Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Tìm hiểu thể loại truyện thánh thông qua bộ các thánh truyện của jeromino maiorica (luận văn được thực hiện dựa trên nguồn tư liệu khai thác tại phòng nghiên cứu sưu tầm tư liệu hán nôm) luận văn th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HUỲNH LIÊN THANH

TÌM HIỂU THỂ LOẠI TRUYỆN THÁNH
THÔNG QUA BỘ CÁC THÁNH TRUYỆN CỦA
JEROMINO MAIORICA

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên
ngành: Văn học Việt Nam

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HUỲNH LIÊN THANH

TÌM HIỂU THỂ LOẠI TRUYỆN THÁNH THÔNG
QUA BỘ CÁC THÁNH TRUYỆN CỦA JEROMINO
MAIORICA
(Luận văn được thực hiện dựa trên nguồn tư liệu khai thác tại
Phòng Nghiên cứu Sưu tầm tư liệu Hán Nôm.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên
ngành: Văn học Việt Nam Mã số:
602234


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Thị Phương Phương

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014


1

LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị
Phương Phương. Cảm ơn Cơ đã tận tụy, hết lịng giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện đề tài này.
Tơi cũng xin cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Văn học và Ngôn ngữ đã giảng
dạy nhiệt tình, giúp tơi có được nền tảng kiến thức khoa học văn học cơ
bản và tạo điều kiện cho tơi hồn thành đề tài này.
Đặc biệt cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Hồi đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong
quá trình khai thác tài liệu bộ “Các Thánh truyện” của Maiorica trong
Phịng tư liệu Hán Nơm.
Trong q trình thực hiện đề tài, gia đình và thân hữu đã giúp đỡ và động
viên tôi rất nhiều. Xin chân thành cảm ơn mọi người.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2014


2

NHẬN XÉT

*Giáo viên hướng dẫn luận văn
.....................................................................................
.....................................................................................

.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
*Chủ tịch hội đồng bảo vệ luận văn
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................


3

MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................. 5
Nội dung chính ...................................................................... 12
CHƯƠNG1: THỂ LOẠI TRUYỆN THÁNH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm thể loại truyện Thánh .......................................................... 14
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển ..................................................................... 16
1.2.1. Truyện Thánh thời trung cổ ở La Mã ....................................... 16
1.2.2. Truyện Thánh thời trung đại ở châu Âu ................................... 19
1.3. Một số bộ truyện Thánh tiêu biểu
1.3.1. Huyền thoại vàng (Legenda aurea) ............................................ 22
1.3.2. Sách đọc hàng tháng (hay còn gọi là Velikiye Chetyi-Minei) ... 23
1.3.3. Truyện đời của các đức cha, các thánh tử vì đạo và các thánh quan
trọng khác (thế kỷ XIX) .............................................................................. 23

CHƯƠNG2: “CÁC THÁNH TRUYỆN” CỦA JEROMINO MAIORICA – TÁC
PHẨM VĂN HỌC THIÊN CHÚA GIÁO VIẾT BẰNG CHỮ NÔM
2.1. Bộ truyện thánh của Jeromino Maiorica ............................................... 29
2.2. Kết cấu tác phẩm ................................................................................. 34
2.3. Chủ đề, cốt truyện chính trong tác phẩm .............................................. 39
2.3.1. Những cốt truyện phổ biến trong tác phẩm ............................ 39
2.3.2.Bút pháp nghệ thuật trong cách triển khai câu chuyện của Maiorica
..................................................................................................................... 56
2.4. Đặc trưng ngôn ngữ trong tác phẩm ..................................................... 58
CHƯƠNG 3: “CÁC THÁNH TRUYỆN” CỦA JEROMINO MAIORICA –
MỘT HIỆN TƯỢNG GIAO LƯU VĂN HÓA GIỮA VIỆT NAM VỚI
PHƯƠNG TÂY
1. Bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ........................................................ 73
2. Về tác giả Jeromino Maiorica ................................................................. 75
3. Vấn đề giao lưu văn hóa, văn học xoay quanh tác phẩm “Các Thánh truyện” –


4

Một trường hợp điển hình cho cầu nối văn hóa Đông – Tây ........................ 83

Kết luận ................................................................................. 105
Danh mục Tài liệu tham khảo ................................................ 108
Phụ lục
Danh mục các Thánh kính ................................................. 116
Một số truyện Thánh tiêu biểu ........................................... 141


5


MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Theo các tài liệu khoa học lịch sử tôn giáo, Thiên Chúa giáo ra đời ở vùng
Tiểu Á nhưng lại phát triển mạnh ở châu Âu và mang đậm sắc thái văn hóa xã hội
của châu lục này. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam (khoảng đầu thế kỷ
XVI), nó cũng mang theo cả những đặc điểm của nền văn minh và văn hoá châu
Âu. Nhiều giáo sĩ khi đến Việt Nam đã được đào tạo trong các học viện, dòng tu
danh tiếng, đa số họ đều là những học giả uyên thâm và thông thạo nhiều thứ ngơn
ngữ vì vậy họ đã trở thành chiếc cầu nối giao lưu văn hố Đơng - Tây. Nói riêng về
lĩnh vực văn học thì những nhà truyền bá Thiên Chúa giáo đã góp phần làm phong
phú thêm cho văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại. Có thể kể đến
những sáng tác tiêu biểu như “Từ điển Việt Bồ La”, “Hành trình truyền giáo”,
“Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài” của A. Rhodes (tức Đắc Lộ), “Truyện
xứ Đông Kinh” của Bunzomi, “Từ điển La - Việt và Việt – La” của P.de Behaine
và Tabert, “Ngữ âm học”, “Di tích Quảng Bình”, “Lũy Thày Đồng Hới” của L.
Cadiere… Đặc biệt có bộ “Các Thánh truyện” của Jeromino Maiorica gồm nhiều
tập và rất đặc sắc. Chúng đã tạo nên những sắc màu rất đặc biệt trong văn học Việt
Nam, chính vì vậy nghiên cứu những đề tài về văn học Công giáo thực sự là việc
rất quan trọng và thiết thực. Hướng về đề tài, chúng tôi tin chắc rằng việc tìm hiểu
và nghiên cứu thể loại truyện thánh thông qua bộ “Các Thánh truyện” của
Jeromino Maiorica là một việc làm hết sức hữu ích trong bối cảnh giao lưu văn
hóa, tơn giáo trong khu vực và trên thế giới vô cùng phát triển. Từ nghiên cứu này
ta có thể phần nào thấy được q trình tiếp nhận một tơn giáo mới và cùng với nó
là văn hóa phương Tây ở Việt Nam trước khi đất nước bị thực dân xâm lược, đời
sống tinh thần, tâm hồn và sức sống của dân tộc Việt Nam cũng được thể hiện tràn
đầy sức sống.
Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển văn hóa, văn học dân tộc, tơn
giáo có vai trị và tầm ảnh hưởng rất to lớn. Trong đó hai tơn giáo lớn trên thế giới



