đoạn 1948 – 1979”(2007), “Tổng quan về quan hệ
Hàn – Mỹ”(2007) của hai tác giả Lê Văn Anh – Bùi Thị Kim Huệ trên tạp chí
Nghiên cứu Nhật Bản và Đơng Bắc Á, đã phân tích sự hình thành, các giai đoạn
phát triển, những đặc thù của mối quan hệ này. Ngoài ra, các nội dung cần thiết
cho đề tài gồm có các tác phẩm như: Tác phẩm Cục diện Châu Á – Thái Bình
Dương của Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (Chủ biên), Quan hệ quốc tế những
năm đầu thế kỷ XXI: Vấn đề, sự kiện và quan điểm của tác giả Trình Mưu va Vũ
Quang Vinh, đề tài Mỹ và các vấn đề toàn cầu sau Chiến tranh lạnh của tác giả
Nguyễn Thái Yên Hương đăng trên tạp chí Nghiên cứu biển Đơng ngày 4 tháng
10 năm 2010, bài dịch Chiến lược của Mỹ với ASEAN đăng ngày 8 tháng 6 năm

2010.
Nước ngoài
Việc Hàn Quốc trở thành một quốc gia phát triển đã trở thành mối quan tâm
rát lớn đối với nhiều người. Có nhiều tác phẩm viết về Hàn Quốc và đồng minh
Mỹ nhưng có một hạn chế là ít tác phẩm được dịch sang tiếng Việt để người Việt
có điều kiện tiếp cận.
Tác phẩm Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy của Byung Nak Song nói về một
Hàn Quốc phát triển với vai trò xúc tác của Mỹ. Hay tác phẩm Hàn Quốc sử của

4


Han Jeol Ho (2011), nhà xuất bản Mirea N đã nói về q trình Mỹ đưa qn vào
tiếp quản miền nam Triều Tiên kể từ năm 1945, cuộc sống của nhân dân Hàn
Quốc sau chiến tranh, q trình cường hóa kinh tế Hàn Quốc. Tác phẩm Hàn
Quốc hiện đại sử ký (2008) của tác giả Han Dong Soo đã trình bày rất rõ từ quá
trình thành lập nước Đại Hàn dân quốc cho đến giai đoạn Nam Bắc Triều hòa
giải, yếu tố Mỹ trong mối quan hệ hai miền Triều Tiên, quá trình cải cách quân
đội Mỹ tại hàn Quốc và những chính sách của Tổng thống Roh Moo Hyun trong
việc giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Hay tác phẩm Lịch Sử (Hạ) của
tác giả Jeong Seon Young (2011), đã trình bày về q trình đơ hộ của Nhật trên
đất Triều Tiên, quá trình tham chiến của quân đội Hàn Quốc trên chiến trường
miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, vai trò
quan trọng của thị trường Mỹ đối với hàng hóa Hàn Quốc và vai trị của Hàn
Quốc trong phát triển thương mại của Mỹ. Hoặc trên internet có các tác phẩm
như: South Korea – U.S Economic Relations: Cooperation, Friction, and Future
Prospects (2004) của Mark E.Manyin đã nói về kinh tế của hai nước trong
những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trước đây đều nói rất nhiều về
Chiến tranh lạnh, hai cực Xơ – Mỹ. Trong q trình thực hiện luận văn, tác giả

đã kế thừa ít nhiều các cơng trình trên. Thuận lợi của tác giả là có nguồn tài liệu
phong phú và tác giả muốn tận dụng thuận lợi đó để làm rõ vai trị của đồng
minh Hàn Quốc, tìm hiểu sâu hơn vấn đề, nhất là phần vai trò đồng minh và mối
quan hệ lịch sử của Hàn Quốc với Mỹ trong các lĩnh vực ngoại giao, chính trị,
kinh tế, tài chính, quân sự. Đồng thời, luận văn cũng tổng hợp, phân tích những
sự kiện thời sự, những diễn biến mới trên đất nước Hàn Quốc, những thay đổi
trong việc chuyển hướng chiến lược của Mỹ, vấn đề Trung Quốc, vấn đề Nhật
Bản một cách cụ thể hơn mà các cơng trình trước chưa nói đến.

