Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh giun lươn strongyloidosis trên lợn tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.54 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN TRÒN ĐƯỜNG TIÊU HÓA,
BỆNH GIUN LƯƠN (Strongyloidosis) TRÊN LỢN
TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y
Mã số: 9.64.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN TRÒN ĐƯỜNG TIÊU HÓA,
BỆNH GIUN LƯƠN (Strongyloidosis) TRÊN LỢN
TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y
Mã số: 9.64.01.04


LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
TS. Nguyễn Văn Quang

Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Mọi thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
thành Luận án đều đã được cảm ơn.

Tác giả

Nguyễn Thị Hương Giang


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, cho phép tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan và TS. Nguyễn Văn Quang - những nhà khoa
học đã hướng dẫn, chỉ bảo tơi hết sức tận tình trong suốt q trình nghiên cứu và

hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Ngun đã giảng dạy, hướng dẫn tơi hồn thành các học phần và các
chuyên đề trong chương trình đào tạo.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc, Ban Đào
tạo sau đại học - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn ni thú y - trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo trường Đại học Nông
Lâm Bắc Giang, Lãnh đạo Khoa Chăn nuôi - Thú y, các Thầy Cô giáo trong khoa
đã tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về kinh phí cho tơi trong q trình học tập.
Tơi xin trân trọng cảm ơn: các kỹ thuật viên phịng thí nghiệm khoa Chăn nuôi
thú y - trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, chuyên gia JICA PGS.TS. Kondo
Hiroshi; TS. Phạm Ngọc Doanh - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam;
các kỹ thuật viên phòng Siêu cấu trúc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kỹ thuật
viên phòng xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, Chi cục chăn nuôi và thú y
tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Hải Nam, ThS. Nguyễn Thu Hương,
ThS. Nguyễn Văn Thắng - học viên cao học khóa K23TY trường Đại học Nơng
Lâm Thái Ngun, các sinh viên Thú y khóa 3, khóa 4, khóa 5 trường đại học Nông
Lâm Bắc Giang đã tham gia và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi vơ cùng biết ơn các thành viên trong gia đình đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ,
động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành cơng việc học tập, nghiên
cứu và hoàn thành Luận án.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
NGHIÊN CỨU SINH


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................3
4. Những đóng góp mới của đề tài..........................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................4
1.1.1. Giun trịn đường tiêu hóa lợn........................................................................4
1.1.2. Những hiểu biết về bệnh giun lươn ở lợn...................................................14
1.2. Một số đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh
Bắc Giang................................................................................................. 19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang ......................................................19
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................20
1.2.3. Tình hình phát triển chăn ni và phịng chống bệnh ký sinh trùng
cho lợn tại tỉnh Bắc Giang.....................................................................................21
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước....................................................23
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................23
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 35
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................35
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................35
2.2. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................35

2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................37


iv

2.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn
tại Bắc Giang .........................................................................................................37
2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis).......................37
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................39
2.4.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn
tại Bắc Giang .........................................................................................................39
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn .........................................43
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 59
3.1. Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn tại
tỉnh Bắc Giang ......................................................................................................59
3.1.1. Thực trạng cơng tác phịng chống bệnh giun trịn đường tiêu hóa cho
lợn tại tỉnh Bắc Giang............................................................................................59
3.1.2. Thành phần lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn...........................61
3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các lồi giun trịn đường tiêu hóa lợn...............64
3.2. Nghiên cứu bệnh giun lươn ở lợn (Swine Strongyloidosis)...........................78
3.2.1. Kết quả định danh loài giun lươn ký sinh ở lợn.........................................78
3.2.2. Nghiên cứu nhiễm giun lươn ở lợn qua xét nghiệm phân .........................88
3.2.3. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh ...........96
3.2.4. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun lươn ở lợn gây
nhiễm và lợn nhiễm tự nhiên trên thực địa .........................................................102
3.2.5. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun lươn cho lợn ......121
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 129
1. Kết luận...........................................................................................................129
2. Đề nghị............................................................................................................130

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 131


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bp:

base pair

ĐC:

Đối chứng

ELISA:

Emzyme – Limked ImmunoSorbent Assay

P:

độ tin cậy

PCR:

Polymerase Chain Reaction

SGN:

Sau gây nhiễm


spp.:

species pluralis

S. ransomi:

Strongyloides ransomi

O. dentatum:

Oesophagostomum dentatum

O. columbianum:

Oesophagostomum columbianum

O. venulosum:

Oesophagostomum venulosum

O. radiatum:

Oesophagostomum radiatum

A. suum:

Ascaris suum

T. suis:


Trichocephalus suis

A/G

Albumin/Globulin


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng cơng tác phịng chống bệnh giun tròn cho lợn tại Bắc Giang.........59
Bảng 3.2. Thành phần và sự phân bố các lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa
lợn tại Bắc Giang ..................................................................................................61
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loài giun trịn đường tiêu hóa ở lợn
tại các địa phương (qua mổ khám)......................................................................64
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các lồi giun trịn đường tiêu hóa ở lợn ....................66
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa lợn ở một số địa phương thuộc
tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân) ...............................................................68
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các lồi giun trịn đường tiêu hóa lợn (qua xét
nghiệm phân).........................................................................................................70
Bảng 3.7. Biến động nhiễm giun trịn đường tiêu hóa theo tuổi lợn ...................................72
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo phương thức chăn ni........75
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn theo mùa trong năm......................76
Bảng 3.10. Kết quả mổ khám phát hiện và thu thập giun lươn ở lợn tại Bắc Giang .........78
Bảng 3.11. Kích thước của giun S. ransomi ký sinh ở lợn tại tỉnh Bắc Giang...................80
Bảng 3.12. Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài Strongyloides ransomi
và các lồi khác dựa trên phân tích trình tự gen18S rDNA ..............................85
Bảng 3.13. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn tại các địa phương (qua xét
nghiệm phân).........................................................................................................88
Bảng 3.14. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi lợn (qua xét nghiệm

