Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Văn hóa doanh nghiệp fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
*********

VŨ THỊ THU HƯƠNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP FPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH VĂN HĨA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.70

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
*********

VŨ THỊ THU HƯƠNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP FPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.70

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ĐÌNH LÂM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2014


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH………………………………………...5
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................6
1.Lý do chọn đề tài.............................................................................................................6
2.Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................7
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................................7
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 10
5.Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 10
6.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................................................... 11
7.Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 13
1.1. Doanh nghiệp và Văn hóa doanh nghiệp ...................................................................13
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp .......................................................................................... 13
1.1.2 Phân loại doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................... 13
1.1.3 Văn hóa doanh nghiệp ............................................................................................. 13
1.2. Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay ............................................................ 29
1.2.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp............. 28
1.2.2 Ảnh hưởng của các đặc trưng văn hoá dân tộc tới văn hố doanh nghiệp Việt Nam 33
1.2.3 Ảnh hưởng của mơi trường kinh doanh tới sự hình thành văn hố doanh nghiệp Việt
Nam .................................................................................................................................37
1.3. Định vị văn hoá doanh nghiệp FPT ............................................................................ 39
1.3.1 Chủ thể văn hóa FPT............................................................................................... 39
1.3.2 Khơng gian văn hóa FPT......................................................................................... 41
1.3.3 Thời gian văn hóa FPT ............................................................................................ 44
1.4 Tiểu kết ...................................................................................................................... 50

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP FPT .............................. 52
2.1 Nhận thức của lãnh đạo FPT về văn hoá doanh nghiệp FPT ....................................... 52
1


2.1.1 Những đặc điểm chung của đội ngũ lãnh đạo tập đoàn FPT.................................... 52
2.1.2 Triết lý FPT ............................................................................................................. 57
2.1.3. Quan điểm, định hướng của tập đồn về cơng tác duy trì và phát triển VHDN. ...... 60
2.2 Nhận thức của nhân viên FPT về văn hoá doanh nghiệp FPT ..................................... 61
2.2.1 Nhận thức của nhân viên FPT về vai trò của văn hóa doanh nghiệp........................ 61
2.2.2 Nhận thức của nhân viên FPT về chính sách của cơng ty ........................................ 63
2.2.3 Nhận thức của nhân viên FPT về những hạn chế trong văn hóa doanh nghiệp FPT…
......................................................................................................................................... 67
2.3 Nhận thức của khách hàng FPT về văn hoá doanh nghiệp FPT...................................74
2.3.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp FPT trong nhận thức của khách hàng ................ 74
2.3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN FPT ..................................................................76
2.4 Tiểu kết ...................................................................................................................... 80
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP
FPT ..................................................................................................................................... 81
3.1 Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp FPT ..................................................................... 81
3.1.1 Văn hóa tổ chức đời sống tập thể ............................................................................ 81
3.1.2 Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân ........................................................................... 87
3.2 Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp FPT ...................................................................... 93
3.2.1 Văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội của doanh nghiệp FPT ................................ 93
3.2.2 Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của doanh nghiệp FPT ............................ 96

3.3 Một số khuyến nghị nhằm duy trì và phát triển VHDN tại tập đồn FPT ................. 100
3.3.1 Về phía nhà nước .................................................................................................. 100
3.3.2 Về phía ban lãnh đạo cơng ty ................................................................................ 101
3.3.3 Đề xuất công cụ đo lường văn hóa doanh nghiệp .................................................. 102

3.4 Tiểu kết .................................................................................................................... 103
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 112
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 119

2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi đến Tiến sĩ Trần Đình Lâm lịng biết ơn chân thành nhất!
Cảm ơn Thầy đã tận tình hướng dẫn, đơng viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Tơi xin cảm ơn GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cùng các thầy cơ trong khoa Văn hóa
học, phịng Sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện cho tơi được tiếp cận với nhiều môn học và chuyên đề quan trọng,
giúp tơi có thêm kiến thức nền tảng để thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Vũ Thị Vân Hải – phó ban Văn hóa và Đồn
thể cùng các cơ chú, anh chị là lãnh đạo, nhân viên và khách hàng của tập đoàn FPT (khu
vực thành phố Hồ Chí Minh) đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin và thực hiện điều
tra bảng hỏi.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân, bạn bè luôn ở bên,
chia sẻ, động viên tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT


TỪ VIẾT TẮT

CHỮ ĐƯỢC VIẾT TẮT

1

BTC

Ban tổ chức

2

BGĐ

Ban giám đốc

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CBNV

Cán bộ nhân viên

5


CEO

Giám đốc điều hành

6

CNTT và VT

Công nghệ thông tin và viễn thơng

7

ĐH

Đại học

8

HCM

Hồ Chí Minh

9

HĐQT

Hội đồng quản trị

10


TGĐ

Tổng giám đốc

11

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

12

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

14

VHĐT

Văn hóa Đồn thể

15


VHTT&DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch

16

FLI

Học viện lãnh đạo FPT

17

STCo

Sáng tác company

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
STT

NỘI DUNG

TRANG

1

Bảng: Phân loại nghi lễ


22

2

Biểu đồ: Nhân sự tập đoàn FPT (2003- 2010)

83

3

Sơ đồ: Tổ chức tập đồn FPT

82

4

Hình 1.1: Tịa nhà FPT

42

5

Hình 1.2: Big Data là cơng nghệ trọng tâm của FPT trong năm 2013

50

6

Hình 1.3: Logo mừng đại lễ FPT 25 năm


50

7

Hình 2.1: Hội nghị chiến lược FPT 2011

64

8

Hình 2.2: Lãnh đạo và CBNV tham gia lễ hội mừng sinh nhật cơng ty -

64

13/9/2011
9

Hình 2.3: Văn hóa trong cơng việc

67

10

Hình 2.4: Biểu diễn múa- Hội diễn STCo

70

11

Hình 2.5: Hội diễn kỷ niệm FPT 24 tuổi (13/09/2012)


79

12

Hình 3.1: Logo FPT

84

13

Hình 3.2: Khẩu hiệu FPT

86

14

Hình 3.3: Bìa cuốn sách “FPT – Sử kí 20 năm”