4. Đối tượng và phạm vi và nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ thể là Hàn Quốc
trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ về lĩnh vực an ninh – chính trị, quân

5


sự và kinh tế. Trong đó, mối quan hệ của hai nước trong lĩnh vực an ninh
– chính trị và quân sự được chú trọng hơn hết.
-

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khơng gian: khu vực châu Á- Thái Bình Dương
Phạm vi thời gian: từ năm 1991 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp lịch sử và logic: Hàn Quốc trong bối cảnh lịch sử của thế

giới, thế giới có những biến đổi, có những sự kiện gì và chính sách của
Mỹ chung đối với thế giới, riêng đối với châu Á như thế nào, để thấy được
nét nổi bật của Hàn Quốc trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ.

-

Phương pháp chính trị học: vai trị đồng minh chiến lược của Hàn Quốc
đối với Mỹ được thể hiện cụ thể nhất thông qua mối quan hệ quyền lực
giữa hai nước này nên cần phải nghiên cứu đề tài dưới góc nhìn của chính
trị.

-

Phương pháp liên ngành: mối quan hệ đồng minh của Hàn Quốc và Mỹ
được thể hiện qua nhiều mặt, vừa là quan hệ đồng minh quân sự, quan hệ
kinh tế, quan hệ chính trị…nên khi tìm hiểu vấn đề này đòi hỏi phải sử
dụng kiến thức của quan hệ quốc tế và nhiều ngành học khác nữa.

6. Nguồn tư liệu để thực hiện đề tài
-

Sách: sách nghiên cứu tiếng Việt, sách dịch từ tiếng Anh và sách tiếng
Hàn.

-

Các bài xã luận được đăng qua báo, đài.

-


Internet: các trang tìm kiếm các vấn đề liên quan đến đề tài.

-

Các tạp chí nghiên cứu.

-

Nguồn tài liệu gốc: các văn bản, bài phát biểu.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận và Phụ lục, Luận văn gồm có ba chương với nội
dung chi tiết như sau:
1.

Chương 1: Nền tảng căn bản quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ
Ý nghĩa địa – chính trị của Châu Á – Thái Bình Dương
6


2.

Châu Á – Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh

3.

Vị trí địa lý, vai trị của Hàn Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương trong
chiến lược của Mỹ (1948 – 1990)

-


Chương 2: Quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ trong chiến lược Châu Á
– Thái Bình Dương của Mỹ sau Chiến tranh lạnh đến nay

1.

Bối cảnh thế giới và khu vực sau Chiến tranh lạnh

2.

Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ sau Chiến tranh lạnh

3.

Sự tham gia, vai trò của Hàn Quốc trong chiến lược Châu Á – Thái
Bình Dương của Mỹ

-

Chương 3: Triển vọng quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ trong thập
niên tới

1.

Nhận xét mối quan hệ đồng minh Hàn - Mỹ

2.

Triển vọng mối quan hệ đồng minh Hàn – Mỹ


3.

