Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài giảng Hướng dẫn làm Blog trên Wordpress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.11 KB, 19 trang )

Hướng dẫn làm Blog trên Wordpress
Tác giả: PGS. TS. Bùi Thế Tâm, soạn 22/1/2010 - 23/2/2010
Nội dung của trang này thuộc bản quyền của © Bùi Thế Tâm và
buithetam.wordpress.com. Bài viết này có thể được in ra để dùng với mục đích cá
nhân và phi thương mại. Nếu bạn muốn phát hành lại trong trang web của bạn làm
ơn liên lạc với tác giả hoặc ít nhất phải trích dẫn lại nguồn là:
"Tác giả : PGS. TS. Bùi Thế Tâm, Nguồn :
"
Theo Wikipedia.org : "Blog, gọi tắt của weblog (nhật ký web), là một dạng nhật ký
trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là
cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên
quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới
những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ
trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog
cho mình."
Ai là người nên tạo cho mình cho mình một Blog ?
• Trước tiên là các chính trị gia, các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo
cao cấp các bộ ngành, các đại biểu quốc hội. Blog sẽ là nơi để họ tiếp xúc với
dân chúng, nhận ý kiến phản hồi từ dân chúng. Ví dụ Chủ tịch Trung Quốc Hồ
Cẩm Đào có một tài khoản blog ở trang . Đại sứ của
Anh tại Hà Nội ông Mark Kent có một blog rất hay tại địa chỉ

• Các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ tạo blog để quảng bá các tác
phẩm của mình. Ví dụ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có blog tại địa chỉ

• Các nhà giáo, nhà khoa học, tiến sỹ, giáo sư dùng blog để tiếp xúc với học
sinh và sinh viên, phổ biến các bài giảng và các chủ đề khoa học. Ví
dụ
• Các bạn sinh viên, học sinh lập cho mình một blog để ghi lại những cảm nghĩ
của mình về cuộc sống, trao đổi học tập, làm quen kết bạn những người cùng
sở thích ...


• Một người chủ gia đình lập cho gia đình một blog để liên lạc, trao đổi thông tin
với con cái, họ hàng đang học tập hay làm việc, sinh sống ở xa quê hương. Ví
dụ đây là một trang blog của một người nông dân ở một vùng quê hẻo
lánh
• Như vậy ai cũng có thể tạo cho mình một blog miễn là bạn có khả năng viết
văn một cách trôi chảy, đúng ngữ pháp mà người khác có thể đọc được.
Để làm blog bạn có thể làm trên Wordpress, 360 plus của Yahoo, Google sites ...
Song làm trên Wordpress là sự lựa chọn của nhiều người vì tính chuyên nghiệp của
nó, tuy nhiên công việc quản trị blog trên wordpress chạy hơi chậm so với các môi
trường khác. Làm blog trên WordPress bạn không cần phải biết ngôn ngữ lập trình
như Java, PHP, SQL ... và không cần một phần mềm thiết kế web nào khác.
Tài liệu hướng dẫn này viết dựa trên môi trường làm blog mới nhất của WordPress
(vào cuối tháng 1 năm 2010): hệ thống menu và hộp thoại đã hoàn toàn dùng tiếng
Việt rất thuận lợi cho người dùng Việt Nam, tuy nhiên toàn bộ phần trợ giúp vẫn là
tiếng Anh. Blog làm trên WordPress là miễn phí, song nếu bạn muốn nâng cấp blog
(tăng dung lượng lưu trữ, thêm một số chức năng) thì bạn phải mua quyền sử dụng
thông qua thẻ thanh toán quốc tế.
Làm blog trong môi trường Wordpress có những ưu điểm:
• Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần mềm
thiết kế website chuyên nghiệp.
• Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc biệt
tích hợp sẵn Latex - công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người sử
dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
• WordPress có 23 Widget (ứng dụng tạo thêm) như Thống kê số truy nhập
blog, Các bài mới nhất, Các bài viết nổi bật nhất, Các comment mới nhất, Liệt
kê các chuyên mục, Liệt kê các Trang, Danh sách các liên kết, Liệt kê số bài
viết trong từng tháng ... Đối với các nhà thiết kế web chuyên nghiệp thì đây là
những đòi hỏi rất khó khi tự thiết kế bằng mã lệnh, song bạn chỉ cần kéo và
thả các Widget vào các cột là được.
• Ngoài thống kê số truy nhập của từng ngày cho blog, Wordpress còn thống kê

số truy nhập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó bạn
sẽ có định hướng nên viết vấn đề gì tiếp theo.
• Các comment có thể duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung không
phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể gửi
comment vào blog được nữa.
• Admin (chủ blog) có thể cho 35 cộng tác viên gửi bài vào blog, bạn có thể
phân quyền cho các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Bạn cũng có
thể cho bất kỳ ai đăng bài qua email vào blog của bạn miễn là bạn cho họ
một địa chỉ email bí mật của blog (địa chỉ này bạn có thể thay đổi bất kỳ lúc
nào).
• Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàng nếu chẳng
may blog bị hack, và cung cấp công cụ chuyển nhà từ các blog khác sang blog
wordpress.
• Wordpress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ các tệp hình ảnh và văn bản.
• Hàng ngày WordPress có thống kê 100 bài trên các blog tiếng Việt của
WordPress được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng. Nhờ đó bạn biết
được các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.
1. Khởi tạo một Blog
Truy nhập vào trang Trong ô điều khiển kéo xuống
Language ở phía trên màn hình chọn More languages, xuất hiện màn hình mới
Languages. Bạn hãy chọn "vi" (tức là tiếng Việt), xuất hiện màn hình mới và bạn
hãy nháy vào nút Hãy đăng nhập ngay. Xuất hiện màn hình yêu cầu bạn khai báo
các thông tin cho một tài khoản mới:
Hình 1
Địa chỉ Email phải là địa chỉ chưa được dùng trên wordpress và có thật (để wordpress
gửi thư yêu cầu bạn xác minh). Nếu Tên đăng nhập đã tồn tại thì bạn phải chọn lại.
Tên hiephoa là một ví dụ, toàn bộ các từ này về sau khi thực hành trên máy bạn
phải thay bằng Tên đăng nhập của bạn. Nhấn vào nút Trang sau để chuyển sang
màn hình khai báo thứ hai.
Trong màn hình khai báo thứ hai, tên miền blog của bạn theo khai báo trên sẽ là