phân).......................................................................................................................90
Bảng 3.15. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo mùa trong năm (qua xét
nghiệm phân).........................................................................................................93
Bảng 3.16. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn theo phương thức chăn nuôi.........94
Bảng 3.17. Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở chuồng nuôi, hố nước thải
chuồng nuôi, mẫu đất ở vườn trồng cây thức ăn cho lợn..................................97
Bảng 3.18. Thời gian trứng giun lươn nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây
bệnh trong phân lợn ở phịng thí nghiệm............................................................99
Bảng 3.19. Thời gian tồn tại của ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh trong phân
lợn ở phịng thí nghiệm ......................................................................................101


vii

Bảng 3.20. Kết quả gây nhiễm giun lươn cho lợn ..............................................................103
Bảng 3.21. Diễn biến lâm sàng của lợn gây nhiễm giun lươn qua đường tiêu hóa .........106
Bảng 3.22. Diễn biến lâm sàng của lợn gây nhiễm giun lươn qua da..............................107
Bảng 3.23. Sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn gây nhiễm giun lươn ......109
Bảng 3.24. Sự thay đổi số lượng và công thức bạch cầu của lợn gây nhiễm
giun lươn ......................................................................................... 111
Bảng 3.25. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn gây nhiễm giun
lươn ......................................................................................................................113
Bảng 3.26. Tổn thương đại thể ở lợn gây nhiễm giun lươn ..............................................114
Bảng 3.27. Tổn thương vi thể ở lợn gây nhiễm giun lươn .................................................117
Bảng 3.28. Triệu chứng chủ yếu của lợn nhiễm giun lươn ở các địa phương .................119
Bảng 3.29. Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh giun lươn ở các địa phương ..............120
Bảng 3.30. Hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn trên lợn gây nhiễm.....................................121
Bảng 3.31. Hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn trên diện hẹp ngoài thực địa........122
Bảng 3.32. Hiệu lực của thuốc tẩy giun lươn cho lợn trên diện rộng................................123
Bảng 3.33. Tác dụng của một số thuốc sát trùng đối với ấu trùng giun lươn...................124

Bảng 3.34. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn trước thử nghiệm .........................125
Bảng 3.35. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn sau 1 tháng thử nghiệm...............126
Bảng 3.36. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở lợn sau 3 tháng thử nghiệm...............127


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Giun đũa lợn Ascaris suum ....................................................................... 62
Hình 3.2. Giun kết hạt Oesophagostomum dentatum ............................................... 63
Hình 3.3. Giun tóc lợn Trichocephalus suis ............................................................. 64
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn qua mổ khám .......... 66
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm các lồi giun trịn đường tiêu hóa ở lợn theo lồi ........... 67
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa lợn ở một số địa
phương thuộc tỉnh Bắc Giang (qua xét nghiệm phân)............................. 69
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn theo lồi .................. 71
Hình 3.8. Đồ thị biến động nhiễm giun trịn đường tiêu hóa theo tuổi lợn............... 74
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn theo phương
thức chăn ni.......................................................................................... 75
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn theo mùa trong năm ................................ 77
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn ở lợn tại các huyện của tỉnh Bắc Giang ............ 79
Hình 3.12a. Cấu tao xoang miệng và phần đầu của lồi Strongyloides
ransomi ở các góc chụp và độ phóng đại khác nhau ............................... 81
Hình 3.12 b. Gai cuticun trên bề mặt cơ thể ............................................................. 82
Hình 3.12 c. Âm hộ của giun cái ký sinh .................................................................. 82
Hình 3.12 d. Vân trên bề mặt cơ thể ......................................................................... 82
Hình 3.12 e. Cấu tạo đi của giun........................................................................... 82
Hình 3.13. Giun S. ransomi cái ký sinh .................................................................... 83
Hình 3.14 a. Hình thái giun Strongyloides ransomi đực thế hệ tự do (k. giun
đực, l. phần đầu, m. phần đi) (ảnh chụp) ................................................. 83

Hình 3.14 b. Hình thái giun Strongyloides ransomi cái thế hệ tự do (n. giun
cái, o. phần đầu, p. âm hộ, q. phần đi) (ảnh chụp)............................... 83
Hình 3.14 c. Hình ảnh giun đực và giun cái (hình kẻ vẽ) ......................................... 84
Hình 3.15. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen 18S rDNA của giun
lươn trên thạch agarose gel 1.0%............................................................. 84


ix

Hình 3.16. Cây phả hệ được xây dựng từ trình tự gen 18S rDNA bằng
phương pháp Maximum Likelihood.......................................................... 86
Hình 3.17. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn S. ransomi ở lợn tại các địa phương............. 89
Hình 3.18. Biểu đồ cường độ nhiễm giun lươn S. ransomi tại các địa phương ............. 90
Hình 3.19. Đồ thị biến động nhiễm giun lươn theo tuổi lợn..................................... 91
Hình 3.20. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn S. ransomi ở lợn theo mùa trong năm............ 93
Hình 3.21. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lươn S. ransomi ở lợn theo phương
thức chăn nuôi.......................................................................................... 95


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lợn là lồi vật nuôi được nuôi phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Chăn
nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người, cung cấp nguyên liệu
cho ngành cơng nghiệp chế biến, ngồi ra cịn cung cấp phân bón cho ngành trồng
trọt. Ở các nước đang phát triển nói chung, ở Việt Nam nói riêng chăn ni lợn
khơng những đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mà còn rất quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế nông hộ.
Bắc Giang là một tỉnh có nghề chăn ni lợn khá phát triển. Chăn ni lợn

góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân trong tỉnh.
Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Bắc Giang [3], số lượng lợn nuôi tại
tỉnh như sau: năm 2017 cả tỉnh có 1.043.749 con, năm 2018 có 1.105.291 con.
Cùng với việc tăng nhanh số đầu lợn, người chăn nuôi lợn đã từng bước đưa các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, do đó đưa lại lợi ích kinh tế rõ rệt
cho người chăn nuôi.
Tuy nhiên, chăn ni lợn tại tỉnh Bắc Giang cũng gặp khơng ít khó khăn,
trong đó có vấn đề dịch bệnh. Ngồi những bệnh truyền nhiễm thường gặp, bệnh
giun trịn đường tiêu hóa ở lợn vẫn lưu hành khá phổ biến. Mặc dù các bệnh giun
trịn khơng gây chết hàng loạt lợn như bệnh truyền nhiễm, nhưng bệnh giun tròn
thường diễn ra ở thể mạn tính, làm lợn cịi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ
mắc các bệnh khác.
Phan Địch Lân và cs. (2005) [25] cho biết: bệnh do giun tròn đường tiêu hóa
gây ra là những bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân làm lợn còi cọc, chậm lớn, dễ
mắc các bệnh truyền nhiễm như rotavirus, phó thương hàn.... dẫn đến hội chứng
tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) [23], tác hại lớn nhất của bệnh giun trịn đối
với chăn ni lợn là làm tăng tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng 15% - 20% so với
lợn không bị bệnh, đồng thời làm ô nhiễm trứng và ấu trùng giun tròn trong môi
trường chăn nuôi.


