Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.81 KB, 9 trang )

SỞ GD – ĐT HÀ NỘI

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ

MƠN NGỮ VĂN
Năm học 2020-2021
KHỐI 12

A. NỘI DUNG ÔN TẬP.
I. Phần đọc hiểu.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học về:
+ Nghĩa của từ.
+ Phong cách ngôn ngữ .
+ Một số phép tu từ ngữ âm.
+ Một số phép tu từ cú pháp.
+ Các phương thức biểu đạt.
+ Các thao tác lập luận.
+ Luật thơ.
- Để trả lời những câu hỏi ngắn (phát hiện, phân tích giá trị) một đoạn văn bản
có trong hoặc ngồi chương trình học tập.
II.Phần tự luận.
- HS: Huy động những kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân
để viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Nội dung ôn tập:
1/ Về 2 tác phẩm văn chính luận :
- Ở bài “Tun ngơn độc lập” ( Hồ Chí Minh), cần nắm vững:
+ Hồn cảnh sáng tác, đối tượng và mục đích sáng tác.
+ Đặc điểm thể loại, kết cấu bố cục văn bản.
+ Nội dung và nghệ thuật lập luận trong từng phần của văn bản.


+ 3 giá trị của văn bản
1


- Ở bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc”(Phạm Văn Đồng), cần nắm vững:
+ Những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng.
+ Hồn cảnh và mục đích sáng tác của văn bản.
+ Đặc điểm thể loại, kết cấu bố cục văn bản.
+ Nội dung và nghệ thuật lập luận trong từng phần của văn bản.
+ Ý nghĩa của văn bản.
2/ Nội dung chủ đạo 5 bài thơ:
Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa
Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh); Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thaỏ). Yêu cầu cần nắm
vững :
- Những nét chính về vị trí và phong cách thơ của từng tác giả (nhằm vận
dụng viết mở bài và là cơ sở tiếp cận, cảm nhận tác phẩm).
- Xuất xứ, thời điểm hoàn cảnh sáng tác, đề tài, cảm xúc chủ đạo của từng bài
thơ (nhằm vận dụng viết mở bài và là cơ sở cảm nhận tác phẩm)
- Bố cục, nội dung và nghệ thuật trong từng phần – từng đoạn của từng tác
phẩm (nhằm là cơ sở để nghị luận về một đoạn thơ bất kỳ trong bất cứ bài thơ nào
trong năm bài thơ)
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của từng bài thơ.
3/Về văn bản nhật dụng: Bài Thông điệp nhân ngày thế giới phịng chống
AIDS, 1-12-2003 (Cơ-phi An-nan), Cần nắm vững:
- Nét chính về tác giả Cơ-phi An-nan.
- Hồn cảnh mục đích sáng tác bản thơng điệp.
- Đặc điểm thể loại và kết cấu bố cục của bản thông điệp.
- Nội dung và nghệ thuật lập luận của tác giả trong từng phần .
- Ý nghĩa của bản thông điệp.

4. Về 2 bài tùy bút và bút kí:
a. Ở bài tùy bút “Người lái đị sơng Đà” (Nguyễn Tn), cần nắm vững:
2


- Nét chính về vị trí và phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân .
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và 2 nội dung chính của tác phẩm.
- Hình ảnh sơng Đà với 2 tính cách trái ngược (hung bạo, hiểm ác và thơ
mộng, trữ tình) chứng minh và phân tích được nhận định của nhà văn: thiên nhiên
Tây Bắc là vàng.
- Hình ảnh người lái đị sông Đà cần cù, dũng cảm và tài hoa. Chứng minh và
phân tích được nhận định: Con người Tây Bắc là vàng mười của Tổ quốc.
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua bài tùy bút .
- Ý nghĩa của bài tùy bút.
b. Ở bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” (Hồng Phủ Ngọc Tường)
- Nét chính về vị trí và phong cách sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường .
- Xuất xứ, hồn cảnh sáng tác nội dung chính của tác phẩm.
- Hình ảnh sơng Hương được nhà văn nhận diện và miêu tả qua các phương
diện :
+ Thiên nhiên địa lý (gắn với thủy trình của dịng sơng: từ thượng nguồn về
ngoại vi Huế đi vào thành phố Huế, từ biệt Huế về với biển cả) .
+ Phương diện lịch sử.
+ Phương diện văn hóa (thơ ca – nhạc họa).
+ Phương diện đời thường.
- Ý nghĩa nhan đề bài bút ký.
- Ý nghĩa của bài bút ký.
- Những nét đặc sắc trong phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài
bút ký.
* Những điều cần lưu ý khi học ôn hai bài ký :

- Cần học thuộc những dẫn chứng tiêu biểu trong từng bài để minh họa khi
làm văn (theo nguyên tắc: “nói có sách, mách có chứng”).