6

là Phật giáo và Thiên Chúa giáo cùng tồn tại ở Việt Nam và có vị trí rất quan trọng
trong tiến trình phát triển văn học nước nhà. Văn học Cơng giáo có một vai trị
khơng nhỏ trong lịch sử văn học Việt Nam, nhất là đối với sự hình thành và phát
triển của văn xi quốc ngữ. Có thể nói Cơng giáo là cầu nối cho sự giao lưu văn
hóa, văn học Đơng Tây. Tuy nhiên, vì nhiều lý do về lịch sử, chính trị …, mảng
văn học này còn chưa được nghiên cứu nhiều. Trong xu thế hiện nay, với sự động
viên tích cực từ nhà nước và các tổ chức đồn thể, thúc đẩy chúng ta xóa bỏ những
rào cản tôn giáo, những vấn đề tôn giáo được nghiên cứu khách quan hơn, sâu
rộng hơn. Với cùng một thiện chí ấy, chúng tơi tiến hành đề tài “Tìm hiểu thể loại
truyện thánh thơng qua bộ “Các Thánh truyện” – Jeromino Maiorica” nhằm tăng
thêm một số hiểu biết về khía cạnh thể loại trong truyện các Thánh của Cơng giáo,
từ đó cũng nhận thấy một số giá trị về nội dung, nghệ thuật của những sáng tác
Công giáo, góp thêm chút tư liệu cho khoa học nghiên cứu văn học nước nhà.
“Các Thánh truyện” của Jeromino Maiorica là bộ sách văn xuôi viết bằng
chữ Nôm đồ sộ cổ nhất của Việt Nam. Maiorica sáng tác bộ truyện Thánh này
không chỉ là để minh đạo, là giới thiệu văn hóa phương Tây, mà cịn là một sự
đóng góp lớn cho văn xi Nơm Việt Nam. Tóm lại, có thể tổng kết những ý nghĩa
quan trọng nhất của việc tập trung nghiên cứu tác phẩm này trên phương diện thể
loại đó chính là:
- Góp phần tìm hiểu quan hệ giao lưu giữa văn học Việt Nam với văn học phương
Tây ở giai đoạn đầu tiên.
- Góp phần tìm hiểu vai trị của văn học tơn giáo đối với lịch sử văn học Việt Nam
nói chung, và vai trị của văn học cơng giáo đối với tiến trình cận đại hóa văn học
Việt Nam, đối với sự hình thành nền văn xi tự sự quốc ngữ nói riêng.
- Giới thiệu một cách kỹ lưỡng hơn về một tác phẩm chưa được biết đến nhiều
trong giới nghiên cứu văn học Việt Nam, cũng như độc giả nói chung.
Đến với một đề tài cịn khá mới, chúng tơi hy vọng có thể đóng góp được
một chút gì mới mẻ cho việc nghiên cứu văn học, dù chỉ là những đóng góp nhỏ

nhoi:


7

- Thông qua đề tài, chúng tôi giới thiệu đầy đủ, hệ thống bộ “Các Thánh
truyện” của Jeromino Maiorica đến những người yêu thích truyện Thánh, nghiên
cứu bí tích, hạnh tử của các Thánh Cơng giáo.
- Trong q trình tìm hiểu đề tài, chúng tơi đi sâu phân tích và nhận ra
rằng thể loại truyện Thánh kế thừa nhiều yếu tố của những truyện kể dân gian
bản địa, như những mơ típ quen thuộc, kết cấu xoay quanh vấn đề đạo đức …
Song song đó để tài cũng nêu ra những chủ đề tiêu biểu, kết cấu đặc trưng, mơ
típ đặc thù trong truyện kể Công giáo, cụ thể là truyện kể Công giáo viết bằng
chữ Nôm truyền thống của dân tộc. Ngồi ra cịn có khái qt về sự khác biệt
giữa chữ Nôm thế kỉ XVII với chữ Nôm những thế kỉ sau.
- Từ việc khảo sát những yếu tố ảnh hưởng kế thừa và đặc trưng riêng cụ
thể trong “Các Thánh truyện” cho thấy mối quan hệ, ảnh hưởng của văn học
Cơng giáo trong lịng văn học dân tộc Việt Nam nói riêng và sự giao lưu về lĩnh
vực văn hóa Đơng - Tây nói chung.
Với những kiến thức và kinh nghiệm cịn ít ỏi, trong q trình thực hiện đề
tài, người viết cịn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy rất mong nhận được những đóng
góp của q thầy cơ, các nhà nghiên cứu để những cơng trình sau khai thác
mảnh đất văn học Công giáo đầy tiềm năng một cách triệt để hơn, thu hoạch
được dồi dào hơn.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong Cơng giáo, có vơ số những truyện Thánh, chúng luôn được tập hợp
thành bộ. Ở châu Âu trung đại, các bộ truyện thánh đóng vai trò quan trọng trong
văn học tất cả các nước. Bộ nổi tiếng nhất là “Huyền thoại vàng” (Legenda

aurea) thế kỷ XIII viết bằng tiếng La Tinh của Jacobus de Voragine người Ý còn
lưu lại đến ngày nay hàng ngàn bản viết tay, và có ảnh hưởng đến truyện thánh
của hầu hết các nước.Ở Việt Nam, riêng phần Truyện các thánh bằng chữ Nơm
đã có ít nhất 3 bộ truyện các thánh, bộ thứ nhất do J. Maiorica (1672 trang) soạn
năm 1646, bộ thứ hai do Dominique Marti Gia biên soạn (12 quyển) năm 1848.


8

Và một bộ nữa do Joseph Marie Bigollet Kính soạn từ năm 1905 đến 1906.
Trong đề tài này đối tượng mà chúng tơi hướng đến đó là bộ “Các Thánh
truyện” của linh mục Jeromino Maiorica, gồm có 12 cuốn, hiện lưu trữ tại phịng
tư liệu khoa Văn học và Ngơn ngữ (ĐH KHXH&NV TP.HCM). Ngồi ra sẽ có
phần so sánh với một số bộ truyện Thánh nổi tiếng khác, đặc biệt là các tác phẩm
Công giáo trong văn học châu Âu.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
“Các Thánh truyện” của Jeromino Maiorica là một tác phẩm đồ sộ, không
thể một sớm một chiều mà khám phá hết các giá trị của nó, trong đề tài này,
chúng tôi chỉ bước đầu nghiên cứu về vấn đề thể loại trong tác phẩm đó. “Các
Thánh truyện” được Jeromino Maiorica viết bằng chữ Nơm, nhưng vì kiến thức
chữ Nôm của chúng tôi rất hạn chế, cho nên chủ yếu chúng tôi làm việc với bản
dịch quốc ngữ, nhưng cũng lồng ghép một số so sánh, đối chiếu với bản Nơm.
Nội dung của luận văn xốy quanh ba vấn đề chính đó là: khảo sát văn bản
chú trọng yếu tố thể loại (kết cấu, ngôn ngữ, kiểu nhân vật …), bối cảnh tác
phẩm ra đời và được lưu giữ - phát triển song song với quá trình giao lưu văn
hóa Đơng - Tây, giá trị tác phẩm trong tiến trình văn học Việt Nam.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học và tơn giáo ln có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đặc biệt là

