Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận (bác sĩ chính) nâng cao chất lượng bệnh viện bằng phương pháp 5s tại trung tâm y tế huyện thới lai, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.28 KB, 28 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Thời đại hiện nay với sự phát triển của kinh tế xã hội theo định hướng kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên quan hệ cung cầu ngày càng thể hiện
rõ nét ở gần như tất cả các ngành nghề. Ngành y tế dần dần cũng đi vào qui luật của
kinh tế thị trường, Với mục tiêu của ngành y tế: “Lấy người bệnh là trung tâm”. Để
tồn tại và phát triển các đơn vị y tế phải đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại, đội
ngũ y bác sỹ phải có chun mơn giỏi, phải cải cách thủ tục hành chính, tổ chức sắp
xếp lại quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, đặc biệt phải quan tâm giáo dục
văn hóa ứng xử cho nhân viên. Khoa Khám bệnh phải có người đón tiếp, hướng dẫn
bệnh nhân và người nhà chu đáo. Bên cạnh đó, các khoa nội trú phải trang bị các tiện
nghi đảm bảo nâng cao thể trạng và tâm lý cho bệnh nhân, có vậy người bệnh sẽ mau
phục hồi hơn.
Trong khi đó chất lượng khám bệnh, điều trị bệnh là vấn đề được cộng đồng
và cả xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến người bệnh và ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người; đặc biệt là những người ốm đau
phải nhập viện điều trị. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản quan trọng về công tác y tế. Gần đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số
19/2013/TTBYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất
lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện và Quyết định số 6858/QĐBYT
ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành thí điểm bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
Việc triển khai 5S đơn giản là các hoạt động thơng qua việc làm giảm các sự
lãng phí và các hoạt động không cần thiết, các hoạt động không mang lại lợi ích. Nó
cũng giúp ích việc cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả công việc và mức độ an
toàn. 5S bao gồm một chuỗi các hoạt động cần được thực hiện một cách hệ thống với
sự phối hợp của toàn thể nhân viên trong Trung tâm.
Hiện nay Trung tâm y tế huyện Thới Lai đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều
thành công trong công tác khám và điều trị bệnh, tạo được niềm tin đối với người dân
Trang 1



trong huyện và các vùng lân cận, tuy nhiên trung tâm vẫn cịn gặp nhiều khó khăn nhất
là về nhân lực. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm chun mơn của một số cán bộ, viên
chức còn hạn chế; trách nhiệm và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh ở một vài cán
bộ, viên chức có lúc, có nơi cịn biểu hiện chưa tốt… Để từng bước nâng cao chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm y tế Thới Lai trong thời gian tới. Nên chủ
nhiệm chọn chủ đề “Nâng cao chất lượng bệnh viện bằng phương pháp 5S tại Trung
tâm Y tế huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ” là chuyên đề báo cáo của mình, nhằm
cải thiện chất lượng dịch vụ, an toàn, giảm thời gian chờ và giảm thiểu các sai sót.
Việc nâng cao chất lượng bệnh viện theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của
Bộ Y tế đến năm 2020 là một vấn đề ưu tiên và cần thiết.

PHẦN 2: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ

2.1. Mục đích
2.1.1. Mục đích chung:
Tiếp tục xây dựng hệ thống khám bệnh, chữa bệnh theo hướng công bằng,
hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng và đa dạng của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện, làm tăng sự
hài lòng của người bệnh.
2.1.2. Mục đích cụ thể:
- Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp hướng dẫn cụ thể; điều kiện cơ sở vật
chất phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn; người bệnh được hưởng nhiều quyền
lợi và lợi ích trong quá trình điều trị tại trung tâm.


- Xây dựng trung tâm phát triển toàn diện về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực;
chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao; đời sống vật chất và tinh
thần của cán bộ viên chức trung tâm được cải thiện.
- Cải thiện các mặt hoạt động chuyên môn của trung tâm gồm an ninh trật tự và an toàn

cháy nổ; quản lý hồ sơ bệnh án; ứng dụng cơng nghệ thơng tin; phịng ngừa và kiểm
sốt nhiễm khuẩn; năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn; hoạt động điều
dưỡng và chăm sóc người bệnh; dinh dưỡng và tiết chế; chất lượng bệnh viện; quản
lý và cung ứng thuốc.
- Hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện được duy trì và triển khai hoạt động ngày
càng hiệu quả; cải thiện dần chất lượng từ mức trung bình lên mức khá và đạt mức
tốt. Phấn đấu đưa trung tâm nằm trong nhóm được xếp loại chất lượng hàng đầu đối
với các Trung tâm y tế trong toàn Thành phố.
- Cải thiện chất lượng các đặc thù chuyên khoa ngoại – sản và có một số phịng điều trị
chun biệt như tim mạch, rối loạn chuyển hóa.
- Loại trừ các vật dụng không cần thiết, Xây dựng môi trường làm việc an tồn, sạch
sẽ.
- Tiết kiệm, tránh lãng phí thời gian, công sức. Tăng cường hiệu quả công việc, hạn
chế sai sót.
- Cải tiến liên tục chất lượng cơng việc, nâng cao cải tiến chất lượng tại bệnh
viện.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ y tế. Tạo sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các cán bộ, tăng cường tinh thần làm việc đội, nhóm của cán bộ y tế trong toàn
đơn vị.
- Nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, an toàn, giảm thời gian chờ thiểu
các sai sót.
2.2. Nhiệm vụ của chun đề
2.2.1. Kiện tồn Ban chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện:

và giảm


Ban chỉ đạo có nhiệm vụ triển khai kế hoạch đến các khoa phịng và cán bộ y
tế trong tồn trung tâm. Thực hiện việc hướng dẫn, giám sát, nhắc nhở và kiểm tra
theo sự phân công.