87

15

Hình 3.4: Hội diễn STCo

88

16

Hình 3.5: Giải bóng đá 2012


89

17

Hình 3.6: Đồng phục các đơn vị thành viên FPT

91

18

Hình 3.7: Hoạt động của CBNV trong kỳ nghỉ dưỡng

92

19

Hình 3.8: CBNV FPT hưởng ứng ngày Vì cộng đồng 13/3

96

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp là một tổ chức ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển
đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế. Ơng cha ta đã đúc kết “phi thương bất phú” điều đó càng đúng hơn khi ngày nay
chúng ta thấy rõ sự giàu mạnh của một quốc gia, khởi nguồn từ sự giàu mạnh của doanh

nghiệp. Nhiều thành phần kinh tế ở nước ta đã dần khẳng định vị thế, vai trị của mình, nhiều
loại hình doanh nghiệp đã ra đời và có những đóng góp quan trọng cho xã hội.
Việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp trở thành vấn đề được nhiều đối tượng trong xã
hội quan tâm, đặc biệt là những người làm công tác quản lý bởi hoạt động sản xuất – kinh
doanh của doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề không thể giải quyết thỏa đáng bằng nhân tố
kinh tế.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu bài bản về văn hóa doanh nghiệp chưa được tiến
hành, thậm chí, nhiều người làm công tác chuyên ngành chưa thật sự hiểu đúng về vấn đề
này.
Dù vậy, vẫn có nhiều cơng ty, đã đang và sẽ mong muốn xây dựng cho mình một
thương hiệu, một văn hóa doanh nghiệp riêng.
Một trong những cơng ty hàng đầu ở Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và ý thức xây
dựng văn hóa doanh nghiệp là FPT.
Thật khó tin khi biết rằng FPT khởi đầu là một công ty công nghệ thực phẩm, sản xuất
đồ hộp… Thế nhưng lại thành công trên con đường kinh doanh về công nghệ thông tin và
mở rộng sang nhiều lĩnh vực đầu tư khác. Từ 13 thành viên sáng lập, đến nay đã trở thành
ngôi nhà chung của gần 9000 con người. FPT hiện trở thành một trong những công ty công
nghệ thông tin lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Họ đã làm điều đó như thế nào? Trong số các
yếu tố làm nên thành cơng cho cơng ty thì có một yếu tố khơng thể khơng nhắc đến, đó là
văn hóa cơng ty. FPT là một trong số ít cơng ty có nền văn hóa riêng, giàu bản sắc, và khơng
thể trộn lẫn. Chính vì thế, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài “Văn hóa doanh nghiệp FPT” để

6


tiếp cận và nghiên cứu, một lĩnh vực vốn được xem là khá mới mẻ, đầy thách thức nhưng
cũng không kém phần thú vị.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn xây dựng và phát triển văn hố doanh nghiệp của một trong

những doanh nghiệp thành cơng nhất Việt Nam, luận văn dự kiến rút ra những kinh nghiệm
trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như đóng
góp tư liệu cho việc hồn thiện lý luận văn hố doanh nghiệp ở Việt Nam.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ngồi, việc nghiên cứu văn hóa tổ chức, văn hóa cơng ty đã có từ lâu dựa trên
nền tảng ngành nhân học và xã hội học tổ chức nhưng thuật ngữ “Văn hóa tổ chức”
(Organizational Culture) chỉ xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên
1960. Thuật ngữ “Văn hóa cơng ty” (Coporate Culture) trở nên phổ biến khi tác phẩm cùng
tên của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản vào năm 1982 tại Mỹ.
Những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, lĩnh vực tâm lý tổ chức (Organizational
Psychology) bắt đầu khu biệt tâm lý công nghiệp (Industrial Psychology) bằng cách tập trung
vào một đối tượng rộng hơn thay vì chỉ tập trung vào những cá nhân.
Các môn Tâm lý học tổ chức, Hành vi tổ chức (Organizational Psychology,
Organization Behavior) đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự ra đời của hàng loạt trường đại
học đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh. Khi đó, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu quan
tâm đến các hiện tượng tổ chức và thấy cần có một khái niệm để giải thích những biến thể
trong mơ thức hành vi của các tổ chức và mức độ ổn định trong hành vi nhóm/ tổ chức mà
trước đó chúng chưa được chú ý nhấn mạnh.
Đột phá thật sự để phổ biến khái niệm văn hóa cơng ty bắt nguồn từ việc cố gắng giải
thích vì sao có một thời gian, các công ty Mỹ không kinh doanh hiệu quả như các công ty ở
những quốc gia khác, chẳng hạn như Nhật Bản. Và các nhà nghiên cứu nhận thấy một mình
khái niệm văn hóa quốc gia chưa đủ để giải thích thỏa đáng cho những sự khác biệt này.
Khái niệm văn hóa cơng ty, văn hóa doanh nghiệp đã ra đời.
7


Tại Việt Nam, do vấn đề khá mới, ít người làm công tác dịch thuật thực sự am hiểu
lĩnh vực này nên văn hóa cơng ty, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh (Business
culture) thường được dịch và xem như tương đồng với nhau.