Những thách thức trong quan hệ đồng minh Hàn – Mỹ

7


Chương 1: NỀN TẢNG CĂN BẢN
TRONG QUAN HỆ ĐỒNG MINH HÀN QUỐC – MỸ

1.1. Khu vực địa chính trị quan trọng của Châu Á – Thái Bình Dương
1.1.1. Vị trí địa lý của Châu Á – Thái Bình Dương
*Khái niệm Địa chính trị
Theo từ điển bách khoa Le Petit Larousse illsustre của Pháp (năm 2000)
đã định nghĩa “Địa chính trị là nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dữ liệu địa
lý với nền chính trị của các quốc gia”. Hay theo từ điển bách khoa Britanica
(2004 CD-ROM) thì định nghĩa địa chính trị là “sự phân tích những ảnh hưởng
của địa lí đến các mối quan hệ quyền lực trong chính trị quốc tế. Trong việc
hoạch định chính sách quốc gia, các nhà lý thuyết địa chính trị đã tìm cách
chứng minh tầm quan trọng của những điều đáng chú ý như việc xác lập được
đường biên giới quốc gia, quyền tiếp cận các đường biển quan trọng và quyền
kiểm sốt những khu vực đất liền có tầm quan trọng chiến lược. Nhưng theo
Rudolf Kjellen (1864-1922), người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “địa chính trị” vào
năm 1900, đã định nghĩa như sau: “Địa chính trị là lý thuyết về quốc gia với tư
cách là một cơ thể địa lý hoặc một hiện tượng trong không gian, tức là với tư
cách đất đai, lãnh thổ, khu vực hoặc đặc biệt nhất là một đất nước” hay “nghiên
cứu các chiến lược của các cơ thể chính trị trong khơng gian”. Trong định nghĩa
này Rudolf Kjellen chú trọng đến hai yếu tố chủ chốt của địa chính trị: quyền lực
và khơng gian (lãnh thổ, đất đai). Nhà khoa học Karl Haushofer (1869-1946) thì
bổ sung thêm các tiến trình chính trị cho định nghĩa về địa chính trị: “Địa chính

trị là một ngành khoa học quốc gia mới nghiên cứu về nhà nước,… một học
thuyết về quyết định luận không gian của các tiến trình chính trị, dựa trên cơ sở
rộng rãi của địa lý học, đặc biệt là địa lý học chính trị”. Đến năm 1964, tác giả
người Mỹ Saul Berard Cohen đã định nghĩa địa chính trị là khoa học nghiên cứu
về “mối quan hệ giữa quyền lực chính trị quốc tế với khung cảnh địa lý”. Vào
năm 1988, Oyvind Osterud đã định nghĩa địa chính trị là “Nói một cách tóm tắt,
theo truyền thống thì địa chính trị được dùng để chỉ các mối liên hệ và quan hệ
8


nhân quả giữa quyền lực chính trị với khơng gian địa lý. Nhưng đến năm 2003,
trong cuốn sách Geopolitics of the World System “Địa chính trị của hệ thống thế
giới”, Rowman and Littlefield, Saul Berard Cohen lại định nghĩa rõ thêm về địa
chính trị: “Địa chính trị là việc phân tích mối tương tác giữa một bên là mơi
trường và bối cảnh địa lý với một bên là các tiến trình chính trị. (…) Cả mơi
trường địa lý lẫn tiến trình chính trị đều mang tính năng động và có ảnh hưởng
lẫn nhau. Địa chính trị sẽ quan tâm đến hậu quả của mối tương tác này”.2
* Châu Á – Thái Bình Dương
Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nước và vùng lãnh thổ thuộc Châu
Á, toàn bộ các quốc gia ven bờ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Các nước
ven Thái Bình Dương ở Châu Á cùng với các nước khu vực Bắc Mỹ, các nước
Nam Thái Bình Dương tạo thành một lịng chảo Thái Bình Dương (Pacific
Basin).
Khái niệm Châu Á- Thái Bình Dương chỉ các xu thế phát triển và các mối
liên kết kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, kể cả qn sự có tính bộ phận cũng
như tồn cục, thể hiện xu hướng từng bước định hình một khu vực thống nhất
trong đa dạng. 3
Châu Á –Thái Bình Dương là khu vực có nền văn minh đặc sắc, nền văn hóa
đậm truyền thống nhưng khá hài hịa. Vị trí địa lý thuận lợi, đa dạng, có vùng lục
địa và đại dương rộng lớn. Đây cũng là khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên,

dân cư đông nhất thế giới và là vựa lúa gạo của thế giới. Do tác động của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khu vực này là nơi tập trung các nền
kinh tế năng động và phát triển như các nước NICs và các nước ASEAN. Kinh tế
phát triển đã dẫn đến những thay đổi phức tạp, đa dạng của các quốc gia trong
khu vực này. Đồng thời, mối quan hệ giữa các quốc gia cũng trở nên năng động
do đó đã tạo nên sự chú ý của các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn.
1.1.2. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC
2

Nguyễn Văn Dân, 2011, “Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia”, NXB Khoa học
xã hội, trang 17.
3
Vũ Quang Đản (Chủ biên), 2011, Một số vấn đề về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tổng
hợp TP. HCM., trang 75.

