Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hoàn thiện quản lý thu chi ngân sách nhà nước huyện quốc oai thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.77 KB, 16 trang )

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NSNN VÀ HOẠT ĐỘNG THU, CHI NSNN
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của NSNN

1.1.1.1. Khái niệm NSNN
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
1.1.1.2. Đặc điểm của NSNN
- “Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị
của Nhà nước, liên quan đến thực hiện các chức năng của Nhà nước và được tiến hành
trên những cơ sở pháp lý nhất định”.
- “Các hoạt động thu, chi của NSNN gắn chặt với sở hữu Nhà nước”.
- “Quỹ tiền tệ thuộc NSNN được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng rồi
mới được chi dùng cho những mục đích đã xác định trước”.
- “Hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện theo ngun tắc khơng hồn trả
trực tiếp là chủ yếu”.
1.1.2. Vai trị của NSNN
 Duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước
“Phân phối các nguồn tài chính NSNN đã tập trung cho các nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý nhằm vừa đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng
cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, vừa đảm bảo thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế”.
 Giữ vai trị chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân
“NSNN là quỹ có quy mơ lớn nhất và giữ vai trị quyết định đến phạm vi cũng như
hiệu quả hoạt động của tài chính cơng. Vì thế, NSNN thể hiện các vai trị của tài chính
cơng trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân”.
 Thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mơ
“NSNN đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng
kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội – Vai trò kinh tế của


NSNN”.
1.1.3. Thu NSNN
- “Thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận
giá trị của cải xã hội hình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước”.
1.1.4. Chi NSNN
- “Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực hiện các
nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ”.
1.2. QUẢN LÝ THU, CHI NSNN VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN

1.2.1. Quản lý thu, chi NSNN


1.2.1.1. Khái niệm quản lý thu, chi NSNN:
“Quản lý thu, chi NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý thu, chi NSNN thông qua
việc sử dụng các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt
động của thu, chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định”.
1.2.1.2. Nội dung quản lý NSNN
 Quản lý thu NSNN
“Một là, quản lý quá trình huy động nguồn thu của NSNN”.
Quản lý quá trình huy động nguồn thu của NSNN bao gồm cơng tác quản lý quá
trình xây dựng kế hoạch thu, quản lý quá trình triển khai các biện pháp hành thu, quản lý
quá trình thu nộp các khoản thu vào NSNN.
“Hai là, quản lý sự tuân thủ các chính sách, chế độ và các văn bản pháp luật về
thu NSNN”.
 Quản lý chi NSNN
“Xét theo yếu tố thời hạn của các khoản chi NSNN, có thể hình dung nội dung cụ
thể quản lý các khoản chi” NSNN bao gồm:
Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển; Quản lý các khoản chi thường xuyên;
Quản lý các khoản chi trả nợ; Quản lý chi dự phịng.

Trong quản lý q trình chi NSNN phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
- “Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan cơng quyền thực hiện các
nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước”.
- “Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả”.
- “Gắn nội dung quản lý các khoản chi NSNN với nội dung quản lý các mục tiêu
của kinh tế vĩ mô”.
1.2.2. Phân cấp quản lý NSNN
1.2.2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước
Hình 1.1: Hệ thống NSNN Việt Nam
Ngân sách
nhà nước