Trong những năm gần đây, có nhiều bài báo, hội thảo, tham luận, sách tham khảo,
nghiên cứu trong nước đề cập đến văn hóa doanh nghiệp. Điển hình là hội thảo khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương về chủ đề “Văn hóa kinh doanh” tổ chức tại Hà Nội từ ngày 24
đến ngày 26 tháng 5 năm 1995. Các báo cáo, tham luận của cuộc hội thảo này được tập hợp
trong cuốn “Văn hóa kinh doanh” do Phạm Xuân Nam chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1998). Văn hóa doanh nghiệp cũng được đề cập trong các tác phẩm “Văn hóa và kinh
doanh” do Phạm Văn Thuyên, Vũ Hòa, Trần Trúc Thanh đồng chủ biên (NXB Lao động, Hà
Nội, 2001); “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” của Đỗ Minh Cương (NXB Chính
Trị Quốc gia – Hà nội, 2001)… Đặc biệt ba cuộc hội thảo xoay quanh chủ đề văn hóa doanh
nghiệp được thời báo Kinh tế Sài Gòn và câu lạc bộ doanh nhân 20 – 30 liên tục tổ chức
trong năm 2003 (“Văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có lợi gì
cho doanh nghiệp”; “Triết lý doanh nghiệp”; “Văn hóa doanh nghiệp trong mối quan hệ
giữa doanh nghiệp và xã hội”) quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, doanh nhân… tham dự. Nhiều
tổ chức xã hội đã được thành lập để nghiên cứu và phát triển văn hóa doanh nhân, văn hóa
doanh nghiệp (câu lạc bộ Văn hóa Doanh nhân của phịng thương mại và cơng nghiệp Việt
Nam…).
Tuy nhiên, khái niệm Văn hóa doanh nghiệp vẫn được hiểu một cách đơn giản. Một
số tác giả quy về văn hóa ứng xử (ứng xử trong cơng ty, ứng xử ngồi cơng ty, ứng xử với
khách hàng, ứng xử với đối tác…). Do chưa thấy hết cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp,
nhiều người chỉ xét văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ “bề nổi”, tức chỉ ở cấp độ tạo tác văn hóa
(tập hợp của những biểu hiện hình thức) như khẩu hiệu, logo; cách chào hỏi, nói năng; các
sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong doanh nghiệp như ca hát, nội san, các truyền thuyết,
huyền thoại, tín ngưỡng…
Sẽ hợp lý hơn khi chúng ta hiểu khái niệm Văn hóa doanh nghiệp như tiến sĩ Đào Duy
Quát đã nói trong “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (tháng 8 năm 2004): Văn hóa
doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động sáng tạo của toàn thể cán bộ, công nhân viên của doanh
8


nghiệp nhằm tạo ra các giá trị, các sản phẩm vật chất, tinh thần ngày càng hoàn thiện theo

hướng chân, thiện, mỹ, góp phần phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững.
Theo cách hiểu này, văn hóa doanh nghiệp được quy về với những phẩm chất đáng
quý như lòng yêu nghề, yêu công ty, hợp tác gắn kết mọi thành viên công ty, tinh thần ham
học, cầu tiến; lao động chăm chỉ, sáng tạo; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý,
tơn trọng kỷ luật kỷ cương; những phẩm chất - kỹ năng làm việc của người lao động hiện
đại…
Gần đây, cũng đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về văn hóa
doanh nghiệp như: Bước đầu tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp
Việt Nam (2007) của Nguyễn Thanh Lân – Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. Hồ
Chí Minh và Vai trị của văn hóa trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa
trong kinh doanh ở Việt Nam (2004) của Nguyễn Hoàng Anh – Đại học Ngoại thương Hà
Nội... những luận văn, luận án trên đã nghiên cứu khá sâu và có đóng góp rất tích cực cho
việc hình thành, xây dựng một lĩnh vực văn hóa khá mới mẻ ở Việt Nam – văn hóa doanh
nghiệp. Nhưng đó là những nghiên cứu mang tính lý luận và ở mức độ khái quát, còn để tiếp
cận vấn đề văn hóa doanh nghiệp từ một cơng ty thì hầu như chưa có.
Cũng bởi thế, với FPT, dù là một công ty lớn, thu hút hàng ngàn lao động với mức tăng
trưởng cao và là một trong những điển hình đã xây dựng cho mình văn hóa doanh nghiệp
riêng, độc đáo nhưng ngoài một số bài viết, một vài phỏng vấn các lãnh đạo cao cấp của FPT
thì hầu như chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp này. Các bài viết về
văn hoá FPT được đăng tải trên các tạp chí, báo viết… và nhiều nhất là trên các báo mạng
như: Văn hoá doanh nghiệp FPT (tháng 8/2008 trên ); Văn hoá doanh
nghiệp FPT dưới góc nhìn của phó tổng giám đốc FPT ( ngày
09/10/2008); Tổng giám đốc FPT: hãy dùng “thế” để cạnh tranh (13/12/2010 trên website
của phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam – VCCI)… Ngoài
ra, rất nhiều bài viết về các hoạt động của FPT cũng là những tư liệu quan trọng cho phép
đánh giá, nhận xét về các biểu hiện của văn hố FPT.
Thực tế cho thấy chưa có nghiên cứu nào thật khoa học, đầy đủ về văn hố doanh
nghiệp FPT. Vì thế, qua luận văn, chúng tơi dự kiến sẽ trình bày được bức tranh tổng quan
9



về văn hóa doanh nghiệp này. Với việc sử dụng nhiều phương pháp để tiếp cận nghiên cứu
dưới góc độ văn hóa học, bức tranh văn hóa doanh nghiệp FPT sẽ dần hiện rõ để những
người lãnh đạo công ty nói riêng và giới doanh nhân nói chung có thể hiểu thêm, trên cơ sở
đó xây dựng một nền văn hóa vững chắc, phù hợp với đặc trưng riêng có của doanh nghiệp
mình.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là văn hóa doanh nghiệp mà công ty FPT đã và
đang xây dựng.
Phạm vi không gian nghiên cứu trên tư liệu văn bản là hoạt động của các doanh
nghiệp FPT trên phạm vi cả nước còn trên tư liệu thu thập qua hoạt động quan sát tham dự
và điều tra thực địa sẽ giới hạn chủ yếu trong các công ty FPT đặt trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
Phạm vi thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ khi FPT chuyển hướng sang kinh doanh
trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

5. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là một cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu văn hóa của FPT như một
doanh nghiệp hoạt động tương đối thành công.
Đây sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những người làm
công tác giảng dạy, sinh viên chuyên ngành văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp.
Đây cũng là cơ sở khoa học cho các nhà quản trị, tư vấn, những người làm công tác
chuyên ngành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FPT nhìn nhận lại thực trạng,
những ưu điểm, những hạn chế từ đó xây dựng và hồn thiện kiểu văn hóa cũng như thương
hiệu cho doanh nghiệp của mình nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất - kinh
doanh.