trong văn học Việt Nam, mối quan hệ ấy được thể hiện rõ rệt thông qua khối
lượng sáng tác đồ sộ mang đậm màu sắc tôn giáo, phần lớn trong số tác phẩm ấy
đã trở thành đỉnh cao trong văn học Việt Nam. Đã từ lâu trong văn học Việt Nam,
Phật giáo có mối quan hệ gắn bó gần gũi, trước hết là trong nhiều truyện kể, đó
là hình ảnh của Bụt, Bồ tát, của các nhà sư cứu nhân độ thế và cũng không thiếu
cả những tiếng cười trong các tác phẩm khai thác đề tài phản ánh sự hủy hoại
đạo đức tôn giáo như truyện kể về những nhà sư hổ mang, sư vướng lụy... Từ lâu,
Phật giáo đã hòa tan sâu sắc vào tâm thức của người Việt với cái nhìn khá phóng
khống. Tiếp nhận một tơn giáo mới, Công giáo từng bước đi vào xã hội Việt
Nam cũng rất tự nhiên bằng nhiều phương thức khác nhau, đặt biệt là lĩnh vực


9

văn hóa - văn học.
Khi nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện, những sáng tác đầu
tiên cũng đã đề cập đến đề tài Công giáo như “Truyện thầy Lazarô Phiền” của
Nguyễn Trọng Quản (1887), các sáng tác của Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh
Ký… Như vậy việc Công giáo liên quan đến đời sống văn học dân tộc, tuy cịn
khá mới mẻ, chưa có điều kiện nghiên cứu tiếp cận thông tin với nhiều đối tượng
khác nhau, nhưng văn học Công giáo thực sự là mảnh đất màu mỡ, hứa hẹn đầy
tiềm năng cho người nghiên cứu khai phá. Có thể khái qt tình hình nghiên cứu
văn học Cơng giáo ở mấy dạng chính sau đây:
- Trong các cơng trình nghiên cứu về lịch sử văn học, các tác giả đã có
nhắc đến hoặc có đơi lời bình phẩm liên quan đến văn học Cơng giáo. Nhóm tác
phẩm này chỉ nhắc đến đề tài hoặc người sáng tác liên quan đến Công giáo chứ
không đi sâu bàn về Cơng giáo. Đó là những bài nghiên cứu dạng mơ tả, liệt kê,
đan xen những đặc điểm, ảnh hưởng của văn học Cơng giáo đối với văn hóa, với
những thể loại văn học truyền thống. Nhóm tác phẩm chỉ nhắc đến đề tài hoặc
người sáng tác liên quan đến Công giáo, sự giao lưu văn hóa: “Việt Nam văn hóa

sử cương”, “Về nhân vật tơn giáo trong cổ tích”, “Tơn giáo trong mối quan hệ
văn hoá và phát triển ở Việt Nam”, Ảnh hưởng qua lại giữa văn hố Cơng giáo
và văn hố Việt Nam”... Và nhóm những bài viết xoay quanh những đóng góp
của Cơng giáo về mặt văn tự như “Chữ Quốc ngữ và sự phát triển của văn hoá
Việt Nam trong thế kỷ XX”, “Chữ viết trong các nền văn hoá”...
- Dạng thứ hai là trong quá trình nghiên cứu, các tác giả có ít nhiều đề cập
đến văn học Công giáo. Trong các bài viết, tạp chí, người viết có nêu một số
nhận định tiêu biểu khái qt văn học Cơng giáo, vị trí của văn học Công giáo
như: “Lược khảo văn học”, “Nhận định về một vấn đề văn chương – tôn giáo”...
Chẳng hạn ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Trung trong “Lược khảo văn học”
dành hẳn một chương bàn về văn học Công giáo. Trong cơng trình này, Nguyễn
Văn Trung nhắc đến văn học Công giáo như một bộ phận của văn học dân tộc,
trong đó chủ yếu đề cập đến các sáng tác mà tác giả là người Công giáo chứ


10

chưa đi sâu vào nội dung, đặc trưng văn học Công giáo.
- Dạng thứ ba là những nghiên cứu chuyên khảo, biệt lập, bao gồm các bài
viết trực tiếp bàn về văn học Cơng giáo. Trong đó, nổi lên các ý kiến bàn về ảnh
hưởng của Cơng giáo nói chung đối với văn học dân tộc. Có thể kể đến các bài
viết, nghiên cứu của các tác giả như giáo sư Nguyễn Văn Trung, Phạm Đình
Khiêm, Võ Long Tê, Thanh Lãng, linh mục Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ... Họ
là những nhà văn cổ xúy cho Công giáo, những người khá am hiểu, có điều kiện
tìm hiểu chun sâu về Công giáo cũng như văn học Công giáo. Trong các
nghiên cứu, nhận xét về văn học Cơng giáo, có thể kể ý kiến của nhà nghiên cứu
Lại Văn Hùng rất đáng quan tâm đó chính là những đề xuất về việc sưu tầm,
nâng cao công tác bảo tồn và nghiên cứu, giới thiệu

mảng văn xuôi Công giáo.


Tác giả đề xuất rõ mảng đề tài văn xuôi Nôm xuất xứ từ nhà thờ Cơng giáo vẫn
cịn “ngủ qn” chưa được đánh thức. Tuy nhiên, ở đây, ông cũng chỉ nêu ý kiến
nhận xét chứ hầu như chưa có hướng khai thác, tìm hiểu cụ thể nào.
- Gần đây cũng có những bài viết, luận văn thạc sĩ chuyên ngành mà đề tài
khai thác rất sâu về văn học Công giáo, tiêu biểu như: “Văn học Hán Nôm Công
giáo Việt Nam: Sự thật và ảo tưởng” (Vũ Lưu Xuân), “Ngôn ngữ trong Truyện
các thánh của Maiorica” (Nguyễn Quốc Dũng)...
Tóm lại, có thể thấy các nghiên cứu về văn học Cơng giáo cịn khá ít ỏi,
đặc biệt là lĩnh vực đào sâu nghiên cứu những vấn đề nịng cốt trong các tác
phẩm Cơng giáo đồ sộ, có giá trị và tầm ảnh hưởng rộng lớn. Hịa bình lập lại,
bước qua những rào cản chính trị, cùng với sự đổi mới của đất nước, của tư duy
vào những năm cuối thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã có điều kiện tìm hiểu
thêm giá trị các tác phẩm văn học Công giáo, cả về nội dung và nghệ thuật. Điều
đó chứng tỏ văn học Cơng giáo là mảnh đất màu mỡ có sức hấp dẫn, rất cần sự
khai phá đối của những người nghiên cứu.

