Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Giáo trình Kỹ thuật cắt may cơ bản - Nghề: May thời trang (Trung cấp) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.55 KB, 98 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC ; KỸ THUẬT CẮT MAY CƠ BẢN
NGHỀ MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-CĐN…
ngày…….tháng….năm ......... …………........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng
nghề tỉnh BR - VT

Hình minh họa
(tùy thuộc vào từng mơn học lựa chọn hình minh họa cho thích hợp)

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015


BÀI 1: THẨM MỸ MAY MẶC
Thẩm mỹ may mặc chính là nét đẹp trong cách phục sức làm cho người mặc
duyên dáng, lịch sự hơn, bớt được những khuyết điểm của cơ thể. Vì vậy, chúng
ta cần phải có mợt số kiến thức cơ bản về thẩm mỹ để chọn cho mình những bợ
trang phục có màu sắc và kiểu dáng thích hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn này phải
dựa trên tính chất từng loại hàng sao cho phù hợp với các yếu tố sau đây:
1. Môi trường sinh hoạt
2. Điều kiện kinh tế của từng cá nhân
3. Phù hợp với tuổi tác
4. Phù hợp với tầm vóc, màu da của người mặc
Để tạo dáng cơ thể và phù hợp với mỗi người, chúng ta cần lưu ý một số
điểm sau:
I. Chọn lựa kiểu mẫu


- Người có chiếc cổ thon trắng, đầy đặn, xương quai xanh không có gồ ghề,
có thể mặt áo không bâu: cổ thuyền, cổ vuông, cổ tim …
- Người có vai xi, hẹp thì khơng nên mặc áo khơng bâu vì sẽ làm cho cở
dài thêm ra, thân hình thêm ́u ớt.
- Người thấp béo, cở ngắn không nên mặc áo có bâu đứng cao, nên mặc kiểu
áo có lá bâu nằm như: nâu sen, danton.
- Người có thân hình thon thả nên mặc áo thắt eo để nổi bật các đường nét cơ
thể
- Người bé nhỏ không nên mặc áo có nhiều chi tiết trang trí như đường gân,
túi nởi … làm cho thân hình thêm yếu ớt.
II. Lựa chọn màu sắc, ô kẻ:
1. Sự biểu hiện của màu sắc:
- Màu đỏ, da cam, vàng: Sẽ gây cảm giác ấm nóng, rạc rỡ, to khỏe
- Màu xanh lá cây, xanh nhạt, hoàng yến; có ấn tượng trẻ trung, mơn mởn.
- Màu tím: đỉnh đạc, trầm tĩnh
- Màu hạt dẻ: kín đáo, điềmđạm
- Màu nâu: giản dị, chất phác
- Màu đen: Long trọng, trang nghiêm
2. Sử dụng màu sắc phù hợp cơ thể:
- Thahh niên: dễ có cảm tình với màu trong sáng, trẻ, khỏe
- Người đứng tuổi: thích dùng màu trung gian (hơi trầm, lặng lẽ
- Người to béo đậm đà nên mặc màu sậm nhất là màu đen vì có cảm giác như
như thu nhỏ lại.
- Người cao gầy nên mặc màu sáng, vải hơi dày và xốp


- Người có nước da xanh tái: Tránh dùng màu lạnh như lá cây, xanh biển …
nên cùng màu nóng như màu hồng, màu đỏ.
- Người có nước da ngâm đen, bánh mật: không nên dùng màu sậm hoặc
trắng mà thích hợp với màu trung gian.

+ Loại vải một màu, màu sắc nhẹ làm nởi bật hình khới cơ thể.
- Vải in hoa to, màu sắc chen lẫn hoặc sặc sở làm hình khới cơ thể chìm đi.
3. Sử dụng ô kẻ
Loại vải có ô kẻ cũng ảnh hưởng không ít đến người mặc
- Sọc đứng làm cho người mặc như cao lớn
- Sọc ngang và ô vuông to làm cho người mặc như mập hơn và thấp x́ng
- Ơ kẻ nhỏ, màu nhẹ làm cho người mặc có cảm giác khỏe mạnh, cứng rắn
Bài tập thực hành
1. Chọn vải, kiểu đồ cho một người trắng, thấp, béo?
2. Chọn vải, kiểu đồ cho một người có nước da màu sậm, ốm, cao?
CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ MAY
BÀI 1: DỤNG CỤ CẮT MAY
I. Thước - Dụng cụ đo, lấy ni
1. Thước dây
Được làm bằng vật liệu không co giản (thường được làm bằng vải có quét
nhựa) có chiều dài 150cm, rộng 1 đến 2cm
Thước dây là dụng cụ đặc thù của nghề may, dùng đo trực tiếp trên cơ thể
người, thiết kế trên vải, kiểm tra lại số đo sau khi may
Khi đo, tay phải cầm cách đầu thước khoảng 30cm. Tay trái cầm đầu thước,
đặt vào vị trí đầu tiên, dịch chuyển tay phải qua những phần cần đo.
Thước dùng xong phải treo nơi cố định.
2. Thước gỗ (cây)
Thường được làm bằng gỗ mỏng chiều dài từ 30cn đến 50cm, loại hai bên
thẳng (rộng từ 3 đến 4cm); loại có 1 bên thẳng, 1 bên cong (cong đều từ 2cm ở
hai đầu thước đến giữa thước 4cm)
Thước gỗ dùng đo vải, kẻ mẫu. Loại một bên cong dùng vẽ đường cong nhẹ:
vạt áo, tà áo … nhanh chóng.
Khi vẽ, tay trái cầm giữa trước bằng 3 ngón tay (ngón tay ở trên, ngón trỏ và
ngón giữa ở dưới) nghiêng so với mặt bàn cắt khoảng 30o.
Giữa thước luôn thẳng không để sướt, gãy, cong.

3. Thước kẻ nhìn qua được:
Cho bạn nhìn thấy được những gì bạn đo hay đánh dấu
4. Thước chữ T:


Dùng để thiết kế mẫu áo (quần) trên bản vẽ ( rập giấy)
II. Kéo – Dụng cụ cắt:
1. Kéo lớn (có tay cầm cong của thợ may)
Chiều dài lưỡi kéo từ 18 đến 20,5cm là thông dụng nhất. Kéo có hai lưỡi: 1
lưỡi trên to, đầu vát và 1 lưỡi dưới thon, nhọn mũi, áp khít với nhau bằng đinh
tán (bulong); hai tay cầm (1 cong tròn, 1 cong duỗi). Kéo thường được làm bằng
théo không gỉ, dùng để cắt mẫu, áo quần trên vải lớn.
Cầm kéo tay phải, lưỡi kéo có đầu vát ở trên
Kéo luôn được mài sắc, hai lưỡi vừa khít, đầu kéo sắc nhọn
2. Kéo trung bình
Chiều dài lưỡi kéo 15cm, thường để cắt xén đường may, đườngv iền, chi tiết
nhỏ.
3. Kéo nhỏ
Dùng để cắt chỉ
4. Kéo cắt vải răng cưa
Dùng để cắt vải thành đường ZigZag. Vải được cắt bằng loại kéo này sẽ
không bị tưa mép. Việc cắt có hiệu quả đối với loại vải tổng hợp hay hàng dệt
kim dễ trượt, trơn.
5. Dụng cụ gỡ, chỉ may, kéo bấm
III. Kim, dụng cụ may tay:
1. Kim may tay:
Được làm bằng kim loại cứng giòn, 1 đầu thon nhọn để đâm vào vải, 1 đầu
có lỗ để xỏ chỉ. Kim có nhiều cỡ: dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau. Tùy theo loại vải
và phương pháp may mà chọn cỡ kim.
Khi dùng xong nên cắm kim vào “gối nhỏ” để kim không bị gãy mũi, gỉ ..