10



6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Để thu thập thông tin nhằm triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số
phương pháp: phương pháp thu thập tư liệu văn bản về các hoạt động của FPT có trên các
phương tiện truyền thơng đại chúng; Phương pháp so sánh giúp so sánh đặc trưng văn hóa
doanh nghiệp FPT với một số doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong và ngồi nước. Phương
pháp này cũng góp phần phân biệt quan điểm, ước muốn … của những người lãnh đạo khi
xây dựng văn hố cơng ty với thực trạng văn hoá doanh nghiệp FPT trong các lĩnh vực.
Một phương pháp rất quan trọng nữa là phương pháp quan sát tham dự và điều tra thực địa.
Hoạt động quan sát tham dự và điều tra thực địa sẽ giới hạn chủ yếu trong các công ty FPT
đặt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một số phương pháp cụ thể để bổ sung như:
Phương pháp Hệ thống – Loại hình được dùng để phân tích các thành tố cầu trúc, các
bình diện của văn hóa doanh nghiệp FPT.
Phương pháp mơ hình hóa được dùng để phác họa và xây dựng mơ hình văn hóa
doanh nghiệp FPT.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được dùng để xử lý dữ liệu, tư liệu điều
tra xã hội học, những kết quả phỏng vấn và nghiên cứu của những cơng trình nghiên cứu
khác có liên quan.
Tài liệu tham khảo là các sách viết về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa cơng ty, các bài
báo (gồm cả báo mạng) viết về doanh nghiệp FPT, các tập san lưu hành nội bộ trong doanh
nghiệp…Nguồn tư liệu chính của luận văn là những tư liệu thu thập trên các phương tiện
truyền thông và qua khảo sát từ thực tế… mà chúng tôi tổng hợp được.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn dự kiến gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.

11



Nêu một số vấn đề về doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp; đặc biệt vấn đề doanh
nghiệp và văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay; Định vị văn hóa doanh nghiệp FPT:
chủ thể, khơng gian và thời gian văn hóa FPT.
Chương 2: Văn hóa nhận thức của doanh nghiệp FPT.
Trình bày nhận thức của lãnh đạo FPT về văn hoá doanh nghiệp FPT: triết lý kinh
doanh, đạo đức, trách nhiệm… của doanh nghiệp.
Nhận thức của nhân viên FPT về văn hoá doanh nghiệp FPT: các kinh nghiệm sản
xuất kinh doanh và tri thức nghề nghiệp mà doanh nghiệp tích lũy được, các thương hiệu của
doanh nghiệp…
Nhận thức của khách hàng về văn hoá doanh nghiệp FPT: chất lượng sản phẩm, văn
hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử, thương hiệu, thị phần của FPT…
Chương 3: Văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử của doanh nghiệp FPT.
Phần văn hóa tổ chức giới thiệu tổ chức đời sống tập thể của cơng ty (văn hóa quản lý
trên mọi mặt của doanh nghiệp); tổ chức đời sống cá nhân (tổ chức đời sống vật chất như ăn,
mặc, ở, đi lại… và tinh thần như vui chơi, giải trí, thơng tin…).
Phần văn hóa ứng xử gồm ứng xử của FPT với môi trường xã hội (với khách hàng,
bạn hàng, đối tác… và cộng đồng cư dân nơi cư trú) và ứng xử với môi trường tự nhiên (ứng
xử với môi trường tự nhiên nơi cư trú, với nguồn nguyên nhiên liệu, với nơi bán hàng…).
Tất cả ba thành tố văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử đều được xét
từ ba góc độ: lãnh đạo, nhân viên, khách hàng.

12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Doanh nghiệp và Văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp (2005), “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục

đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Theo chúng tôi, doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là
thực hiện các hoạt động kinh doanh [20:8] do chủ doanh nghiệp hoạch định, được nhân viên
triển khai một cách cụ thể, với số vốn đảm bảo được chi phí tối thiểu để duy trì doanh
nghiệp.

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp Việt Nam
Căn cứ vào đối tượng góp vốn, nguồn vốn và trách nhiệm sau khi giải thể, từ góc độ văn
hóa học, chúng tơi nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam có những loại hình sau:
-

Doanh nghiệp nhà nước

-

Doanh nghiệp ngồi nhà nước
+ Doanh nghiệp tư nhân trong nước
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi
 Doanh nghiệp liên doanh

1.1.3 Văn hóa doanh nghiệp
1.1.3.1 Khái niệm
Trên thế giới vào đầu thế kỷ XX, các cơng trình nghiên cứu những khía cạnh nhỏ của
doanh nghiệp như “chuẩn mực nhóm” (group norm) của các nhà tâm lý Lewin, Lippitt; “vai
trị và giá trị của các nhóm” của Katz và Kahn [42:52] đã tạo ra một bước khởi đầu cho
chuyên ngành hẹp của văn hóa ứng dụng là văn hóa doanh nghiệp.
13



Sau đó, các nghiên cứu về tâm lý tổ chức (Organization psychology) ngày càng được mọi
người quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp chú ý đến vai trò của yếu tố tâm lý, xã hội, văn
hóa trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình. Các mơn học như: Tâm lý tổ
chức (Organizational psychology), Hành vi tổ chức (Organizational behavior)… ra đời và
được đưa vào giảng dạy trong khối ngành kinh tế - thương mại. Khái niệm “văn hóa doanh
nghiệp” (Company cultural) xuất hiện vào khoảng năm 1960 trở nên phổ biến hơn nhưng
thường bị quy về hay đồng nhất với khái niệm “văn hóa tổ chức” (Organization cultural).
Phong trào nghiên cứu các vấn đề của doanh nghiệp đặc biệt phát triển ở các nước
phương Tây và Nhật Bản (xuất hiện muộn hơn) nhằm giải quyết những băn khoăn của các
doanh nghiệp về những thất bại trong đầu tư kinh doanh tại đất nước mình và đặc biệt là ở
nước ngoài. Tiêu biểu là nghiên cứu của James M.Higgins có một phần khá lớn đề cập đến
các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp. Trong nhiều lý giải cho sự thịnh vượng và phát
triển lâu dài của các doanh nghiệp ở Mỹ hay ở Nhật, các nhà nghiên cứu đều có chung một
kết luận là do các doanh nghiệp đó có nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Họ nhận thấy
yếu tố vốn, chiến lược kinh doanh, hay thậm chí nhu cầu của khách hàng cũng khơng phải là
yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp khi họ tiến hành kinh doanh ở nước
ngoài. Họ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại trong việc điều hành công ty và tạo được sự
chấp nhận trong mắt người dân nước sở tại. Những nghiên cứu bước đầu thường quy về yếu
tố văn hóa dân tộc nhưng trong quá trình nghiên cứu, họ nhận ra rằng thực sự có một yếu tố
chi phối đến sự thành cơng hay thất bại mạnh mẽ hơn, đó chính là văn hóa cơng ty, văn hóa
doanh nghiệp. [49:56] Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ra đời.
Thuật ngữ văn hóa kinh doanh (Business culture), văn hóa doanh nghiệp (Company
culture) mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng mười năm gần đây. Văn minh thương nghiệp tại
Việt Nam chỉ là một bộ phận nhỏ và không được xã hội coi trọng nên văn hóa doanh nghiệp
khơng được đề cập đến như một ngành khoa học, xác lập được khái niệm, đối tượng nghiên
cứu… Trước đây, khi bàn đến vấn đề này, các nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến thuật ngữ “kinh
doanh có văn hóa” hay “văn hóa trong kinh doanh”. Văn hóa doanh nghiệp từng bước được
quan tâm và nghiên cứu tại Việt Nam như một khoa học trong bối cảnh Việt Nam ngày càng
hội nhập vào trong guồng chảy chung của thế giới.
14



