Tải bản đầy đủ (.ppt) (71 trang)

Tài liệu PP GD ki luat HS tich cuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.83 MB, 71 trang )




KÍNH CHÀO QUÝ CẤP LÃNH ĐẠO
CÙNG QUÝ THẦY CÔ VỀ THAM DỰ
HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ !



Chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ LỚP HỌC
BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GDKLTC
Người thực hiện: Trần Thị Thu

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ LỚP HỌC
BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GDKLTC
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về nghề của chúng ta
“Nghề thầy giáo là quan trọng, rất là vẻ vang”. Người còn nhấn mạnh
“ Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những
người anh hùng vô danh”.
Quả thật, Người đã đề cao và có cái nhìn ưu ái về nghề của chúng
ta phải không? Cái nghề ‘trồng người” từ xưa đến nay vẫn được xã hội
tôn vinh. Nhưng để được tôn vinh như vậy, những thầy giáo, cô giáo
phải sống, học tập và làm việc sao cho xứng với sự mong mỏi của xã
hội, sự kì vọng của Bác. Với Bác thì con người xưa nay vốn:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Như vậy, sự giáo dục của gia đình, của nhà trường và tác động của
xã hội,…tạo nên một con người mà sự giáo dục của nhà trường đóng
vai trò chủ đạo. Trong giáo dục có nhiều lĩnh vực, tôi xin góp một vài


kinh nghiệm nhỏ về phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp
GDKLTC

Về lĩnh vực quản lí lớp học, chắc hẳn đã có nhiều người đề cập đến song
mỗi người mỗi vẻ, tôi xin góp một vài kinh nghiệm của mình để làm phong
phú hơn kinh nghiệm về lĩnh vực trên gửi đến quý đồng nghiệp.
II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1/ Thuận lợi :
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, của phòng
giáo dục và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, tập thể
quý thầy cô trường THCS Lê Quý Đôn.
Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy 15 năm, được phân công làm công
tác chủ nhiệm khoảng 11 năm. Ngoài ra, tôi còn làm công tác phổ cập
THCS 3 năm. Trong khoảng thời gian làm các công tác trên, tôi cũng
học hỏi và trích lũy một ít kinh nghiệm.
Ban giám hiệu nhà trường đã tin tưởng và phân công cho tôi báo
cáo kinh nghiệm về lĩnh vực phương pháp quản lí lớp học bằng các
biện pháp GDKLTC, đó cũng là cơ duyên để tôi đến với đề tài này.

2. Khó khăn:
Quản lí lớp học, là giáo viên mà đặc biệt là giáo viên
THCS, quý thầy cô nào cũng đã và đang làm. Họ cũng có
nhiều kinh nghiệm quý báu. Hơn nữa, mỗi người có một cách
làm rất phù hợp với bản thân họ. Nói cái vấn đề ai cũng biết,
đã thực hiện và đều có kinh nghiệm riêng quả là khó khăn. Do
vậy, trong lĩnh vực quản lí lớp học tôi góp vài kinh nghiệm nhỏ
mà bản thân tôi đã áp dụng và thu được nhiều kết quả khả
quan. Có thể với bản thân tôi thì phù hợp còn một số thầy cô
khác thì chưa thật phù hợp. Năng lực bản thân tôi còn hạn
chế, đó cũng là những khó khăn mà tôi vấp phải trong quá

trình viết chuyên đề này.