3


- Cần so sánh, đối chiếu cách cảm nhận và miêu tả của hai nhà văn về hình
ảnh của hai con sông Việt Nam (nét chung, nét riêng, lý giải vì sao lại có sự giống
và khác nhau đó? )
B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA( 90 phút)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)

Ngay cả nếu ta chịu thừa nhận rằng cuộc sống này khó khăn với tất cả mọi

người thì trong sâu thẳm nhiều người vẫn ngầm hi vọng rằng sự thật đó là khơng
đúng với họ. Tơi rất tiếc phải nói rằng điều đó khơng thể. Khơng ai có thể trốn
thốt được những vấn đề, thất bại và mất mát của cuộc đời. Nếu muốn tiến bộ thì
nhất thiết phải đi qua khó khăn của cuộc sống. Hoặc như nhà thơ Ralph waldo
Emerson từng nói: “Bước đi của con người ngã về phí trước”.
(2)

Cuộc đời khơng đễ dàng và cũng chẳng cơng bằng. Tôi đã chịu rất nhiều

những bất công đến với mình. Tơi cá là bạn cũng vậy. Tơi phạm sai lầm, tự khiến
mình thành kẻ ngốc, làm tổn thương người mình yêu qúy và trải qua nhưng thất
vọng đến tan nát tâm hồn. Tôi cá là bạn cũng vậy. Chúng ta khơng thể né tránh
được những khó khăn của cuộc đời. Mà bạn cũng khơng thể cố. Vì sao? Bởi những
người thành cơng trong cuộc sống khơng cố trốn thốt khỏi nỗi đau, sự mất mát và

bất công. Họ học cách đối mặt, chấp nhận chúng và tiến lên phía trước hướng
thẳng tới những khó khăn. Đó là mục tiêu của tơi. Và nó cũng nên là mục tiêu của
các bạn.
( Lược trích từ – John c. Maxwell, Học từ thất bại, Nxb Lao động 2018. Tr
64, Minh Thư dịch)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính ở đoạn (1) ? ( 0,5 điểm)
Câu 2.Tác dụng cách xưng hô “tơi” và “bạn” trong đoạn trích? ( 0,5 điểm)
Câu 3.Theo tác giả, vì sao: “Chúng ta khơng thể né tránh được những khó khăn của
cuộc đời.”? (1,0 điểm)
Câu 4. Thơng điệp rút ra từ đoạn trích trên? (1,0 điểm)
4


II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về ý
kiến được nêu ra trong phần Đọc hiểu: “Nếu muốn tiến bộ thì nhất thiết phải đi qua
khó khăn của cuộc sống.”
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau:
" - Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay... "
( Việt Bắc, Tố Hữu )
ĐÁP ÁN


Phần

Câu

I

Nội dung
ĐỌC HIỂU (3 điểm)

1
2

Thao tác: Bác bỏ hoặc Thao tác lập luận bác bỏ ( được điểm tối đa
)
Học sinh có thể làm rõ: Bác bỏ ý nhĩ sai trái của một số người, họ
không muốn thừa nhận rằng:Cuộc sống là đối mặt với khó khăn.
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng đạt được ý sau:
5


Tạo sự gần gũi, thân mật, chân thành và nghiêm túc có tác dụng
thuyết phục.
HS có thể diễn đạt nhiều cách sau, đều được điểm tối đa.
- Vì khơng có mục tiêu nào dễ đạt được.
- Vì nếu khơng trải qua khó khăn bạn sẽ khơng đạt được thành
cơng nào cả.
- Vì cuộc sống chỉ khơng cịn khó khăn khi bạn khơng có một
mục tiêu nào cần đạt tới.
3


- Vì muốn thành cơng bạn phải trả qua những khó khăn thất bại,
cái gì cũng có giá của nó.
- Vì đoc là bài học thực tế mà tác giả đã trải qua. ( Vẫn được 1.0
điểm)
- Bởi theo kinh nghiệm của tác giả: Những người thành công
trong cuộc sống không cố trốn thốt khỏi nỗi đau, sự mất mát và
bất cơng.Họ học cách đối mặt, chấp nhận chúng và tiến lên phía
trước hướng thẳng tới những khó khăn.

