Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lý thuyết năng suất cận biên của lao động và vấn đề di chuyển lao động việt nam sang các nước asean (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.1 KB, 8 trang )


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di chuyển lao động quốc tế là một nội dung trung tâm trong các mối quan hệ
KTQT. Một trong các lý thuyết nền tảng giải thích DCLĐ quốc tế là lý thuyết năng suất
cận biên của lao động. Việt Nam với vai trò là một thành viên trong ASEAN đã có nhiều
đóng góp với sự phát triển của khu vực, trong đó có di chuyển lao động nội khối
ASEAN.Tuy vậy, quy mô của DCLĐ giữa các nước ASEAN nói chung và giữa Việt
Nam với các nước ASEAN nói riêng vẫn chưa xứng với tiềm năng. Vì vậy, việc nghiên
cứu về di chuyển lao động Việt Nam sang các nước ASEAN dựa trên nền tảng lý thuyết
NSCB của lao động là cần thiết để đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất và đề ra được các
kiến nghị hiệu quả liên quan đến quản lý và thúc đẩy di chuyển lao động Việt Nam sang
các nước ASEAN. Đây cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài: “Lý thuyết năng suất cận
biên của lao động và vấn đề di chuyển lao động Việt Nam sang các nước ASEAN” cho
Luận văn Thạc sĩ của mình
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc
Nhìn chung, các nghiên cứu quốc tế phân tích sâu nguyên nhân và tác động của
hoạt động DCLĐ quốc tế dựa trên nền tảng NSCB của lao động và xem xét hoạt động
này một cách khái quát. Với khu vực ASEAN và Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu phân
tích hoạt động DCLĐ quốc tế của Việt Nam thông qua một số lý thuyết về liên kết kinh
tế quốc tế hoặc trên giác độ quản lý nhà nước.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của đề tài
Làm rõ những vấn đề liên quan đến di chuyển lao động của Việt nam sang các
nước ASEAN dựa trên nền tảng lý thuyết NSCB của lao động để đưa ra giải pháp thúc
đẩy hoạt động này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm thực hiện được mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận
văn bao gồm: Thứ nhất, hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý thuyết NSCB đồng thời giải
thích di chuyển quốc tế về lao động trên cơ sở lý thuyết này. Thứ hai, phân tích thực



trạng DCLĐ của Việt Nam sang các nước ASEAN dựa trên lý thuyết NSCB, rút ra những
thành công và hạn chế của hoạt động này. Thứ ba, đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp
nhằm thúc đẩy DCLĐ của Việt Nam trong nội khối ASEAN thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Lý thuyết NSCB của lao động và di chuyển lao động Việt Nam sang các nước
ASEAN.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu di chuyển lao động chính thức của Việt Nam sang các nước
ASEAN dựa trên lý thuyết NSLĐ cận biên trong giai đoạn 2007-2016. Luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu di chuyển lao động chính thức của Việt Nam sang các nước ASEAN, cụ
thể là hoạt động xuất khẩu lao động. Do đó, trong luận văn này, thuật ngữ xuất khẩu lao
động mang nghĩa tương đương với DCLĐ quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử; các quan điểm và chính sách của Nhà nước về DCLĐ quốc tế
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp,
trong đó các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng: Phương pháp thu thập số
liệu, Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về năng suất cận biên của lao động và di
chuyển lao động quốc tế
Chƣơng 2: Thực trạng di chuyển lao động Việt Nam sang các nƣớc ASEAN
dựa trên lý thuyết năng suất cận biên của lao động
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp thúc đẩy di chuyển lao động Việt Nam
sang các nƣớc ASEAN



CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG SUẤT CẬN BIÊN CỦA LAO ĐỘNG VÀ
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
Trong chương 1, tác giả trình bày lý thuyết chung liên quan đến năng suất cận biên
của lao động và di chuyển lao động quốc tế.
Trước hết, lý thuyết NSCB của lao động tập trung chỉ ra rằng với một lượng vốn
sẵn có, khi số lượng lao động tham gia QTSX tăng lên sẽ dẫn đến việc phối hợp giữa các
lao động trở nên phức tạp hơn. Việc kết hợp khó khăn hơn khiến sản phẩm tăng thêm từ
mỗi đơn vị lao động bổ sung sẽ giảm dần, tức NSCB của lao động giảm dần. Trong điều
kiện cạnh tranh hoàn hảo giá cả không đổi, do NSCB giảm dần nên đường giá trị NSCB
của lao động cũng là một đường cong xuống. Với một mức quy mô lao động của nền
kinh tế nhất định, người lao động sẽ hưởng mức tiền công đúng bằng mức giá trị NSCB
của lao động tại mức quy mơ này.Do đó, tiền cơng thực tế mà NLĐ nhận được là biểu
hiện về mặt giá trị của NSCB của lao động.
Trên cơ sở này, luận văn đi vào xem xét các vấn đề cơ bản của di chuyển lao động
quốc tế bao gồm khái niệm, cách thức phân loại và nguyên nhân cơ bản khiến lao động di
chuyển giữa các nước. Bằng việc vận dụng lý thuyết về NSCB đã giúp nêu bật nguyên
nhân và ảnh hưởng của dòng chảy này tới hai nước xuất cư và nước nhập cư. Theo đó, do
sự chênh lệch về NSCB của lao động giữa 2 nước, giá trị NSCB của lao động thể hiện
qua mức tiền công thực tế của 2 quốc gia có sự khác biệt. Điều này tạo ra động lực để
NLĐ di chuyển từ quốc gia có NSCB thấp sang quốc gia có NSCB cao.
Qua chương này, những điều sau có thể rút ra:
-