Tìm hiểu khái niệm văn hóa doanh nghiệp chính là xác lập nội hàm và ngoại diên của
khái niệm này nhằm chỉ ra những giá trị văn hóa, chưa phải là văn hóa của doanh nghiệp,
nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp có hệ thống, tiến bộ và phù hợp với bối cảnh kinh
doanh hiện nay.
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm “văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị do
doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với
mơi trường xã hội và tự nhiên của mình”. [35:9]
Theo định nghĩa trên, chúng ta thấy:
- Văn hóa doanh nghiệp phải là những đặc điểm mang tính bao quát của tồn doanh
nghiệp chứ khơng chỉ là những hoạt động văn hóa hay đạo đức của doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tinh thần và vật chất mang đặc trưng của doanh
nghiệp, có tác động đến tình cảm, lý trí, hành vi của tất cả các thành viên trong doanh
nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp được thiết lập trên cơ sở hội tụ văn hóa của các thành viên trong
doanh nghiệp, gắn liền với văn hóa xã hội và là một bộ phận của văn hóa xã hội.
Sự xuất hiện khái niệm văn hóa doanh nghiệp chứng tỏ một sự thay đổi lớn trong việc
nhìn nhận vai trị của văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, trong hoạt động quản lý,
điều hành, tạo ra sản phẩm, xây dựng thương hiệu… của doanh nghiệp.

1.1.3.2 Các thành tố của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa, bao gồm tổng thể những biểu hiện
văn hóa, thơng qua việc nhận thức, qua các mối quan hệ ứng xử bên trong và bên ngoài của
doanh nghiệp và qua việc sử dụng các nhân tố văn hóa trong hoạt động của doanh nghiệp.
Những biểu hiện văn hóa ấy qua thời gian đã trở thành hệ giá trị, mang đặc trưng văn hóa
riêng của doanh nghiệp, đồng thời trở thành nguồn lực thúc đẩy hoạt động đạt hiệu quả kinh
tế - xã hội cao. Các thành tố của văn hóa doanh nghiệp bao gồm: văn hóa nhận thức, văn hóa
tổ chức và văn hóa ứng xử.
 Văn hóa nhận thức

Văn hóa nhận thức của doanh nghiệp bao gồm triết lý kinh doanh, các giá trị cốt lõi, giai
thoại, thương hiệu và nhãn hiệu của doanh nghiệp.
15


 Giá trị cốt lõi
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và thành cơng đều phải có một hệ thống các giá trị,
các giá trị là lớp sâu nhất của văn hóa doanh nghiệp. Các cơng ty tồn tại lâu đời đều có một
hệ thống giá trị, bản sắc riêng. Chính những giá trị văn hóa định tính ấy, trong nhiều trường
hợp, giúp cho doanh nghiệp thành công hơn so với những giá trị định lượng như nguồn vốn,
thiết bị… Hệ giá trị bù đắp cho doanh nghiệp những khiếm khuyết, những rủi ro trong quá
trình hoạt động.
Các giá trị mang tính chuẩn mực chung tạo ra sự thống nhất trong hành động của mọi
thành viên trong doanh nghiệp, từ đó tạo lên một nguồn lực nội sinh. Doanh nghiệp là sự tập
hợp của nhiều cá nhân với những năng lực và tính cách khác nhau được phân bổ trong các
công việc khác nhưng cùng hướng vào một mục tiêu chung. Tính đồng nhất, thống nhất của
doanh nghiệp chỉ có được khi mọi thành viên đều tự giác chấp nhận một hệ thống các giá trị
chung. Nhờ vậy, lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra một lực cộng hưởng và động lực chung
bằng cách hợp lực từ các cá nhân, bộ phận, đơn vị khác nhau. Đồng thời, với giá trị truyền
thống, đạo đức kinh doanh và chức năng định hướng hoạt động một cách tự giác và rộng
khắp, văn hóa doanh nghiệp có thể khiến các thành viên đi đúng hướng, hoạt động có hiệu
quả mà khơng cần quá nhiều quy chế và mệnh lệnh chi tiết từ cấp trên áp đặt xuống.
Hệ thống các giá trị bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Với các giá trị vật chất,
doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và quy ước. Tuy nhiên các giá trị tinh thần mới đóng
vai trị cốt lõi. Các giá trị này được toàn thể thành viên doanh nghiệp thừa nhận, chia sẻ, tôn
vinh và cùng ứng xử nhằm theo đuổi sứ mệnh và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ
thống giá trị cốt lõi này trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân
tích cực liên kết chặt chẽ mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với
khách hàng và đối tác, liên kết doanh nghiệp với xã hội nói chung.
Trong q trình phát triển, những giá trị ấy vẫn giữ cái cốt lõi và luôn biến đổi phù hợp