2

Kaufmann J. (1996) [89], Rösel K. (2017) [123] cho biết, Strongyloides
ransomi là một lồi giun trịn có kích thước nhỏ được tìm thấy trên tồn thế giới,
thấy nhiều hơn ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi có nhiệt độ và ẩm độ thuận
lợi. Giun gây bệnh nặng cho lợn con 10 - 14 ngày tuổi. Giun trưởng thành ký sinh
gây hủy hoại biểu mô ruột, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn dẫn đến
tiêu chảy, mệt mỏi, gầy sút,... nếu nhiễm nặng lợn có thể tử vong.

Ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh có thể nhiễm vào lợn qua đường tiêu hóa,
qua da, qua sữa đầu hoặc qua bào thai. Vì vậy, lợn con nhiễm giun lươn từ rất sớm.
Lợn con nhiễm giun lươn thường bị viêm ruột non cấp, tiêu chảy nặng, khơng điều
trị kịp thời lợn có thể chết do mất nước và mất chất điện giải. Tỷ lệ chết của lợn
bệnh rất cao, có thể tới 75% số lợn ốm (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2015 [24]).
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có các cơng trình nghiên cứu tình hình
nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn và tác hại do chúng gây ra như: Nguyễn Thị
Kim Lan và cs. (2009) [18], Nguyễn Thu Trang (2010) [44], Trương Quốc Dũng
(2011) [6], La Văn Công (2016) [2], Nguyễn Văn Thọ và cs. (2017) [42]. Tuy
nhiên, các nghiên cứu trên chưa thật đầy đủ, đặc biệt là chưa có tác giả nào nghiên
cứu tồn diện về bệnh giun lươn ở lợn. Mặc dù chăn nuôi lợn ở tỉnh Bắc Giang khá
phát triển nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu nào về thực trạng nhiễm giun tròn
và bệnh giun lươn ở lợn, vì vậy chưa có biện pháp phịng trị bệnh hiệu quả.
Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chăn ni và phịng chống dịch bệnh cho lợn,
chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhiễm giun trịn đường tiêu hóa, bệnh
giun lươn (Strongyloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị".
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm các lồi giun trịn đường tiêu hóa ở
lợn; nghiên cứu được một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện
pháp phòng, trị bệnh giun lươn (Strongloidosis) trên lợn tại tỉnh Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần loài giun tròn, đánh giá được tỷ lệ và cường độ
nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang.


3

- Xác định được loài giun lươn ký sinh ở lợn, một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm
bệnh lý và lâm sàng của bệnh do giun lươn gây ra.

- Đề xuất được biện pháp phòng và điều trị bệnh giun lươn cho lợn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về thực trạng nhiễm giun trịn
đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang; đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và lâm
sàng bệnh giun lươn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phịng, trị bệnh
giun lươn cho lợn có hiệu quả cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn ni lợn áp dụng các
biện pháp phịng, trị bệnh giun trịn nói chung, bệnh giun lươn nói riêng nhằm hạn
chế tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn, hạn chế thiệt hại do giun lươn gây ra, góp phần phát
triển chăn ni lợn bền vững tại tỉnh Bắc Giang.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài là cơng trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về thực trạng nhiễm
giun trịn đường tiêu hóa ở lợn tại tỉnh Bắc Giang; đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm
sàng bệnh do giun lươn gây ra trên lợn.
- Xây dựng được quy trình phịng, trị bệnh giun lươn cho lợn có hiệu quả,
khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các trang trại và nông hộ trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang và các tỉnh lân cận.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giun trịn đường tiêu hóa lợn
1.1.1.1. Vị trí của các lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn trong hệ
thống phân loại động vật
Theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2017) [8], một số loài giun trịn ở đường tiêu

hóa lợn được sắp xếp theo hệ thống phân loại như sau:
Ngành Nematoda Potts, 1932
Lớp Adenophorea (Linstow, 1905), Dougerty, 1958
Phân lớp Enoplia Chit wood, 1993
Bộ Trichocephalida Skrjabin et Schulz, 1928
Phân bộ Trichocephalata Skjabin et Schulz, 1928
Liên họ Trichurioidae Railliet, 1915
Họ Trichuridae Railliet, 1915
Giống Trichocephalus Schrank, 1788
Loài Trichocepphalus suis Schrank, 1788
Lớp Secernentea Dougerty, 1958
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Strongylida Railiet & Henry, 1913
Liên họ Strongyloidae Weinland, 1858
Họ Trichonematidae Witenberg, 1925
Giống Oesophagostomum Molin, 1861
Loài Oesophagostomum dentatum Rudolphi, 1803
Loài Oesophagostomum brevicaudatum
(Shwartz et Alicata, 1930)
Loài Oesophagostomum longicaudum Goodey, 1925
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Liên họ Rhabditoidea Chitwood, 1933
Họ Strongyloididae Chitwood et Mcinstosch, 1934
Giống Strongyloides Grassi, 1879
Loài Strongyloides papillosus Wedl, 1856
Loài Strongyloides ransomi Schwartz et Alicata, 1930