9


Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được 12 thành
viên thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thành lập vào tháng 11 năm 1989
trong bối cảnh sự gia tăng của q trình tồn cầu hố trên thế giới và sự hội tụ về
lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới việc yêu cầu hình
thành một tổ chức thương mại trong khu vực. Mục tiêu của APEC là thực hiện
các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nến kinh tế thành
viên vì lợi ích của Châu Á -Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác. Nguyên
tắc hoạt động của APEC là cùng có lợi, đồng thuận, tự nguyện, phù hợp với
nguyên tắc của WTO (Tổ chức thương mại thế giới)/GATT (Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại). Thế giới ngày nay đang đặt ra những thách thức mới
như chủ nghĩa khủng bố, môi trường, APEC ngày càng quan tâm đến các vấn đề
an ninh, chính trị, duy trì bản chất hợp tác kinh tế, những nguyên tắc cơ bản của

mình. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ,
59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, chiếm 57% tổng
sản phẩm quốc gia (GDP) toàn cầu và chiếm 47% thương mại toàn cầu trong
năm 2012.4

1.2. Vai trị của Châu Á – Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh
1.2.1. Chiến tranh lạnh
Chiến tranh Lạnh (1945–1991) là khái niệm do Baruch, tác giả của kế hoạch
ngyên tử lực của Mỹ đưa ra để chỉ một cuộc “chiến tranh khơng có súng, khơng
đổ máu” nhưng “ln ở tình trạng chiến tranh” nhằm “ngăn chặn, tiêu diệt Liên
Xơ”. Có nhiều định nghĩa về Chiến tranh lạnh nhưng nói chung đó là sự đe dọa
sử dụng bạo lực quân sự, bao vây kinh tế, chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến
tranh làm cho tình hình thế giới luôn căng thẳng. Mặc dù các lực lượng tham gia
chủ yếu khơng chính thức xung đột nhưng các bên thể hiện sự xung đột thông
qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng tranh giành ảnh
hưởng. Mục tiêu của Chiến tranh lạnh đối với Mỹ đó là ngăn chặn Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa, chống lại sự đe dọa của Cộng sản và tiến tới lãnh đạo
4

Bộ thương mại Vụ chính sách thương mại đa biên, 1998. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương, trang 11-13.

10


thế giới. Biểu hiện của Chiến tranh lạnh là chính sách ngăn chặn của Mỹ, sự hình
thành các khối kinh tế - chính trị đối lập, sự ra đời của các khối quân sự, căn cứ
quân sự vì Mỹ tìm cách lôi kéo các nước đồng minh bằng các biện pháp kinh tế,
chính trị và quân sự để thao túng và tạo ra khối đối lập với Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa. Ở châu Âu, điển hình là khối quân (NATO) ra đời, Mỹ đưa ra

thuyết “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” của Truman, thực hiện “Kế hoạch
Macsan” . Để đối trọng lại với Mỹ thì vào năm 1947 Liên Xô và các nước cộng
sản đã thành lập Cục thông tin quốc tế (KOMINFORM), năm 1949 thành lập
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), năm 1955 thành lập khối quân sự Vacsava5.
Ở Châu Á, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) và chiến tranh Việt Nam
(1954-1975) là hai cuộc chiến tiêu điểm của cuộc Chiến tranh lạnh. Việt Nam đã
thống nhất đất nước vào năm 1975 nhưng cho đến nay Triều Tiên vẫn bị chia cắt.
Tuy nhiên, hai cuộc chiến này đã giúp Mỹ có được sự hiện diện quân sự ở khu
vực này từ đó đến nay.
1.2.2. Châu Á- Thái Bình Dương trong chiến lược tồn cầu của Mỹ
Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã tham gia vào nhiều cuộc
chiến ở châu Á – Thái Bình Dương, điển hình là chiến tranh Việt Nam và
chiến tranh Triều Tiên. Để thực hiện chiến lược tồn cầu của mình, Mỹ buộc
phải duy trì các lợi ích về kinh tế, chính trị, quân sự nhằm áp đặt một trật tự
thế giới mới với vai trò chỉ huy ở khu vực này. Từ cuối những năm 70 đến
nay, Mỹ chuyển hướng cán cân thương mại sang khu vực châu Á – Thái Bình
Dương thay vì châu Âu như trước đây nhằm mục tiêu xây dựng một nền kinh
tế hợp tác, năng động, tránh việc xé lẻ kinh tế khu vực. Vì lợi ích mà Mỹ
nhận được ở khu vực này rất lớn nên Mỹ xem đây là trọng tâm chiến lược
kinh tế của mình. Từ năm 1992 đến nay, tỉ lệ xuất khẩu sang các nước ở đây
chiếm tới 49% trong tổng số xuất khẩu của Mỹ, khối lượng buôn bán tại đây
cao hơn châu Âu 50%, giải quyết việc làm cho 2,5 triệu người Mỹ.6