2. Kim ghim (kim gút - kim đầu bẹt):
Làm bằng kim loại dễ uốn cong,1 đầu nhọn, 1 đầu có đính hột bẹt hoặc tán
tròn. Ghim vào giấy hoặc vải khi cần cắt may chính xác.
IV. Dụng cụ vẽ - làm dấu:
1. Phấn vẽ:
Làm bằng thạch cao, nhiều màu, cạnh sắc, dễ vẽ, dễ xóa trên vải
Nên chọn phấn có cạnh sắc, khác màu với vải
2. Vạch:
Có hai loại
- Vạch dạng cong: làm bằng gỗ, xương, sường, nhựa
- Vạch với bánh xe có răng hoặc không răng cưa
Vạch dùng để sang dấu trên vải mỏng hoặc đánh chun vải ở những đường
cong cho khỏi bị vạt.
V. Dụng cụ ủi:


1. Bàn ủi: có 2 loại
Bàn ủi tham, bàn ủi điện (nên chọn loại có nhiều độ nóng để thích hợp với
mọi loại vải)
Bàn ủi dùng ủi vải cho thẳng trước khi cắt may và ủi thành phẩm cho đẹp.
2. Gối ủi đồ của thợ may:
Dùng để ủi vai áo, cổ áo, các chỗ may cong và nhọn
3. Tấm vải lót để ủi đồ
Giúp tránh để lại vết ủi và thường được lót để ủi các mặt keo
VI. Dụng cụ may máy
Có 3 loại máy may:
- Máy may đạp chân: rất phổ biến ở nước ta
- Máy may điện: chỉ thay hệ thống truyền lực bàn đạp chân bằng động cơ
điện
- Máy may công nghiệp: Là hệ thống máy may toàn diện, có tốc độ may

nhanh, dùng cho việc sản xuất dây chuyền.
Câu hỏi:
1. Hãy kể tác dụng cắt may cần thiết?
2. Trong nghề may thường sử dụng mấy loại thước? Nêu tính chất, cấu tạo
của mỡi loại? Vì sao phải sử dụng thước dây?
BÀI 2: TÌM HIỂU VỀ MÁY MAY
I. Cấu tạo chung
Máy may đạp chân được cấu tạo 3 thành phần chính:
1. Đầu máy
Gồm trục chính, tay biên, bộ phận kim chỉ, bộ phận ép vải, bánh xe, tay
quay.
Bên ngoài đầu máy đượcb ọc bằng một lớp vỏ gang
2. Bệ máy (mặt máy)
Đúc bằng gang, gắn liền với đầu máy bằng bu-lông hay chốt. Dưới bệ máy
là ổ chao, chỉ bộ phận đẩy vải …
3. Bàn và chân máy:
a) Bàn máy:
Thường làm bằng gỗ và gắn với đầu máy bằng bản lề. Dưới mặt bàn có hai
ngăn kéo dọc và một ngăn kéo ngang để đựng dụng cụ cắt may.
b) Chân máy
Gồm bàn đạp, tay biên, bánh đà làm bằng gang, thép, sắt.
II. Các bộ phận chính của máy may tham vào vào quá trình tạo mũi may :
1. Bộ phận kim và chỉ trên :


Gồm kim máy, ốc vặn kim, trục kim, cần giật chỉ, ốc điều chính sức căng
của chỉ.
a. Kim ngáy :
Làm bằng thép, phần trên hình trụ mợt bên tròn mợt bên giẹp, dưới cùng là
mũi kiên nhọn, sắc. Trên mũi kim là lỗ kim để xỏ chỉ. Hai bên có hai rãnh dọc:

một rãnh dài và sâu, một rãnh ngắn và nông.
Khi may, kim xuyên qua vải, sợi chỉ kéo xuống được nằm dọc theo rãnh dài
của kim để bảo vệ chỉ.
Cần sử dụng số kim và chỉ cho phù hợp với loại vải để tránh gãy kim và đứt
chỉ.
b. Trục kim :
Là bộ phận để chuyển động kim. Trục kim nối với tay biên. Khi bánh xe ở
đầu máy may quay, tay biên chuyển động lên xuống, trục kim cũng chủn đợng
lên x́ng.
c. Ớc vặn kim:
Để điều chỉnh đợ cao thấp của kim và siết kim dính vào trục.
d. Cần giật chỉ :
Có tác dụng kéo chỉ xuống ổ thùn để tạo thành mũi may. Khi kim x́ng
thì cần giật chỉ cũng xuống để chuyển chỉ xuống làm cho mỏ chỉ móc lấy chỉ
trên. Sau đó, cần giật chỉ trớ về vị trí cũ.
e. Ớc điều chỉnh sức căng chỉ trên :
Có tác dụng điều chỉnh độ căng của chỉ trên.
2. Bộ phận ép vải (chân vịt) :
Dùng để ép chặt vải xuống mặt nguyệt để răng cưa của bàn đưa vải đẩy vải
đi. Lực ép của chân vịt phải vừa đủ: ép mạnh quá chân vịt sẽ bị nặng ; ép ́u
quá thì vải bị lỏng.
Bợ phận ép vải gồm: chân vịt, ốc, trục, lò xo điều chỉnh sức ếp của chân vịt,
cần nâng và hạ chân vịt.
3. Bộ phận đẩy vải ( răng cưa) :
Gồm có bàn đưa vải và ốc điều chỉnh.
- Bàn đưa vải: có tác dụng đẩy vải đi một đoạn thẳng bằng chiều dài của mũi
may. Sự chuyển động của răng cưa được phối hợp nhịp nhàng với kim.
- Ốc điều chỉnh bàn đưa vải : điều chỉnh độ cao thấp của răng cưa.