2.2.2. Triển khai tập huấn:
Tập huấn cho cán bộ y tế tại đơn vị: Kế hoạch và nội dung 5S “Sàng lọc – Sắp
xếp – Sạch sẽ Săn sóc – Sẵn sàng”
2.2.3. Cơng tác kiểm tra, giám sát:
Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện 5S tại các khoa, phịng trong tồn trung
tâm
.
- Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa kiểm tra giám sát 2 lần/ ngày và khi
cần lồng ghép kiểm tra việc thực hiện “Xanh – Sạch – Đẹp”.
- Ban chỉ đạo bệnh viện kiểm tra các khoa, phòng 1 tuần 2 lần.
2.2.4. Công tác truyền thông:
Tổ chức truyền thông và hướng dẫn thực hiện các nội dung Triển khai 5S
“Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ Săn sóc – Sẵn sàng” đến cán bộ y tế qua các buổi
học chuyên môn, buổi giao ban khoa, phịng.
2.2.5. Cơng tác thi đua, khen thưởng:
- Phát động phong trào thi đua 5S trong toàn viện.
- Biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt.
2.2.6. Công tác báo cáo, sơ kết, tổng kết:
Ban chỉ đạo tổ chức công tác sơ kết, tổng kết và lồng ghép vào việc đánh giá
kết quả triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế
hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và cơ sở y tế " Xanh Sạch Đẹp".
2.2.7. Kiểm tra tiến độ thực hiện:
- Hàng tháng, quý đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về Ban chỉ đạo.


- Tháng 9/2019 sơ kết kết quả thực hiện 5S, tháng 12/ 2019 Tổng kết thực hiện 1 năm
thực hiện.
2.3. Giới hạn của chuyên đề
- Đề án tổng thể này tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến các
tiêu chí chất lượng bệnh viện ban hành theo quyết định số 6858/QĐBYT ngày

18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Dữ liệu sử dụng để xây dựng đề án là kết quả
kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2017 do Sở Y tế Cần Thơ thực hiện.
- Đề án đề cập những vấn đề chung mang tính định hướng cho công tác nâng
cao chất lượng bệnh viện trong phạm vi bệnh viện. Những vấn đề cụ thể trên từng
tiêu chí như: thực hiện bằng cách nào, thời gian nào hồn thành…sẽ do các khoa,
phịng, các đơn vị cụ thể hóa thành kế hoạch để thực hiện đề án này.

PHẦN 3 NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

3.1. Các luận điểm chính của chuyên đề
3.1.1. Hướng đến người bệnh
- Về chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh: Trung tâm đã có
hệ thống chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn người bệnh đến khám bệnh và cấp cứu với hệ
thống bảng hiệu trung tâm, bảng hiệu khoa, phòng, sơ đồ chỉ dẫn và nhân viên tiếp
đón ở các khoa; tuy nhiên hệ thống này cịn nhiều hạn chế, bảng biểu chưa hồn
chỉnh, chưa có hệ thống, tình trạng bệnh nhân và thân nhân người bệnh còn lúng túng
khi vào bệnh viện, khi đến các khoa; có lúc, có nơi bệnh nhân chưa được hướng dẫn
làm các thủ tục một cách chu đáo; phịng chờ khám bệnh cịn thiếu tiện nghi; bố trí


chưa thuận tiện, cấp cứu người bệnh còn chưa kịp thời, trang thiết bị bố trí chưa hợp
lý.
- Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh: bệnh viện đảm
bảo
bệnh nhân được nằm mỗi người một giường bệnh, buồng vệ sinh o các khoa bảo
đảm phục vụ người bệnh sạch sẽ, hợp vệ sinh, người bệnh nội trú được cung cấp
một
số

tiện nghi sinh hoạt; các buồng vệ sinh chưa đầy đủ bồn rửa tay, thiếu xà


phòng, dung dịch rửa tay; chưa đủ tủ đầu giường cho từng bệnh nhân, chưa đủ ghế
ngồi cho người chăm sóc bệnh; máy điều hòa nhiệt độ chưa đầy đủ


tất
cả

các

khoa, phòng tắm thiếu vòi sen; hệ thống cho người khuyết tật đi xe lăn chưa liên
hồn.....
- Về mơi trường chăm sóc người bệnh: mơi trường trung tâm rộng rãi, có cây xanh,
bãi cỏ, vườn hoa, đài phun nước; khoa, phòng gọn gàng, ngăn nắp; chưa có đầy đủ tủ
giữ đồ đạc, tư trang bệnh nhân còn phải tự giữ.
- Về

việc thực hiện quyền và lợi ích của người bệnh: người bệnh đến

khám và điều trị tại trung tâm được giải thích về tình trạng bệnh tật và hướng điều
trị; những vấn đề riêng tư của người bệnh được tơn trọng; nộp viện phí thuận tiện,
cơng khai, minh bạch; các ý kiến góp ý của người bệnh và thân nhân người bệnh được
bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời. Tình trạng ý kiến phản ánh, phiền
hà về tinh thần thái độ không tốt ngày càng giảm; hàng năm bệnh viện tiến hành thực
hiện đánh giá sự hài lòng và triển khai các biện pháp làm tăng sự hài lòng của người
bệnh. Tuy nhiên, việc giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, giá cả
thuốc, vật tư y tế tiêu hao và một số thông tin cho người bệnh tham gia vào quá trình
điều trị chưa thực hiện đầy đủ; giường của người bệnh chưa có rèm che chắn, người
bệnh chưa có khu vực cách ly tương đối yên tĩnh; đã thiết kế được website để đăng
thông tin giá dịch vụ y tế, giá thuốc, vật tư … nhưng chưa được cấp phép, bệnh viện

chưa có hệ thống thanh tốn viện phí bằng thẻ tín dụng; giải quyết thắc mắc, khiếu
nại chưa phân tích được các nhóm vấn đề, chưa phân tích được các nguyên nhân gây
phiền hà, thắc mắc của người bệnh; bộ công cụ đánh giá sự hài lòng của người bệnh


chưa được thực hiện một cách đồng bộ toàn bệnh viện và tính khách quan, độ tin cậy
chưa cao, chưa phân tích sự hài lịng của người bệnh theo các khoa.