Ngân sách
trung ương

Ngân sách
địa phương

Ngân sách
cấp tỉnh

Ngân sách
huyện

Ngân sách
cấp huyện

Ngân sách
cấp xã



1.2.2.2. Khái niệm phân cấp quản lý NSNN
“Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nước trung ương phân giao nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý
ngân sách, bao gồm 3 nội dung: Quan hệ về mặt chế độ, chính sách; Quan hệ vật chất về
nguồn thu và nhiệm vụ chi; Quan hệ về quản lý chu trình ngân sách”.
1.2.2.3. Sự cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN
“Phân cấp quản lý NSNN được xem như một phương thức để tăng tính dân chủ,
linh hoạt, hiệu quả và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc cung cấp các hàng
hóa và dịch vụ cơng cộng”.
1.2.2.4. Các ngun tắc phân cấp quản lý NSNN
 “Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà
nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn”.
 “Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc lập của ngân
sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất”.
 Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN.
1.2.2.5. Nội dung phân cấp quản lý NSNN
 “Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chính sách, chế độ”
 “Quan hệ các cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi”
 “Quan hệ giữa các cấp về quản lý chu trình NSNN”
1.2.3. Quản lý thu, chi NSNN cấp huyện
1.2.3.1. Quản lý thu NSNN cấp huyện
“Tổ chức công tác quản lý thu NSNN cấp huyện được thực hiện theo chu trình
NSNN gồm ba khâu là lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán thu NSNN”.
 Lập dự toán thu NSNN cấp huyện
Lập dự tốn thu NSNN là việc tính toán số thu NSNN sẽ được huy động vào NSNN
trong tháng, quý, năm dựa trên những căn cứ, điều kiện nhất định và dự kiến những giải pháp
sẽ được thực thi nhằm thực hiện dự toán thu NSNN đã được xác định.
Căn cứ lập dự toán thu NSNN cấp huyện.
“Một là, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và năm năm của

quận, huyện, thị xã”.
“Hai là, hệ thống chính sách, chế độ và các văn bản pháp luật về thu NSNN”.
“Ba là, hướng dẫn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
“Bốn là, số kiểm tra về dự toán thu NSNN do UBND cấp tỉnh thơng báo”.
Năm là, kết quả phân tích tình hình thu NSNN huyện các năm báo cáo.
Phương pháp và trình tự lập dự tốn thu NSNN
“Lập dự tốn thu NSNN cấp huyện cũng được thực hiện theo phương pháp phân
bổ từ trên xuống và tổng hợp dưới lên”.
Với phương pháp “phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ” dưới lên, q trình lập
dự tốn thu NSNN phải tn thủ theo trình tự như sau.
Bƣớc 1: UBND cấp tỉnh “hướng dẫn lập dự toán và giao số kiểm tra” thu NSNN
cho UBND cấp huyện.
Bƣớc 2: UBND cấp huyện lập và tổng hợp dự toán thu NSNN


Bƣớc 3: Nhận quyết định giao dự toán thu NSNN
 Tổ chức chấp hành dự toán thu NSNN
Tổ chức triển khai chấp hành dự tốn thu NSNN địi hỏi phải nghiên cứu giải
quyết nhiều vấn đề.
Thứ nhất, nghiên cứu, bố trí sắp xếp lực lượng làm cơng tác quản lý thu NSNN
trong nội bộ hệ thống các cơ quan quản lý thu NSNN.
Thứ hai, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện “quy trình quản lý thu” NSNN.
“Thứ ba, đẩy mạnh cơng tác phân cấp quản lý thu NSNN giữa các cấp trong hệ
thống tổ chức bộ máy thu và giữa các cấp của hệ thống chính quyền từ Trung
ương đến cơ sở”.
Thứ tư, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thu nộp NSNN.
Thứ năm, “đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích”, tư vấn về thu NSNN.
Thứ sáu, thực hiện việc “sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai các” biện pháp
thực hiện dự toán thu NSNN.
Thứ bảy, nghiên cứu phân bổ nguồn lực phục vụ tốt cho công tác triển khai dự

toán thu NSNN trong thực tiễn.
 Tổ chức quản lý cơng tác kế tốn và quyết tốn các khoản thu NSNN
“Kế toán các khoản thu NSNN là quá trình ghi chép, phản ánh số phải thu, số đã
thu, số thu hoàn trả lại cho tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN và các
khoản phát sinh liên quan đến thu NSNN theo chế độ quy định.”
“Việc phân tích đánh giá quyết tốn các khoản thu NSNN” phải dựa vào các yêu
cầu quyết toán thu NSNN:
+ Quyết toán thu NSNN “phải phản ánh đầy đủ chính xác số thu” NSNN đã động
viên được vào NSNN.
+ Phản ánh rõ tính tuân thủ, tính chịu trách nhiệm về mặt pháp lý về thu NSNN
+ Bảo đảm yêu cầu về mặt thời gian của quyết toán thu NSNN
+ Bảo đảm đúng quy trình trình duyệt.
1.2.3.1. Quản lý chi NSNN cấp huyện
 Quản lý chi đầu tư phát triển:
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu khoản chi đầu tư
XDCB – khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn chi đầu tư phát
triển của NSNN.
“Điều kiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN”
+ “Dự án đầu tư phải được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm” của Nhà nước
+ “Dự án đầu tư phải được thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm” bằng nguồn
vốn NSNN
+ “Dự án đầu tư phải có đủ tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn
đầu tư” gửi tới Kho bạc nhà nước
Lập và điều chỉnh kế hoạch “vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN (lập, điều
chỉnh dự toán chi đầu tư XDCB)”
- “Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm”
Bước 1, “hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra”
“Bước 2, lập, tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch”