hiephoa.wordpress.com. Bạn cần chọn Tên trang web, ví dụ "Trang web của huyện
Hiệp Hòa", mục Ngôn ngữ chọn là "vi - Tiếng Việt", phần "Riêng tư" bạn đánh dấu
kiểm vào "Tôi mong muốn blog của mình ... nằm trong danh sách công cộng của
wordpress.com". Sau đó nháy nút Đăng ký để chuyển sang màn hình thứ ba "Kiểm
tra thư điện tử của bạn để hoàn tất đăng ký". Trong màn hình thư sba bạn cần
khai Tên, Họ, Tự bạch và nháy nút Lưu hồ sơ để hoàn tất quá trình đăng ký.
WordPress.com sẽ thông báo việc đăng ký đã hoàn tất. Bạn cần login vào địa chỉ
email của mình, mở mail mà WordPress.com gửi tới để tiến hành kích hoạt blog vừa
đăng ký. Nếu bạn không thực hiện việc kích hoạt trong vòng 2 ngày, bạn sẽ phải làm
lại các bước trên từ đầu.
Kết quả bạn nhận được một blog trắng ban đầu dạng:
Hình 2
Về sau độc giả truy nhập vào trang blog này theo địa chỉ:

Wordpress cho phép mỗi người có thể tạo cho mình một số lượng không giới hạn các
blog, khi một blog đã được đăng ký, thì subdomain của blog đó sẽ nằm trong trạng
thái đang sử dụng không cần biết blog có nội dung hay không. Hơn nữa,
WordPress.com không bao giờ xóa bỏ một blog đã được đăng ký.
2. Chọn theme và giao diện cho blog
Để đăng bài (post) và đăng trang (page), thay đổi các thiết lập cho blog bạn phải
vào phần quản trị blog. Từ trình duyệt mở trang
/>Xuất hiện trang đăng nhập:
Hình 3
Sau khi đăng nhập màn hình quản lý blog có dạng:
Hình 4
Màn hình này có menu chính ở dòng trên cùng, dòng thứ hai là Tên blog. Phía dưới
chia làm 2 cột: cột đầu là menu dọc ứng với 1 mục của menu chính (những mục nào
có mũi tên thì khi nháy mũi tên sẽ ra menu dọc phụ chi tiết cho mục này), phần bên
phải là nội dung ứng với mục đã chọn trong menu dọc.
2.1. Chọn theme

Vào Bảng điều khiển của tôi (My Dashboard), sau đó chọn mục Giao diện, xuất
hiện màn hình
Quản lý theme. Trong màn hình này thông báo Theme đang dùng và liệt kê 79
theme trong 6 trang cho bạn chọn lựa, bạn hãy bấm Xem thử để xem blog của mình
thế nào trước khi bấm chọn Kích hoạt để sử dụng. Theo kinh nghiệm dùng theme có
3 cột là tương đối thuận tiện, ví dụ Digg 3 Column, Andreas09, Andrea04 ...
Hình 5
Ở tùy chọn Random – (A-Z) – Popular, bạn có thể bấm vào ba tùy chọn này để
WordPress xuất hiện các theme một cách ngẫu nhiên (random), theo thứ tự (A-Z)
hoặc các theme phổ biến nhất (popular) để chọn.
2.2. Thay đổi ảnh đầu trang
Để có một ảnh đầu trang làm hình ảnh cho blog của mình, bạn cần chọn trước một
ảnh bất kỳ, sử dụng tính năng cắt dán (crop) của các trình xem ảnh để cắt một ảnh
có kích thước 736 x 229 điểm ảnh. Tuy nhiên nếu là tay ngang, bạn không cần phải
cắt một cách chính xác, bạn chỉ cần chọn phần ảnh đẹp nhất có chiều ngang lớn hơn
chiều cao khoảng 4 lần, sau đó WordPress sẽ lấy phần ảnh đúng kích thước cho bạn.
Muốn thêm chữ vào ảnh đầu trang, bạn cần dùng Photoshop hoặc các phần mềm
khác thêm vào ảnh này trước khi tải lên.
Bạn xuất phát từ màn hình Quản lý theme sau khi đã chọn Theme, bạn hãy bấm
vào mục Customer Header của phần Theme đang dùng (có Theme không có mục
này, tức là không có ảnh đầu trang), xuất hiện màn hình mới Ảnh đầu trang. Trong
màn hình này Bạn có thể thay đổi màu chữ hoặc tải lên và chọn ảnh mới. Bạn có thể
tải lên ảnh đầu trang để thay thế cho ảnh mặc định. Sau khi tải lên, bạn có thể thể
cắt ảnh. Kích thước ảnh chính xác 904 x 160 điểm ảnh sẽ được sử dụng.
Bạn nháy vào nút Choose File rồi chọn ảnh từ máy tính, bấm Tải lên. WordPress sẽ
cắt phần ảnh đúng với kích thước mặc định. Bấm lưu các thay đổi để kết thúc.
Ví dụ một ảnh đầu trang:

×