DCLĐ quốc tế dẫn đến sự cân bằng về mức tiền công ở hai nước, giúp tổng

sản phẩm của thế giới bao gồm 2 quốc gia về tổng thể tăng lên.
-

Sự di chuyển này gây tác động trái chiều đến một số nhóm đối tượng tại hai


nền quốc gia.
Tuy vậy, lý thuyết này vẫn tồn tại hạn chế trong việc phân tích di chuyển lao động
quốc tế. Hạn chế đầu tiên nằm ở giả định khó xảy ra trong thực tế, đó là các nhân tố được
tự do di chuyển giữa các quốc gia vì gần như mọi quốc gia đều có rào cản đối với làn sóng


DCLĐ quốc tế. Bên cạnh đó, lý thuyết thiên về định tính, khó lượng hóa trong thực tế. Dù
vậy, ưu điểm khi áp dụng lý thuyết này là những lợi ích của DCLĐ quốc tế được chỉ ra rõ
rằng hơn và xu hướng DCLĐ quốc tế có thể dễ dàng được phân tích hơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN
DỰA TRÊN LÝ THUYẾT NĂNG SUẤT CẬN BIÊN CỦA LAO ĐỘNG
Chương 2 tập trung vào thực trạng di chuyển lao động Việt nam sang các nước
ASEAN dựa trên khung cơ sở là lý thuyết năng suất cận biên của lao động.
Trước hết, bằng việc xem xét chính sách quản lý DCLĐ quốc tếcủacác nước
ASEAN, có thể thấy rằng nhóm các quốc gia tiếp nhận chính trong ASEAN (bao gồm:
Malaysia, Thái Lan, Singapore và Brunei Darussalam) có hệ thống chính sách quản lý lao
động di cư bài bản và chặt chẽ hơn. Các quốc gia còn lại vẫn chủ yếu tập trung vào các
chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, chính sách quản lý DCLĐ
chung của cộng đồng kinh tế ASEAN hiện nay mới quan tâm đến vấn đề thúc đẩy nhóm
lao động có kỹ năng. Điều này phần nào thể hiện ASEAN với đặc điểm của một TTLĐ
có khu vực kinh tế phi chính thức rộng, NLĐ nhập cư có mặt tại mọi nơi, quy mô lao
động bất hợp pháp lớn và có sự phân biệt đối xử với NLĐ nhập cư tại các quốc gia tiếp
nhận.
Sử dụng lý thuyết NSCB của lao động để nghiên cứu về DCLĐ Việt Nam sang
các nước ASEAN. Trước hết, luận văn đi vào phân tích về chênh lệch giá trị NSCB của
lao động trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo giữa Việt Nam và Malaysia trên
nền tảng các giả định như lý thuyết. Qua đó thấy được mức độ chênh lệch lớn đến 50
lần trong VMPL giữa lao động ngành này tại 2 quốc gia và động lực để XKLĐ Việt

Nam ngành này sang Malaysia. Với cơ sở lý thuyết từ chương 1, tiền công được coi là
biểu hiện giá trị NSCB của lao động. Mức tiền cơng trung bình tháng của lao động Việt
Nam được so sánh với tiền công trung bình chung của khu vực. Qua đó, một số dự đoán
được đưa ra về XKLĐ Việt Nam sang các nước, bao gồm xu hướng di chuyển sang các
nước có mức tiền công cao như Singapore, Brunei và các nước có độ mở thị trường cao
sẽ là nước tiếp nhận lao động chủ yếu. Khi đi sâu vào phân tích thực trạng, thực trạng


DCLĐ Việt Nam sang các nước ASEAN trong giai đoạn 2007-2016 có một số điểm
chính:
-

Quy mơ lao động xuất khẩu có xu hướng giảm dần, mặc dù đạt mức tăng nhẹ

trong một số năm như 2010, 2012, 2015. Trong giai đoạn này, mức tiền công thực tế của
Việt Nam tăng khá nhanh thu hẹp khoảng cách chênh lệch với nhóm nước ASEAN-6.
-