4. Ở thuyền (ổ chao) :
Vỏ ở bằng gang, ṛt ổ chao chuyển động qua lại: Thuyền và suốt nằm trong
thuyền. Suốt chuyển động tròn trong thuyền theo sức căng của chỉ.
Chao là bộ phận chính để tạo mũi may. Đầu chao có mỏ chao nhọn để lấy
chỉ từ kim xuống. Xung quanh chao có một gờ ôm vòng lấy bên ngoài chao. Gờ
phải khớp với rãnh của ổ chao và quay tròn qua lại trong ổ. Mặt ngoài của chao
phải nhẵn bóng để chỉ không bị vướng đứt.
Chao chuyển động được là nhờ càng cua lấp chao vào trục.
Khi kim xuống tận cùng rồi rút lên khoảng từ 3-4mm, mỏ chao móc lấy
vòng chỉ của kim, rồi quay một gốc 160o để chỉ thoát ra để tạo thành mối chỉ.
Giữa chao có mợt chớt. Đầu chớt có dạng hình tròn ngắn để giữ bản lề
thuyền, làm thuyền không bật ra ngoài trong quá trình tạo mũi may.
Trên mặt thuyền có bản lề để lấp chặt thuyền vào chốt chao. Phía trên của
mặt thuyền có me thuyền (me thoi) là nơi khống chế sức căng của chỉ dưới.
III. Nguyên tắc hoạt động của máy may đạp chân:
Đó là hệ thống truyền và biến đổi chuyển động do lực tác động vào bàn đạp
tạo nên :
Chân tác động vào bàn đạp tạo ra một lực, đồng thời dùng tay quay bánh xe
nhỏ ở dầu máy.
Bàn đạp chuyển động bấp bênh, tay biên lên xuống biến chuyển động này
thành chuyển dộng tròn ở bánh đà lớn.
- Dây đai (dây trân - cu roa) dẫn chuyển động ở bánh đà làm qyay bánh xe
nhỏ ở đầu máy.
- Bánh xe thỏ kéo trục khuỷu ở đầu máy để tạo ra các chuyển động của trục
kim, cần giật chỉ, răng cưa đẩy vải và chuyển động tròn của ruột ổ chao.
- Trục kim lên
xuống
- Cần giật chi
Bàn đạp
Bánh

Bán
Thanh
Dây
Trục - Răng cưa đẩy
cđ bấp
Truyền
trân
đà
h xe khuy vải tiến hoặc lùi
bên
lớn

u
- Suốt chuyển

tròn
động tròn,
V. Nguyên tắc hoạt độngtròn
của máy may điện
thuyền và ruột ổ
chao
Giống nguyên tắc hoạt động của máy may đạp chân, nhưng
bộ chuyển
phận tạo ra
động qua lại.
lực là động cơ điện.
Câu hỏi :
1. Cấu lạo chung của máy may đạp chân ?
2. Nguyên tắc loạt động của máy may đạp chân ?



BÀI 3: CÁCH SỬ DỤNG MÁY MAY
1. Tư thế ngồi may :
- Chọn ghế vừa tầm, lưng thẳng, đầu hơi nghiêng về phía trước, hai chân đặt
trên bàn đạp, chân trước đặt cách chân sau vài phân.
- Chân trước ấn xuống, chân sau để nguyên và chân sau ấn xuống, chân
trước để nguyên.
II. Chuẩn bị máy để may:
1. Cách quấn chỉ vào suốt :
- Đặt ống chỉ vào trục chỉ
- Đưa sợi chỉ qua móc dẫn chỉ
- Quấn một ít chỉ vào suốt.
- Lắp suốt vào guồng quấn chỉ.
- Đẩy cây giữ suốt chỉ xuống.
- Mở con ốc lớn ở chỗ bánh quay tay của đầu máy.
- Đạp máy chạy.
2. Cách đặt suốt vào thuyền :
Sau khi tra suốt vào thuyền, phải kéo chỉ vào đường khe ở cạnh đinh vít me
thoi (thuyền). Cho chỉ nằm lọt vào lỗ nhỏ ô cuối thuyền lên mỏ thuyền.
3. Cách đặt thuyền vào ổ chao :
Tay trái cầm bản lề của thuyền (bằng ngón cái và ngón trỏ), gắn chặt thuyền
vào chốt chao.
4. Cách lắp kim vào máy :
- Quay bánh xe để trục kim lẩn cao nhất.
- Mở ốc vặn kim
- Đặt mặt giẹp kim áp vào trục kim, đẩy sâu kim vào rãnh của trục kim, vặn
chặt ốc vặn kim lại.
5. Cách xỏ chỉ trên
Chỉ từ trục gắn chỉ phải đi qua các vị trí sau : trục gắn chỉ đến ốc điều chỉnh
sức căng chỉ trên đến cò giật chỉ đến kim máy.

Trên đường chỉ đi qua các bộ phận này phải xỏ chỉ vào hết các mốc dẫn chỉ.
6. Kéo chỉ dưới lên :


Nắm mối chỉ trên bằng tay trái, tay phải quay bánh xe một vòng (về phía
người ngồi may). Tay trái kéo mạnh sợi chỉ đang cầm. Đưa hai mối chỉ ra ra phía
sau chân vịt - Chỉ phải nằm ở giữa 2 ngón chân vịt.
III. Thao tác khi may:
1. Bắt đầu may :
- Mắc dây trân vào máy ( nếu là máy đạp chân)
- Quay bánh xe để trục kim lên cao.
- Nhấc chân vịt lên.
- Đặt phần lớn sản phẩm bên tay trái, đường may bên tay phải.
- Quay bánh xe để trục kinh xuống và cho kim đâm vào vải, kéo hai nuối chỉ
ra phía sau chân vịt.
- Hạ chân vịt xuống, tay mặt quay bánh xe về phía người may và đạp.
- Các ngón tay đưa vải cho đúng chiều mình ḿn
Đừng tì cánh tay trên vải vì như vậy sẽ đưa vải đi khơng đều
- Nên đạp chậm và đều đặnm chỉ có thể đạp mau khi đường thẳng và đều.
2. Chấm dứt đường may
- Quay bánh xe về phía mình để cò giật lên vị trí cao nhất
- Nâng chân vịt lên, quay miếng vải lại đạp thêm một đoạn khoảng 3mm cho
chắc (lại mũi kim)
- Lấy miếng vải ra, kéo về phía sau chân vịt, phía bên tay trái.
- Cắt chỉ sát vải.
IV. Điều chỉnh mũi may:
1. Đường chỉ điều hòa :
Chỉ trên và chỉ dưới đều giống nhau
2. Chỉ trên căng hơn chỉ dưới :
Cách 1: Nới lỏng ốc điều chỉnh sức căng chỉ trên (vặn ốc về phía trước

người ngồi may, hoặc số nhỏ hay dấu trừ).
- Cách 2 : Vặn chặt vít me thoi bên trên thuyền.
3. Chỉ trên chùng hơn chỉ dưới :
- Cách 1: Vặn chặt ốc điều chính sức căng chỉ trên (vặn ốc về phía người)
ngồi may, số lớn hay dấu cộng).
- Cách 2 : Nới lỏng vít me thoi.
Câu hỏi: 1. Các bước chuẩn bị máy để may ?
2. Thao tác bắt đầu, chấm dứt đường may