3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
- Về số lượng và cơ cấu nhân lực của trung tâm: nhân lực là nguồn lực quan trọng
nhất của bệnh viện nên trung tâm luôn chú ý phát triển nguồn nhân lực bệnh viện;
trong quy hoạch dài hạn cũng như kế hoạch hàng năm đều đề cập đầy đủ các nội
dung liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, có
chính sách thu hút, ưu đãi cán bộ y tế cần thiết cho trung tâm; duy trì khá ổn định
nguồn nhân lực; đã xem xét cơ cấu chức danh nghề nghiệp cần thiết cho hoạt động
trung tâm. Tuy nhiên, trung tâm chưa đạt được mục tiêu, chỉ số theo kế hoạch, số
lượng nguồn nhân lực chưa phù hợp, còn thiếu bác sĩ.
- Về chất lượng nguồn nhân lực: trung tâm quan tâm đào tạo và phát triển kỹ năng
nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức theo kế hoạch đào tạo, đào tạo lại hàng năm; xây
dựng và triển khai kế hoạch nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, y đức cho nhân
viên y tế; đã tổ chức được hội thi tay nghề giỏi cho bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ
thuật viên, dược sĩ…bố trí phù hợp sau đào tạo, tạo thu nhập ổn định để thu hút, duy
trì nguồn nhân lực y tế có chất lượng. Tuy nhiên, trung tâm chưa có chính sách hỗ trợ
cho nhân viên được cử đi đào tạo, tỷ lệ bác sĩ được đào tạo sau đại học chưa đạt tỷ lệ
đặt ra, các hình thức đào tạo truyền đạt kinh nghiệm, tự đào tạo còn hạn chế. Tiến
hành đánh giá việc triển khai nâng cao thái độ ứng xử của nhân viên bệnh viện chưa
thiết thực và hiệu quả, vẫn còn ý kiến phản ánh về tinh thần, thái độ phục vụ chưa
tốt. Cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế có chất lượng chưa phát huy hiệu
quả.

- Về chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc: trung tâm xây dựng quy
chế chi tiêu nội bộ được hội nghị cán bộ viên chức hàng năm thống nhất cao; nhân
viên trung tâm được hưởng đầy đủ chế độ tiền lương và phụ cấp theo đúng quy định
của Nhà nước; thu nhập tăng thêm khá ổn định. Trang thiết bị y tế của trung tâm cơ
bản phục vụ tốt công tác chuyên môn; nhân viên trung tâm được cung cấp đủ dụng cụ
bảo hộ; tổ chức hội nghị khoa học, tạo điều kiện cho cán bộ viên chức học tập cập
nhật kiến thức. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho toàn bộ nhân viên trung
tâm, có hồ sơ quản lý sức khỏe. Nhân viên được nghỉ phép theo đúng quy định, có tổ
chức nghỉ dưỡng tham quan cho nhân viên. Tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao
Trang 8


trong các dịp lễ, tết. Quy định và thực hiện các hình thức thi đua, khen thưởng, tạo
động lực khuyến khích nhân viên làm việc. Tuy nhiên mức thu nhập tăng thêm chưa
cao; điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động chưa thật sự hoàn
thiện; hoạt động văn nghệ thể thao chưa thường xuyên.
- Về xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển trung tâm và công
bố công khai: trung tâm xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết hàng năm và kế
hoạch tổng thể đến năm 2020 và triển khai hoạt động với các giải pháp theo đúng kế
hoạch; các văn bản liên quan đến hoạt động trung tâm được phổ biến, triển khai tới
tất cả cán bộ, viên chức trung tâm; có tiêu chuẩn, quy trình cụ thể việc tuyển dụng;
bổ nhiệm các vị trí quản lý trong trung tâm cơng khai, minh bạch, trình độ ngoại ngữ
tiếng Anh từ bằng B trở lên đạt khá cao; thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo quản lý và bổ nhiệm theo quy hoạch. Tuy nhiên, trung tâm chưa có quy hoạch dài
hạn, việc mở rộng quy mơ trung tâm gặp khó khăn do hạn chế giường bệnh, nâng
cấp, thực hiện các kỹ thuật cao còn hạn chế; một số văn bản triển khai, thực hiện
chưa tốt, chưa có quy định về đánh giá sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản;
lãnh đạo bệnh viện, khoa, phòng cịn kiêm nhiệm nhiều cơng việc.
3.1.3. Hoạt động chun mơn
- Bảo đảm an ninh trật tự : trung tâm có hợp đồng với công ty bảo vệ trực thường

xuyên, khuôn viên trung tâm có tường rào bao quanh, có quy định hạn chế người
nhà người bệnh vào khu vực chuyên mơn trong các giờ quy định; có quy định phối
hợp với cơ quan an ninh địa phương, có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phát
hiện trộm cắp, cướp giật trong khu vực trung tâm. Bảo đảm an toàn điện và
phịng chống cháy nổ có phân cơng cụ thể nhân viên phụ trách an tồn điện và phịng
chống cháy nổ; có phương án phịng chống cháy nổ,có hệ thống báo cháy, cửa thoát
hiểm, họng nước cứu hỏa, trang bị đầy đủ hệ thống cầu dao tự ngắt cho toàn bộ các
máy móc thiết bị y tế, hệ thống báo cháy tự động đầy đủ tất cả các khoa, phòng; hàng
năm đều có tham gia bảo hiểm cháy nổ, có hệ thống camera an ninh tự động theo dõi
toàn trung tâm; Tuy nhiên việc phòng cháy chữa cháy chưa thật sự được triển khai.


- Quản lý hồ sơ bệnh án: hồ sơ bệnh án được quản lý khá tốt; các thông tin về
chăm sóc và điều trị người bệnh được ghi vào hồ sơ, thông tin đầy đủ theo quy
định, không sữa chữa, tẩy xóa, hồ sơ bệnh án được kiểm tra, đánh giá thường quy; các
thơng tin mã bệnh được mã hóa chính xác theo ICD. Bệnh án được lưu trữ tập trung,
có giá sắp xếp theo trật tự thống nhất dễ tìm kiếm. Tuy nhiên trung tâm chưa thực
hiện bệnh án điện tử, chưa cập nhật bệnh án qua mạng nội bộ; bệnh nhân chưa được
mã hóa, các thơng tin chưa được lưu trữ tồn bộ trên hệ thống máy tính.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Quản lý khá tốt cơ sở dữ liệu và thơng tin y tế. Có
hệ thống danh mục thống nhất toàn bệnh viện về giá dịch vụ kỹ thuật cho tất cả đối
tượng người bệnh, áp dụng phần mềm báo cáo thống kê bệnh viện kết xuất số liệu
tự động từ các phần mềm khác; áp dụng hệ thống mã hóa lâm sàng theo quy định của
Bộ Y tế. Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
hoạt động chun mơn; trung tâm có tổ cơng nghệ thơng tin, xây dựng hệ thống máy
tính nối mạng nội bộ và ứng dụng phần mềm quản lý chuyên môn trên mạng đến tất
cả các khoa, phòng. Tuy nhiên các chỉ số thông tin bệnh viện chưa được đánh giá, kết
xuất trực tiếp từ phần mềm một cách chi tiết theo cơ cấu tài chính, thuốc, vật tư theo
ngày, tuần, tháng, quý. Chưa có cơng cụ tự động phân tích đưa ra thống kê, dự báo.
Chưa áp dụng bệnh án nội trú, ngoại trú điện tử; chưa có phần mềm kết nối các máy