5


Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Liên họ Ascaridoidea Baird, 1853
Họ Ascarididae Baird, 1853
Giống Ascaris Linnaeus, 1758
Loài Acaris suum Goeze, 1782
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của một số giun trịn ký sinh ở đường tiêu
hóa của lợn
* Đặc điểm hình thái cấu tạo chung
Giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn thuộc ngành giun trịn Nematoda,
chúng đều có những đặc điểm hình thái, cấu tạo chung của ngành giun này.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15] đã mơ tả về đặc điểm hình thái, cấu tạo của
một số giun trịn ký sinh đường tiêu hóa của lợn như sau:
Cơ thể hình ống, hình sợi, hai đầu thon nhỏ dần, hình thoi, hai bên đối xứng,
có mặt lưng và mặt bụng không phân đốt. Đầu tù, đuôi nhọn, có giun đực và giun
cái. Giun cái lớn hơn giun đực, giun đực đuôi cong, giun cái đuôi thẳng.
Về cấu tạo, giun trịn có lớp ngồi là biểu bì bằng giác chất (kitin), có vân
ngang, vân dọc hoặc vân chéo. Một số lồi giun trịn có những chỗ biểu bì phình to
gọi là cánh, có thể có cánh đầu, cánh thân, cánh đi. Song chỉ giun đực của một số
lồi có cánh đi. Một số lồi giun có gai chồi và các bộ phận phụ khác có tác dụng
cảm giác, vận động và bám vào ký chủ. Dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì gồm một lớp
tế bào dẹt. Trong cùng là lớp tế bào cơ có hình sợi, hình bó hoặc hình vịng tuỳ lồi.
Giun trịn thường có mơi, gai, xoang miệng. Một số lồi giun trịn có túi đuôi,
cơ thể giun thường được bao bọc bằng lớp vỏ ngồi (cuticun) dày. Trên lớp vỏ này có
những vân ngang, dọc, giác, móc và các cấu tạo phụ khác. Thành phần của lớp vỏ
gồm những chất có khối lượng phân tử lớn, có khả năng chống chịu với hóa chất,
dịch tiêu hóa và có chức năng như áo giáp để bảo vệ giun.
Dưới lớp vỏ cutin là lớp biểu mô, tiếp đến là lớp cơ giúp giun di chuyển được.
Sau lớp cơ có những tế bào mầm giúp quá trình trao đổi chất của giun. Lớp vỏ cutin
cùng với lớp cơ tạo thành túi da cơ, bên trong là xoang cơ thể có chứa các khí quan:
+ Hệ tiêu hóa: giun trịn có hệ tiêu hóa khá hồn chỉnh. Có một ống dài chạy

dọc theo thân gồm: mơi, miệng, thực quản, ruột, trực tràng và tận cùng là hậu mơn.
Mơi có thể có 3 lá mơi quanh miệng hoặc khơng có, hoặc khơng rõ.


6

Miệng thường ở đỉnh đầu, xung quanh miệng là môi, mào. Một số lồi có xoang
miệng, đơi khi có răng bên trong. Sau miệng là thực quản hình viên trụ hoặc củ hành,
cuối thực quản có tuyến tiết ra dịch tiêu hóa. Ruột có ống dài, tận cùng là lỗ hậu môn
thường ở cuối thân. Riêng giun chỉ (Filariata) không có lỗ hậu mơn.
+ Hệ bài tiết: gồm có hai ống bắt nguồn từ phía sau và hợp lại ở phía trước rồi
đổ ra ngồi qua lỗ bài tiết ở ngang vùng thực quản.
+ Hệ thần kinh: gồm có một vịng thần kinh thực quản, từ đó phân ra nhiều
nhánh thần kinh đi về phía trước và sau tới các phần của cơ thể. Có nhiều nhánh
nhỏ nối với các nhánh chính này. Đầu mút sợi thần kinh nhỏ nằm trong các gai ở
đầu, cổ, thân giun đó là các gai cảm giác.
+ Hệ sinh dục: hầu hết giun tròn là đơn tính có giun đực, giun cái riêng biệt.
Bộ phận sinh dục đực gồm có hai ống nhỏ uốn khúc, có các bộ phận tinh hồn, ống
dẫn tinh, túi bắn tinh thông với lỗ sinh tiết ở cùng chỗ với trực tràng. Gần lỗ sinh
tiết có các bộ phận phụ: gai giao hợp bộ phận này có hoặc khơng có tùy theo lồi
giun, bánh lái giao hợp có tác dụng điều tiết sự vận động, một số giun tròn có bánh
lái phụ ở phía bụng của gai giao hợp, lỗ sinh dục giun đực thông ra mặt bụng ở phía
đi. Có nhiều giun đực ở đi có cánh đi hình thành túi giao hợp, túi đi giống
hình cái quạt giấy, đối xứng nhau. Có các gai chồi sinh dục hình thành những sườn
như: sườn bụng, sườn lưng, sườn hơng nâng đỡ túi giao hợp. Bộ phận sinh dục cái
gồm: hai ống nhỏ uốn khúc hợp với nhau gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung,
âm đạo thơng ra ngồi lỗ sinh dục gọi là âm môn ở mặt bụng giun. Vị trí âm mơn có
thể ở phía trước, phía sau, ở gần hậu môn hoặc ở đoạn giữa giun. Một số lồi giun
có nắp âm mơn.
Giun trịn khơng có hệ hơ hấp và tuần hồn

Ngồi đặc điểm chung, mỗi lồi giun trịn đều có những đặc điểm riêng đặc
trưng của từng lồi. Căn cứ vào những đặc điểm đó có thể phân biệt sơ bộ các lồi
với nhau.
* Lồi Ascaris suum Goeze, 1782
Giun đũa Ascaris suum ký sinh ở ruột non của lợn có màu trắng sữa, hình ống,
hai đầu hơi nhọn. Đầu có 3 mơi bao quanh miệng (1 mơi ở phía lưng và 2 mơi ở phía
bụng). Trên rìa mơi có 1 hàng răng cưa rất rõ. Giun đực dài 100 - 220 mm, rộng 2,7 3,0 mm, đi thường cong về phía bụng. Hai gai sinh dục dài bằng nhau, dài 0,70 0,82 mm. Dọc theo hai bên mặt bụng của phần đi có 75 nhú, ngồi ra có 1 nhú