BÀI 4: BẢO QUẢN MÁY MAY
I. Cách bảo quản :
Muốn sử dụng máy được lâu bền, ít hư hỏng ta phải chú ý :
1. Trước khi may cần kiểm tra :
- Vị trí kê máy (độ bằng, ánh sáng).
- Kim lắp vào vị trí đúng chưa ?
- Thuyền suất lắp đúng vị trí hay không ?
- Sức căng chỉ trên phải bằng chỉ dưới.
- Hệ thống ốc vít.
2. Trong khi may :
- Không xê dịch, kéo đẩy vải quá mạnh trong khi may.
- Cần giảm tốc độ khi may vải từ mỏng sang dày.
- Phát hiện tiếng kêu lạ để kịp thời sửa chữa.
- Tránh đạp máy khi không để vải dưới chân vịt làm răng cưa mau mòn.
- Lúc may, để kéo bên tay phải, dưới có lót vải dày hay giấy bìa cho khỏi
trầy máy.
3. Sau khi may :
- Lau chùi cẩn thận : ổ chao, răng cưa …
- Tra dầu vào các lỗ, những khớp trục chuyển động.
- Đạp mau vài gây để dầu ngấm đều.

- Lau sạch trong ngoài máy xong, đậy nắp hoặc phủ vải để chống bụi.
4. Chế độ tra dầu mở :
- Máy dùng 8 đến 12 giờ/ngày : tra dầu hàng ngày
- Máy ít dùng : Tra dầu hàng tuần
- Máy không dùng : tra dầu hàng tháng.
- Chân máy nên tra dầu Castrol hoặc BP .
Muốn máy được bền, mỗi năm nên nhỏ dầu lửa 1 lần vào các khớp chuyển
động, để 24 giờ. Dùng bàn chải và giẻ sạch chùi hết bụi bặm trong máy. Sau đó,
tra đầu vào máy như thường lệ.
II. Biện pháp khắc phục một số hư hỏng thường xảy ra khi sử dụng máy:
Trường hợp
Nguyên nhân
1. Máy chạy - Dây curoa bị giãn
chậm
2. Máy kêu - Khơ dầu
khơng
bình - Chỉ dứt vướng trong ở chao

Cách khắc phục
- Cắt bớt hoặc thay dây mới
- Tra dầu vào máy
- Mở ổ chao và lấy chỉ đứt ra, lau


thường

- Vít ốc ở bộ phận nào bị hỏng

3. Bỏ mũi


4. Đứt chỉ trên

5. Mũi thay
không đều

6. Vải may bị
nhăn

7. Gãy kim

8. Đường may
bị nhăn
9. Vải
chạy

không

chùi sạch sẽ.
- Kiểm tra lại ốc vít
- Chưa lắp hết chân kim
- Đẩy kim lên hết cỡ
- Lắp chỉ chưa đúng
- Lắp chỉ lại
- Kim quá to so với chỉ
- Thay kim
- Kim bị cong, tà đầu, không - Thay kim
đúng số
- Vặn ốc điều chỉnh chân vịt hạ
- Lực đè chân vịt yếu, chân vịt thấp xuống, siết ốc chân vịt chặt.
lỏng

- Khởi sự máy quá nhanh
- Bắt đầu may ở tốc độ trung bình
- Lỡ xỏ kim bén
- Thay kim
- Lỡ kim qua mặt nguyệt xù xì
- Sửa lại cho trơn cạnh
- Chỉ mục hoặc xần xù
- Thay chỉ tốt
- Chỉ bị xoắn quanh lõi
- Đánh vòng chỉ cho đều
- Bánh xe quay ngược
- Chú ý chiều quay
- Kim gắn ngược, xỏ chỉ không - Gắn kim lại, xỏ chỉ lại
đúng cách
- Kim không đúng cỡ
- Chọn kim cho hợp với chỉ, vải
- Cuộn chỉ ở suốt không đều
- Quấn suốt lại
- Xỏ chỉ không đúng cách
- Xỏ chỉ lại
- Sức ép chân vịt quá yếu
- Vặn tăng sức ép chân vịt
- Chân vịt lỏng
- Siết ốc chân vịt
- Độ căng chỉ trên và chỉ dưới - Vặn ốc điều chỉnh sức căn chỉ
không đều
- Kim cong, tà đầu
- Thay kim
- Vải may quá mỏng hay quá - Lót thêm giấy vào vải
mềm

- Vặn ốc điều chỉnh sức căng
- Sức căng chỉ trên và chỉ dưới - Dùng chỉ trên và chỉ dưới cùng
không đều
loại
- Chỉ trên và dưới khác biệt
- Kim cong, không đúng cỡ
- Thay kim
- Kim may kéo vải
- Để cho máy tự đẩy vải
- Gắn kim sai
- Gắn kim loại
- Siết kim không chặt
- Siết lại ốc vặn kim
- Chân vịt bị lỏng
- Siết lại ốc vặn chân vịt
- Chỉ trên căng quá
- Vặn ốc điều chỉnh sức căng của
chỉ
- Chỉ trên và dưới căng quá
- Điều chỉnh sức căng của chỉ
- Lực bén chân vịt quá lớn
- Điều chỉnh chân vịt lên cao
- Răng cư quá cao
- Hạ thấp bàn lừa
- Bàn đưa vải bị thấp
- Vặn ốc nâng bàn đưa vải
- Núm vặn bánh xe tay quay bị - Siết chặt núm vặn bánh xe tay
lỏng
quay
- Sức ép chân vịt quá yếu

- Vặn ốc chân vịt chặt


- Chỉ bị kẹt trong ổ truyền
10. Mũi may - Cần chỉnh chỉ thưa nhặt lên quá
ngược
cao
11. Rối chỉ may - Bàn đưa vải (bàn lừa) quá thấp
- Chỉ trên và dưới không kéo về
phía sau ở dưới chân vịt

- Gỡ chỉ bị kẹt ra
- Kéo đầu vặn thưa nhặt xuống số
thích hợp
- Nâng ốc điều chỉnh bàn đưa lên
cao
- Kéo chỉ trên và dưới về phía sau
ở dưới chân vịt
12. Đứt chỉ dưới - Sức căn chỉ trong suốt quá chặt - Nới lỏng con ốc me thuyền
- Xỏ chỉ trong thuyền không - Kiểm tra lại chỉ trong thuyền
đúng cách
- Lấy chỉ và xơ kẹt trong thuyền ra
- Chỉ và xơ vải kẹt trong thuyền - Quấn chỉ vào suốt cho đều.
- Chỉ quấn vào suốt không đều
Câu hỏi:
1. Cách bảo quản máy may trong khi may?
2. Nguyên nhân, cách khắc phục: bỏ mũi-đứt chỉ trên-gãy kim- vải không
chạy – đứt chỉ dưới?
CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT MAY CĂN BẢN
BÀI 1: CÁC MŨI MAY TAY CƠ BẢN

1. Mũi lược (may tới)
1. Công dụng :
Để nối các mảnh vải hờ lại với nhau
2. Các thực hiện :
- Đâm kim lăn ở A, đâm kim xuống ở B, khoảng cách hai mũi kim là 8 đến
10 ly, tiếp tục đâm kim lên ở C và xuống ở D ... đến hoàn tất.
3. Yêu cầu kỹ thuật
Đường may phải đều, hai mặt ti.ái, phải giống nhau
II. Mũi luông
1. Công dụng
Thường được áp dụng để may các loại hàng vải mỏng như: tơ, lụa, phin ...
2. Cách thực hiện :
Giống mũi lước (may tới)
Đường may luông có mũi ngoài lăn, mũi trong không lộ chỉ. Một cm có 3
mũi luông. Rút chỉ nhẹ để không bị căng.