Bước 3, “phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch”
- “Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm”
Cấp phát thanh tốn vốn đầu tư đối với các cơng trình thuộc “dự án đầu tư sử
dụng nguồn vốn NSNN (chấp hành dự toán chi đầu tư XDCB)”
“Quyết toán vốn đầu tư XDCB”
 Quản lý chi thường xuyên của NSNN cấp huyện
Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện
+ Căn cứ lập dự toán
“Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện”.
“Khả năng nguồn kinh phí NSNN huyện có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường
xuyên kỳ kế hoạch”.
“Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đốn những
điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch”.
Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường
xun kỳ báo cáo.
+ Phương pháp lập dự toán chi thường xun NSNN cấp huyện
- Trình tự lập dự tốn
“Thứ nhất, căn cứ vào hướng dẫn của UBND cấp tỉnh hướng dẫn việc lập dự toán ngân
sách cấp huyện”.
“Thứ hai, dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự tốn kinh phí”.
“Thứ ba, căn cứ vào dự tốn chi thường xuyên đã được HĐND cấp huyện thông qua và
đã được chấp thuận của Sở Tài chính”.
- Phương pháp xác định số chi thường xuyên kỳ kế hoạch
Phương pháp tính tổng hợp
“Phương pháp tính theo các nhóm mục chi”
Chấp hành dự toán chi thường xuyên
+ Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên
Thứ nhất, dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu “(hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh phí đã
nhận khốn) đã được duyệt trong dự toán.”
“Thứ hai, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xun

trong mỗi kỳ báo cáo.”
“Thứ ba, dựa vào các chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành.”
+ Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên
Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thường xuyên
+ u cầu đối với cơng tác quyết tốn và kiểm toán chi thường xuyên
+ Các loại báo cáo quyết toán chi thường xuyên của NSNN
- Đối với các đơn vị dự toán
Cuối mỗi kỳ báo cáo, các đơn vị dự toán phải lập các loại báo cáo quyết toán được
quy định cụ thể trong chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp.
- Đối với phịng Tài chính – Kế hoạch
Phịng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm cung cấp các thơng tin về tình hình
ngân sách cho UBND cấp huyện.
+ Lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán


“Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán năm gửi đơn vị dự toán cấp trên.
Sau khi đã có sự xác nhận của Kho bạc nhà nước và Kiểm toán nhà nước, đơn vị dự toán
cấp I có trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo quyết tốn năm gửi phịng Tài chính – Kế
hoạch. Phịng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm cho các
đơn vị dự toán cấp I trực thuộc mình quản lý.”
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC CẤP HUYỆN

1.3.1. Nhân tố khách quan
 Hệ thống văn bản pháp luật về thu, chi NSNN của cơ quan quản lý nhà nước
cấp trên
“Các văn bản pháp luật liên quan đến việc lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán thu
chi NSNN; thanh tra, kiểm tra được xây dựng với nội dung đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc sẽ
giúp cho cán bộ quản lý thu, chi NSNN cấp huyện nắm bắt được các quy định của pháp
luật về quản lý thu, chi NSNN.”