3. Số liệu thống kê:
Chất lượng giáo dục 2 mặt của một số lớp trước khi thực hiện
các giải pháp của đề tài:
Năm học: Lớp Học lực: Hạnh kiểm:
2005 - 2006 8/3 G: 0, K: 13, TB: 23, Y: 2 T: 30, K: 7, TB: 1
2006 - 2007 8/6 G: 1, K: 8, TB:28, Y: 2 T: 33, K: 5, TB: 1
2007 - 2008 8/2 G: 4, K:6, TB: 31, Y: 1 T: 35, K: 7

III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Cơ sở lí luận:
Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì
lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh
thần của trẻ; có sự thoả thuận giữa người lớn- trẻ em và phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Việc sử dụng các biện pháp giáo
dục kỉ luật tích cực có những lợi ích sau:
Đối với học sinh: học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ
cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng lắng nghe ý kiến,
không mất niềm tin. Tích cực, chủ động hơn trong học tập. Tự tin
trước đám đông. Phát huy được khả năng của mình. Nhận ra lỗi
của mình, cảm thấy hoà nhập với tập thể. Gần gũi với bạn bè, thầy
cô và yêu thích trường lớp.

Đối với giáo viên: Giảm được áp lực quản lí lớp học vì học sinh
hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật từ đó giáo viên được học sinh tin
tưởng, tôn trọng. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và
trò. Nâng cao hiệu quả quản lí lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội.
Đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội: Nhà trường trở

thành môi trường học tập thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với
xã hội. Đào tạo được những công dân tốt. Giảm thiểu được tệ nạn xã
hội, bạo hành, bạo lực. Giảm thiểu chi phí điều trị hậu quả của việc
trừng phạt thân thể. Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Quản lí lớp học bằng các biện pháp GDKLTC
Để quản lí lớp học bằng các biện pháp GDKLTC, bản thân tôi đã
thực hiện một số công việc sau:
(Mục đích và cách thực hiện)

1/ Tổ chức lớp, tổ chức đại hội chi đội:
a. Mục đích:
Ổn định nề nếp; nắm tình hình chung về lớp chủ nhiệm; bình
chọn ban cán sự, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban
cán sự, xây dựng biểu điểm thi đua và chính tập thể lớp đề ra chỉ tiêu
thi đua cho bản thân và cho lớp.
b. Cách thực hiện:
- GVCN nắm tình hình lớp qua sổ điểm lớn, học bạ của năm học trước,
trao đổi với GVCN cũ của lớp.
- Đại hội chi đội để bầu ban cán sự lớp. Khâu chọn ban cán sự lớp là khâu
có yếu tố quyết định, ban cán sự lớp tốt lãnh đạo lớp sẽ tốt. Những tuần đầu
giáo viên chủ nhiệm cần dày công tổ chức, huấn luyện cho ban cán sự lớp và
đeo bám lớp, lớp chủ nhiệm sẽ có nề nếp ngay từ đầu. Thông thường 1 lớp
có dàn cán sự như sau:


Lớp trưởng
Lớp phó văn thể mỹ
Lớp phó lao động
Lớp phó học tập

Tổ trưởng
Ban cán sự
chức năng
Ban cán sự
bộ môn
Toán
Tổ phó
Văn

Hóa
Anh
Tin Sao
đỏ
Cộng tác viên
thư viện
Thư

Thủ
quỹ
Bàn trưởng

Trong buổi đại hội chi đội này, ngoài các quy định để chấm điểm thi
đua của liên đội, GVCN và tập thể lớp cần có những quy định riêng phù
hợp với lớp mình và đưa vào biểu mẫu thi đua (các tiêu mục này tổ
trưởng sẽ làm mẫu sổ thống nhất chấm trong 4 tổ). Cách làm mẫu sổ
GVCN sẽ hướng dẫn cụ thể. Đây là sự thoả thuận giữa GVCN và học
sinh trong lớp. Những ý kiến do tập thể lớp đưa ra ngoài các cột điểm
thi đua của liên đội.
Ví dụ:
Tự ý đổi chỗ ngồi coi như vắng không phép

Học phụ đạo, thể dục (học hướng nghiệp ở khối 9) được điểm danh
như học chính khóa
Cuối tuần, tổ trực nhật trước có nhiệm vụ rửa sọt rác, bàn giao
dụng cụ vệ sinh cho tổ kế tiếp. Tổ nào, cá nhân nào làm mất dụng cụ
trực nhật của lớp phải tự mua thay vào, không được lấy tiền quỹ lớp
mua.
Bạn nào lấy phấn ném nhau: 1 viên hay 1 mẩu thì mua đền cho lớp 1
hộp phấn để tránh lãng phí. ……….