5

Dương Xn Ngọc-Lưu Văn An, 2008. Giáo trình quan hệ chính trị quốc tế, trang 165.
Vũ Quang Đản ( Chủ biên), 2011, Một số vấn đề về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tổng
hợp TP. HCM,trang 80.
6


11


Để thay thế, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, Mỹ chú trọng mở rộng dân
chủ tư sản, cổ vũ cho nhân quyền một cách mạnh mẽ trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương và cả trên tồn thế giới. Mỹ lợi dụng và khai thác triệt để
những tình trạng khó khăn, khủng hoảng của các nước XHCN, tranh thủ chia
rẽ các nước này từ bên trong. Mỹ muốn áp đặt nền dân chủ phương Tây vào
phương Đông, củng cố quan hệ với khối ASEAN nhằm theo hướng có lợi
cho mình. Mỹ có tham vọng xây dựng cơ chế an ninh mới ở khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương, chia sẻ trách nhiệm với các đồng minh. Cơ chế phịng
thủ Châu Á – Thái Bình Dương được nhiều nước đồng minh của Mỹ ủng hộ.
Mỹ rút bớt quân đồn trú tại khu vực này để giảm thâm hụt ngân sách nhưng
thực chất Mỹ vẫn duy tì hiệp ước an ninh với các đồng minh như Hàn Quốc,
Nhật bản, Thái Lan, Úc…để tái vũ trang khi cần thiết và duy trì lực lượng hạt
nhân, răn đe, kìm chế các lực lượng đối thủ.
Có thể nói đối với Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương ln là một khu vực
chiến lược để duy trì và mở rộng cho vai trị lãnh đạo của mình.

1.3. Vị trí địa lý, vai trị của Hàn Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương
trong chiến lược của Mỹ (1948 – 1990)
1.3.1. Khái quát về Hàn Quốc
Hàn Quốc có diện tích 100,032 km vng. Dân số là 48.294.000 người, là
một quốc gia có một dân tộc và một ngơn ngữ. Địa hình Hàn Quốc là địa hình
núi, núi chiếm khoảng 2/3 diện tích lãnh thổ. Hàn Quốc có vị trí địa lý chiến
lược ở vùng Đơng Bắc Á, tiếp giáp với hai cường quốc của châu lục là Trung
Quốc và Nga cũng như gần kề với Nhật Bản, nên Hàn Quốc khơng chỉ có những
thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao lưu với các nước đó mà còn mang đến những bất
lợi cho những nước láng giềng có tham vọng bá chủ. Khí hậu Hàn Quốc được
hình thành do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu lục địa châu Á, từ vùng Sibir

và từ các biển bao quanh ba mặt đơng, tây và nam. Có bốn mùa rõ rệt, vào mùa
hạ thì nóng và ẩm, vào mùa đơng thì khơ hanh và lạnh, tuyết rơi nhiều, cuối mùa
thu đầu mùa đông là mùa lá đỏ.