y tế; một số khoa, phòng chưa thường xuyên cập nhật thơng tin dữ liệu của các khoa.
- Phịng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn: đã thành lập hội đồng kiểm soát nhiễm
khuẩn, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới nhiễm khuẩn bệnh viện;
xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng kiểm sốt nhiễm khuẩn, có nhân viên
chuyên trách cho công tác nhiễm khuẩn; hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động
thường xuyên theo kế hoạch. Các nhân viên của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn được
tham gia các lớp đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn; các thành viên của mạng lưới
được tham gia huấn luyện cập nhật chun mơn về kiểm sốt nhiễm khuẩn; xây dựng
và ban hành các hướng dẫn về phòng ngừa nhiễm chuẩn; có quy trình xử lý các trường
hợp rủi ro, phơi nhiễm với các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn cao; có hệ
thống khử khuẩn tập trung. Đã triển khai thực hiện chương trình rửa tay; có các bản
hướng dẫn rửa tay tại các bồn rửa tay. Có phân cơng nhân viên kiểm sốt nhiễm


khuẩn; xây dựng kế hoạch giám sát nhiễm khuẩn trong phạm vi bệnh viện. Thực hiện
phân loại chất thải y tế; có trang bị túi, thùng để thu gom chất thải y tế; thực hiện xử
lý chất thải rắn y tế theo quy định. Có hệ thống xử lý chất thải lỏng và hoạt động
thường xuyên; các chỉ tiêu đầu ra của nước thải đạt quy chuẩn về môi trường. Tuy
nhiên tổ kiểm soát nhiễm khuẩn chưa đầy đủ nhân lực; việc theo dõi, giám sát việc
thực hiện các quy trình và hướng dẫn phịng ngừa nhiễm khuẩn trong trung tâm chưa
thường xuyên; chưa cung cấp đầy đủ dung dịch sát khuẩn; chưa xây dựng bộ công cụ
đánh giá sự tuân thủ, khảo sát việc rửa tay của nhân viên y tế. Chưa tiến hành nghiên
cứu về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; chưa tính được tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh
viện. Nhà lưu trữ rác chưa đạt chuẩn quy định. Chất thải lỏng sau khi xử lý chưa thể
tái sử dụng.
- Năng lực thực hiện kỹ

thuật chuyên môn: bảo đảm xác định chính xác

người bệnh khi cung cấp dịch vụ, thực hiện các hình thức thủ cơng như ghi tên, tuổi,

địa chỉ, ghi sổ, phát sổ cho người bệnh và các mẫu bệnh phẩm, thuốc, vật tư… có liên
quan đến người bệnh để tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ. Trung tâm có chủ
trương phát triển, thực hiện các kỹ thuật theo đúng phân tuyến và công bố công khai
cho nhân viên y tế, người bệnh và người dân. Trung tâm xây dựng kế hoạch triển khai
kỹ thuật mới của trung tâm hàng năm, trong đó áp dụng một số kỹ thuật mới, hiện
đại. Trung tâm phê duyệt và áp dụng đúng như hướng dẫn quy trình kỹ thuật của Bộ
Y tế và sử dụng thống nhất trong toàn trung tâm. Trung tâm có các hướng dẫn điều trị
của Bộ Y tế có sẵn tại các khoa, phịng. Ban hành các quy định về việc áp dụng các
phác đồ điều trị và theo dõi việc tuân thủ phổ biến đến tất cả nhân viên y tế. Tuy
nhiên người bệnh chưa được cấp mã số/mã vạch để bảo đảm không nhầm lẫn; tỷ lệ
triển khai kỹ thuật theo phân tuyến cịn thấp dưới 60%; chưa tiến hành xây dựng quy
trình kỹ thuật sử dụng tại bệnh viện dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế. Phác đồ điều
trị chưa được cập nhật theo mơ hình bệnh tật của địa phương và bệnh viện. Chưa tiến
hành giám sát tuân thủ toàn bộ các hướng dẫn điều trị của trung tâm.
- Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh: Đã thiết lập đầy đủ hệ
thống tổ chức điều dưỡng trong bệnh viện gồm phòng diều dưỡng, hội đồng điều
dưỡng và đầy đủ các điều dưỡng trưởng khoa. Có tài liệu cập nhật nội dung về nội
Trang 11


dung hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe; các quy định có sẵn
tại khoa, phòng; nhân viên y tế thực hiện đầy đủ các quy định. Bệnh viện có quy định
cụ thể về chăm sóc thể chất và vệ sinh cá nhân cho người bệnh; Nhân viên y tế
hướng dẫn người nhà cách chăm sóc người bệnh. Việc chăm sóc người bệnh cấp I
chủ yếu do điều dưỡng thực hiên. Hệ thống lan can và chấn song cửa sổ được thiết
kế để người bệnh khơng bị té ngã do vơ ý; các vị trí có nguy cơ trượt, vấp ngã được
ưu tiên xử lý. Có biển báo, hướng dẫn người bệnh cách gọi nhân viên y tế trong
trường hợp khẩn cấp tại những vị trí dễ quan sát. Tuy nhiên điều dưỡng trưởng có
trình độ đại học đạt còn thấp; chưa thực hiện việc tư vấn, giáo dục sức khỏe phù hợp
với bệnh khi vào viện, trong quá trình điều trị và khi ra viện; chưa thực hiện các chăm

sóc như cho ăn uống, vận động, phục hồi chức năng do điều dưỡng/hộ lý thực hiện
cho người bệnh có nhu cấu; người bệnh chăm sóc cấp I chưa được điều dưỡng chăm
sóc tồn bộ; chưa hỗ trợ chăm sóc thể chất và vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Chưa
dán các vật liệu tăng ma sát ở các vị trí có nguy cơ trượt ngã; chưa có đầy đủ giường
bệnh an tồn. Chưa có đủ hệ thống ơxy trung tâm; chưa có hệ thống camera hoặc đầy
đủ cán bộ y tế theo dõi bệnh nhân 24/24 đối với buồng bệnh cấp cứu.
- Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế: Đã thiết lập tổ dinh dưỡng
và tiết chế, có cán bộ được tập huấn dinh dưỡng phụ trách công tác tư vấn dinh
dưỡng cho người bệnh. Nhân viên y tế có tư vấn chế độ ăn phù hợp cho người
bệnh. Người bệnh được cân nặng, đo chiều cao và được ghi vào hồ sơ bệnh án. Tuy
nhiên, chưa có bác sĩ dinh dưỡng khám, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, đánh giá
chế độ dinh dưỡng tại các khoa nội trú; cung cấp suất ăn bệnh lý chưa thực hiện.
- Chất lượng xét nghiệm: Phòng xét nghiệm được xây dựng độc lập, có đầy đủ
nhân sự và trang thiết bị bảo đảm thực hiện các hoạt động xét nghiệm huyết học,
hóa sinh, vi sinh; đã thiết lập hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm; thường xuyên
thực hiện nội kiểm tra, thống kê, phân tích và tính độ lệch chuẩn về chất lượng các
xét nghiệm, tham gia ngoại kiểm nghiêm túc. Tuy nhiên phòng xét nghiệm chưa thực
hiện được giải phẫu bệnh; chưa có cán bộ xét nghiệm trình độ sau đại học; chưa tham
gia tư vấn về quản lý chất lượng phòng xét nghiệm cho đơn vị khác.


- Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc: khoa dược đã được thành lập và phụ trách
khoa có trình độ đại học; khoa có các hoạt động thơng tin, cấp phát thuốc, kho bảo
quản, quản lý xuất nhập, tồn thuốc; khoa có quy trình cấp phát thuốc trong bệnh
viện từ khoa dược đến người bệnh; có xây dựng và quản lý danh mục thuốc cấp cứu;
báo cáo thường xuyên các số liệu về sử dụng thuốc. Thực hiện tốt quy chế kê đơn, có
xây dựng các quy trình chun mơn liên quan đến sử dụng thuốc; có hướng dẫn sử
dụng thuốc cho điều dưỡng, cán bộ y tế bệnh viện. Có thực hiện việc thơng tin thuốc,
giám sát ADR. Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và có các hoạt động như xây
dựng danh mục thuốc, xây dựng hướng dẫn điều trị, phân tích vấn đề sử dụng thuốc

trong các buổi bình bệnh án, tổ chức tập huấn, đào tạo về sử dụng thuốc cho nhân
viên y tế. Tuy nhiên, phụ trách khoa dược đang được đào tạo trình độ sau đại học,
chưa có cán bộ chun trách làm công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc; chưa kiểm
sốt hồn tồn lượng thuốc thơng qua hệ thống phần mềm quản lý của bệnh viện,
chưa có phịng pha chế thuốc; chưa theo dõi được nồng độ thuốc trong máu, chưa có
phần mềm theo dõi và quản lý lịch sử dùng thuốc của người bệnh. Trung tâm chưa có
hệ thống lưu trữ thơng tin thuốc, chưa xây dựng và phát hành bản thông tin thuốc lưu
hành trong bệnh viện. Chưa xây dựng đầy đủ các văn bản quy định về quản lý và sử
dụng thuốc trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học: trung tâm đã tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa
học. Có đầy đủ các phương tiện và hoạt động được phục vụ trình chiếu, báo cáo
khoa học; có tiến hành sinh hoạt khoa học định kỳ; tiến hành thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu. Có kế hoạch triển khai áp dụng
các kết quả nghiên cứu của trung tâm để cải tiến hoạt động trung tâm. Tuy nhiên các
đề tài nghiên cứu chưa được đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngồi nước; chất
lượng triển khai kết quả các đề tài nghiên cứu chưa cao.
3.1.4. Cải tiến chất lượng
- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện: đã thành lập hội đồng, tổ và
mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện. Đã xây dựng quy chế hoạt động của hội
đồng chất lượng; tổ quản lý chất lượng bệnh viện có đầy đủ thành viên theo cơ
cấu, hoạt động đều; xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý chất lượng trong


bệnh viện; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng chung cho toàn bệnh viện đầy đủ
và cụ thể; xây dựng đề án nâng cao chất lượng bệnh viện; đã triển khai lập website,
logo và slogan của trung tâm, xây dựng các phong trào nâng cao chất lượng. Tuy nhiên
nhân viên của tổ quản lý chất lượng chưa được đào tạo sâu về quản lý chất lượng;
chưa lượng giá các kết quả đầu ra cụ thể.
- Phòng ngừa các sai sót, sự cố và khắc phục: đã thực hiện báo cáo sai sót, sự cố xảy
ra theo quy định. Có các bảng kiểm trong phịng làm thủ thuật; có quy định

kiểm tra lại thuốc trước khi đưa cho người bệnh; kiểm tra các quy trình kỹ thuật,
khơng để xảy ra sự cố, sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến người bệnh. Tuy
nhiên quản lý sai sót sự cố chưa theo hệ thống riêng; chưa có trường hợp tự báo cáo
sai sót. Chưa có báo cáo đánh giá về sai sót, sự cố và phân tích xu hướng, nguyên
nhân và đề xuất giải pháp hạn chế sai sót, sự cố.
- Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng: đã tiến hành tự đánh giá
chất lượng bệnh viện theo tiêu chí của Bộ Y tế; cơng bố và phổ biến kết quả đánh
giá chất lượng bệnh viện cho tất cả các khoa, phịng; báo cáo kết quả có phân tích rõ
mặt mạnh, mặt yếu. Có kế hoạch cải tiến chất lượng, trong bản kế hoạch có xây
dựng 5 chỉ số chất lượng cụ thể. Tiến hành đo lường và giám sát kế hoạch chất
lượng dựa trên bản kế hoạch. Gửi đầy đủ số lượng các báo cáo liên quan đến hoạt
động quản lý chất lượng theo yêu cầu của cấp trên, đầy đủ thơng tin, trung thực,
chính xác. Tuy nhiên kết quả tự đánh giá sai số trên 5% so với ngoại kiểm.
3.1.5. Tiêu chí đặc thù chuyên khoa
Tiêu chí sản khoa, nhi khoa: đã thành lập lồng ghép khoa Ngoại sản, có bác sĩ
chuyên khoa I ngành phụ sản, có đơn nguyên hồi sức và cấp cứu sơ sinh. Thực hiện tư
vấn
về

sức khỏe sinh sản và chăm sóc trước sinh, sau sinh cho phụ nữ mang thai;

truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Quy định về việc nuôi con bằng sữa mẹ;
tuyên truyền, hướng dẫn các bà mẹ khơng sử dụng bình bú, sữa thay thế sữa mẹ;
tuyên truyền tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ; cho mẹ nằm cùng trẻ sau sinh, đã thành
lập phòng tư vấn về sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên chưa có khoa sơ sinh riêng biệt;


chưa có thành lập khoa nhi mà lồng ghép liên chuyên khoa; chưa làm tờ rơi miễn phí
tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản; chưa tổ chức lớp học tiền sản, hậu sản.
3.1.6. Phương pháp 5S