3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may thẳng, không lộ chỉ, không thăn, các mũi luông đều nhau
III. Mũi vắt chữ V:
1. Công dụng :
Để vắt lai áo quần, nẹp cổ hay trang trí hai bên đường vẽ thẳng hoặc cong
2. Cách thực hiện :
Bắt đầu vắt từ phải sang trái. Ta tưởng tượng có hai đường vẽ song song
nhau (khoảng cách hai đường thẳng tùy ý, khoảng một đường vắt sổ hoặc bằng
0,5cm. Trên đường này ta sẽ đặt những chữ V gối dầu nhau.
- Ghim kim lên tại A
- Hướng mũi kim xéo lên về phía tay phải, đâm kim xuống ở B và luồn kim
qua B (BB’ = 2 đến 3 canh chỉ vải). Rút kim lẩn
- Ghim kim xéo xuống phía tay phải tại C, rồi đẩy luôn kim qua C’ (CC’ –

BB’), sao cho AB = B’C. Cứ thế tiếp tục theo cho đến hết.
3. Yêu cầu kỹ thuật :
Các khoảng đều nhau, ô bề mặt vải mũi may nhuyễn và đều.
IV. Khuy chỉ:
Dùng cho áo quần, được thực hiện ngay trên đường cài khuy dạng đứng hay
nằm ngang.
1. Khuy chỉ thường.
- Dùng kéo mũi nhọn cắt đứng một đoạn thẳng, dài bằng đường kính nút áo
ngay trên đường cài khuy.
- Luồn kim dưới vải từ đầu đường cắt lên trên đường cách đều đường cắt 4-6
canh chỉ (=1,5mm)
- Rút kim giữ đầu chỉ cho khỏi tuột.
- Luồn mũi thứ hai cách mũi trước 2 sợi chỉ vải (=0,5mm). Tay phải cầm đầu
chỉ dưới mũi kim từ trái sang phải. Tiếp tục thế cho đến hết đường cắt.
2. Khuy chỉ đầu đinh con cọp
Giống khua chỉ thường nhưng ở một đầu kết 2 mũi chỉ chồng lên nhau (=4
sợi chi, mỗi mũi bằng bề rộng khuy.
Hiện nay người ta thường áp dụng khuy chỉ đầu đính bọ để làm khuy nút áp
nhưng ở một đầu chỉ, kết thành 2 mũi chỉ chồng lên nhau (không kết các mũi chỉ
trên thành con bọ). Khuy chỉ này không thô như khuy chỉ đầu đính con bọ và
giữ chặt nút hơn khuy chỉ thường.
3. Khuy chỉ đầu tròn :


Giống như khuy chỉ thường, nhưng một đầu cắt thành 1 khoảng tròn nhỏ,
đầu kia đính con họ.
Khuy chỉ đầu tròn dùng cài loại nút lớn .
4. Khuy vòng chỉ (con bọ) :
Dừng làm khuy của móc áo dài.
- Kết hai lần chỉ (4 sợi chỉ). Dùng mũi viền hoa thực hiện trên 4 sợi chỉ, kết

các mũi chỉ này thành con bọ.
Câu hỏi
1. Công dụng - cách thực hiện mũi vắt chữ V ?
2. Công dụng - Cách thực hiện khuy chỉ thường?
BÀI 2: CÁC KIỂU NỐI CƠ BẢN
May nối nhằm mục đích ghép lối các phần vải lại với nhau, tùy theo yêu cầu
kỹ thuật và cấu tạo của nguyên liệu mà ta chọn kiểu nối cho phù hợp.
1. Nối rẽ
1. Công dụng :
- Nối rẽ là cách nối đơn giản và thông dụng nhất trong may mặc
- Trước khi may nối rẽ, các mép vải nên vắt sổ để không bị tưa sợi.
2. Cách thực hiện :
- Đặt bề mặt hai miếng vải úp vào nhau, 2 mép vải trùng nhau.
- Đường may nối theo đường phấn vẽ cách đầu mép vải từ 1 – 3cm
3. Yêu cầu kỹ thuật :
Đường may thẳng, cách đều mép vải, không nhăn vải
II. Nối lộn
1. Công dụng :
- Nhằm mục đích giấu mép vải tưa sợi vào trong đường may.
- May nối lộn được áp dụng trên vải mỏng dể không bị dày cộm
2. Cách thực hiện :
- Đặt bề trái hai miếng vải úp vào nhau, 2 lép vải trùng nhau, may cách mép
vải độ 3mm.
- Lộn ngược hai miếng vải lại, cho bề trái ra ngoài, vuốt sát đường may
trước.
- May đường thứ hai, che kín mép vải trong, cách đường nối thứ nhất 5mm.


3. Yêu cầu kỹ thuộc:
- Đường may thắng, cách đều mép vải, không nhăn vải.

- Không để lộ sợi vải tưa ra bên ngoài đường may.
III. Nốp ép
1. Công dụng :
- Nối ép thường được sử dụng trên các áo sơ mi, áo Biouson ( Blu-dông),
quần jean (gian), quần đùi thể thao.
- Cách nối này giấu được các mép vải vào bên trong và không làm dày cộm
đường may nối trên vải.
2. Cách thực hiện :
Nối ép gồm hai đường may song song, đều thể hiện trên bề mặt vải.
- Úp hai bề trái của vải vào thau, 2 mép vải chênh nhau 6mm
- Gấp mép vải của miếng cao lên trên miếng thấp
- May sát mép vải (cách mép gấp 1mm)
- Trải thẳng miếng vải cao ra, đối xứng với miếng thấp qua đường nối.
- Gấp mép vải qua bên miếng thấp.
- Đường may thứ hai song song với đường may thứ nhất và cách nhau độ
5mm
3. Yêu cầu kỹ thuật: .
- Hai dường may song song, mũi may đẹp
- Vải không nhăn
Câu hỏi
1. Công dụng- cách thực hiện - yêu cầu kỹ thuật của nối rẽ ?
2. Công dụng- cách thực hiện - yêu cầu kỹ thuật của nối ép ?
BÀI 3: CÁC KIỂU VIỀN CƠ BẢN
May viền được thực hiện ở các mép vải, mục đích để vải khơng bị tưa sợi.
Có các hình thức viên sau đây: Viền gấp mép, viền bọc mép, viền cuốn mép.
I. Viền gấp mép (viền giẹp) :
1. Gấp mép trực tiếp
a. Công dụng
Được áp dụng viền gấp mép trên những đường thẳng hoặc hơi cong như lai
áo, lai tay, lai quần.