7

trước hậu môn và 7 đôi nhú sau hậu môn. Giun cái dài 290 - 300 mm, rộng 4 - 5
mm. Có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng mảnh, uốn khúc dẫn từ buồng trứng tới
tử cung, tử cung là một ống hẹp. Âm đạo ngắn, mở ra ở lỗ sinh dục cái nằm ở
mặt bụng, cách mút đầu cơ thể khoảng 1/3 chiều dài thân (Phan Lục, 2006 [27],
Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011 [23]).
Trứng của Ascaris suum hình bầu dục hơi ngắn, kích thước từ 0,056 - 0,087 mm
x 0,046 - 0,067 mm, vỏ dày gồm 4 lớp, lớp ngoài cùng là màng protit, màu vàng cánh
gián, nhấp nhơ làn sóng. Vỏ trứng dày có tác dụng bảo vệ trứng tránh các tác động
bất lợi của môi trường ngoại cảnh (Taylor M. A. và cs., 2015 [144]).
* Loài Oesophagostomum dentatum Rudolphi, 1803
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15], Oesophagostomum dentatum là lồi
giun trịn nhỏ, khơng có cánh đầu, túi miệng nơng, có 9 tua ngồi, 18 tua trong. Túi
đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to của thực quản. Giun đực dài 8 - 9 mm, rộng
0,14 - 0,37 mm, có túi đi. Có hai gai giao hợp bằng nhau, dài 1,0 - 1,14 mm. Giun
cái dài 8 - 11,2 mm, âm môn ở trước hậu mơn, âm đạo dài 0,1 - 0,15 mm.
Trứng hình bầu dục, vỏ mỏng, phơi bào hình chùm nho, kích thước 0,073 0,089 x 0,034 - 0,045 mm.
* Loài Trichocephalus suis Schsamk, 1788
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) [23] cho biết, giun trịn Trichocephalus suis có
màu trắng đục, cơ thể chia làm hai phần rõ rệt: phần trước nhỏ như sợi tóc, là thực

quản với các tế bào xếp như chuỗi hạt, có chiều dài chiếm 2/3 cơ thể; phần sau ngắn
và to, bên trong là ruột và cơ quan sinh sản. Giun đực dài 20 - 52 mm, rộng 0,634 0,713 mm, đi hơi tù, phần đi cuộn trịn lại, chỉ có một gai giao hợp dài 5 - 7
mm, lỗ huyệt thơng ra ngồi ở phần cuối của giun. Giun cái dài 39 - 53 mm, đuôi
thẳng, hậu mơn ở vào phần cuối của thân.
Trứng giun tóc hình hạt chanh, màu vàng nhạt, có 2 núm ở 2 đầu, kích thước
0,052 - 0,061 mm x 0,027 - 0,03 mm (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [15]).
* Loài Strongyloides ransomi Schwartf và Alicata, 1930
Giun cái ký sinh có hình sợi chỉ, dài 3,33 - 4,49 mm, rộng 0,054 - 0,062 mm.
Thực quản dài 0,605 - 0,883 mm, rộng 0,047 - 0,054 mm. Hậu môn cách đuôi
khoảng 0,053 - 0,083 mm. Âm mơn của lồi giun này là một khe ngang, có một đơi
mơi, nằm giữa phần phía sau của cơ thể, cách đuôi khoảng 1,1 - 1,6 mm. Buồng
trứng uốn khúc. Hai buồng trứng là những ống mỏng, xuất phát gần lỗ sinh dục,


8

một buồng trứng hướng lên phía trên cơ thể, một hướng xuống đuôi. Tử cung chứa
1 - 10 trứng. Lỗ sinh dục ở 1/3 phần sau cơ thể, cách mút đi 0,63 - 1,53 mm; có
các mơi ở phía trước và sau (Schwartz B. và Alicata J. E., 1930 [132], Nguyễn Thị
Lê và cs., 1996 [26]).
Giun đực sống tự do: dài 0,868 - 0,899 mm; rộng 0,054 mm. Cơ thể có đường
kính gần như bằng nhau, ngoại trừ vùng đi. Phía sau hậu mơn của cơ thể bị thu
hẹp, đi thon, dài 0,083 - 0,09 mm; từ vùng thực quản cơ thể thu hẹp dần về phía
trước, từ miệng xuống đến hầu ngắn, thực quản dài 0,13 - 0,14 mm. Gai giao hợp
dài 0,026 - 0,029 mm, cong hình lưỡi liềm (Schwartz B. và Alicata J. E.,1930
[132]). Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [26], giun đực sống tự do có vịng thần
kinh cách mút đầu 0,113 mm, lỗ huyệt cách mút đuôi 0,07 mm. Đuôi nhọn, cách
mút đuôi 0,037 mm có 3 cặp núm: 1 cặp trước huyệt ở mặt bụng, 2 cặp sau huyệt ở
mặt lưng.
Giun cái sống tự do: dài 1 - 1,1 mm, cơ thể thuôn dần về phía trước, phần đầu

có đường kính 0,013 - 0,015 mm, đường kính vùng thực quản 0,043 - 0,047 mm.
Đi mảnh, đường kính cơ thể vùng hậu mơn 0,023 mm. Âm mơn có một đơi mơi
nằm ở gần giữa cơ thể. Con cái trưởng thành tử cung nhiều trứng ở mặt trước và
sau. Sau khi đẻ trứng xong, tử cung co lại và buồng trứng gần như thối hóa
(Schwartz B. và Alicata J. E., 1930 [132]).
Trứng hình bầu dục, vỏ rất mỏng, kích thước 0,037 - 0,060 x 0,025 - 0,042
mm, trong trứng có ấu trùng ngắn và dày (Taylor M. A. và cs., 2015 [144]).
Đặc điểm hình thái của ấu trùng giun Strongyloides spp. qua các giai đoạn
phát triển cũng có một số tác giả mơ tả:
Schwartz B. và Alicata J. E. (1930) [132] đã mơ tả hình thái của ấu trùng giun
Strongyloides ransomi qua các giai đoạn phát triển như sau: ấu trùng chưa có khả
năng gây nhiễm (rhabditiform) dài 0,28 - 0,4 mm, chiều rộng tối đa 0,02 mm, hầu
ngắn 0,005 - 0,006 mm, thực quản dài 0,07 - 0,09 mm. Vùng tử cung dài 0,015 0,018 mm, nằm ở khu vực tương ứng với vị trí giữa thân. Đi dài khoảng 0,055
mm. Ấu trùng có sức gây bệnh (filariform) dài 0,504 - 0,635 mm, rộng 0,015 0,019 mm. Thực quản dài 0,240 - 0,310 mm. Đuôi dài 0,06 - 0,09 mm. Vùng tử
cung nằm cách mút đuôi 0,168 - 0,225 mm, tương ứng với vùng giữa thân.
Các ấu trùng giai đoạn L1, L2 khơng có sự khác biệt về hình thái. Tuy nhiên,
sau 36 giờ, khi phát triển thành ấu trùng L3 có sức gây bệnh (filariform) thì hình thái