- Nội dung Sàng lọc:
Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết.
Loại bỏ những thứ không cần thiết.
Xác định đúng số lượng sử dụng đối với những thứ cần thiết.
- Nội dung Sắp xếp:
Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp, khoa học.
Sắp xếp các vật dụng đúng chỗ vào một vị trí nhất định.
Sắp xếp các vị trí dụng cụ, máy móc, trang thiết bị, thuốc ... sao cho tiến trình
làm việc trơi chảy và liên tục, không bị tắc nghẽn hay chậm trễ.
- Nội dung Sạch sẽ:
Giữ gìn nơi làm việc, trang thiết bị, dụng cụ, vật dụng luôn sạch sẽ.
Hạn chế nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi.
Ln lau chùi có "Ý thức".
- Nội dung Săn sóc:
Thiết lập một chương trình để duy trì việc thực hiện thường xuyên và có ý
thức 3S “Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ” trên: lên lịch trực vệ sinh cho cán bộ theo
từng ngày, thực hiện nghiêm túc lịch tổng vệ sinh theo quy định vào ngày thứ 5 hàng
tuần.
Tổ chức việc thi đua và đánh giá kết quả thực hiện giữa các cá nhân trong 1
khoa, phòng và giữa các khoa phòng trong đơn vị để giữ vững và làm tăng sự quan tâm
của toàn thể cán bộ trong đơn vị về 5S.
- Nội dung Sẵn sàng:


Thực hiện tốt, thường xuyên, có kỷ luật và tự giác 4S “Sàng lọc – Sắp xếp –
Sạch sẽ Săn sóc”.
3.2. Thực tế áp dụng nâng cao chất lượng bệnh viện tại Trung tâm
3.2.1. Nâng cao năng lực hướng đến người bệnh:
Cải tiến các bảng biểu chưa hoàn chỉnh, cải tiến quy trình khám và điều trị
bệnh, hướng dẫn làm các thủ tục chu đáo, ngày càng thuận tiện và rút ngắn thời gian

chờ đợi bằng các biện pháp giảm bớt các thủ tục, tăng thêm bàn khám bệnh, tăng
cường điều trị ngoại trú các bệnh mãn tính; phịng chờ khám bệnh cần trang bị thêm
tiện nghi; tăng cường phương tiện cấp cứu người bệnh, sắp xếp lại khu chờ.
Tiến tới tất cả giường bệnh trang bị đầy đủ, đồng nhất; thực hiện các biện
pháp giảm quá tải bệnh nội trú và khám ngoại trú bằng cách sắp xếp kê thêm giường,
tận dụng tối đa các phòng hành chánh, rút ngắn thời gian điều trị nội trú, bác sĩ các
khoa tăng cường khám sớm khi bệnh đông. Các buồng vệ sinh đầy đủ bồn rửa tay, xà
phòng, dung dịch rửa tay; đủ tủ đầu giường cho từng bệnh nhân, đủ ghế ngồi cho
người chăm sóc bệnh; máy điều hịa nhiệt độ đầy đủ ở tất cả các khoa, phịng tắm
có vòi sen; hệ thống cho người khuyết tật đi xe lăn liên hồn.
Thực hiện việc giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, giá cả
thuốc, vật tư y tế tiêu hao và một số thông tin cho bệnh nhân tham gia vào quá trình
điều trị; giường của người bệnh có rèm che chắn, người bệnh có khu vực cách ly
tương đối yên tĩnh; đăng thông tin giá dịch vụ y tế trên website; giá thuốc, vật tư, thanh
tốn viện phí bằng thẻ tín dụng; giải quyết thắc mắc, khiếu nại có phân tích được các
nhóm vấn đề, phân tích được các nguyên nhân gây phiền hà, thắc mắc của người
bệnh; bộ công cụ đánh giá sự hài lịng của người bệnh được xây dựng đồng bộ tồn
bệnh viện, có tính khách quan, độ tin cậy cao, phân tích sự hài lịng của người bệnh
theo các khoa.
3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực bệnh viện:
Tăng cường tuyển dụng, đào tạo để đạt được mục tiêu, chỉ số nhân sự theo kế
hoạch, số lượng nguồn nhân lực phù hợp, đủ bác sĩ; xem xét thực hiện làm việc theo


ca, kíp ở các khoa cần thiết như Hồi sức Cấp cứu, khoa Sản, khơng cịn nhân
viên thường trực 24/24.
Tăng cường đào tạo bác sĩ sau đại học để đạt tỷ lệ đặt ra, tổ chức hội thi tay
nghề giỏi hàng năm cho bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, dược sĩ…tổ chức
các hình thức đào tạo truyền đạt kinh nghiệm, tự đào tạo.
Tiến hành đánh giá việc triển khai nâng cao thái độ ứng xử của nhân viên bệnh

viện thiết thực và hiệu quả; giảm bớt ý kiến phản ánh về tinh thần, thái độ phục vụ
chưa tốt.
Có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế có chất lượng, phát huy hiệu
quả.Tăng mức thu nhập tăng thêm qua từng năm; điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện
làm việc, bảo hộ lao động ngày càng hoàn thiện; phấn đấu tổ chức nghỉ dưỡng tham
quan cho tập thể hàng năm, hoạt động văn nghệ thể thao thường xuyên, hồ sơ quản lý
sức khỏe được quản lý bằng công nghệ thông tin; tổ chức khảo sát, đánh giá nhân viên
về môi trường làm việc.
Quy hoạch dài hạn của trung tâm được phê duyệt và công khai, mở rộng thêm
quy mô giường bệnh; thực hiện các kỹ thuật cao; triển khai, thực hiện tốt các văn bản
của cấp trên; có quy định về đánh giá sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản;
lãnh đạo bệnh viện, khoa, phịng giảm bớt kiêm nhiệm nhiều cơng việc; cán bộ quản
lý có đủ năng lực về tin học, ngoại ngữ đáp ứng cho công việc.
3.2.3. 3. Cải tiến các hoạt động chuyên môn:
Trung tâm trang bị hệ thống camera an ninh tự động theo dõi tồn bệnh viện;
khơng để xảy ra tình trạng mất trộm đối với bệnh nhân nằm viện; trang bị đầy đủ hệ
thống cầu dao tự ngắt cho tồn bộ các máy móc thiết bị y tế; thường xuyên bảo trì
bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động ở tất cả các khoa, phòng; tham gia bảo hiểm
cháy nổ.
Trung tâm tiến hành thực hiện bệnh án điện tử, cập nhật bệnh án qua mạng nội
bộ; bệnh nhân được mã hóa, các thơng tin được lưu trữ tồn bộ trên hệ thống máy
tính.Các chỉ số thơng tin bệnh viện được đưa ra đánh giá, kết xuất trực tiếp từ phần
mềm một cách chi tiết theo cơ cấu tài chính, thuốc, vật tư theo ngày, tuần, tháng, quý.