b. Cách thực hiện :
- Gấp mép vải sang bề trái vải ; dộ rộng tùy ý thích.
+ Mép vải đã vắt sổ : gấp 1 lần
+ Mép vải chưa vắt sổ : gấp 2 lần, gấp lần thứ nhất nhỏ = 5mm, lần thứ hai
tùy theo yêu cầu của sản phẩm.
- May viền : áp dụng mũi vất hoặc luông, có thể may dằn lên mép vải nếu
mép gấp nhuyễn khoảng từ 5mm đến 1cm.
c. Yêu cầu kỹ thuật :
- Bề ngang khoảng viền đều nhau
- Không nhăn vải
2. Gấp mép gián tiếp (cặp thêm một nẹp rời)
a. Công dụng
Áp dụng trên các đường cong như vòng cổ áo, nách áo, ống quần phồng trẻ
em ...
b. Cách thực hiện :
- Vẽ và cắt vải viền theo đúng hình dạng của mép vải muốn viền. Bề ngang
vải viền trên 3cm.
- May nối vải viền. Đặt bề ngặt vải viền úp xuống áo hoặc quần ; 2 mép vải
trùng nhau
+ Muốn viền ở bề mặt dể trang trí nền áo (quần) khi may nối, phải đặt vải
viền ở bề trái áo (quần)
+ Muốn viền ở bề trái áo (quần), khi may nôi, đặt vải viền ở bề mặt áo
(quần).
- Cắt tỉa đường cong trước khi lật vải viền qua bên dối diện
- Gấp mép vải viền vào tròng, áp dụng mũi vất hoặc luông để may viền mép
vải.
c. Yêu cầu kỹ thuật :
- Đường viền thẳng, không nhăn, không giãn vải

- Bề ngang đường viền đều nhau.
II. Viền học mép (viền trịn)
1. Cơng dụng:
Viền bọc mép được áp dụng để may những đường viền trang trí quần áo phụ
nữ và trẻ em bầng vải cùng màu hoặc khác màu.
2. Cách thực hiện :
- Mép vải để viền của sản phẩm không chừa đường may .


- Sử dụng canh vải xéo (chéo sợi) cùng màu hoặc khác màu với vải của sản
phẩm để làm nẹp vải viền bọc kín mép vải của sản phẩm, bề ngang khoảng 34cm
+ Khi viền, đặt bề mặt nẹp vải viền úp vào bề mặt sản phẩm và may đường
thứ 1 dính theo đường chuẩn cách mép vải nhiều hay ít tùy theo yêu cầu của
đường viền to hay nhỏ.
Kéo nẹp vải viền trùm qua mép viền của sản phẩm, gấp mép còn lại vào và
may đường thứ 2 lọt khe đường may trước.
3. Yêu cầu kỹ thuật :
- Vải viền to đều nhau
- Đường may không chồm lên vải viền
- Đường viền không nhăn.
III. Viền cuốn mép (viền se vải viền vê)
1. Công dụng:
Được áp dụng trên vải mỏng như may lai tay bèo quanh áo gối, khăn tay …
2. Cách thực hiện:
- Se mép vải trên hai dầu ngón tay cái và trỏ, cuộn vải vào thật nhỏ và khít.
- May viền ở bề trái vải, đưa kim quấn quanh mép vải, mũi kim ghim trên
vải cách nhau 3mm và kéo chỉ hơi sát để nổi cong múi vải lên. Có thể dòng mũi
may vắt quanh mép vải
3. Yêu cầu kỹ thuật :
- Đường viền tròn nhó, không tưa sợi

- Các múi vải nổi hơi cong và đều nhau
Câu hỏi:
1. Công dụng - cách thực hiện - yêu cầu kỹ thuật của viền gấp mép (viền
giẹp) : gấp mép trực tiếp - gấp mép gián tiếp ?
2. Công dụng - cách thực hiện - yêu cầu kỹ thuật của viền bọc mép ?
PHẦN KỸ THUẬT CẮT MAY
CHƯƠNG 1 : KỸ THUẬT CẮT MAY TỪNG PHẦN
BÀI 1: VẬN DỤNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỦA VẼ KỸ THUẬT VÀO
BẢN VẼ CẮT MAY
I. Khái niệm về bản vẽ cắt may


Trong cắt may, thường gặp một số loại bản vẽ như bản vẽ tạp chí, bản vẽ
kiểu, bản vẽ cắt….
1. Bản vẽ tạp chí là bản vẽ thể hiện chủ yếu về mặt mỹ thuật và hình dáng
chung của kiểu mốt may mặc qua các tư thế và cử động của người.
2. Bản vẽ kiểu. Bản vẽ kiểu cho biết tởng quát hình dáng màu sắc của sản
phẩm, kiểu cách và sự phù hợp của chúng đối với người dùng ..., trên bản vẽ này
chưa có kích thước. Bản vẽ kiểu được dùng nhiều trong các tạp chí về mẫu quần
áo, hàng may mặc, thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng và sử
dụng màu như vẽ mĩ thuật.
3. Bản vẽ cắt may (hay bản vẽ sản phẩm cắt may) là loại bản vẽ được sử
dụng trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm cắt may, là bản vẽ dùng để thực
hiện cắt sản phẩm, nó thực hiện đầy đủ hình dáng, kiểu mớt, kích thước của từng
bộ phận hay nhóm các bộ phận và có đủ những chỉ dẫn cần thiết cho việc hoàn
thành sản phẩm và bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật của sạn phẩm.
II. Vận dụng một số tiêu chuẩn của vẽ kỹ thuật vào bản vẽ cắt may
1. Khổ giấy
Học sinh thực hiện bản vẽ kĩ thuật cắt may vào vở (khổ 19x27) với tỉ lệ thu
nhỏ 1:5 và thực hiện trên giấy báo và trên vải, bản vẽ với tỉ lệ nguyên hình 1:1

2. Đường nét
TT
Tên gọi
1 Nét liền đậm
2

Nét liền mảnh

3

Nét chấm gạch

4

Nét đứt

5

Nét lượn sóng

3. Chữ và số

Hình dạng

Bề rộng
Ứng dụng
b
Thể hiện đường bao của sản
phẩm cắt may, đường may
nhìn thấy

b/3
Đường gióng, đường kích
thước, đường phân chia các
phần của sản phẩm, đường
phụ thêm
b/2
Đường trục, biểu diễn chỗ
gấp đôi của mãnh vải sẽ được
cắt đối xứng
b/3
Biểu diễn đường bao khuất
không nhìn thấy, đường cắt,
đường gấp mợt phần vải …
thể hiện sự khác nhau về chi
tiết của phận này với phần
khác của sản phẩm
b/3
Đường giới hạn của phần sản
phẩm được vẽ.