9

có sự thay đổi rõ rệt: thực quản dài, phần sau khơng có hình bóng đèn, đi chẻ, có
khả năng vận động khá mạnh. Đặc điểm đuôi chẻ của ấu trùng L3 có ý nghĩa trong
chẩn đốn hình thái học, giúp phân biệt dễ dàng ấu trùng của Strongyloides spp. với
ấu trùng của các lồi giun trịn khác có trong các mẫu phân. Kích thước của ấu
trùng phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy, thường dao động 0,450 - 0,550 mm
(Lucker J. T., 1934 [99], Santos K. R. và cs., 2009 [128]).
1.1.1.3. Chu trình sinh học của giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn
Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [26], chu trình sinh học của giun trịn rất đa
dạng, một số phát triển trực tiếp, khơng có sự thay đổi vật chủ, ở một số khác trong

chu trình phát triển có sự thay đổi vật chủ. Song đa số những giun trịn ký sinh
đường tiêu hóa của lợn thuộc nhóm khơng cần ký chủ trung gian, chỉ có một số ít
cần ký chủ trung gian. Chu trình sinh học của các lồi giun trịn ký sinh ở đường
tiêu hóa của lợn đã được rất nhiều tác giả trong và ngồi nước mơ tả.
* Chu trình sinh học của giun đũa (Ascaris suum)
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2015) [24] đã mô tả:
chu trình sinh học của giun đũa phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian.
Giun đũa ký sinh ở ruột non lợn. Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ khoảng 200.000 trứng
trên một ngày đêm. Trứng theo phân ra mơi trường ngồi, gặp ẩm độ thích hợp, nhiệt
độ 20 - 30οC, ẩm độ 50 - 90% sau 2 tuần sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, sau
1 tuần nữa thì ấu trùng lột xác. Lúc đó trứng đã trở thành trứng có sức gây bệnh.
Trứng có sức gây bệnh có thể tồn tại ở mơi trường bên ngoài khoảng 8 - 9 năm
(Geldhof P., 2018 [71]). Nếu lợn nuốt phải trứng có sức gây bệnh, ở đường tiêu hóa
ấu trùng được nở ra và xuyên qua niêm mạc ruột, theo hệ tuần hoàn vào gan. Sau 4 5 ngày ấu trùng tới phổi lột xác, sau đó từ phế nang vào khí quản rồi cùng với niêm
dịch lên hầu và được nuốt trở lại đường tiêu hóa, đến ruột non lột xác lần cuối và phát
triển thành giun trưởng thành. Hồn thành vịng đời cần 54 - 62 ngày.
Giun đũa sống bằng chất dinh dưỡng ở ruột non lợn, đồng thời tiết dịch tiêu
hóa, phân giải tổ chức ở niêm mạc ruột và lấy tổ chức đó nuôi bản thân. Tuổi thọ
của giun đũa khoảng 7 - 10 tháng.
Giun đất là ký chủ dự trữ của giun đũa lợn. Khi lợn ăn phải giun đất, ấu trùng
có sức gây bệnh xâm nhập vào lợn và phát triển thành giun trưởng thành (Phan Lục
và Nguyễn Đức Tâm, 2003 [28]).


10

* Chu trình sinh học của giun lươn (Strongyloides spp.)
Đã có rất nhiều tác giả trong và ngồi nước mơ tả về vòng đời phát triển của
giun lươn. Các tác giả đều cho biết, chu trình phát triển của giun Strongyloides spp.
không cần ký chủ trung gian.

Singh Dhaliwal B. B. và Dutt Juyal P. D. (2013) [134] cho biết: vòng đời của
các loài giun thuộc giống Strongyloides rất đặc biệt, vì chúng có khả năng sống ký
sinh và sống tự do. Giai đoạn ký sinh chỉ tìm thấy giun cái ở ruột non. Những giun
cái này sinh sản theo phương thức sinh sản đơn tính, nghĩa là chúng đẻ ra trứng có
chứa ấu trùng khơng được thụ tinh. Mặt khác, theo Cavalcante M. M. A. S. và cs.
2014 [64], những con cái ký sinh thường có bộ nhiễm sắc thể là 3n (triploid).
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15], Brown G. và cs. (2015) [62], Viney M. E.
và Lok J. B. (2015) [146] mơ tả vịng đời phát triển của giun lươn như sau: giun cái ký
sinh trong ruột non đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở ra ấu trùng giai đoạn I (L1).
Ấu trùng L1 có thể phát triển theo hai hướng, trực tiếp và gián tiếp:
Hướng trực tiếp: vào mùa Hè, ở nhiệt độ 20 - 30oC, sau 5 - 6 giờ trứng nở ra
ấu trùng. Vào mùa Đông, sau 15 - 17 giờ trứng nở thành ấu trùng. Sau 2 - 3 ngày ở
nhiệt độ 25 - 30οC, những ấu trùng L1 trải qua giai đoạn ấu trùng L2 và phát triển
thành ấu trùng L3 có sức gây bệnh.
Hướng gián tiếp: những ấu trùng mới nở (L1) trải qua các giai đoạn L2 - L3 rồi
phát triển thành giun đực và giun cái sống tự do ngoài môi trường. Những giun đực
và giun cái trưởng thành giao phối, giun cái đẻ trứng như giun cái ký sinh. Trứng này
5 - 6 giờ nở ra ấu trùng giun lươn (L1), sau 1 - 2 ngày ấu trùng L1 qua giai đoạn L2,
sau đó phát triển thành L3 có sức gây bệnh. Ấu trùng L3 có sức gây bệnh ở hướng
phát triển trực tiếp hay gián tiếp hoàn toàn giống nhau, ấu trùng có chiều dài 0,6 0,7 mm, thực quản hình ống dài khơng có chỗ phình to. Những ấu trùng L3 có sức
gây bệnh sống khá lâu và có thể tồn tại ở ngồi mơi trường đến khi chúng gặp được
ký chủ phù hợp. Ấu trùng này vào cơ thể động vật bằng 2 con đường:
Ấu trùng có sức gây bệnh (L3) xâm nhập qua da vào tổ chức liên kết, tới cơ,
theo máu, hệ lâm ba về phổi, ấu trùng chui qua mạch máu phổi vào chi nhánh khí
quản, theo đờm lên hầu rồi được nuốt xuống ruột non, sau khoảng 6 - 8 ngày phát
triển thành giun lươn trưởng thành.