2/ Sắp xếp chỗ ngồi:
Giáo viên chủ nhiệm họp với ban cán sự lớp: Ngay sau khi ban cán
sự lớp được bầu, GVCN và ban cán sự lớp cần có một buổi họp
nghiêm túc, có chất lượng với các nội dung sau:
Hỏi tình hình lớp năm trước, tìm hiểu về học sinh cá biệt, học sinh
có hoàn cảnh khó khăn,…
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự,
tránh chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ
Trao đổi với ban cán sự về cách xây dựng và quản lí lớp.
Mục đích:
Rải đều học sinh giỏi, khá và học sinh yếu kém, quậy phá, học
sinh nam nữ giữa các dãy, các tổ, các nhóm; sắp xếp ban cán sự
lớp đều khắp các vị trí, bố trí cặp đôi truy bài, không cho học sinh
tự ý đổi chỗ.

b. Cách thực hiện:
Ưu tiên cho HS có vấn đề về thị lực, GVCN sắp xếp chỗ ngồi sao cho 6
nhóm khi thảo luận nhóm 2 bàn mỗi nhóm đều có học sinh giỏi, khá, nam,
nữ, học sinh nghịch ngợm,.. tương ứng giữa 2 dãy, giữa các nhóm.
1 học sinh nam quậy phá có thể ngồi giữa 2 bạn nữ hiền ngoan, học chăm
chỉ và có thể tác động tích cực đến bạn nam ấy.

Học sinh học lực khá, giỏi, trung bình khá ngồi cạnh học sinh yếu kém,
trung bình yếu để tiện cho việc phân công truy bài sau này.
Cán sự lớp, cần được đan cài trong lớp và ngồi ở vị trí có thể thuận tiện
cho việc thực hiện nhiệm vụ kép : học tập và làm cán sự.
Sau khi GVCN xếp chỗ ngồi thống nhất: vị trí cán sự, nam -nữ, chăm và
chưa chăm, ngoan và chưa ngoan,… đan xen; GVCN cho lớp trưởng lập sơ
đồ lớp trên một tờ bìa cứng, để ở bàn GV. GVCN cập nhật sơ đồ này vào sổ
chủ nhiệm. HS tự ý đổi chỗ coi như vắng không phép. Cuối HKI, GVCN đổi
dãy để đảm bảo thị lực ở 2 mắt của HS toàn lớp(tránh các em có thói quen
nhìn liếc một phía)

3/ Nắm thông tin học sinh đầu năm:
(thông tin này có tính chất riêng tư, GVCN cần kín đáo
và tế nhị trong khâu bảo mật)
Mục đích:
Giúp GVCN biết hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh trong
lớp để có phương pháp giáo dục phù hợp với từng em.

b. Cách thực hiện:
Cả lớp cung cấp thông tin này, GVCN cần trò chuyện với các em một cách
khéo léo để các em hiểu và tự giác cung cấp thông tin cá nhân một cách tỉ mỉ
và chính xác.
Họ tên học sinh
Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ cụ thể của cha và mẹ (có cả số nhà và điện thoại
để liên lạc)
Em đang ở với ai ( nếu có lí do đặc biệt: ở chỉ với mẹ hoặc ở nhà bà con,…các
em bật mí để thầy/cô hiểu em hơn)
Em có gặp khó khăn gì trong cuộc sống riêng tư và trong học tập: nếu khó ghi
thì tâm sự riêng với thầy/ cô nếu em thích
Em học yếu môn gì?