Trên bản vẽ cắt may, để cho rõ ràng và đơn giản nên dùng kiểu chữ thông
dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 75o so với đường ngang.
Trong một bản vẽ, phải nên thống nhất một kiểu chữ, kích thước của kiểu
chữ phụ thuộc vào kích thước của bản vẽ và vị trí của chúng trên bản vẽ.
4. Ghi kích thước
Chữ số (hoặc công thức) ghi ở giũa trên đường kích thước, đúng với chiều
đã qui định.
- Mỗi kích thước chỉ ghi một lần.
- Chọn đường chính là đường giới hạn của nhiều kích thước trong đó có kích

thước chính. Ví dụ : đường chính của quần âu trùng với đường giới hạn của
lưng.
- Đường kích thước có thể giới hạn bằng đường vẽ, đường bao, đường chấm
gạch, đường phân chia các phần của sản phẩm
- Đơn vị đo kích thước là cm. Trên bản vẽ, không ghi đơn vị đo, chỉ ghi con
phù hợp với đơn vị đo là cm
BÀI 2 : VIỀN ĐƯỜNG XẺ
Dành cho các kiểu áo chui đầu, có thể may bâu đứng hoặc bâu lật, đường
viền nằm giữa cổ áo.
1. Đường xẻ hở (nẹp viền gấp mép)
1. Độ dài đường xẻ:
Độ dài đường xẻ = hạ ngực - hạ cổ (hạ ngực đo từ chân cổ cạnh vai đến đầu
ngực)
2. Nẹp viền đường kẻ :
Nẹp viền canh vải xuôi :
- Bề dài = đường dài xẻ + 5cm
- Bề rộng = 10 đến 12cm
3. Cách viền :
- Vẽ dạng đường xẻ lên bề trái vải nẹp viền.
- Đặt bề mặt vải nẹp viền úp vào bề trái thân áo, may theo hình vẽ, chú ý
phần nhọn ći đường xẻ, cách nhau một mũi may.
- Cắt theo đường xẻ cả hai lớp nẹp viền và thân áo .
- Lộn nẹp viền sang bề mặt thân áo, gấp mép còn lại của nẹp viền vào, ủi vải
may đè mí.


Lưu y: Nết nẹp viền nằn vào bề trái thân áo thì lúc đầu đặt bề mặt nẹp viền
úp vào bề ngặt thân áo.
II. Đường xẻ khít (nẹp về học mép)
A. Cách 1: Nẹp viền vải xéo

1. Độ dài đường xẻ:
Khoảng 8 đến 10cm
2. Nẹp viền đường xẻ:
Sử dụng canh vải xéo;
- Bề dài = 2 lần đường xẻ
- Bề rộng = 4cm
3. Cách viền:
Viền bọc mép cho đường xẻ liên tục theo một trong hai dạng
B. Cách 2: Nẹp viền to
1. Độ dài đường xẻ:
Khoảng từ hạ cổ đến khỏi đường hạ nách 5cm
2. Nẹp viền đường xẻ:
- Bề dài = Dài hơn đường xẻ 5cm
- Bề rộng = 8cm
3. Cách viền:
Như hình vẽ
III. Đường xẻ kín (nẹp viền chồng lên nhau)
1. Độ dài đường xẻ:
Giống đường xẻ hở, trung bình khoảng 18cm
2. Nẹp viền đường xẻ:
Hai miếng nẹp viền canh vải xuôi
- Bề dài = độ dài đường xẻ + 2 đến 4cm
- Bề rộng = 2 lần bề nẹp vẽ trên áo + 1,5cm đường may
Có thể lót một lớp keo mỏng, kích thước bằng nẹp vẽ trên áo.
3. Cách viền:
- Vẽ kích thước của nẹp lên giữa bề mặt cổ áo (18x3)cm
- Đặt nẹp lên bề mặt vải, mặt úp mặt, cho các đoạn AB và A’B’ trên nẹp
trùn gvới AB và A’B’ trên thân áo. May theo 2 đường AB và A’B’ (may từ ngoài
vào và lại mối tại B và B’)



- Gấp nẹp viền và lược theo các đường x, y và x’, y’ (lược cho êm, bề mặt
ra ngoài)
- Xẻ đường giữa nẹp vải, cách B và B’ bằng 3cm, bấm xéo góc
- Lật nẹp vào trong sao cho 2 viền chồng lên nhau, che kín phần vừa xẻ.
- Lật thân áo lên dằn theo đường BB’ (có 2 nẹp viền và phần tam giác
bấm xéo góc bẻ vào)
- May lọt khe nẹp viền.
BÀI 3: VIỀN MIỆNG TÚI MỔ
I. Công dụng
Dùng để viền miệng túi áo sơ mi, áo gió, áo khoát, áo veston, quần âu nam.
Có thể đặt túi xiên hay thẳng tùy ý thích.
II. Chuẩn bị vải:
1. Vải viền miệng túi :
Cùng loại vải áo, quần .
Cắt hai miếng vải hình chữ nhật :
Chiều dài = dài miệng túi (8 đến 12cm) + 3 đến 4cm
Chiều rộng = 2 lần bề sâu đáy túi + 12cm (45cm cho túi dài 16 đến 17cm)
Chiều ngang = chiều dài vải viền + 2cm
III. Cách thực hiện
1. Vẽ khung miệng túi trên vải áo, vẽ trục đối xứng ngang
2. Đặt bề mặt vải viền úp vào bề mặt thân áo ngay vị trí túi và hai mép vải
viền trùng ngay trên đường đới xứng ngang của hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ lại miệng túi trên vải viền
- Đặt vải lót vào bề trái thân áo ngay vị trí miệng túi. Vải lót túi cao hơn
khung miệng túi 2cm.
3. May dính 3 lớp vải với nhau theo hai đường thẳng AB và CD (chiều dài
hình chữ nhật)
4. Dùng kéo bấm xéo góc cả 2 lớp vải áo (quần) và vải lót túi.
5. Lộn vải viền sang bề trái thân áo (quần)

6. Sau đó gấp miếng vải viền miệng túi đặt bên dưới lên đễ thay vào khoảng
trống của khung miệng túi. Vải viền miệng túi đặt bên trên được bẻ lật xuống
dưới.
7. Lật thân áo (quần) lên và may dằn hai đầu miệng túi, theo hai cạnh AD và
BC.


8. Lật sang bề trái thân áo (quần) may dính cạnh dưới của vải viền, đặt phía
dưới vào vải lót túi.
9. Gấp vải túi lại, may dính vải viền đặt phía trên với vải lót túi
10. May vải lót túi lại theo chiều dọc thành một chiếc túi hoàn chỉnh.
BÀI 4: CẦU VAI – VẠT BẦU – TÚI ĐẮP
I. Cầu vai
1. Dạng đôi:
a) Cách vẽ:
b) Cách cắt:
Cắt hai lớp vải cho một chiếc cầu vai, xung quanh chừa đều 1cm đường may
(có thể cắt thêm một lớp vải lót cho cầu vai đứng, không chừa đường may)
2. Dạng chiếc:
a. Cách vẽ
b. Cách cắt: Giống dạng đôi
II. Vạt bầu
III. Túi đắp
1. Không nắp
a. Cách vẽ:
b. Cách cắt
Xung quanh túi và miếng đáp chừa đều 1cm đường may (có thể chừa miệng
túi 4cm nếu gấp mép trực tiếp, không may miếng đáp)
* Nếu biến kiểu (xếp ply túi) thì chừa xếp ply, xếp ply xong vẽ lại và chừa
đường may, cắt như trên.