với yêu cầu của xã hội. Các giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi luôn bao hàm nội dung sứ
mạng và mục tiêu: chúng ta là ai? Chúng ta có trách nhiệm như thế nào với doanh nghiệp?
mục đích của chúng ta là gì? Đó là những u cầu về phẩm chất, năng lực có tính chuẩn mực
mà mỗi thành viên cũng như toàn doanh nghiệp cần phấn đấu vươn tới, bảo vệ, giữ gìn và
16


phát triển. Đồng thời nhanh nhạy với những giá trị mới xuất hiện trong quá trình phát triển
và hội nhập. Cụ thể, trong thời đại thơng tin ngày nay thì sức hấp dẫn là một giá trị mới.
[11:180]
 Triết lý kinh doanh
Là một bộ phận của văn hóa nhận thức, triết lý kinh doanh là tư tưởng quan điểm của
doanh nghiệp về kinh doanh, được khái quát thành lý tưởng, tơn chỉ, mục đích, phương châm
hành động giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Triết lý kinh
doanh được thể hiện thông qua các chuẩn mực đạo đức, hệ thống giá trị mà doanh nghiệp
thực thi hay thông qua khẩu hiệu…Triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho
hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp là sự vận dụng văn hóa
kinh doanh của doanh nghiệp trong thực tế kinh doanh. Các doanh nghiệp trên cơ sở đặc thù
nghề nghiệp sẽ có sự vận dụng triết lý kinh doanh theo những cách thức khác nhau nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động. Mỗi doanh nghiệp có một triết lý kinh doanh riêng và bị yếu tố
văn hóa truyền thống chi phối. Nhưng truyền thống văn hóa chỉ là một trong những cơ sở để
tạo dựng một triết lý kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động hướng tới sự phát triển,
hướng tới tương lai, vì thế, triết lý của nó khơng thể chỉ dựa trên văn hóa truyền thống mà
cịn phải bao hàm được văn hóa chung của nhân loại, của thời đại, những xu hướng văn hóa
của tương lai.
Kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đầy khó khăn, phức tạp và biến động.
Triết lý về kinh doanh cũng rất phong phú và có nhiều loại khác nhau. Có thể phân loại triết
lý kinh doanh dựa theo hai tiêu chí cơ bản: theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy mô của
chủ thể kinh doanh. Dựa theo chức năng, nhiệm vụ của hoạt động doanh nghiệp, triết lý kinh
doanh chia theo từng lĩnh vực sau: triết lý trong sản xuất, triết lý trong dịch vụ, maketing,

quản lý chất lượng hàng hóa, quản trị doanh nghiệp, bán hàng… Dựa vào quy mơ của doanh
nghiệp, có thể chia triết lý kinh doanh làm hai loại cơ bản: triết lý chung, triết lý bộ phận.
[9:55]
Phần quan trọng nhất của triết lý kinh doanh là bộ phận triết lý chung của tổ chức kinh
doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh lâu dài, phát triển bền
vững đều cần có một triết lý chung. Triết lý đó cần được hầu hết các thành viên chấp nhận và
17


tự giác tuân theo. Có hai xu hướng tạo lập triết lý kinh doanh: xây dựng triết lý kinh doanh từ
kinh nghiệm nhiều năm của người lãnh đạo doanh nghiệp (tự phát) và xây dựng triết lý kinh
doanh theo yêu cầu kinh doanh (chủ động). Như vậy, việc tạo lập triết lý kinh doanh có hai
cách thức:
Thứ nhất, những người sáng lập doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và
quản lý đã từ kinh nghiệm rút ra triết lý của doanh nghiệp. Để xây dựng được triết lý doanh
nghiệp theo hình thức này, các chủ doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian trải nghiệm. Hình
thức này được các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường sử dụng. 1
Thứ hai, lãnh đạo của doanh nghiệp chủ động xây dựng triết lý ngay từ khi thành lập
doanh nghiệp để làm định hướng phát triển tổ chức của mình và được tiến hành thông qua sự
thảo luận, thống nhất ý kiến của các thành viên trong doanh nghiệp. Sự chủ động này giúp
doanh nghiệp sớm đi vào quy củ, định hướng hoạt động của doanh nghiệp. 2
Triết lý kinh doanh có thể ra đời trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các
tư tưởng triết học về kinh doanh. Tác giả của triết lý kinh doanh không ai khác chính là
những chủ thể hoạt động kinh doanh (doanh nhân). Các triết lý kinh doanh đều có tính đặc
thù nghề nghiệp cao và thường mang dấu ấn cụ thể của từng doanh nghiệp. Triết lý kinh
doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải
nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh”. [11:201]
Triết lý doanh nghiệp vạch ra sứ mạng (mục tiêu), là một hệ các giá trị có tính pháp lý và
đạo đức, chủ yếu là giá trị đạo đức của doanh nghiệp, từ đó tạo nên một phong thái văn hóa
đặc thù của doanh nghiệp, là cốt lõi trong doanh nghiệp đó. Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu

với xã hội bên ngồi, nó là tài sản tinh thần, là cái thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, tạo
nên một sức mạnh thống nhất. Triết lý doanh nghiệp được các nhà quản lý Nhật Bản coi là
nguồn tài sản vơ hình, có tác dụng cực kỳ to lớn; còn nhà khoa học Mỹ, Robert Shook thì
cho rằng: “Một triết lý kiên định, vững vàng cuối cùng sẽ quyết định tính vĩ đại của một
doanh nghiệp”.
1

Trên thế giới hiện nay điển hình có các công ty hàng đầu như Hewlett – Packard (HP) sau 20 năm, văn bản triết lý của
công ty mới được hình thành. Cơng ty Matsushita của Nhật cũng mất 18 năm trải nghiệm đã cho ra đời bản triết lý kinh
doanh của mình.
2
Ở Mỹ, điển hình của triết lý kinh doanh xây dựng theo cách này là văn bản triết lý “nền văn hóa khơng hình thức” của
tập đồn Intel.