Em có ước mơ gì (chỉ ghi ngắn gọn)
Tình hình kinh tế gia đình: nhà có bao nhiêu sào đất, loại nhà? kinh tế gia
đình theo em tự đánh giá như thế nào?(quá khó khăn, bình thường, tương đối
khá giả)
Em là con thứ mấy trong nhà?
Từ nhà em đến trường khoảng bao xa? Em đến trường bằng phương tiện gì?
Em thường học bài ở nhà vào thời gian nào?
Em có muốn tâm sự gì bí mật với thầy/ cô…………



Trên đây là ngôi nhà của em Lê Thị Thùy Trang, học sinh
lớp 9/3 trường THCS Lê Quý Đôn, Xuân Tây, Cẩm Mỹ, Đồng
Nai,. Em Trang cả 9 năm đều là học sinh khá giỏi, riêng năm
học cuối cấp 2009-2010 em đạt học sinh giỏi! Chúng ta thật sự
xúc động khi trên tấm vách nứa không còn lành lặn kia là rất
nhiều tấm giấy khen.
Một cái chõng xiêu vẹo gồ ghề giữa trời lại là chỗ học bài
của một học sinh khá giỏi. Có hiểu hoàn cảnh của các em
chúng ta mới đồng cảm với các em phải không các bạn? Còn
nhiều và rất nhiều cảnh đời khác mà khi hiểu, đôi khi ta chẳng
những thương, đồng cảm, trân trọng mà còn phục các em nữa,


4/ Truy bài 15 phút đầu giờ:
Mục đích:
Giúp cho học sinh tích cực học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới ở nhà; lớp có nề
nếp truy bài; học sinh yếu kém được giúp đỡ hàng ngày theo phương châm: Mưa dầm
thấm lâu; giúp giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp nắm được tình hình học tập
của phân môn, của lớp mà mình phụ trách.

b. Cách thực hiện:
Phân công truy bài theo từng cặp học sinh:
Ví dụ: học sinh có học lực giỏi, khá, trung bình khá truy bài bắt cặp với học sinh có
học lực kém, yếu, trung bình yếu: với tinh thần tương trợ, nhẹ nhàng và tôn trọng, giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ. Cách truy bài chẳng hạn như:
Đối với lí thuyết: không cần dò hết mà chỉ dò và hỏi một số phần trong bài.
Đối với bài tập chỉ kiểm tra bạn có làm bài tập không, hơn 2/3 phần coi như có làm bài
tập.
Để thời gian được đảm bảo, học sinh truy bài bạn cần làm bài và thuộc bài ở nhà
và kiểm tra lí thuyết bạn bằng những câu hỏi mà các em tự ra ( có trong phần lí thuyết)
Sau 12 phút truy bài, từng cặp báo cho bàn trưởng, tổ trưởng lấy thông tin từ 3 bàn
trưởng, lớp phó học tập lấy thông tin từ 4 tổ trưởng, phó học tập để sổ truy bài lên bàn
GV, qua sổ truy bài phó học tập cung cấp, GVBM biết được tình hình học bài, làm bài
và chuẩn bị bài của môn mình, với mẫu sau:

Môn
Tên HS

vi phạm
Nội dung vi phạm
Không học
bài
không làm
bài
không
truy bài
Học bài
chưa kỹ
(có quy
định)

làm bài
còn
thiếu( có
quy định)
Ra khỏi
chỗ ngồi
( có quy
định)
Văn An
X
Sử Bình
X
C. Nghệ Hạnh
X
Toán Phúc
X
Tuần………
Thứ…ngày…tháng….


5/ Hướng dẫn cán sự lớp sinh họat vào các tuần đầu:
a. Mục đích:
Dưới sự hướng dẫn của GVCN, cán sự lớp tập sinh hoạt trong tiết chủ
nhiệm, tiết HĐNGLL, tập thể lớp dần đi vào nề nếp.
b. Cách thực hiện:
Ở các tuần đầu, như ở trên có đề cập là có một buổi hội ý giữa GVCN
và ban các sự lớp nhằm các mục đích: phân công nhiệm vụ cụ thể, nắm tình
hình lớp, hỏi ý kiến ban các sự về cách để xây dựng lớp và tập huấn về cách
sinh họat trong giờ chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khóa, thực hiện nhiệm vụ
của các thành viên trong ban cán sự lớp. GVCN chú ý cần giữ uy tín cho

cán sự lớp và nhắc nhở các em phấn đấu để xứng đáng là ban cán sự lớp.
Các tuần đầu, GVCN uốn nắn và quy định các em trong các khâu:

+ Cách sinh họat trong tiết chủ nhiệm
+ Cách sinh hoạt ngoại khóa ( Sau 2 tuần nên phân công cho từng tổ)
+ Cách xếp hàng: Tổ phó đứng đầu hàng, tổ trưởng đứng cuối hàng
+ Sau 3 đến 4 tuần đầu có GVCN dìu dắt, GVCN cho ban cán sự sinh họat lớp,
GVCN chỉ có tính chất cố vấn, hướng dẫn.
+ Trong quá trình Ban cán sự đang sinh hoạt, thành viên trong lớp nếu có ý kiến
cần đưa tay ( ý kiến phải có tính chất xây dựng, tương thân, tương ái và lịch sự,
…)
+ Tiết sinh hoạt thường có các phần:
Lớp trưởng điều hành chung, thư kí ghi biên bản, các thành viên ban cán sự lần
lượt nhận xét công tác qua và nêu phương hướng công tác tới.
. Nhận xét công tác qua (từng thành viên với từng nhiệm vụ đã được phân công)
. Phương hướng công tác tới (từng thành viên với từng nhiệm vụ đã được phân
công)
. Phần văn nghệ (5đến 7p): văn thể mĩ phân công cụ thể ( cần đa dạng, phong
phú và có sự chuẩn bị) hay cán sự bộ giải đáp thắc mắc về kiến thức trong tuần.
. Ý kiến và nhắc nhở của GVCN
Phần xếp loại hạnh kiểm cuối tháng cần linh họat: cho cả tổ họp xét; cho cá nhân
tự nhận xét ưu khuyết điểm của bản thân, hướng phấn đấu và tự xếp loại hạnh
kiểm trong tháng và còn nhiều cách khác.

6/ Họp phụ huynh học sinh đầu năm:
a. Mục đích:
Thông qua cuộc họp này, nhằm thông báo cho phụ huynh những
trường hợp học sinh có nguy cơ ở lại lớp, thi lại, nghỉ học, cúp tiết,
…; học sinh yếu môn học cụ thể nào; những quy định của nhà
trường về tác phong đồng phục của học sinh; giờ giấc ra vào lớp;

các khỏan tiền cần đóng góp, trao đổi riêng giữa giáo viên chủ
nhiệm và phụ huynh học sinh có con em quậy phá, những đóng
góp ý kiến của PH cho nội quy trường, lớp.…

b. Cách thực hiện:
- GVCN cần có cách riêng để HS mời PHHS đi họp đạt tỉ lệ tối đa. Học
sinh vệ sinh phòng họp và chuẩn bị nước để tiếp PH; GVCN trang trí lớp và
chuẩn bị nội dung trao đổi với PH cho thật kĩ.
Điểm danh PHHS đi họp qua tên học sinh, hỏi nhanh quan hệ với HS, hỏi số
điện thoại và ghi chú vào danh sách mà bản thân giáo viên đã chuẩn bị sẵn,
tránh trường hợp PHHS không đi họp mà chỉ gửi giấy mời cho có lệ. Trong
quá trình điểm danh, nhắc một vài PHHS có con em cá biệt dành thời gian
cho GVCN gặp riêng sau buổi họp)
- Thoả thuận quản lí học sinh giữa GVCN và PHHS (kí sổ LL vào cuối
tuần, thường xuyên kiểm tra bìa đựng bài kiểm tra của học sinh, nắm được
thời khoá biểu của con em,…)
- GVCN cung cấp cho PHHS:
+ Thời gian học chính khóa
+ Các buổi học trái buổi

×