2. Có nắp
a. Thân túi:
- Cách vẽ:

giống túi không nắp nhưng ngắn hơn túi không nắp cm ở

- Cách cắt:

miệng túi chừa 2cm đường may để gấp mép trực tiếp.

b. Nắp túi:
- Cách vẽ :
- Cách cắt: Cắt hai lớp vải cho 1 chiếc nắp túi + 1 lớp keo vải lót cho đứng
nắp túi)
Xung quanh vải chừa 1cm
Xung quanh keo cắt sát.


3. Định vị trí gắn túi trên áo:
Thân túi gắn thấp hơn nắp túi 1 đến 1,5cm
BÀI 5: TÚI HÔNG (ĐỨNG), TÚI XÉO, NẸP LƯNG, VIỀN CỬA QUẦN
I. Viền cửa quần:
1. Cửa quần đáy giữa cài khuy, quần đầm, váy:
a) Cửa nẹp rẽ, gấp mép trực tiếp
- Chừa đường may và cắt như hình vẽ
- Cách may:
+ May từ điểm T thân trước vòng qua suốt đường đáy thân sau. Rẽ đường
may đoạn cửa quần sang 2 bên
+ Bên tay phải (mép cửa quần nằm trên) gấp mép theo đường phấn vẽ
+ Bên tay trái (mép cửa quần nằm dưới) gấp loe khỏi đường phấn vẽ độ

0,5cm (nếu gắn dây kéo); 1,5 đến 2cm (nếu cài khuy)
* Gắn dây kéo: Đặt dây kéo vào cửa quần, bên phải (thục vào cách mép độ
1cm) (đặt sát mép gấp loe, cặp bên dưới một miếng vải nẹp gấp đôi độ 2cm)
b) Cửa nẹp rời, nẹp viền thẳng
- Cắt miếng vải viền theo canh vải xuôi
Rộng = 3 đến 4cm
Dài = 2 lần đường xẻ + 2cm
Cách viền:
+ Đặt bề mặt vải viền úp vào bề mặt thân quần (mép vải viền trùng mép
đường xẻ) may dính cách mép độ 3ly
+ Gấp mép còn lại của nẹp viền úp vào bề trái thân quần, may dính trùng lên
đường may trước.
+ Gấp đôi đường xẻ lại, nẹp viền sẽ tạo thành 2 canh nằm lên nhau, trên đó
đính nút bấm (bóp)
2. Cửa quần âu
- Cắt 2 miếng cửa quần theo dạng cong đáy = 1 vải + 1 miếng lót rộng phía
lưng 3 đến 4cm, phía đáy là mũi nhọn dài : dài cách đường hạ đáy 3 đến 4cm
- Cắt một miếng vải đơi giớng như hình vẽ
- Cách viền:
+ Đặt bề mặt nẹp viền úp vào bề mặt thân quần bên trái, trên cùng là miếng
vải lót. May dính theo đường vẽ cửa quần (đát trước)


+ Lộn nẹp viền sang bề trái quần
+ Gắn dây kéo v ào nẹp cửa quần, cách mép cửa quần trái 1 đến 1,5cm. May
dính mép còn lại của nẹp viền vào thân quần.
+ Gấp mép đường may của cửa quần bên phải vào. Đặt dây kéo vào, bên
dưới là một miếng vải đôi (yếm tâm). May dính
II. Nẹp lưng
1. Nẹp lưng liền:

a. Cách cắt:
- Nhấn ply quần (ply chết)
- Đặt thân quần lên vải, cắt nẹp lưng theo dạng cong của đường eo, bề rộng 3
đến 4cm (mỗi bên, thân cắt 1 nẹp lưng có chừa đường may và một miếng lót
không chừa đường may)
b. Cách may :
+ May vải lót vào mặt trái của nẹp viền
+ Đặt bề mặt nẹp viền úp vào bề mặt thân quần. May cách mép eo 0,5 đến
1cm.
+ Lập nẹp viền vào bề trái thân quần, ủi sát. May dính hoặc vắt nẹp viền với
thân quần.
2. Nẹp lưng rời
a. Cách cắt
- Cắt hai miếng vải nẹp bên phải + 2 miếng nẹp bên trái, chừa đường may
như hình vẽ.
b. Cách may
+ May vải lót vào mặt trái của nẹp lưng
+ Đặt bề mặt của miếng nẹp lưng còn lại úp vào bề mặt nẹp có vải lót, may
dính
+ Lộn bề mặt nẹp ra ngoài
+ Đặt bề mặt lưng không có vải lót úp vào bề mặt thân quần, may dính theo
đường eo.
+ Kéo nẹp lưng lên, cho miếng nẹp lưng có lót úp vào bề trái thân quần, gấp
mép đường may vào và may lọt khe đường may trước
III. Túi xéo:
1. Cách cắt vải túi (dùng cho một túi)
- Miệng túi 15 đến 17cm


- Vào túi 3cm

a. Cắt mốt miếng vải may túi (loại vải thường, mềm) có chừa đường
may xung quanh như hình vẽ
b. Một miếng đáp miệng túi (cùng loại vải quần) như hình vẽ
2. Cách may :
- Đặt bề trái miếng đáp úp vào bề trái vải túi, may dính
- Đặt bề mặt vải túi úp vào bề trái thân quần, đối xứng qua dường miệng túi,
may dính đường miệng túi và sườn hông túi
- Gấp đường miệng túi lại, may đè miệng túi cách nếp gấp 0,3cm
- May đáp túi, trả thân quần về hình dạng bình thường
- Ráp sườn hông
IV. Túi hông
- Hạ miệng túi: cách lưng độ 6 đến 7cm
- Dài miệng túi : 15 đến 17cm
1. Cách cắt (dùng cho một túi) .
+ Cắt một miếng vải may túi (loại vải thường, mềm)
+ Cắt 2 miếng vải lót túi (cùng loại vải quần)
Một miếng dài hơn miệng túi 2cm ; rộng 5cm
Một miếng dài bằng miếng trước; rộng = 3cm
2. Cách may:
+ May dính miếng lót túi (22x5) cm vào hông thân sau
+ May dính miếng lót túi (22x3)cm vào hông thân trước
+ May dính đường hạ miệng túi sau với miếng lót sau; hạ miệng túi trước
với miếng lót trước
+ May phần đáy túi
+ Ráp đường sườn hơng.
BÀI 6: QUY TRÌNH THẮT NÚT VẢI


×