11


Ấu trùng có sức gây bệnh lẫn vào thức ăn nước uống, vào đường tiêu hóa, qua
niêm mạc dạ dày vào mạch máu, về phổi theo niêm dịch lên hầu rồi xuống ruột non
và phát triển thành giun cái trưởng thành. Tuy nhiên, Zimmerman J. J. và cs. (2012)
[151] lại cho rằng, ấu trùng xâm nhập qua đường miệng, chúng xuyên qua niêm
mạc miệng, rồi theo máu đến phổi, bởi vì dịch vị của dạ dày làm chết ấu trùng. Tuổi
thọ của giun ở gia súc non khoảng 5 - 9 tháng.
Ngồi xâm nhập qua đường tiêu hóa và da, ấu trùng có sức gây bệnh (L3)
cịn có thể lây nhiễm vào ký chủ qua sữa đầu, qua bào thai hoặc tự nhiễm. Quá trình
lây nhiễm theo những đường này được một số tác giả mô tả như sau:
- Nhiễm qua sữa đầu: ấu trùng L3 xâm nhập vào tuyến sữa và theo sữa gây
nhiễm cho lợn con bú mẹ. Đây là con đường lây nhiễm quan trọng ở gia súc non sau
khi sinh. Ấu trùng thường có ở sữa non trong vòng 24 giờ sau khi sinh, nhưng cũng
được tìm thấy trong 20 ngày đầu cho sữa. Ấu trùng L3 thường tồn tại trong các mô
mỡ quanh tuyến vú khoảng 2,5 năm hoặc lâu hơn. Khi lợn nái có chửa, ấu trùng
được hoạt hóa trong suốt thời gian đó, tuy nhiên cơ chế của sự hoạt hóa này chưa rõ
ràng. Vì vậy, một con lợn nái có thể truyền ấu trùng L3 cho lợn con ở 4 - 5 lứa đẻ
mà không cần sự tái nhiễm diễn ra (Thamsborg S. M. và cs., 2016 [145], Rösel K.
(2017) [123]).
- Qua bào thai: khi xâm nhập vào cơ thể súc vật cái mang thai, ấu trùng có sức
gây bệnh (L3) có thể di hành trong máu, qua nhau thai và nhiễm vào bào thai trước khi
sinh (Phan Địch Lân và cs. (2005) [25], Taylor M. A. và cs. (2015) [144]).
- Tự nhiễm: giun trưởng thành đẻ trứng trong ruột non, ấu trùng được giải
phóng ở dạng rhabditiform, sau đó phát triển thành dạng filarifrom trong ruột non,
ấu trùng này qua thành ruột theo hệ tuần hoàn và trở lại ruột non, phát triển thành
giun trưởng thành. Ấu trùng xuống hậu môn, sau đó có thể chui qua da quanh hậu
mơn vào hệ tuần hoàn, qua phổi rồi về ruột non (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2015 [24]).
Tuy nhiên, không phải tất cả các lồi giun thuộc giống Strongyloides có đặc tính
này, mà điều này chỉ xảy ra ở loài Strongyloides stecoralis (Viney M. E. và Lok J.
B., (2015) [146])
Thời gian hoàn thành vòng đời khoảng 7 - 9 ngày (sau khi nhiễm qua da hoặc

qua đường tiêu hóa), 4 - 5 ngày (sau khi nhiễm qua sữa đầu) (Roepstorff A. và
Nansen P., 1998 [119]).


12

* Chu trình sinh học của giun kết hạt (Oesophagostomum dentatum)
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) [23], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15] cho biết:
vòng đời phát triển của giun kết hạt thuộc kiểu vịng đời khơng cần ký chủ trung
gian. Trứng theo phân ra ngồi, gặp nhiệt độ thích hợp 25 - 27°C, sau 10 - 17 giờ nở
thành ấu trùng, qua hai lần lột xác, sau 7 - 8 ngày phát triển thành ấu trùng gây
nhiễm. Ấu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống. Khi ký chủ nuốt phải ấu trùng này, tới
ruột, ấu trùng chui vào niêm mạc ruột tạo thành những u kén. Trong u kén, ấu trùng
lột xác lần thứ 3, tới ngày thứ 6 - 8 thì thành ấu trùng kỳ IV, sau đó rời khỏi niêm
mạc ruột vào xoang ruột và lột xác lần nữa thành giun trưởng thành. Thời gian hồn
thành vịng đời tuỳ từng loài giun: O. columbianum cần 32 ngày, O. venulosum cần
24 - 30 ngày, O. radiatum và O. dentatum cần 32 - 43 ngày.
* Chu trình sinh học của giun tóc (Trichocephalus suis)
Vịng đời phát triển của giun tóc khơng cần vật chủ trung gian. Giun cái
trưởng thành ký sinh trong ruột già đẻ trứng, trứng theo phân lợn ra môi trường
ngoại cảnh. Ở môi trường thuận lợi (nhiệt độ 18 - 30οC, ẩm độ 80 - 85%), trứng sẽ
phát triển thành trứng có sức gây bệnh sau 15 - 28 ngày. Trong thời gian này, ấu
trùng đã hình thành hồn tồn và chuyển động bên trong trứng. Lợn nuốt phải trứng
có sức gây bệnh qua thức ăn và nước uống vào đường tiêu hóa, ấu trùng được nở ra,
chui sâu vào niêm mạc ruột già, sau đó ra xoang ruột phát triển thành giun trưởng
thành. Thời gian hồn thành vịng đời trong cơ thể lợn cần 30 ngày (Nguyễn Thị
Kim Lan, 2011[14], Phạm Sỹ Lăng và cs., 2011 [23]).
Tuổi thọ của giun Trichocephalus suis ở lợn là 4 - 5 tháng (Taylor M. A. và
cs., 2015 [144])
1.1.1.4. Dịch tễ học một số bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn

Đặc điểm dịch tễ bệnh do giun trịn đường tiêu hóa gây ra ở lợn được nhiều
tác giả trong và ngoài nước đề cập. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những
vấn đề liên quan đến sự phát sinh và phát triển bệnh.
Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa trong năm
Điều kiện thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp
đến sự tồn tại của trứng giun tròn ở ngoại cảnh, sự phát triển của ký chủ trung gian
và sức đề kháng của ký chủ cuối cùng, nên ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh và phát
triển của bệnh giun tròn.