 Tồn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế
“Việc tham gia các hiệp định tự do và các quy tắc chung của các hiệp hội bắt buộc các
quốc gia phải tuân thủ các “luật chơi” được thống nhất giữa các quốc gia. Những luật
chơi này tác động đến quan điểm, tư tưởng, cách thức cũng như phương pháp quản lý
thu, chi NSNN của các quốc gia và vì vậy có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý thu, chi
NSNN.”
1.3.2. Nhân tố chủ quan
 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý thu, chi NSNN cấp huyện
“Nếu một bộ máy quản lý thu, chi NSNN cấp huyện được tổ chức một cách hợp lý, dựa
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng bộ phận; đồng thời các bộ
phận có sự phối kết hợp nhuần nhuyễn thì bộ máy đó sẽ làm việc hiệu quả, công tác quản
lý thu, chi NSNN sẽ đạt kết quả tốt.”
“Đội ngũ cán bộ quản lý thu, chi NSNN cấp huyện có trình độ, có năng lực chuyên môn
công tác, chủ động linh hoạt trong giải quyết cơng việc sẽ góp phần làm cho cơng tác
quản lý NSNN có hiệu quả hơn.”
 Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thu, chi NSNN cấp huyện
“Cơ sở vật chất của huyện nào được đảm bảo đầy đủ, trang bị công nghệ hiện đại sẽ giúp
tạo điều kiện để công tác quản lý thu, chi NSNN có hiệu quả hơn. đối với những huyện
có cơ sở vật chất, hạ tầng cơng nghệ kém hơn thì chắc chắn công tác quản lý thu, chi
NSNN sẽ kém hiệu quả.”


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CỦA HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUỐC OAI VÀ
PHỊNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai
2.1.1.1. Vị trí địa lý

“Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,
có hai tuyến giao thơng trọng yếu chạy qua là đại lộ Thăng Long và quốc lộ 21 (đường
Hồ Chí Minh) nên có nhiều lợi thế phát triển đơ thị và cơng nghiệp.”
2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (thể hiện qua Phụ lục 1)
“Quốc Oai là huyện có những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giao thơng, nguồn
nhân lực. Phát huy lợi thế đó, huyện Quốc Oai đã tập trung phát triển kinh tế tồn diện,
trong đó chú trọng ngành kinh tế có lợi thế như cơng nghiệp, nơng nghiệp và xây dựng đơ
thị.”
“Năm 2015, huyện Quốc Oai đã có 16/20 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề
ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 1.797,875 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2014. Thu nhập
bình quân đầu người/năm ước đạt 26,5 triệu đồng.”
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phịng Tài chính – Kế hoạch
huyện Quốc Oai
“Phịng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện, có
chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài
chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.”
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HUYỆN
QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

2.2.1. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nƣớc


Bảng 2.1. Tổng hợp thu ngân sách trên huyện Quốc Oai theo từng lĩnh vực
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu NSNN trên địa bàn
(A+B+C)

Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

127.216

142.615

207.222

39.787

47.299

61.053

5.794

9.144

12.898

- Thuế giá trị gia tăng

3.900

6.459

8.557


- Thuế Thu nhập doanh nghiệp

1.600

2.300

3.800

272

355

488

18

25

46

4

5

7

2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

1,8


3

4

3. Thuế chuyển quyền sử dụng đất

450

538

645

4. Thuế nhà đất

740

1.197

1.065

0

510

1.582

3.750

7.195


7.562

3.200

6.094

6.391

550

1.101

1.171

15.000

14.681

25.946

8. Thu cho thuê mặt đất, mặt nước

4.200

4.361

4.501

9. Thu khác


3.415

8.473

5.719

5.857,60

118

102,4

11. Ghi thu tiền học phí

400

722

603

B. Thu chuyển nguồn

18.410

10.334

7.137

A. Thu cân đối NSNN

1. Thu từ khu vực kinh tế NQD

-

Thuế môn bài

- Thuế Tài nguyên
-

Thuế khác

5. Thuế thu nhập cá nhân
6. Thu phí và lệ phí
-

Lệ phí trước bạ

-

Các khoản phí, lệ phí khác

7. Thu tiền sử dụng đất

10. Thu kết dư ngân sách năm trước

C. Thu bổ sung từ NS cấp trên
69.019,10
84.982
139.032
Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách huyện Quốc Oai từ năm 2013 đến 2015

+ Thuế nhà đất có số thu tăng hàng năm nhưng với tốc độ thấp
+ Số thu các khoản phí, lệ phí đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều
nhau.
+ Số thu về tiền cho thuê mặt đất, mặt nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
NSNN huyện Quốc Oai và có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây.