12


Về dân tộc Hàn thì Triều Tiên đã là nơi cư trú của những tộc người thời
kỳ đồ đá cũ ít nhất từ 500.000 năm trước Công nguyên. Những người sống trong
thời kỳ đồ đá mới được các học giả cho rằng họ là tổ tiên của người Triều Tiên
ngày nay. Đến năm 2333 nước Go Goryeo thành lập 2333 TCN. Sau đó, Triều
Tiên trải qua các thời kỳ là Tam Quốc Triều Tiên, Cao Ly (Goryeo) và Triều
Tiên (Chosun) thống nhất cho đến năm 1910, Triều Tiên bị Nhật Bản xâm chiếm.
Hàn Quốc được giải phóng và bị Mỹ và Liên Xô chia cắt tại vĩ tuyến 38 thành
hai nước là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Hàn Quốc được thành lập năm 1948
với sự tiếp quản của Mỹ. Chiến tranh hai miền Nam Bắc Triều kết thúc bằng
hiệp định ngừng bắn.7

Bản đồ Hàn Quốc
Nguồn: />
Hàn Quốc là một nước theo chế độ tổng thống gồm có 16 đơn vị hành
chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát
7

Kiến Văn- Nguyễn Anh Dũng (dịch), 2010. Hàn Quốc- đất nước và con người. Nxb Văn Lang, trang 27-33.

13


triển. Hàn Quốc ngày càng trực tiếp bước vào nhiều lĩnh vực quan trọng, thu hút

được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Các tổ chức quốc tế mà Hàn
Quốc tham gia là Liên hiệp quốc, WTO, OECD, nhóm các nền kinh tế lớn G-20,
APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á,…Gần đây, qua công nghệ phim ảnh, giải trí,
văn hóa Hàn Quốc được cả thế giới và khu vực biết đến, đặc biệt là đối với giới
trẻ ở châu Á.
Sau khi Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền với hai thể chế chính trị đối
lập nhau càng làm tăng thêm sự chia rẽ dân tộc, sự đối đầu căng thẳng về quân
sự, đây cũng là một gánh nặng rất lớn cho cả chính quyền hai bên, nhất là khi cả
hai bên đều không nhân nhượng nhau. Quá trình hịa giải giữa hai bên khơng thể
thực hiện được cho đến tận năm 1970 hai bên Triều Tiên công nhận chính phủ
của nhau. Năm 1991 cả hai nước cùng gia nhập Liên hiệp quốc. Năm 2000, hai
chính phủ đã chính thức gặp gỡ nhau trong nỗ lực bình thường hoá quan hệ hai
miền.
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, Hàn Quốc là một trong những
nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, nhưng chỉ sau bốn thập kỷ, Hàn Quốc đã
làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên bằng sự phát triển vượt bậc của mình. Tổng
thu nhập quốc dân năm 1962 là 2,3 tỉ đô la Mỹ nhưng đến năm 2005 là 786,8 tỉ
đô la Mỹ, thu nhập bình qn tính theo đầu người vào năm 1962 là 87 đô la Mỹ
và năm 2007 là 25.000 đô la Mỹ và hiện nay là 32.400 đô la Mỹ .8
Vấn đề căng thẳng hai miền Nam Bắc Triều và vấn đề vũ khí hạt nhân
trên bán đảo Triều Tiên đang làm cho khu vực này ln nóng bỏng.
1.3.2. Vai trị Hàn Quốc trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ

1.3.2.1. Sự hình thành mối quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ
* Các khái niệm
Đồng minh là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương
trợ lẫn nhau để đối phó với một vấn đề chung nào đó. Mục đích của đồng minh là
cộng sức mạnh của các nước trong liên minh để tạo được quyền lực cao hơn nhằm
kiềm chế, cân bằng hoặc vượt hơn với quyền lực của đối thủ, đảm bảo lợi ích cho
8


Mai Ngọc Chừ-Lê Thị Thu Giang, 2013. Nhập môn Hàn Quốc học, Nxb Giao dục Việt Nam, trang 83.