Số lượng thị trường tiếp nhận lao động hợp pháp của Việt Nam trong ASEAN

có xu hưởng giảm dần. Các thị trường tiếp nhận hàng đầu lần lượt là Malaysia, Lào và
Campuchia. Điều này có sự mâu thuẫn với lý thuyết, vì lý thuyết chỉ ra rằng Việt Nam có
xu hướng XKLĐ sang các nước có mức NSCB lao động cao hơn.
-

Các ngành nghề chính tập trung vào nhóm ngành sản xuất chế tạo. Bên cạnh

đó, một số ngành dịch vụ, nơng nghiệp như giúp việc gia đình... cũng tăng trưởng
-


Chất lượng nguồn lao động được đánh giá thuộc nhóm thấp hơn so với các

nước khác trong khu vực.
Với thực trạng nêu trên, XKLĐ Việt Nam sang các nước trong khu vực đã đạt
được một số thành công như: giúp cải thiện hiệu quả kinh tế gia tăng thu nhập cho người
lao động Việt Nam; Việt Nam đã bước đầu XKLĐ có chun mơn, trình độ... Tuy vậy
các hạn chế vẫn còn tồn tại bao gồm: mức độ hợp tác của Việt Nam và các nước ASEAN
về vấn đề lao động cịn yếu, quy mơ lao động Việt Nam xuất khẩu sang các nước
ASEAN còn thấp so với tiềm năng, năng lực cạnh tranh yếu của lao động xuất khẩu Việt
Nam trên TTLĐ ASEAN, số lượng lao động di chuyển bất hợp pháp cịn cao. Qua đó,
thấy rõ rằng DCLĐ của Việt Nam sang các nước ASEAN chỉ chịu ảnh hưởng một phần
của lý thuyết năng suất cận biên của lao động như xu hướng di chuyển sang nước có mức
tiền cơng cao hơn như Thái Lan, Malaysia. Tuy vậy, nhiều nhân tố khác cũng gây tác
động lớn đến dịng di chuyển nảy có thể kể đến như chính sách quản lý lao động tại các
quốc gia, dòng di chuyển vốn đầu tư...
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DI CHUYỂN LAO ĐỘNG VIỆT
NAM SANG CÁC NƢỚC ASEAN
Tại chương 3, từ những đánh giá phân tích trong chương 2, tác giả trình bày định


hướng, giải pháp với mục đích thúc đẩy DCLĐ Việt Nam sang các nước ASEAN. Hệ
thống đồng bộ này bao gồm:
Giải pháp từ phía nhà nước: một số giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết
với việc tạo lập mơi trường thơng thống hơn cho di chuyển lao động quốc tế như giả
định. Bên cạnh đó, do khơng chỉ có NSCB của lao động ảnh hưởng đến vấn đề di chuyển,
một số giải pháp khác cũng được đề xuất. Các giải pháp cụ thể như sau:
-

Giải pháp tăng cường hợp tác về lao động với các nước trong ASEAN.


Gồm: tập trung hoàn thiện và mở rộng các MRA, tăng cường ký kết song phương về lĩnh
vực lao động với các nước thành viên.
-

Giải pháp đẩy mạnh sức hút của TTLĐ ASEAN. Gồm: tăng cường công tác

thu thập và quản lý thông tin về các TTLĐ ASEAN, đẩy mạnh công tác hỗ trợ NLĐ xuất
khẩu sang các nước ASEAN
-

Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư sang các nước ASEAN. Gồm: tăng

cường hợp tác đầu tư với các nước ASEAN, xây dựng dữ liệu thông tin về môi trường
kinh doanh, đầu tư của các nước trong khố, bộ LĐTBXH tăng cường hợp tác với bộ
KHĐT để đưa ra các chính sách phù hợp cho NLĐ.
-

Giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh của NLĐ Việt Nam

-

Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý lao động xuất khẩu

Giải pháp đối với Hiệp hội xuất khẩu lao động bao gồm: xây dựng bộ phận chuyên
trách liên quan đến thị trường các nước ASEAN; thường xuyên tổ chức các khóa tập
huấn nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên các doanh nghiệp xuất khẩu về thị
trường các nước ASEAN; đưa ra các quy định chặt chẽ trong hoạt động XKLĐ sang các
nước ASEAN đối với các hội viên.
Giải pháp đối với doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng một đội ngũ cán bộ

nguồn mạnh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tích cực hợp tác với các cơ quan hữu
quan; nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục định hướng và tăng cường quản lý lao
động tại ngoài nước.


Giải pháp với người lao động: bản thân người lao động cũng cần cải thiện kỹ
năng của mình để nâng cao NSLĐ như rèn luyện trình độ tay nghề, trau dồi trình độ
ngoại ngữ.



×