Thiết lập cơng cụ tự động phân tích đưa ra thống kê, dự báo để trợ giúp cho
lãnh đạo quản lý hoạt động bệnh viện. Triển khai áp dụng bệnh án nội trú, ngoại trú
điện tử; có phần mềm kết nối các máy y tế; đồng bộ hóa tồn bộ dữ liệu của các
khoa, phịng và máy móc, trang thiết bị y tế; có phần mềm dịch vụ khám chữa bệnh từ
xa.

Bổ sung đầy đủ nhân lực cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; việc theo dõi, giám
sát thực hiện các quy trình và hướng dẫn phịng ngừa nhiễm khuẩn trong bệnh viện
tiến hành thường xuyên; cung cấp đầy đủ dung dịch sát khuẩn; xây dựng bộ công cụ
đánh giá sự tuân thủ, khảo sát việc rửa tay của nhân viên y tế. Tiến hành nghiên cứu
về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; tính được tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhà
lưu trữ rác đạt chuẩn quy định. Chất thải lỏng sau khi xử lý có thể tái sử dụng.
Tiến hành các biện pháp nhận dạng người bệnh tránh nhầm lẫn, tiến tới người
bệnh được cấp mã số/mã vạch để bảo đảm không nhầm lẫn;bước đầu thực hiện các
biện pháp chống nhầm lẫn sai sót như thực hiện 5 đúng, quy định các hình thức nhận
dạng người bệnh khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật; báo cáo định kỳ sai sót chun
mơn các khoa, phịng theo quy định, các sai sót được phát hiện cần có giải pháp khắc
phục khơng để tái diễn. Tỷ lệ triển khai kỹ thuật theo phân tuyến phải được Hội
đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện thơng qua, trình Sở Y tế phê duyệt, xem xét
tăng dần hàng năm của tất cả các khoa và theo lộ trình nâng hạng bệnh viện, xem xét
phát triển các kỹ thuật cao như CT Scan, phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng Phaco,
phẫu thuật nội soi, xét nghiệm Elisa, duy trì khơng để mai một các kỹ thuật đã thực
hiện; tiến hành xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng tại bệnh viện dựa trên hướng
dẫn của Bộ Y tế. Phác đồ điều trị được cập nhật theo mô hình bệnh tật của bệnh
viện. Tiến hành giám sát tuân thủ toàn bộ các hướng dẫn điều trị của bệnh viện.
Điều dưỡng trưởng bệnh viện và các điều dưỡng trưởng khoa có trình độ
đại học đạt 100%; thực hiện việc tư vấn, giáo dục sức khỏe phù hợp với tình trạng
bệnh tật cho bệnh nhân khi vào viện, trong quá trình điều trị và khi ra viện; thực
hiện các chăm sóc như cho ăn uống, vận động, phục hồi chức năng do điều dưỡng
thực hiện cho người bệnh có nhu cầu; người bệnh chăm sóc cấp I được điều

Trang 18


dưỡng chăm sóc tồn bộ; hỗ trợ chăm sóc thể chất và vệ sinh cá nhân cho người bệnh.
Dán các vật liệu


Trang 19


tăng ma sát ở các vị trí có nguy cơ trượt ngã; có đầy đủ giường bệnh an tồn. Trang bị
thêm hệ thống ơxy trung tâm; có hệ thống camera quan sát hoặc đầy đủ cán bộ y tế
theo dõi bệnh nhân 24/24 đối với buồng bệnh cấp cứu.
Triển khai tổ dinh dưỡng có đầy đủ cán bộ theo cơ cấu; tiến hành đánh giá đối
với bệnh nhân có vấn đề về dinh dưỡng.
Khoa Xét nghiệm triển khai thực hiện được giải phẫu bệnh; tham gia tư vấn về
quản lý chất lượng phòng xét nghiệm cho đơn vị khác; thường xuyên thực hiện hoạt
động thống kê, phân tích và tính độ lệch chuẩn về chất lượng các xét nghiệm.
Phụ trách khoa Dược có trình độ sau đại học; có cán bộ chuyên trách làm công
tác dược lâm sàng và thông tin thuốc; kiểm sốt hồn tồn lượng thuốc thơng qua hệ
thống phần mềm quản lý của bệnh viện, có phịng pha chế thuốc; có phần mềm theo
dõi và quản lý lịch sử dụng thuốc của người bệnh. Bệnh viện có hệ thống lưu trữ
thông tin thuốc, xây dựng và phát hành bản thông tin thuốc lưu hành trong bệnh viện.
Triển khai xây dựng đầy đủ các văn bản quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong
bệnh viện.
Thực hiện các đề tài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học trong và
ngồi nước; triển khai ứng dụng có hiệu quả các đề tài nghiên cứu của bệnh viện và
của các đơn vị khác một cách hiệu quả, thiết thực.
3.2.4. 4. Thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng
Nhân viên của tổ quản lý chất lượng tham gia học tập đào tạo về quản lý chất
lượng; hội đồng chất lượng bệnh viện lượng giá các kết quả đầu ra cụ thể đối với
các tiêu chí chất lượng bệnh viện trong từng thời gian cụ thể.
Quản lý sai sót, sự cố phải theo hệ thống riêng; có hình thức khuyến khích tự
báo cáo sai sót. Tiến hành báo cáo đánh giá về sai sót, sự cố và phân tích xu hướng,
nguyên nhân và đề xuất giải pháp hạn chế sai sót, sự cố; Áp dụng các kết quả phân
tích, đánh giá vào việc triển khai các giải pháp hạn chế sai sót.