Chính vì vậy, chúng tơi càng cố

gắng hồn thành tốt đề tài “Tìm hiểu thể loại truyện thánh thơng qua bộ “Các
Thánh truyện” của Jeromino Maiorica” để hòa cùng xu thế phát triển trong lĩnh
vực nghiên cứu văn học Việt Nam thời đại mới.


11

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thao tác tiến hành nghiên cứu
- Đọc - hiểu văn bản: Tiến hành phương pháp đọc kỹ trong nghiên cứu phê bình
văn học (close reading) để bóc tách tác phẩm theo hướng quy định của thể loại.

- Phân tích - tổng hợp: Chia nhỏ từng phần giống – khác nhau trong kết cấu của
tác phẩm. Nhận ra thể loại chủ yếu cùng những chỗ phá cách, lấn sân, kết hợp
một số thể loại trong những đoạn sáng tác khác nhau. Sau cùng là tổng hợp
những phát hiện và rút ra chiều sâu của vấn đề.
- So sánh đối chiếu: So sánh những bản lưu trữ khác nhau, so sánh bản Nôm và
bản dịch, so sánh những truyện có cùng thể loại…

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào, phương pháp nghiên cứu cũng
đóng vai trị nịng cốt trong việc quyết định thành tựu của việc nghiên cứu. Có
rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, cũng như nghiên cứu văn
học nói riêng, bởi vậy việc lựa chọn và kết hợp những phương pháp phù hợp,
khai thác triệt để đề tài là việc hết sức cần thiết. Với đề tài này, chúng tôi kết hợp
giữa một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu so sánh lịch sử: Dựa vào hồn cảnh lịch sử,
chính trị, xã hội, văn hóa… của Nam Kỳ (đặc biệt là vấn đề tơn giáo và phát
triển chữ Nôm) giai đoạn cuối thế kỷ XVII để nghiên cứu một cách chính xác
nhất nguồn gốc của sự hình thành, quá trình va chạm, giao thoa và phát triển của
thể loại văn xuôi Nôm Công giáo.
- Phương pháp thống kê, mô tả: Khảo sát và thống kê tồn bộ các truyện
Thánh có trong bộ “Các Thánh truyện” của Jeromino Maiorica, nhặt ra những
điểm mấu chốt chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự quy định của thể loại tác phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Báo chí, lịch sử, văn học, nghiên
cứu tơn giáo… để tiếp cận vấn đề một cách tồn diện dưới nhiều góc độ.
- Phương pháp nghiên cứu tiếp nhận (lý thuyết tiếp nhận): Xem xét sự
tiếp nhận tác phẩm ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau có gì khác


12


nhau, thể loại tác phẩm có phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam hay không.

5. Kết cấu của luận văn
Luận văn của chúng tơi ngồi phần Mở đầu và Kết luận, cịn bao gồm ba chương
chính như sau:
CHƯƠNG1: THỂ LOẠI TRUYỆN THÁNH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Chương này giới thiệu tổng quan lịch sử phát triển của thể loại truyện
Thánh và mô tả một số bộ truyện Thánh tiêu biểu ở phương Tây. Qua đó chỉ ra
những đặc điểm chính, đặc trưng riêng của thể loại này.
CHƯƠNG 2: “CÁC THÁNH TRUYỆN” CỦA JEROMINO MAIORICA – TÁC
PHẨM VĂN HỌC THIÊN CHÚA GIÁO VIẾT BẰNG CHỮ NÔM
Ở chương này chúng tơi tiến hành tìm hiểu bộ “Các Thánh truyện” của
Jeromino Maiorica. Qua đó thấy được những đặc điểm của bộ truyện, sự kế thừa
từ những bộ truyện Thánh phương Tây và những đặc điểm gần gũi với văn học
dân gian truyền thống. Kết cấu, mơ típ, nhóm nhân vật chính, ngơn ngữ trong
mỗi truyện của tác phẩm được phân tích kĩ nhằm mục đích nhấn mạnh sự giao
lưu văn hóa, văn học giữa văn học Cơng giáo phương Tây và văn học Công giáo
Việt Nam thế kỉ XVII.
CHƯƠNG 3: “CÁC THÁNH TRUYỆN” CỦA JEROMINO MAIORICA –
MỘT HIỆN TƯỢNG GIAO LƯU VĂN HĨA GIỮA VIỆT NAM VỚI
PHƯƠNG TÂY
Chương này trình bày bối cảnh giao lưu văn học ở Việt Nam thông qua tác
phẩm “Các Thánh truyện”. Chứng tỏ văn học Cơng giáo là một bộ phận quan
trọng trong dịng chảy văn học Việt Nam. Qua đó chỉ ra những đóng góp to lớn
của giáo sĩ Jeromino Maiorica, là một tác giả phương Tây sử dụng thuần thục
chữ Nôm trong hầu hết sáng tác của mình, dùng ngơn ngữ dân tộc Việt để
chuyển hóa những nội dung đặc trưng Cơng giáo phương Tây – thể hiện tinh
thần rộng mở, cầu nối cho sự giao lưu văn học Đơng – Tây.
Ngồi ra, luận văn cịn có phần Phục lục, trong đó bao gồm những tài liệu
tham khảo, danh mục các vị Thánh được miêu tả trong toàn bộ tác phẩm “Các



13

Thanh truy?n" cua tac gia Jeromino Maiorica va mi;>t

s6 truyn Thanh

tieu biSu.


14

CHƯƠNG1: THỂ LOẠI TRUYỆN THÁNH - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm truyện Thánh
Tiếp cận với “Các Thánh truyện” của Maiorica là một việc đòi hỏi nhiều
sự kết hợp giữa các lĩnh vực nghiên cứu văn học khác nhau để nhận ra những giá
trị đa chiều của nó. Ngồi việc cẩn trọng nghiên cứu, đối chiếu hệ thống ngôn
ngữ đặc trưng ngữ âm và ngữ pháp chữ Nôm thế kỉ XVII phức tạp, kết cấu đặc
biệt, ngôn từ chuyên biệt Công giáo, tên riêng phiên âm từ tiếng Bồ Đào Nha...
thì việc nghiên cứu thể loại của truyện các Thánh cũng đòi hỏi sự đối chiếu qua
lịch sử phát triển truyện Thánh.
Về thuật ngữ, khái niệm “truyện Thánh” trong tiếng Anh là
Hagiography, nó bắt nguồn từ sự kết hợp trong tiếng Hy Lạp là Agio (Thánh) và
Graphein (viết, chữ viết), và được hiểu là những văn bản viết đề cập đến các vị
Thánh và các nhà lãnh đạo giáo hội. Đặc biệt, trong thời trung cổ, thuật ngữ này
được sử dụng với cách hiểu là tiểu sử các Thánh kết hợp với những giá trị lịch sử
của địa phương và phong tục truyền thống. Hiện nay khái niệm “truyện Thánh”
cũng có thể được hiểu rộng hơn là những hạnh tích của các Thánh và các nghiên