18


Triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố có vai trị
quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa và qua đó, góp phần tạo nên một
nguồn nội lực mạnh mẽ trong doanh nghiệp. [11:238]
Triết lý doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ chế pháp luật nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh
doanh, kinh nghiệm và tầm nhìn của chủ doanh nghiệp và sự chấp nhận của đội ngũ cán bộ,
công nhân viên. Triết lý doanh nghiệp là bước khởi đầu giúp doanh nghiệp xác định mục
tiêu, sứ mạng, tầm nhìn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mạng –
mục tiêu – tầm nhìn chính là yếu tố đầu tiên thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp còn được thể hiện qua những yếu tố còn lại của doanh
nghiệp. Chính vì thế, triết lý kinh doanh có vai trị vơ cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp
sáng tạo và xác định đúng nhận thức, lời nói, hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Như vậy, triết lý doanh nghiệp là hạt nhân, yếu tố cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp; là
thành tố ổn định, bền vững, bất chấp thay đổi thường xuyên của ngoại cảnh. Triết lý doanh

nghiệp là cái hồn nối kết mọi người trong doanh nghiệp hoạt động vì sự thành cơng của
doanh nghiệp.
 Các giai thoại
Giai thoại là những câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ hoặc cũng có thể chưa từng xảy
ra được các thế hệ sau “cấu trúc” lại hay sáng tạo ra, nhằm tôn vinh một giá trị mà tổ chức
lưu giữ giai thoại đó đề cao và được chia sẻ, được nhắc lại với những thành viên mới. Giai
thoại xuất phát từ nhu cầu cố kết cộng đồng trong doanh nghiệp và nhu cầu xác định hướng
đi cho cộng đồng khi những giá trị nội tại của doanh nghiệp chưa được các thành viên mới
khẳng định hoặc các thành viên cũ bị quy luật tâm lý về ngưỡng cảm giác làm mòn đi nhận
thức về giá trị của doanh nghiệp trong những việc làm hàng ngày.
Giai thoại có thể là những chuyện kể về những nhân vật anh hùng của doanh nghiệp như
những mẫu hình lý tưởng về những chuẩn mực và giá trị văn hóa doanh nghiệp, những sự
việc đánh dấu sự thay đổi tích cực của doanh nghiệp. Một số mẩu chuyện trở thành những
giai thoại do những sự kiện đã mang tính lịch sử và có thể được thêu dệt thêm. Một số khác
có thể biến thành huyền thoại chứa đựng những giá trị và niềm tin trong tổ chức và không
được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế. Các mẩu chuyện có tác dụng duy trì sức
19


sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả mọi
thành viên. [26:276]
Các giai thoại thường được sử dụng trong các dịp lễ kỷ niệm của doanh nghiệp như là
một trong những yếu tố nhận thức nhằm duy trì giá trị tồn tại và tạo lập truyền thống văn hóa
doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hình thành nên hệ thống giai thoại, cần phải có q trình
hoạt động tương đối dài và có những thành quả nhất định, có những cá nhân tạo ra được
những giá trị đặc biệt nhất định – những thành quả đó phải được chủ doanh nghiệp hay cộng
đồng chú ý đến và ghi nhận.
 Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa
Thương hiệu là một trong những yếu tố thuộc về văn hóa nhận thức của văn hóa doanh
nghiệp và dễ nhận biết nhất trong văn hóa doanh nghiệp. Những yếu tố như triết lý kinh

doanh, các giá trị… có thể là những yếu tố khách hàng khó nhận biết và không thể kiểm
định, nhưng thông qua nhãn hiệu, lơ – gơ, bao bì, bảng hiệu… doanh nghiệp có thể tạo dấu
ấn của mình trong nhận thức của khách hàng.
Thương hiệu hàm chứa trong nó những giá trị văn hóa và sức mạnh rất cao. Nguồn lực
doanh nghiệp ngày nay hiểu theo nghĩa rộng bao gồm không chỉ lao động, máy móc, thiết bị,
vật tư, hàng hóa, vốn… mà cịn cả những nguồn lực vơ hình. Đó chính là uy tín, danh tiếng,
hình ảnh của doanh nghiệp, sự tín nhiệm của khách hàng, cách thức quản lý, tinh thần lao
động và năng lực sáng tạo của nhân viên, là sự đồng lòng, sự quan tâm của tất cả mọi thành
viên trong doanh nghiệp đối với sản phẩm. Các nhà quản trị thương hiệu gọi thương hiệu là
nguồn lực, nguồn vốn vơ hình, là nguồn tài ngun thứ tư, ngang hàng với nhân lực, vật lực,
tài lực. Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa được coi là một loại tài sản vơ hình có giá trị, là
phương tiện tích lũy nguồn giá trị nội lực, giúp doanh nghiệp quảng cáo, xây dựng uy tín sản
phẩm trên thương trường. Nhờ đó, sản phẩm có thể trao đổi nhanh chóng hơn và doanh
nghiệp được bồi hồn giá trị cơng sức của mình nhờ lỗ lực đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Thương hiệu được duy trì bởi nguồn năng lượng từ văn hóa doanh nghiệp, thể hiện ý
nghĩa, những lợi ích, sự mong đợi của khách hàng thơng qua các giá trị, tính văn hóa, đạo
đức, phong cách, đặc trưng của doanh nghiệp hay quốc gia, sự tin tưởng… [9:336]. Thương
hiệu nhấn mạnh đến khả năng gây ấn tượng, dễ nhớ, dễ phân biệt nên thường sử dụng các
20


thành tố hàm chứa giá trị văn hóa cao như tên gọi (từ ngữ, con số, chữ viết), biểu tượng (hình
khối, mỹ thuật) và một số dấu hiệu khác (kiểu dáng, bao gói) cùng với sự kết hợp màu sắc,
hình ảnh đặc thù và được trình bày cách điệu, độc đáo nhằm dễ dàng lưu nhớ trong tâm trí
khách hàng. Cùng với tên gọi, một thành phần quan trọng khác của thương hiệu, nhãn hiệu
hàng hóa là biểu tượng. Biểu tượng là phần không thể phát âm bằng lời nhưng có thể tác
động tới xúc cảm của khách hàng chủ yếu nhờ thị giác với sự liên cảm thông qua hình tượng,
màu sắc. Tuy nhiên, lơ – gơ, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng bao bì… chỉ là những dấu hiệu
vật lý, là bề nổi của tảng băng chìm “thương hiệu”. Thương hiệu thật sự là những giá trị cảm
nhận mà doanh nghiệp xây dựng bằng cả hệ thống văn hóa doanh nghiệp chứ khơng phải chỉ