+ Số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Quốc Oai chủ yếu là nguồn thu từ cấp
quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, và nguồn thu này có xu hướng tăng dần.
+ Các khoản thu khác chủ yếu là thu phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực
như: chống bn lậu, an tồn giao thông, phạt xây dựng.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
Bảng 2.2. Tổng hợp chi ngân sách huyện Quốc Oai (2013-2015)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2013

Tổng chi ngân sách địa phƣơng
(1+2+3)

111.435,60

119.768

179.766

14.298,20

26.825


44.809

86.803.4

85.806

105.845

- Chi sự nghiệp kinh tế

2.168,40

4.617

14.753

- Chi sự nghiệp văn hoá xã hội

45.475.5

59.706

56.491

- Chi quản lý hành chính

6.006,50

7.943


12.807

- Chi Quốc phịng

296

299

461

- Chi An ninh

226

165

368

15.166,70

12.090

17.898

- Chi khác ngân sách

137,3

263


1.048

- Chi tạm ứng

7.610

0

0

- Chi dự phòng NS

1.575

0

225

400

723

603

- Chi bổ sung tăng lương

1.884

0


1.191

- Chi từ nguồn kết dư NS

5.858

0

0

1. Chi đầu tƣ phát triển
2. Chi thƣờng xuyên

Năm 2014

Năm 2015

Trong đó:

- Chi trợ cấp NS xã

- Ghi chi tiền học phí

26.114,5
29.984
56.568
3. Chi chuyển nguồn
Nguồn: Báo cáo quyết tốn chi ngân sách huyện Quốc Oai từ năm 2013-2015
Qua các bảng số liệu 2.2 ta thấy chi ngân sách huyện Quốc Oai các năm qua

không ngừng tăng lên, nhất là từ năm 2011 trở lại đây khi thành phố tăng cường phân cấp
nhiệm vụ chi cho ngân sách huyện. Năm 2013 tổng chi ngân sách huyện Quốc Oai là
111,435 tỷ đồng, đến năm 2015 đã là 179,766 tỷ đồng, tăng 1,61 lần so với năm 2013.
Ngân sách dành cho SNKT, SN văn hố xã hội khơng ngừng tăng lên nhất là
SNKT. Chi SNKT năm 2015 là 14,753 tỷ tăng 6,8 lần so với năm 2013 (Do NS thành
phố bổ sung chi dịch cúm gia cầm, chi thực hiện đề án, dự án rau an toàn, dự án xây dựng


bể thu gom xử lý rác thải vệ sinh môi trường...), chi SNVHXH năm 2015 là 56,491 tỷ
tăng 24,22 % so với năm 2013.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc về quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc
2.3.1.1. Kết quả đạt được về quản lý thu NSNN
 Về công tác quản lý thu thuế:
“Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế không ngừng được củng cố và tăng cường, chất
lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo
đứ. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, cơng khai, dân chủ,
minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế
ngày càng được nâng lên.”
Chi cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
 Về cơng tác quản lý thu phí, lệ phí
“Các đơn vị đã tổ chức thực hiện cơng tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hồn thành
dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế huyện Quốc
Oai cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết tốn thu nộp phí, lệ
phí của các đơn vị.”
“Cơng tác ghi thu ghi chi các khoản phí, lệ phí được để lại quản lý chi qua ngân
sách được thực hiện kịp thời, đúng quy định.”
2.3.1.2. Kết quả đạt được về quản lý chi NSNN
 Thứ nhất, chi đầu tư phát triển

“Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp
phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư.”
“Bố trí cơ cấu chi đầu tư bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện Quốc Oai theo nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố và huyện Quốc Oai đề
ra.”
“Huyện Quốc Oai đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư.”
 Thứ hai, đối với quản lý chi thường xuyên
“Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên
tất cả các lĩnh vực hoạt động của huyện.”
“Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể.”
“Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương
trình KT-XH của huyện.”
“Các cơ quan đơn vị và cá nhân hưởng thụ từ các khoản chi thường xuyên đã có ý
thức trong việc sử dụng có hiệu quả, hạn chế được tiêu cực.”
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc
của huyện Quốc Oai
2.3.2.1. Những hạn chế trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Quốc
Oai
 Hạn chế trong quản lý thu NSNN
“Thứ nhất, công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức.”
“Thứ hai, cơng tác xây dựng dự tốn thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đơi


khi cịn mang yếu tố chủ quan, cảm tính.”
“Thứ ba, tốc độ áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý thuế cịn
chậm, trình độ năng lực cán bộ làm công tác tin học chưa đáp ứng u cầu nhiệm vụ, do
đó hiệu quả cơng tác tin học chưa cao, cịn tốn nhiều thời gian cơng sức, ảnh hưởng đến
cơng tác khác.”
“Thứ tư, tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương

mại còn phổ biến.”
“Thứ năm, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban
ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế cịn hạn chế.”
“Thứ sáu, cơng tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hồn thuế, sử dụng
hố đơn tuy có một số tiến bộ bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo
điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển.”
Thứ bảy, phương pháp quản lý thu hiệu quả cịn thấp
“Thứ tám, cơng tác ủy nhiệm thu cũng bộc lộ một số hạn chế. Thực hiện ủy nhiệm
thu là công tác mới nên bước đầu không tránh khỏi những lúng túng trong việc triển khai,
trong đó nhân tố cán bộ rất cần phải chú ý khắc phục.”
 Hạn chế trong quản lý chi NSNN
+ Đối với quản lý chi đầu tư phát triển
“Thứ nhất, kế hoạch XDCB hàng năm của huyện Quốc Oai chưa được xây dựng
một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trường hợp chưa đảm bảo quy định, gây lãng phí và
hiệu quả đầu tư thấp.”
“Thứ hai, chất lượng các công tác tư vấn chưa cao nhất là tư vấn lập dự án, lập
thiết kế dự tốn dẫn đến nhiều sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật…
kết quả là tính chính xác về tổng mức đầu tư các cơng trình chưa cao, bố trí vốn cũng
khơng chính xác.”
“Thứ ba, tiến độ triển khai các dự án chậm, khơng đảm bảo hồn thành trong năm
nhất là một số dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp, chuyển nợ nhiều, hậu quả là huyện Quốc
Oai khơng hồn thành kế hoạch đầu tư trong một số năm.”
“Thứ tư, việc tính tốn xác định giá trị chỉ định thầu của chủ đầu tư nhiều trường
hợp chưa chính xác, chất lượng cơng tác đấu thầu chưa cao.”
Thứ năm, bộ máy quản lý chi đầu tư còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được u cầu
quản lý.
Thứ sáu, cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư chưa thật sự chặt chẽ.
“Thứ bảy, công tác lập báo cáo quyết tốn vốn đầu tư cơng trình, hạng mục cơng
trình hồn thành của các chủ đầu tư thường chậm so với quy định, chất lượng báo cáo cịn
nhiều sai sót, thiếu mẫu biểu theo quy định.”

+ “Đối với quản lý chi thường xuyên”
“Thứ nhất, công tác xây dựng định mức chi”
+) Căn cứ để xây dựng định mức chưa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chưa thật sự
bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn cịn mang tính bình
quân.
+) “Định mức phân bổ chưa phù hợp với thực tiễn và thường lạc hậu khá xa so với
nhu cầu.”


+) Nhiều nội dung chi chưa thể hiện được vào định mức phân bổ ngân sách
“Thứ hai, công tác lập dự tốn chi thường xun”
“Trình độ xây dựng dự tốn của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thường
không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu
biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có.”
“Cơng tác lập, quyết định, phân bổ dự tốn ngân sách” cịn chậm về thời gian theo
quy định, thường là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian giữa kỳ họp HĐND thành
phố và HĐND huyện quá ngắn.
“Thứ ba, việc chấp hành dự toán chi thường xuyên”
“Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện tốt,
đôi khi chưa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế.”
Công tác quản lý chi thường xuyên trên lĩnh vực sự nghiệp chưa có hiệu quả cao,
điển hình là khoản chi cho cơng tác phục vụ cơng cộng, chăm sóc cây xanh, điện chiếu
sáng cơng cộng của huyện.
Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến.
Chưa tính tốn, xác định được hiệu quả chi ngân sách.
Cịn phổ biến tình trạng ngân sách huyện Quốc Oai chi hỗ trợ cho các đơn vị thuộc
ngành dọc đóng trên địa bàn
Cơng tác thanh tra kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại
hiệu quả cao, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử ký kiên quyết đối với
các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được thanh tra với phân tích

hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu
quả quản lý sử dụng ngân sách.
“Công tác cải cách thủ tục hành chính của KBNN cịn chậm, giải quyết cơng việc
đơi khi cịn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quan hệ
giao dịch với kho bạc.”
“Công tác công khai ngân sách của các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân
sách chưa được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, nhất là ở các xã, thị trấn và các
phòng ban chun mơn trực thuộc huyện.”
Việc triển khai “thực hiện khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo
Nghị định” 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ trên địa bàn huyện Quốc
Oai diễn ra chậm.
Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ chậm. Đến đầu năm
2015, huyện Quốc Oai mới triển khai thực hiện được đối với các đơn vị phòng văn hóa
thơng tin, thể dục thể thao.
“Thứ tư, cơng tác quyết toán chi thường xuyên”
“Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo
quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản
chi khác, tiếp khách, mua sắm…), chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa
khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp.”
“Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết tốn chưa cao, đơi khi
cịn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không


đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm.”
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu, chi NSNN của huyện
Quốc Oai
 Nguyên nhân hạn chế trong quản lý thu NSNN
+ Đối vối công tác quản lý thu thuế
“Thứ nhất, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu;

chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với mơi trường kinh tế ngày càng đổi mới.”
“Thứ hai, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân
chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện
nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân.”
“Thứ ba, nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế, cơ
quan thuế, tổ chức và cá nhân có liên quan đến cơng tác thuế chưa được quy định đầy đủ
và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế.”
“Thứ tư, các giải pháp quản lý KT-XH chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho
công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản
lý xuất nhập khẩu, quản lý đăng ký kinh doanh.”
“Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách còn yếu, một số cán bộ làm cơng
tác quản lý thu NSNN trình độ hiểu biết chun mơn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm
cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thu hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính
trong quản lý thu.”
Thứ sáu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với
cơng tác thuế chưa được quan tâm đúng mức.
“Thứ bảy, chưa có biện pháp để bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu một cách thỏa đáng.”
+ Đối với cơng tác quản lý thu phí, lệ phí
“Thứ nhất, UBND thành phố, Sở Tài chính chưa thường xuyên rà soát, bổ sung danh
mục, điều chỉnh mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ.”
“Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến cơng tác
thu phí, lệ phí, xem đây là khoản thu nhỏ nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.”
“Thứ ba, các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, lệ phí chưa
chủ động trong việc rà sốt kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa hợp lý trong
quá trình thực hiện.”
 Nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi NSNN
+ Đối với quản lý chi đầu tư
Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng còn “thiếu
đồng bộ, nhiều quy định cịn chồng chéo, q phức tạp khó thực hiện trong thực tế quản lý,
nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù

hợp.”
“Thứ hai, chế tài xử phạt khi vi phạm trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng cịn q
thiếu”.
“Thứ ba, các cấp chính quyền địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định
về quản lý đầu tư và xây dựng nhất là trong việc xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản
hàng năm, trong công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư”…
“Thứ tư, năng lực của các chủ đầu tư, nhất là khối xã, thị trấn không đồng đều và


còn yếu.”
“Thứ năm, năng lực của các đơn vị làm cơng tác tư vấn cịn yếu, chưa thể hiện
tâm huyết với nghề dẫn đến hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế dự toán sơ sài, thiếu so với quy
định, khơng có nhiều ý tưởng sáng tạo trong kiến trúc.”
Thứ sáu, trình độ năng lực của cơ quan tham mưu, người có thẩm quyền quyết
định đầu tư trong các khâu: thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư chưa đáp ứng được
yêu cầu.
“Thứ bảy, công tác thanh tra kiểm tra trên lĩnh vực này tuy được tiến hành thường
xuyên nhưng kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh.”
“Thứ tám, chính sách đền bù giải tỏa của thành phố cịn nhiều bất cập.”
+ Đối với cơng tác quản lý chi thường xuyên
“Thứ nhất, thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN
còn thiếu, chưa đồng bộ, đơi khi cịn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu.”
Thứ hai, hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, định
mức kinh tế kỹ thuật, thường lạc hậu
“Thứ ba, công tác tuyên truyền, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng
ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra.”
Thứ tư, một số ngành, đơn vị, xã thị trấn thuộc huyện Quốc Oai sử dụng các
khoản chi NSNN chưa chấp hành tốt các qui định của luật, chưa nâng cao ý thức quản lý
sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả.
“Thứ năm, chưa quy định rõ trách nhiệm của các thủ trưởng các đơn vị trong việc