Thực hiện tự đánh giá nội dung chất lượng bệnh viện một cách chính xác trung
thực, tỷ lệ sai số nhỏ so với ngoại kiểm; thực hiện hoàn thành toàn bộ các chỉ số chất
lượng đã nêu trong bản kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện chung toàn bệnh
Trang 20


viện; đóng góp ý kiến giá trị cho việc xây dựng quản lý chất lượng bệnh viện; tỷ lệ
điểm đánh giá các tiêu chí chất lượng cải thiện, tăng lên hàng năm cho đến khi duy trì
ở mức tốt.
3.2.5. 5. Xây dựng các chuyên khoa đặc thù:
Thành lập khoa sơ sinh riêng biệt; có bác sĩ về sản hoặc nhi; làm tờ rơi miễn
phí tun truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản; tổ chức lớp học tiền sản, hậu sản;
thành lập được phòng tư vấn về sức khỏe sinh sản.
3.2.6. 6. Thực hiện phương pháp 5S
- SÀNG LỌC
Sau thực hiện, các khoa phòng đã phân loại những thứ cần thiết và không cần
thiết. Loại bỏ các vật dụng không cần thiết, xác định đúng số lượng sử dụng đối với
những thứ cần thiết.
- SẮP XẾP
Các đồ vật trong đơn vị được sắp xếp đảm bảo tính mỹ quan, sẵn có, thuận
tiện, an tồn khi sử dụng và giảm thiếu các lãng phí. Thực hiện và duy trì các dấu hiệu
nhận biết đối với các đồ vật tại các vị trí quy định. Những nhãn dán và các ký hiệu có
rõ ràng và dễ đọc.
Các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết được sắp xếp theo thứ tự ngăn nắp, khoa
học. Các vật dụng đúng chỗ vào một vị trí nhất định. Các vị trí dụng cụ, máy móc,
trang thiết bị, thuốc…sao cho tiến trình làm việc trơi chảy và liên tục, không bị gián
đoạn hay chậm trễ.
Tất cả các thiết bị, vật dụng đều có một vị trí để cố định, sắp xếp một
cách logic và khoa học mà dễ dàng nhận dạng và lấy ra sử dụng dễ dàng khi cần
thiết.

- SẠCH SẼ
Các khoa, phòng hầu hết thực hiện rất tốt, các trang thiết bị, ngăn kệ và các lối
đi, hành lang sạch sẽ, khơng có bụi bẩn. Các thùng rác, thùng đựng phế liệu, vật tái
chế được bố trí đúng vị trí, đầy đủ; Giữ gìn nơi làm việc, trang thiết bị, dụng cụ, vật
Trang 21


dụng luôn sạch sẽ; Hạn chế nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi; Ln lau chùi có “Ý thức”.

Trang 22


- SĂN SĨC
Hầu hết các khoa, phịng đã xây dựng và áp dụng các nội quy và tiêu chuẩn về
kiểm sốt.
Đã thiết lập một chương trình để duy trì việc thực hiện thường xuyên và có ý
thức 3S “Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ” như: lên lịch trực vệ sinh cho cán bộ theo
từng ngày, thực hiện nghiêm túc lịch tổng vệ sinh theo quy định vào ngày thứ 5 hàng
tuần.
Đưa việc thực hiện 5S là tiêu chí đánh giá kết quả công tác của cá nhân trong 1
khoa, phịng.
- SẴN SÀNG
Các khoa, phịng đã có sự theo dõi và đánh giá mức độ tuân theo các nguyên tắc, quy
định và chuẩn mực thực hành 5S của các thành viên.
Đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến về thực hành 5S, các bài học kinh nghiệm từ việc
áp dụng trong đơn vị. Các nội dung được lồng ghép trong các buổi giao ban, sinh hoạt
khoa, phòng, trạm y tế.
Thực hiện tốt, thường xuyên, có kỷ luật và tự giác 4S “Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ
- Săn sóc”


PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Chất lượng bệnh viện hiện nay không chỉ là yêu cầu từ phía người bệnh
mà cịn là địi hỏi nội tại từ mỗi bệnh viện. Nâng cao chất lượng từ con người,
đồng thời có quy trình hợp lý để từng bước nâng cao chất lượng bệnh viện
nhằm thu hút và giữ được người bệnh, tạo được uy tín cho bệnh viện. Hoạt
Trang 23


động cải tiến và nâng cao chất lượng bệnh viện phải tiến hành đồng loạt ở
tất

Trang 24


cả các khoa, phịng, đơn vị trong tồn bệnh viện; phải kế thừa, lồng ghép với
các hoạt động chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện và các khoa, phòng.
4.2. Kiến nghị
Phương pháp 5S là một phương pháp, công cụ quản lý, điều hành công việc
nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra lỗi và các lãng phí, mang lại nhiều thay đổi
tích cực cả về mơi trường làm việc, cả về thái độ làm việc, và mối quan hệ giữa đồng
nghiệp với đồng nghiệp, giữa các khoa, phòng, trạm y tế với nhau: Tạo môi trường
làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, hiện đại và chuyên nghiệp; Xây dựng mối quan hệ đồng
nghiệp đồn kết hơn; Tiết kiệm được khơng gian và trang thiết bị, tủ kệ do công tác
sàng lọc vật dư thừa, thải bỏ.
Trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa kết quả đạt được và nâng cao hiệu
quả của 5S trong đơn vị cần phải:
- Triển khai mời các chuyên gia về tập huấn 5S cho cả Trung tâm Y tế.

- Bố trí nhân lực chuyên trách và được huấn luyện về 5S tại mỗi khoa, phịng, trạm y
tế.
- Các khoa tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa kết quả hiện tại. Mà vai trò của viên
chức quản lý là quan trọng hàng đầu trong việc đơn đốc, khích lệ viên chức trong đơn
vị thực hiện và duy trì 5S.
- Khuyến khích các ý tưởng cải tiến có hiệu quả từ các cá nhân, dơn vị. Ban 5S phối
hợp với các khoa, phòng, trạm y tế tham mưu cho ban lãnh đạo có các hình thức
khen thưởng cho các ý tưởng cải tiến có hiệu quả thực tiễn.
- Tổ chức đưa viên chức phụ trách đi học hỏi, tham quan ở các đơn vị tuyến trên,
tham gia các lớp tập huấn do các chuyên gia uy tín hướng dẫn. Nhằm nâng cao kỹ
năng, kinh nghiệm thực hành 5S cho đội ngũ viên chức phụ trách 5S, báo cáo viên của
đơn vị.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho viên chức trong đơn vị thường xuyên, với số lượng
viên chức đảm bảo 100% được tập huấn.


×