14


các thành viên. Sự hình thành đồng minh là một biện pháp tập hợp lực lượng, đó
cũng là cách thức thay đổi cán cân so sánh quyền lực nhanh nhất. 9
Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để
chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng
có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được
thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các
biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.10
* Cơ sở hình thành quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ
Quan hệ quốc tế có những thay đổi rõ rệt sau Chiến tranh thế giới lần thứ
hai. Mỹ và Liên Xô chuyển sang quan hệ đối đầu quyết liệt thể hiện rõ nhất đó
chính là các cuộc xung đột qn sự mang tính khu vực ở nhiều nơi trên thế giới,
trong đó tiêu biểu là Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Là kình địch của
nhau nên cả Mỹ và Liên Xô đều không muốn mất Triều Tiên nên sau khi giải
phóng Triều Tiên khỏi phát xít Nhật, mỗi bên giành một nửa của bán đảo Triều
Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Theo đó, chế độ tư bản chủ nghĩa được xác
lập ở Nam Triều Tiên và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xác lập ở Bắc
Triều Tiên.
Khơng chỉ có mục đích đề phịng Liên Xơ, Mỹ cịn giành Nam Triều Tiên
để đề phịng Trung Quốc, Nhật Bản. Đơng Bắc Á mang lại nhiều lợi ích cho
chiến lược tồn cầu của Mỹ, việc có mặt ở Nam Triều Tiên chính là giữ chỗ đặt
chân của Mỹ trên khu vực châu Á nói chung và khu vực Đơng Á nói riêng, giúp
Mỹ hạn chế sức mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản.
Chiến tranh Triều Tiên xảy ra vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, Mỹ giúp
Nam Triều Tiên, còn Liên Xô giúp cho Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến ngừng lại

bằng Hiệp định ngừng bắn được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.11 Chiến
tranh Triều Tiên là một cuộc đối đầu giữa hai cực Xơ – Mỹ. Đó là một cuộc
chiến tranh mà hai siêu cường đánh nhau tại một quốc gia khác khiến cho lịch sử
9

Hoàng Khắc Nam, 2011, Quyền lực trong quan hệ quốc tế, Nxb Văn hóa thơng tin, trang 236.

10

tratu.soha.vn/dict/vn

11

Mai Ngọc Chừ-Lê Thị Thu Giang, 2013. Nhập môn Hàn Quốc học, Nxb Giao dục Việt Nam, trang 33.

15


của hai miền Triều Tiên thay đổi với hai chế độ chính trị khác biệt cho đến ngày
nay.
1.3.2.2. Hàn Quốc hợp tác quân sự với Mỹ trong vấn đề Liên Triều và an
ninh quốc gia
Bán đảo Triều Tiên là một chứng tích sống thể hiện rõ sự đối đầu mạnh
mẽ của hai cực Xô – Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, cuộc
đối đầu đó đã tạo cho Mỹ có một chỗ đứng hợp lý trên đất Hàn Quốc cho đến
ngày nay. Nguyên nhân Mỹ chọn Hàn Quốc làm đồng minh thân cận của mình
và Hàn Quốc chấp nhận làm đồng minh của Mỹ được quyết định bởi yếu tố địa
lý của Hàn Quốc và cả yếu tố lợi ích hai bên. Đối với Mỹ và thế giới, Hàn Quốc
là nước nằm ở vị trí khá trung tâm trong khu vực Đông Bắc Á, tiếp giáp với
nhiều nước lớn như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Mỹ muốn Hàn Quốc là