là một sự diễn đạt cụ thể. Các biểu tượng của doanh nghiệp chỉ đóng vai trị là yếu tố tác
động giúp khách hàng ghi nhận giá trị thực của doanh nghiệp được thể hiện đằng sau nó.
 Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp bao gồm văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng mà nghi
lễ chính là một hoạt động quan trọng mang tính cố kết các thành viên trong doanh nghiệp và
tổ chức sinh hoạt cá nhân tại các không gian riêng của cá nhân trong doanh nghiệp đó nhằm
đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của con người nhưng vẫn đảm bảo được sự thống nhất trong tổ
chức khơng gian chung.
 Nghi lễ - văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng
Nghi lễ là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ dưới hình thức các
hoạt động, sự kiện văn hóa xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ
hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của
những người tham dự. [26:283]
Nghi lễ thường được tiến hành theo một cách thức nhất định. Các nghi thức được thiết kế
kỹ, trang trọng. Đặc điểm hình thức, nội dung của nghi lễ không chỉ thể hiện những giá trị về
triết lý trong văn hóa doanh nghiệp mà tổ chức muốn nhấn mạnh, nghi lễ còn thể hiện quan
điểm và cách tiếp cận của lãnh đạo doanh nghiệp. Mức độ thực hiện nghiêm túc các nghi lễ
của doanh nghiệp là dấu hiệu phản ánh nhận thức và sự gắn bó của các thành viên với doanh
nghiệp [26: 273].

21


Theo Nguyễn Mạnh Quân, nghi lễ trong doanh nghiệp thường được phân loại như
sau:

Bảng phân loại nghi lễ [26:280]
Loại hình
Chuyển giao


Củng cố

Minh họa

Tác động tiềm năng

Khai mạc, giới thiệu thành viên Tạo thuận lợi cho việc thâm nhập vào
mới, chức vụ mới, lễ ra mắt

cương vị mới, vai trò mới

Lễ phát phần thưởng

Củng cố các nhân tố hình thành bản
sắc và tôn thêm vị thế của thành viên

Nhắc nhở

Liên kết

Sinh hoạt văn hóa chun mơn, Duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng
khoa học

thêm năng lực tác nghiệp của tổ chức

Lễ hội, liên hoan, tết

Khơi phục, khích lệ chia sẻ tình cảm
và sự cảm thơng nhằm gắn bó các
thành viên với nhau và với tổ chức


Nghi lễ là một trong những yếu tố thể hiện tính văn hóa trong tổ chức của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức xã hội thu nhỏ và con người làm trong các doanh nghiệp cũng
có những nhu cầu tinh thần cơ bản. Hoạt động nghi lễ sẽ giúp cho tổ chức doanh nghiệp thỏa
mãn những nhu cầu này. Không những thế, hoạt động nghi lễ sẽ giúp cho tổ chức của doanh
nghiệp gắn bó chặt chẽ hơn, nhờ đó, hiệu quả làm việc cao hơn và mức độ ổn định nhân lực
tốt hơn.
Mức độ trang trọng của các hoạt động nghi lễ có thể ít hay nhiều tùy thuộc vào nội dung
của nghi lễ và mơi trường văn hóa trong doanh nghiệp.
 Tổ chức sinh hoạt cá nhân
Sinh hoạt cá nhân của các thành viên trong doanh nghiệp cũng là một bộ phận cấu thành
nên văn hóa doanh nghiệp. Việc các thành viên trong doanh nghiệp ứng xử, hoạt động ra sao
chi phối rất nhiều đến hoạt động và hình ảnh của doanh nghiệp trong nhận thức của các đối
tượng bên ngoài mơi trường doanh nghiệp (khách hàng, chính quyền…). Bên cạnh đó, một
cá nhân đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa doanh
nghiệp chính là chủ doanh nghiệp.
22


Chủ doanh nghiệp là người tạo ra doanh nghiệp, hình thành (hay ít ra là người khởi
xướng) nên những yếu tố đầu tiên trong văn hóa doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp còn tác
động, chi phối đến hành vi của nhân viên và những hoạt động khác giúp doanh nghiệp trở
thành một hệ thống thực hiện những hành vi đã được thống nhất và tin theo. Cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp ln thể hiện văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa doanh
nghiệp mạnh, cơ cấu tổ chức sẽ logic, không cồng kềnh nhưng cũng không thiếu các vị trí
khiến cho các cá nhân trong tổ chức cảm thấy q tải trong cơng việc, khơng rơi vào tình
trạng chồng chéo cơng việc và trách nhiệm.
 Văn hóa ứng xử
Trong mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp, văn hóa giao tiếp ứng xử được thể hiện
qua cách doanh nghiệp đó ứng xử như thế nào với mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội.

 Văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên
Đây là mối quan hệ có ý nghĩa chiến lược đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Ứng xử với môi trường tự
nhiên bao gồm việc tận dụng và ứng phó với mơi trường tự nhiên vào mơi trường sản xuất
kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp. Mối quan hệ này được nhận thức đúng làm cho
doanh nghiệp thêm tôn trọng tự nhiên, khơng làm mất cân bằng sinh thái. Nhờ đó, doanh
nghiệp xác lập giá trị đạo đức của mình cho việc phát triển bền vững. Hiện nay, vấn đề gây ô
nhiễm môi trường không chỉ còn là vấn đề mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và những người
thực thi pháp luật, mà cịn liên quan đến việc doanh nghiệp được cơng chúng nhìn nhận như
thế nào. Khách hàng ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nên
nếu doanh nghiệp không coi trọng việc bảo vệ môi trường, chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị tẩy
chay.
 Văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội
Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của doanh nghiệp thể hiện trong q trình cơng bố
và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những vấn đề xã hội địi hỏi các doanh
nghiệp khơng chỉ xem xét đến các khía cạnh của việc doanh nghiệp nên có trách nhiệm với
các đối tượng khác nhau của nội bộ doanh nghiệp mà còn xem xét đến các nghĩa vụ mà
doanh nghiệp có đối với người tiêu thụ, các chuyên gia về mơi trường, cộng đồng xã hội nói
23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×