cứu về tiểu sử các Thánh, nhưng các cách hiểu này ít phổ biến.
“Truyện Thánh” trong Kitô giáo là thể loại văn học tập trung miêu tả
về cuộc sống và những phép lạ của những người được phong Thánh, họ bao gồm
cả người đàn ông và phụ nữ, đó là những người có lịng nhân ái, thấm nhuần tư
tưởng Thiên Chúa và được ban cho sức mạnh thiêng liêng. Những truyện này rất
phổ biến trong các nhà thờ Công giáo ở La Mã, hay những nhà thờ chính thống
Đơng Phương, giáo hội phương Đơng …
Ở Tây Âu, thời trung cổ, tiểu sử các Thánh là một trong những
phương tiện quan trọng hỗ trợ cho việc nghiên cứu lịch sử và lưu truyền cảm
hứng đức tin Cơng giáo. Tiêu biểu nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đó chính


15

là tác phẩm “Huyền thoại vàng” của Jacobus de Voragine biên soạn. Tác phẩm
bao gồm rất nhiều tiểu sử của các vị Thánh, chủ yếu nhấn mạnh vào những câu
chuyện thần kì liên quan đến những phép lạ hiển linh. Hầu hết những câu chuyện
đều miêu tả rất cụ thể xuất thân, nơi ở và q trình hành đạo, tích phúc đức để
được phong Thánh của các môn đồ Thiên Chúa. Những cảnh trí kì ảo, những
hiện tượng siêu nhiên gắn liền với những di tích lịch sử có thực thu hút mạnh mẽ
đối với các tín đồ từ các quốc gia xa xôi đến bái lễ. Những người tin đạo khơng
chỉ đến tham quan các di tích ấy mà còn thực hành theo những điều được ghi lại
trong “truyện Thánh” với niềm tin sẽ có được cuộc sống của một vị Thánh. Qua
đó , việc hiểu thể loại truyện Thánh chính là tiểu sử và q trình hành hóa của
các Thánh cũng là một điều khả dĩ. Và những nhà nghiên cứu hiện đại thẩm định,
“lắp ráp”, tổng hợp các tác phẩm truyện Thánh để có cái nhìn khái quát, sâu sắc
về cuộc sống của các vị Thánh Kitô giáo, từ đó ngọn đuốc khoa học có thể
“chiếu sáng” những mảng khuất trong lĩnh vực giáo hóa đức tin Thiên Chúa giáo.
Đến thế kỉ thứ VII và thứ VIII, văn học Latinh du nhập vào nước Anh, từ đó thể
loại truyện các Thánh ngày càng trở nên phổ biến. Có lẽ ngun nhân khiến cho

thể loại văn học Cơng giáo này nhanh chóng phát triển rộng rãi ở Anh đó chính
là vì mối gần gũi của nó với văn học truyền thống của nước Anh. Văn học Anh
nổi tiếng với rất nhiều bài thơ ngợi ca những người anh hùng dân tộc, họ sẵn
sàng chiến đấu và hi sinh vì bảo vệ chính nghĩa. Trong cả hai thể loại, hình ảnh
nhân vật chính mạnh mẽ chống lại các thế lực khác để bảo vệ những giá trị mà
mình trân trọng đều mang tầm vóc của một chiến binh, điểm khác biệt lớn nhất
đó là người hi sinh vì đức tin Thiên Chúa mang đậm màu sắc tâm linh. Dần dần,
truyện Thánh trở thành một thể loại văn học “tuyệt hảo” cho các thầy tu rao
giảng về đức tin Công giáo khi mà số lượng lớn tín đồ khơng biết chữ. Ngồi
Kinh Thánh, truyện các Thánh chính là phương tiện hữu hiệu để các nhà truyền
giáo vận dụng linh hoạt trong những buổi giảng của mình. Chính vì vậy, giá trị
của thể loại truyện Thánh ngày một rõ rệt. Cuộc đời, những bí tích của những
nhân vật trong câu chuyện Thánh ngắn gọn gần như trở thành cuốn sổ tay tu từ


16

cho phép các nhà truyền giáo dễ dàng sử dụng. Trong đó, vấn đề tiểu sử và
những phép lạ trong cuộc đời các Thánh là “khung xương” vững chắc cho những
cứ liệu đức tin cao cả. Thế nên rõ ràng trong một phạm vi nào đó thì một thể loại
phi văn chương không bao giờ là một thể loại phi văn chương một khi nó được
lồng vào một khung văn chương.
Thể loại truyện Thánh đã xuyên suốt quá trình truyền giáo cho đến hiện tại,
qua những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu thể loại truyện Thánh như sau:
Thể loại truyện Thánh là tập hợp những truyện kể về tiểu sử các Thánh từ
lúc sinh thành cho đến khi được phong Thánh. Đó là những câu chuyện về
những người có lịng nhân ái, thấu đáo giáo lý Thiên Chúa và được ban cho
những phép lạ thiêng liêng để cứu nhân độ thế. Truyện mang nhiều yếu tố kì ảo
và có tính chất giáo dục cao.
Soi vào những văn bản Truyện Thánh chúng ta có thể nhìn thấy q

trình hình thành một sáng tác truyện Thánh vốn dĩ đi từ những tiểu sử các Thánh,
tác giả xây dựng hình ảnh các Thánh lý tưởng bằng cách xuất phát từ các sự kiện
thực tế cuộc sống của họ. Dần dần, thể lọai truyện Thánh đã hấp thụ một số yếu
tố của truyện ngắn như thêm những lời tường thuật, những hình ảnh thơ mộng,
kì ảo... Đây chính là yếu tố tạo nên tính hấp dẫn cho thể loại văn học tơn giáo
này. Tính dụ ngơn trong từng câu chuyện gắn với những điển tích Kitơ giáo, bởi
vậy nó chẳng những khơng làm cho thể loại truyện Thánh xa cách với các thể
loại văn học “nhà thờ” khác mà còn đưa truyện Thánh đến gần hơn với đông đảo
cộng đồng Công giáo và ngay cả những người ngoại đạo.
Truyện các Thánh đã tạo thành môt thể loại văn học quan trọng trong
các nhà thờ Thiên Chúa giáo. Truyện Thánh cung cấp những câu chuyện đầy
cảm hứng về các vị được phong Thánh kết hợp với những cứ liệu lịch sử tạo nên
nguồn tư liệu đáng giá về các Thánh nhân trong Công giáo. Có thể nói truyện
Thánh mang những nét tương đồng với truyền thuyết cho nên nó gần gũi và có
sức ảnh hưởng to lớn đến quần chúng nhân dân. Nội dung của một truyện Thánh
có thể là tiểu sử, những phép lạ cứu giúp dân lành, là sự tử vì đạo hoặc là sự kết