quản lý sử dụng ngân sách, chế tài khi vi phạm.”
“Thứ sáu, chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm
minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính.”
Thứ bảy, “một số lĩnh vực cịn chưa có quy định cụ thể về công khai, việc triển
khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban và xã thị trấn chưa được
quan tâm đúng mức.”
Thứ tám, “các đơn vị thực hiện thí điểm khốn biên chế và kinh phí quản lý hành
chính” chưa nhận thức đúng tinh thần của Nghị định 130/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ.
Thứ chín, đối với các “đơn vị thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định”
16/2015/NĐ-CP: vẫn cịn tư tưởng bám vào NSNN như khi thực hiện cơ chế cũ, chậm tư
duy đổi mới trong một bộ phận lãnh đạo và viên chức sự nghiệp.
Thứ mười, “do phân cấp quản lý nói chung và phân cấp ngân sách địa phương
chưa phù hợp đã tác động lớn đến quá trình quản lý chi ngân sách của huyện.”
Tóm lại, luận văn đánh giá cho thấy hoạt động quản lý thu, chi NSNN tại huyện
Quốc Oai là chưa tốt, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần các giải pháp để khắc phục và
hoàn thiện hơn nữa.


CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU,
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN QUỐC OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUỐC OAI

Quan điểm hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của huyện Quốc Oai giai đoạn 2016 – 2020 tập trung vào những nội
dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, hoàn thiện “quản lý thu, chi ngân sách huyện Quốc Oai phải” dựa trên

cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Thành phố ủy, UBND thành
phố Hà Nội, Huyện uỷ, UBND huyện Quốc Oai.
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra “sự đóng góp của các thành phần kinh tế”
trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, đảm bảo ổn định lâu dài.
Thứ ba, “nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở mức
hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra.”
“Thứ tư, hồn thiện cơng tác quản lý thu chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ
máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình
độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý thu, chi ngân sách.”
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA
HUYỆN QUỐC OAI

“Qua đánh giá những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong quản lý thu, chi NSNN
tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp như sau: Đổi
mới cơ chế quản lý thu thuế, gắn liền với cải cách thủ tục hành chính thuế để tạo mơi
trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh, tiết kiệm chi phí chung của xã
hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thành lập tổ tuyên truyền
hỗ trợ đối tượng nộp thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, kiên quyết xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm tuân thủ
chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; tập trung chấn
chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn vị thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu:
lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ
thuật thi công; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư, ban hành quy
trình cơng tác của các cơ quan chun mơn của UBND huyện, nâng cao chất lượng cơng
tác kiểm sốt chi của KBNN thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ thanh toán của
chủ đầu tư, tuân thủ các chế độ, định mức chi phí của nhà nước đã quy định, thường
xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng để kịp
thời phát hiện sai phạm, nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán



ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và UBND
huyện; củng cố tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý tài chính
ngân sách, nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt chi ngân sách nhà nước của Kho bạc
huyện Quốc Oai, tăng cường công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy và điều hành của
UBND huyện Quốc Oai đối với quản lý chi ngân sách nhà nước, thực hiện nghiêm túc
việc cơng khai tài chính các cấp, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài
chính, thuế, kho bạc nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân
sách.”
3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính
“Luận văn kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính nghiên cứu hồn thiện chính sách
thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi
mới công nghệ đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế;
đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự tốn
NSNN theo kết quả đầu ra; nghiên cứu hồn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán
các khoản chi của NSNN; hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách và
sớm ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.”
3.3.2. Đối với Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội
“Luận văn kiến nghị Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội sớm xây dựng và ban
hành Nghị quyết chuyên đề về phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện
Quốc Oai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, nghiên cứu, xây dựng cho huyện Quốc
Oai một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực; chỉ đạo
các Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân
cấp cho huyện Quốc Oai về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tương xứng với quy
mơ huyện Quốc Oai.”
“Ngồi ra, kiến nghị UBND thành phố sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy
quyền trên lĩnh vực đầu tư XDCB; điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách; sửa
đổi một số định mức chi tiêu đã lạc hậu; trình HĐND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối

với một số khoản phí, lệ phí ban hành đã lâu nay khơng cịn phù hợp; thực hiện nhất
qn chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng và ban hành quy chế phối hợp
lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý
thu chi ngân sách nhất.”



×