đồng minh thân cận của mình cùng với Nhật Bản tại khu vực này để xây dựng
Hàn Quốc trở thành một căn cứ quân sự quan trọng làm chỗ đặt chân vững chắc,
bảo vệ lợi ích và đạt được mục đích chiến lược tồn cầu của mình. Vì vậy, tháng
8 năm 1948, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Mỹ đã giúp Hàn Quốc thành
lập chính phủ thân Mỹ do Lý Thừa Vãn (Lee Sung-man) đứng đầu, đến đây mối
quan hệ Mỹ - Hàn Quốc được xác lập.12
Về phía Hàn Quốc, Mỹ là nước lớn, có khả năng đảm bảo an ninh cho đất
nước Hàn Quốc khi phải đối mặt với sức ép từ các nước khác xung quanh, đặc
biệt là cuộc tấn cơng từ phía Bắc Triều Tiên. Hơn nữa, sau chiến tranh Triều
Tiên, Hàn Quốc là một quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế - xã
hội. Do đó, Hàn Quốc dựa vào Mỹ để có điều kiện thuận lợi khôi phục và phát
triển kinh tế đất nước. Từ khi Chính phủ thân Mỹ được thành lập, Mỹ đã mang
quân đội vào Hàn Quốc, Mỹ đã tăng cường viện trợ cho Hàn Quốc trên tất cả các
mặt kinh tế, quân sự nhằm giúp Hàn Quốc thoát ra khỏi những bất ổn do chiến
tranh để lại.
Năm 1953, Mỹ và Hàn Quốc ký Hiệp ước an ninh chung thiết lập mối
ràng buộc về an ninh quân sự giữa hai nước. Theo Hiệp ước, Mỹ đồng ý giúp
12

Thông tấn xã Việt Nam, 2004. Nóng bỏng bán đảo Triều Tiên, Nxb Thông tấn, trang 9.

16


Hàn Quốc bảo vệ chống lại sự xâm lăng của bên ngồi nên Mỹ đã duy trì lực
lượng qn đội và các nhân viên quân sự tại Hàn Quốc. Nhưng qua Hiệp ước
này, Mỹ có cơ sở pháp lý để duy trì lực lượng quân đội trên đất nước Hàn
Quốc, nắm giữ quyền chỉ huy quân đội Hàn Quốc trong mọi tình huống khi
bên đã tuyên bố cùng quyết tâm nhằm bảo vệ đất nước, tăng cường nỗ lực hợp
tác vì một nền quốc phịng chung, nhằm bảo vệ hịa bình và an ninh cho đến

khi có thể phát triển được một hệ thống an ninh khu vực toàn diện và hiệu
quả13. Như vậy, liên minh quân sự Mỹ - Hàn Quốc được thành lập trên cơ sở
Hiệp ước 1953, trong đó có việc thành lập Bộ tư lệnh hỗn hợp và Quy chế
Hiệp thương và an ninh. Qua sự kiện này, quan hệ an ninh – chính trị của hai
nước đồng minh Hàn – Mỹ bước đầu đã được hình thành và duy trì cho đến ngày
nay.
Vào năm 1957, Mỹ và Hàn Quốc cùng thực hiện “Kế hoạch tác chiến
phòng ngự liên hợp”, các đơn vị quân đội Mỹ cùng các loại vũ khí chiến
tranh bắt đầu đóng lâu dài tại Hàn Quốc. Năm 1971, Mỹ – Hàn Quốc vạch
tiếp “Kế hoạch tác chiến phòng thủ 5027” và đến ngày nay, kế hoạch này
vẫn nguyên giá trị sau nhiều lần bổ sung, sửa đổi, đồng thời trở thành cơ sở
quan trọng của liên minh an ninh – quân sự Mỹ – Hàn Quốc14. Mỹ đã bảo vệ
và bảo đảm chủ yếu an ninh cho Hàn Quốc trong hơn 60 năm qua. Nhưng mối
quan hệ này cần thiết cho cả Mỹ và Hàn Quốc, Mỹ giúp cho Hàn Quốc phát
triển hơn và ngày càng có vị thế trong khu vực và thế giới. Cùng với Nhật,
liên minh Mỹ - Hàn Quốc ngày càng được củng cố sẽ góp phần ngăn chặn
các cuộc tấn công của CHDCND Triều Tiên, là rào cản của Trung Quốc đang
lớn mạnh, góp phần duy trì hịa bình và ổn định an ninh, tăng trưởng kinh tế
ở khu vực.
Sự có mặt lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) là rất quan
trọng, nhằm đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc. Nguyên nhân chính để quân
đội Mỹ tiếp tục tồn tại trên lãnh thổ Hàn Quốc đó là mối lo ngại sự tấn cơng
13

Nguồn: />Nguồn: 국방부 국방교육정책관실(Chính sách quốc phịng Bộ quốc phịng Hàn Quốc, Nxb Ungjin Junio,
trang 119)
14

17



×