17

hợp tất cả những yếu tố này của một vị Thánh cá nhân. Thể loại truyện Thánh ra
đời ở La Mã, nền móng của nó chính là những truyện kể về cuộc đời của các
Thánh tử vì Kitơ giáo, dần dần được mở rộng và chuyên chở nhiều nội dung hơn,
phát triển cho đến ngày nay. Thể loại truyện Thánh có thể được trình bày với
những kết cấu khác nhau. Một tác phẩm truyện Thánh có thể được sắp xếp theo
danh mục lịch hàng năm với ba kiểu kết cấu như theo từng năm, theo từng tháng,
theo từng ngày. Tùy theo ý đồ tác giả và tầm vóc của tác phẩm mà truyện Thánh
được sắp xếp theo danh mục khác nhau. Đối với bộ “Các Thánh truyện” của
Jeromino Maiorica thì các truyện được sắp xếp theo các ngày trong tháng – đây
là cách sắp xếp rất phổ biến, từ cách sắp xếp theo mỗi ngày như vậy người

phương Tây có thói quen nhớ sinh nhật mình gắn với ngày của ơng Thánh, hoặc
bà Thánh đó.
Hiểu một cách khái qt thì “Các Thánh truyện” thuộc thể loại những câu
chuyện về phúc đức, lòng nhân ái, đức hi sinh của những thánh nhân Cơng giáo,
trong q trình truyền kể, Maiorica đã lồng ghép vào đó những yếu tố quen
thuộc với văn hóa truyền thống để xây dựng nên một hình tượng gần gũi với
người dân bản xứ. Khi đọc các truyện Thánh ta vừa có cảm giác như đọc truyện
cổ tích, truyện thần thoại, lại vừa như đọc truyện lịch sử, truyền thuyết. Có thể
nói, thể lọai truyện Thánh là một trường hợp đặc biệt xảy ra khi tôn giáo chịu sự
chi phối, can thiệp của chính trị. Lịch sử đã chứng minh, bằng sự trừng phạt hay
đe dọa trừng phạt thì quyền uy thể chế có thể gián tiếp tạo ra những thể loại mới.
Để phục vụ cho việc truyền giáo, những nhà truyền giáo, giám mục đã kết hợp
giữa những thể loại thuần chất “nhà thờ” với những thể lọai văn học dân gian để
sáng tạo ra những thể loại tránh sự gị ép do những người có thẩm quyền áp đặt.
Các thể loại ấy chính là hình thức hịa hợp giữa tơn giáo với các hành vi chính trị,
một trong những thể lọai tiêu biểu ấy chính là thể loại truyện Thánh. Những yếu
tố hoang đường kì ảo chen lẫn những yếu tố xác thực về danh tính, thân thế, sự
nghiệp hành đạo của các Thánh đã cuốn hút và vơ tình thấm nhuần vào tư tưởng
người dân Việt Nam tự lúc nào. Vậy có thể nói, Maiorica đã thành công khi lồng


18

ghép các mơ típ dân gian một cách hài hịa vào truyện kể lịch sử Cơng giáo.
Nhân vật chính trong những câu chuyện Thánh trong sáng tác của Maiorica
ngoài số ít những người có chức sắc trong giáo hội, cịn lại đa phần là sự hiện
diện của những tín hữu thuộc mọi tầng lớp nhân dân. Họ tuy khác nhau về nghề
nghiệp, hoàn cảnh xuất thân và địa vị xã hội nhưng họ đều có điểm chung về đức
tin cao cả và tấm lịng nhân ái. Điều đó cho thấy sự phá vỡ những mặc cảm về
địa vị, thể hiện sự cơng bằng trong đức tin, chính vì thế “Các Thánh truyện” đã

thực sự hướng đến những khía cạnh sâu lắng nhất trong tâm tư của đông đảo
quần chúng nhân dân.
Chúng ta có thể thấy, q trình hình thành và phát triển của thể loại
truyện Thánh thuận theo tiến trình phát triển mối quan hệ giữa tôn giáo – văn
học và mối giao lưu văn hóa Đơng – Tây. Ngày nay, thể loại văn học này thường
được sử dụng như công tác tuyên truyền của giáo hội, những câu chuyện cuộc
đời các Thánh đại diện cho một nguồn sử liệu có giá trị và phản ánh các ý tưởng
xã hội khác nhau, thế giới quan và quan niệm thẩm mỹ của quá khứ.

1.2. Sơ lược lịch sử phát triển
1.2.1. Truyện Thánh thời trung cổ ở La Mã
Thể loại truyện Thánh đã có từ rất lâu, có một lịch sử phát triển bền vững
qua nhiều khu vực trên thế giới. Trước hết phải nói đến những truyện Thánh đầu
tiên được biết đến, thể loại này như một thể loại văn học nhà thờ xuất hiện đầu
tiên trên thế giới ở La Mã, ban đầu chỉ là những ghi chép về các Thánh tử vì đạo
của Thiên Chúa giáo. Đây là những trang viết nói về giai đoạn cuối cuộc đời của
những người tử vì đạo, đề cao tính hi sinh và nhấn mạnh đức tin tuyệt đối của
các vị. Thế kỉ thứ 5, đế chế La Mã sụp đổ, sau đó khơng lâu thì đế chế Byzance
(cịn gọi là Đơng La Mã) nổi lên và Chính thống giáo phương Đơng hình thành,
phát triển, rồi ly khai khỏi giáo hội La Mã. Thể loại truyện Thánh cũng có những
thay đổi theo bước chuyển lịch sử. Tại Byzance và các nhà thờ Chính thống giáo
có ba loại hợp tuyển, trong đó các truyện Thánh xen giữa các nội dung hành lễ
của các nghi thức trong nhà thờ, bao gồm: bộ xếp theo các tháng trong năm, bộ


19

hợp tuyển xếp theo ngày và bộ truyện về các cha.
- Bộ truyện xếp theo các tháng trong năm theo tiếng Hy Lạp còn gọi là Menaion
(tức là tháng), bộ truyện này dùng trong các nhà thờ Chính thống giáo phương