13

Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [26] đã nhận xét, khí hậu nóng ẩm là điều kiện
rất thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun tròn phát triển ở ngoại cảnh, nên bệnh do
giun trịn đường tiêu hóa ở lợn xảy ra quanh năm.
Ở nước ta, lợn nhiễm giun tròn ở tất cả các tháng trong năm, nhưng mùa Hè và
mùa Thu thời tiết ấm, độ ẩm khơng khí cao lợn nhiễm cao hơn mùa Đông (Phan
Địch Lân và cs., 2005 [25], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15])
Tuổi của vật chủ
Lợn ở mọi lứa tuổi đều nhiễm giun tròn đường tiêu hóa. Song, biến động
nhiễm giun trịn đường tiêu hóa theo lứa tuổi ở lợn có sự khác nhau theo loài giun.
Hầu hết lợn nái nhiễm chủ yếu giun Oesophagostomum spp. và nhiễm rất ít
Trichocephalus suis. Lợn 2 - 4 tháng tuổi nhiễm giun Ascaris suum với tỷ lệ cao.
Lợn con theo mẹ nhiễm giun Trichocephalus suis khá phổ biến (Phạm Sỹ Lăng và
cs., 2009 [22], Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [15]).
Tính biệt của vật chủ
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15] sức miễn dịch của súc vật đực và cái
tương tự như nhau, nên khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh là như nhau, trừ một số
trường hợp đặc biệt. Do đó, tỷ lệ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở lợn đực và lợn
cái tương tự nhau.

Điều kiện vệ sinh thú y và phương thức chăn nuôi
Điều kiện vệ sinh thú y là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm giun trịn
đường tiêu hóa lợn. Các cơ sở chăn ni có điều kiện vệ sinh thú y kém thì lợn
nhiễm giun trịn với tỷ lệ cao và nặng hơn những cơ sở chăn ni có điều kiện vệ
sinh thú y tốt (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2015 [24]).
Phương thức chăn ni có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm giun trịn đường
tiêu hóa ở lợn. Lợn ni chăn thả có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nhiều hơn so với
lợn nuôi nhốt. Bởi nuôi chăn thả, vấn đề vệ sinh môi trường kém, đây là điều kiện
thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun tròn phát triển và phát tán ở ngoại cảnh. Bên
cạnh đó với đặc tính ăn tạp, hay cày dũi sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm giun trịn
qua đường tiêu hóa ở lợn, đặc biệt là khi mật độ chăn thả cao (Salajpal K. và cs.,
2013 [126], Zewdneh T. và cs., 2013 [150]).
Ngồi các yếu tố trên, trình độ dân trí và kỹ thuật chăn ni cũng có ảnh
hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun tròn ở lợn (Obonyo F. O. và cs., 2013 [111]).


14

1.1.2. Những hiểu biết về bệnh giun lươn ở lợn
1.1.2.1. Thiệt hại kinh tế do bệnh giun lươn gây ra
Bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm nói chung và bệnh ký sinh trùng ở
đường tiêu hóa ở lợn nói riêng tuy khơng gây thành ổ dịch lớn nguy hiểm, không
làm chết nhiều gia súc như bệnh truyền nhiễm, song ký sinh trùng thường gây tác
hại lớn đối với sức khỏe của vật chủ, làm hạn chế khả năng sinh trưởng và phát
triển của lợn, làm lợn gầy còm, thiếu máu, khả năng tăng trọng giảm, chất lượng
thịt giảm, chất lượng mỡ kém, năng suất chăn nuôi giảm, gây thiệt hại đáng kể về
kinh tế cho người chăn nuôi (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [15]).
Kaufmann J. (1996) [89] cho biết, giun trịn nói chung, giun lươn
Strongyloides ransomi nói riêng ký sinh trong ruột non của lợn, làm tổn thương
niêm mạc ruột, gây rối loạn tiêu hóa, kém ăn, giảm khả năng tăng trọng. Lợn nhiễm

giun lươn tốc độ tăng trọng giảm tới 30 - 35% so với lợn khỏe (Chu Thị Thơm và
cs., 2006 [43]).
1.1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun lươn ở lợn
Theo Kaufmann J. (1996) [89], Rösel K. (2017) [123], bệnh giun lươn ở lợn
phân bố rộng tại hầu hết các nước thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, có nhiệt độ
và ẩm độ thuận lợi để ấu trùng của giun Strongyloides ransomi phát triển và gây
bệnh cho lợn.
Ấu trùng giun lươn Strongyloides ransomi phát triển tốt trong điều kiện khí
hậu ấm và ẩm, nhiệt độ dao động trong khoảng 21,5 - 33,1oC. Ngược lại, nếu thay
đổi độ ẩm theo hướng khô, nhiệt độ môi trường cao là những yếu tố bất lợi cho sự
phát triển, tồn tại của trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh. Hơn nữa, mỗi mùa
có biên độ về nhiệt độ, ẩm độ của mơi trường khơng khí khác nhau, do đó mùa
trong năm ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh và phát triển bệnh giun lươn ở lợn
(Cavalcante M. M. A. S. và cs., 2014 [64], Guna N. W. I. và cs., 2014 [76]).
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2015) [24] đã nhận xét: Ở nước ta, bệnh giun lươn xảy
ra quanh năm, tuy nhiên lợn nuôi trong mùa Hè và mùa Thu nhiễm nhiều và nặng
hơn so với lợn nuôi trong mùa Đơng.
Tuổi lợn có liên quan đến tính cảm thụ với giun lươn S. ransomi. Lợn con cảm
thụ với giun lươn mạnh hơn so với lợn trưởng thành. Vì vậy, bệnh giun lươn thấy
nhiều ở gia súc non, gia súc trưởng thành có nhiễm ấu trùng giun lươn nhưng ấu
trùng khó phát triển thành giun trưởng thành. Gia súc già yếu cũng có thể mắc bệnh
(Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [14]).


×