4

II
1

Có nhiều thơng điệp khác nhau, hs có thể rút ra ngắn gọn một
trong những thơng điệp sau:
- Khơng ai có thể trốn thốt được những vấn đề, thất bại và mất
mát của cuộc đời
- Nếu muốn tiến bộ thì nhất thiết phải đi qua khó khăn của cuộc
sống.
- Chúng ta khơng thể né tránh được những khó khăn của cuộc
đời.
- Những người thành cơng trong cuộc sống khơng cố trốn thốt
khỏi nỗi đau, sự mất mát và bất công.Họ học cách đối mặt, chấp
nhận chúng và tiến lên phía trước hướng thẳng tới những khó
khăn.
LÀM VĂN (7 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày
suy nghĩ về ý kiến được nêu ra trong phần đọc hiểu: “Nếu

muốn tiến bộ thì nhất thiết phải đi qua khó khăn của cuộc
sống.”
a) Đảm bảo đúng hình thức: Đoạn văn nghị luận khoảng 200
chữ
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mọi sự tiến bộ đều
6


phải trải qua khó khăn.
c) Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn : Cần vận dụng tốt thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài
học nhận thức và hành động. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ,
đặt câu.
Sau đây là một định hướng:
Giải thích được ý các từ ngữ: Tiến bộ, khó khăn và rút ra được ý
nghĩa của câu văn.
Phân tích chứng minh được tính đúng đắn, khơng đúng đắn
hoặc hạn chế cần bổ sung của vấn để: HS dựa vào kiến thức
lịch sử, xã hội, bản thân để phân tích, chứng minh được quan
điểm của mình một các thuyết phục.
Bình luận: Từ vấn đề HS bàn được đến vấn đề xã hội, thời đại,
phê phán lối sống và nhận thức sai lạc, hoặc cổ vũ cho nhận thức
và lôi đúng đắn.
Rút ra bài học hoặc kết luận: phù hợp với quan điểm trong bài
làm.
* Quan điểm của HS phải trong sáng, phù hợp, đúng đắn.
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ.
2


Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
b. Xác định được đúng vấn đề nghị luận: khung cảnh chia tay
đầy lưu luyến bịn rịn giữa kẻ ở và người đi.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần cảm nhận.
- Bốn câu thơ đầu: là lời của những người ở lại - nhân dân Việt
Bắc.
+ Điệp cấu trúc câu: "Mình về mình có nhớ ta?", "Mình về mình
có nhớ khơng?".
7


+ Sự láy đi láy lại của câu hỏi tu từ đã xoáy sâu vào nỗi nhớ và sự
day dứt khôn nguôi.
+ "Mười lăm năm ấy" gợi tháng ngày đồng cam cộng khổ, chia
ngọt sẻ bùi.
+ Những hình ảnh "cây", "núi", "sông", "nguồn" quen thuộc gợi
nhắc lối sống ân nghĩa thủy chung.
→ Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ tràn đầy cảm xúc bâng khuâng,
xao xuyến của đồng bào Việt Bắc.
- Bốn câu thơ sau là tiếng lòng của người đi - các cán bộ chiến sĩ
cách mạng.
+ Đại từ "ai" ngân vang cùng sự "tha thiết" đã nhấn mạnh vào tình
cảm, cảm xúc đặc biệt.
+ Những tính từ miêu tả cảm xúc như "bâng khuâng", "bồn chồn"
cho thấy tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn. Chân bước đi mà lịng
khơng nỡ rời xa.
+ Tất cả mọi cảm xúc dường như nén lại: "Cầm tay nhau biết nói

gì hơm nay".
- Nghệ thuật:
+ Giọng điệu tâm tình
+ Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và linh hoạt thể thơ lục bát thể thơ dân tộc.
+ Kết cấu bài thơ được kiến tạo theo lối đối đáp giao duyên qua
cặp đại từ "mình - ta".
+ Ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc.
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
c. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt
mới mẻ.
- Hết -

8


9



×