Đông (chủ yếu ở Byzance, Nga ... ). Menaion phụ thuộc vào lịch hàng năm trong
các nhà thờ Chính thống giáo. Từ năm 1921, chủ yếu có hai loại lịch được sử
dụng trong các nhà thờ Chính thống giáo, đó là lịch Julian (còn gọi là Cựu lịch)
và lịch Revised Julian (cịn gọi là Tân lịch) , ngồi ra cũng có số ít nhà thờ sử
dụng lịch Gregorian. Giữa hai loại Julian và Revised Julian lệch nhau 13 ngày.
Nghĩa là những nhà thờ sử dụng Tân lịch sẽ tổ chức các ngày lễ theo chu kì cố
định trước những nhà thờ sử dụng Cựu lịch 13 ngày. Tuy nhiên, trong cả hai loại
lịch thì ngày lễ Vượt Qua vẫn trùng nhau cho nên Lễ Phục Sinh vẫn được tổ
chức giống nhau ở những nhà thờ sử dụng Tân lịch và Cựu lịch. Trong bộ
Menaion chia làm ba loại, loại tháng đầy đủ (full menaion), bộ chung và bộ các
ngày lễ. Bộ tháng đầy đủ gồm có 12 tập/ 12 menaion (ứng với 12 tháng trong
năm). Một điểm đặc biệt đó là trong bộ full menaion quyển bắt đầu là quyển
tháng 9, vì theo lịch của Chính thống giáo thì một năm bắt đầu từ tháng 9. Mỗi
quyển trong bộ đầy đủ bao gồm tất cả ngày lễ tiến hành trong tháng, chính vì vậy
bộ đầy đủ là hợp tuyển lớn, tập hợp rất nhiều truyện đời của các vị Thánh. Bộ
chung (general menaion) gồm truyện về những vị Thánh được kỉ niệm trong
tháng, thường là những Thánh tông đồ và Thánh tử vì đạo. Bộ chung này được
các Cha sử dụng phịng khi khơng có được bộ đầy đủ thì vào những ngày hành lễ
có thể chọn một vị trong bộ chung để kỷ niệm thay thế. Và bộ ngày lễ (festal
menaion) dùng cho mười hai lễ lớn trong năm, bao gồm:
Thứ nhất: Lễ Sinh nhật Theotokos (ngày 8 tháng 9).
Thứ hai: Lễ Suy tôn Thánh giá (ngày 14 tháng 9).
Thứ ba: Lễ Dâng Theotokos vào đền Thánh (ngày 21 tháng 11).
Thứ tư: Lễ Giáng sinh (ngày 25 tháng 12).
Thứ năm: Lễ Bí tích Rửa tội của Chúa Kitơ (ngày 6 tháng 1).
Thứ sáu: Lễ Đức Mẹ Maria dâng Chúa Kitô trong đền Thánh (ngày 2 tháng


20


2).
Thứ bảy: Lễ Truyền tin của Theotokos (ngày 25 tháng 3).
Thứ tám: Lễ Lá, còn gọi là Chúa Nhật hay Mùa vọng (chủ nhật trước Lễ Phục
sinh).
Thứ chín: Lễ Mừng Chúa Kitô lên trời (bốn mươi ngày sau Lễ Phục sinh,
thường là vào ngày 29/5).
Thứ mười: Lễ Hiện xuống (năm mươi ngày sau Lễ Phục sinh, thường là vào
ngày 8/6).
Thứ mười một: Lễ Chúa Hiển dung (ngày 6/8).
Thứ mười hai: Lễ Lên trời của Theotokos (ngày 15 tháng 8).
Nội dung của bộ này chủ yếu tập trung miêu tả các sự kiện lớn, có tính chất quan
trọng trong cuộc đời Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria.
- Bộ hợp tuyển (synaxarion) là bản rút gọn những câu chuyện về cuộc đời của
các Thánh, bộ này được sắp xếp theo từng ngày. Bộ hợp tuyển gọi là Synaxarion
hay Synexarion, là để chỉ các truyện Thánh trong Chính thống giáo phương
Đơng, có nghĩa là “để mang ta lại gần nhau” (to bring together), nguyên mẫu của
nó trong tiếng Hy Lạp là Synaxis, cịn trong những giáo đường Do Thái thì gọi là
Synaxarium. Synaxarion rất được quan tâm trong Giáo hội La Mã, có tác dụng to
lớn trong q trình truyển giáo. Có hai loại hợp tuyển, loại hợp tuyển đơn giản
(Simple Synaxaria) là tập hợp danh sách các Thánh được sắp xếp theo thứ tự
ngày kỷ niệm của họ. Thứ hai là loại hợp tuyển lịch sử (Historical Synaxaria)
bao gồm tiểu sử của các Thánh, nội dung ấy chính là phần tóm tắt xuất thân,
cuộc đời của các vị Thánh có trong Menaion - bộ truyện về cuộc đời các Thánh
sắp xếp theo tháng đã nói ở trên. Trong những bài học trong nhà thờ Chính thống
giáo ở Byzance thì Historical Synaxaria trở thành “công cụ” để các vị linh mục
dễ dàng giảng giải, các giáo hữu dễ dàng ghi nhớ nhờ tính ngắn gọn, khúc chiết
của nó. Nhưng có thể thấy, ý nghĩa tên gọi Synaxarion thay đổi theo những thời
điểm khác nhau trong lịch sử phát triển của Chính thống giáo phương Đơng ở La
Mã. Lúc đầu nó chỉ bao gồm những đoạn ngắn về những vị Thánh được nói đến



21

trong Kinh Thánh và được sử dụng phục vụ mục đích giảng giải trong nhà thờ.
Nhưng sau đó, nó được bổ sung thêm nhiều chi tiết đặc trưng, thú vị để tăng sức
hấp dẫn và trở thành những văn bản hoàn chỉnh để đọc. Theo như những tài liệu
ghi chép của Phụng Vụ Thánh thì một phần những văn bản này được chuyển đổi
thành sách Tin mừng (Gospel) và sách Tông đồ (Apostle), một phần lại giữ
nguyên gọi là Menologion Heortastikon. Dần dà qua nhiều biến đổi theo mục
đích sử dụng, những tiểu loại của Synaxarion có sự khác nhau về một số thơng
tin nhưng nó vẫn giữ ngun giá trị to lớn trong suốt lịch sử Chính thống giáo
phương Đông thời trung cổ cũng như lịch sử giáo hội nói chung. Các nhà văn
khác nhau sáng tác hoặc thu thập những bài học về tiểu sử các Thánh đương
nhiên có sự khác nhau nhưng hầu hết đều giữ lại những giá trị cốt lõi, những
điểm nhấn trong cuộc đời các Thánh. Trong số sáng tác ấy, Symeon
Metaphrastes là quan trọng nhất. Qua bao đổi thay, Synaxarion hiện nay khơng
cịn là một cuốn sách riêng biệt mà được tích hợp trong Menaia, nhưng những
câu chuyện kể mỗi vị Thánh vẫn được viết riêng và tên vị Thánh ấy chính là tiêu
đề của truyện. Synaxarion được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, linh mục lỗi lạc
trong giáo hội Chính thống giáo biên tập lại và xuất bản nhiều lần và trở thành
văn bản phụng vụ, là nguồn cứ liệu cho các truyện Thánh ở các quốc gia khác.
- Bộ truyện các Cha (paterikon) là bộ truyện ngắn gọn, chỉ bao gồm những câu
chuyện kể về cuộc đời của các vị Thánh đặc biệt, đa phần là các vị làm Cha xứ
lúc sinh thời, có rất nhiều đóng góp cho giáo hội và đạt được nhiều thành tựu lớn
lao trong quá trình truyền giáo.

1.2.2. Truyện Thánh thời trung đại ở châu Âu
Truyện Thánh xuất hiện từ trung cổ ở La Mã với những đặc trưng riêng
biệt và đã trở thành những văn bản phụng vụ quý giá trong giáo hội Chính thống
giáo nói riêng và giáo hội Cơng giáo nói chung. Gắn với sự phát triển của thể

loại truyện Thánh là sự tôn sùng, thờ phụng các vị Thánh. Truyện Thánh dù ở bất
kỳ giai đoạn nào cũng đều tập trung miêu tả các Thánh, càng lúc thì những định
nghĩa về Thánh càng rõ ràng hơn và mang những tiêu chí cụ thể hơn, đặc biệt


22

đến thời trung đại thì thể loại này hội tụ nhiều yếu tố đặc trưng về nhân vật. Theo
Thiên Chúa giáo, ai được lên thiên đường cũng có thể trở thành Thánh, nhưng
trong lịch sử đạo Thiên Chúa ở các dân tộc châu Âu thì chỉ có một số ít người
lên thiên đường được gọi là Thánh mà thơi. Đó là những người có cơng trạng đặc
biệt với đất nước, với công cuộc truyền bá đạo, tức là những người có Thánh tích
(theo tiếng Anh gọi là relic). Trong xã hội phương Tây nói chung, thì các Thánh
là thánh nhân ngay trong cuộc sống và ngay cả sau cái chết của họ, họ là “những
người bạn của Thiên Chúa”, hay “người lính của Chúa Kitơ”. Đó là những
người có sức mạnh to lớn, có khả năng thực hiện các phép lạ với sự hỗ trợ của
Thiên Chúa. Họ có thể giúp dân chống nạn đói, chữa khỏi bệnh, dập tắt đám
cháy, đánh bại kẻ thù hung ác ... Ngay cả sau khi vị Thánh chết đi, họ vẫn có
những quyền năng đặc biệt, đó là món quà mà Thiên Chúa ban cho họ vì những
việc làm tốt đẹp khi sống họ làm được. Bằng năng lực riêng, họ có thể “trò
chuyện” cùng Thiên Chúa, thay mặt những người dân để nói lên nguyện vọng
cũng như những áp bức mà họ phải chịu với Thiên Chúa để cầu xin sự thương
xót, cứu giúp. Chính vì thế họ rất được tơn kính và được suy tôn là Thánh. Mọi
người trong xã hội đều được quyền chiêm ngưỡng và sùng bái di tích các Thánh,
nhưng riêng phụ nữ bị loại khỏi quyền đó, mãi đến khoảng thế kỉ thứ X thì phụ
nữ mới có được quyền tự do sùng bái các Thánh. Những vị tử vì đạo là những
người đầu tiên được phong làm Thánh, có thể nói họ là những vị Thánh in dấu
sâu đậm nhất trong lịng mn thế hệ với sự hi sinh bi hùng chứng minh đức tin
cao cả của mình. Cái chết của họ được vinh danh và ghi chép lại rất chi tiết trong
các văn bản, thậm chí ghi cả việc bảo quản cơ thể và kỉ niệm ngày chết của họ

như một bữa tiệc.
Cuộc sống của các vị Thánh dần dần được khai thác rất tinh tế trong các
tác phẩm Công giáo, được mệnh danh là những tác phẩm văn học “tinh tế tuyệt
vời”, nó mang tính chất hiện thực cao và khơng cịn đơn thuần chỉ là tác phẩm
Công giáo. Những tác phẩm ban đầu ấy đã cung cấp mơ hình chung cho các tác
giả sau này, tuy nhiên sự kế thừa ấy mang tính chất rập khuôn theo những chủ đề


23

quen thuộc. Trong suốt thế kỉ thứ VI và thứ VII, những tu sĩ Ireland vượt qua
Scotland và Anh, nơi họ đã chuyển đổi Lombard sang Thiên Chúa giáo chính
thống. Và truyền thống truyện Thánh được ghi chép lại ở các tu viện, đang viện
tại Ireland tự nó đã là một sự pha trộn độc đáo giữa văn học Mediterannean và
văn hóa dân gian Celtic, nằm ngồi phạm vi ảnh hưởng của Chính thống giáo La
Mã và khơng bao giờ có thể nhầm lẫn với các truyện Thánh La Mã. Những vị
Thánh trong truyện Thánh ở Ireland đều mang đặc trưng sự “thánh thiện cao
quý”, họ thánh thiện, cao quý và sẵn sàng đổ máu cho đức tin, không phân biệt
giới tính và chủ yếu là những người xuất thân từ giai cấp quý tộc tuy nhiên họ
đều sống rất khổ hạnh. Những vị Thánh chiếm vị trí quyền lực trong giáo hội và
họ cứu giúp nhân dân và góp phần giải quyết những vấn đề trong xã hội, ví dụ
như tố cáo sự lạm dụng của các vị vua, tổ chức các hoạt động từ thiện, giải quyết
tranh chấp, chuyển đổi nông thôn, xây dựng những khu dân nhà tập thể cho
người đói khổ trú chân ... Ở giáo hội Anh và Ireland đều có những sự thống nhất
trong việc lưu giữ lại di tích của các Thánh bằng văn bản, chúng được tập hợp lại
như những cuốn tiểu thuyết viết về tiểu sử các Thánh. Qua sự luân chuyển của
các triều đại, đến thời Carolingian, đường nét của tiểu sử các Thánh thay đổi
đáng kể trong thế kỉ thứ chín, phản ánh tinh thần của pháp luật về tơn giáo.
Ngồi những sáng tác về những vị Thánh hiện tại, giáo sĩ Carolingian còn phục
hồi và ghi chép lại các truyện Thánh của quá khứ xa xôi nhằm đáp ứng nhu cầu

nhận thức nguồn cội của các giáo hữu. Những ví dụ nổi tiếng nhất đó là Hincmar
của Reims viết về Remigius, Hilduin của Sait – Denis viết về Dionysius và
Alcuin của York viết về Vedast. Đa phần các văn bản này được viết bằng tiếng
La tinh và chủ yếu là dùng cho mục đích phụng vụ hay để các giáo sĩ đọc trong
những ngày lễ kỉ niệm các vị Thánh ấy. Các cơng trình biên soạn truyện Thánh
được phổ biến rộng rãi, các tu sĩ cũng tiến hành biên soạn bộ sưu tập phép lạ của
các Thánh kế thừa những tư liệu lấy từ đền thờ của nhiều vị Thánh, như Đức
Thánh Cha Benedict của Nursia tại tu viện của Fleury và Richarius tại Saint –
Riquier. Dữ liệu cho các bộ truyện Thánh được sưu tầm từ nhiều nơi trên thế giới


×