Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn Tại sao Bác Hồ chọn Cao Bằng làm điểm đặt chân về nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.16 KB, 3 trang )

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC.
TẠI SAO BÁC LẠI CHỌN CAO BẰNG ĐỂ VỀ NƯỚC
SAU 30 NĂM BÔN BA TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ?
Là người con của quê hương Cách mạng Cao Bằng các bạn
nên biết.
Sau khi tìm thấy ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin thì mog muốn sớm
trở về Tổ quốc là niềm khát vọng cháy bỏng của Bác Hồ. Năm 1930 khi hoạt
động ở Thái Lan, đã hai lần Bác tìm đường về nước, song thấy giặc Pháp giăng
lưới cảnh sát dày đặc ở biên giới, khó bề vượt nổi. Bác đành quay trở lại Liên Xô.
Tháng 10/1938 Bác Hồ rời LX sang Trung Quốc thì năm 1940 được tin Pháp đầu
hàng Phát xít Đức. Bác nhận định “Việc Pháp mất nước là cơ hội rất thuận lợi
cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách để về nước ngay để tranh thủ
thời cơ, chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Liền đó Bác điện cho đ/c Lâm
Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng), Dương Hoài Nam (Võ Nguyên Giáp) và Cao Hồng
Lãnh đang trên đường đi Diên An dự lớp quân chính quay trở lại Quế Lâm để
chuẩn bị về nước, song về tỉnh nào để có thể đặt chân đầu tiên làm chỗ đứng phát
triển cách mạng ra cả nước còn phải tính toán. VN có 7 tỉnh giáp với TQ, 3 tỉnh
Tại sao Bác chọn Cao Bằng về nước?
1
Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu dân cư thưa thớt, cơ sở cách mạng yếu không thể
đứng chân được. Tỉnh Hải Ninh liền với Quảng Yên có cơ sở cách mạng trong
công nhân, song dân số mỏ than Hòn Gai quá đông, nếu địch lùng sục cũng khó
thoát. Lạng Sơn có cửa ải lớn lại bị giặc Pháp bố trí cảnh sát và mật thám quá
ngặt nghèo đâu dễ qua lại, chỉ còn hai tỉnh Lào Cai và Cao Bằng.
Đầu tiên Bác định về nước theo hướng Lào Cai vì trên tuyến đường sắt từ Lào
Cai đi Côn Minh (Vân Nam-TQ) có nhiều công nhân hỏa xa người VN, có cơ sở
cách mạng trong công nhân. Bác đã từng đến đây xem xét tình hình, giữa lúc ấy
Phát xít Nhật ném bom phá gãy cầu Hà Khẩu nối liền Lào Cai với Hà Khẩu và
bóc cả đoạn đường sắt đi Côn Minh, công nhân thất nghiệp cảnh sống nheo nhóc.
Ý định của Bác theo hướng này không còn nữa. Chỉ còn Cao Bằng?
Bác nhớ lại năm 1935, trong Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 tại Mát-


Cơ-va có đồng chí Tú Hưu, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Chắc rằng CB có phong
trào cách mạng nên mới được cử chọn như vậy. Bác nhận định “Căn cứ địa Cao
Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt
từ trước lại kề sát biên giới lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi; nhưng
từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể
tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào giữa Thái Nguyên với toàn
quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó
khăn có thể giữ”, song còn phải “ngọa ngoại chiêu hiền”. Tháng 12/1940 được
tin có một số cán bộ và thanh niên yêu nước người Cao Bằng lãnh nạn sang Trịnh
Tây, Bác đã chỉ đạo móc nối với họ thoát khỏi kiềm chế của bọn quốc dân Đảng
Trung Hoa, rồi cùng số anh em này bí mật đến bản Nặm Quang ở sát biên giới
mở lớp huấn luyện.
Tháng 11/1941, đ/c Hoàng Văn Thụ thay mặt TW Đảng từ trong nước đến gặp
Bác để báo cáo công việc và đề nghị Bác về nước theo đường Cao Bằng. Bác gật
đầu và bảo “Bác nhất trí, song cụ thể về chỗ nào, lúc nào cho an toàn thì còn phải
lựa chọn”. Vài ngày sau Bác giao cho đồng chí Lê Quảng Ba Ủy viên BTV Châu
ủy Hà Quảng (sau này là Thiếu tướng) nói “Chú về ngay CB gặp đ/c Vũ Anh tìm
Tại sao Bác chọn Cao Bằng về nước?
2
chỗ cho chúng ta ở để về h oạt động. Chỗ ấy phải có quần chúng tốt để bảo vệ,
sát biên giới, phòng khi có động rút được ngay, kín đáo ở được lâu dài”. Ông Ba
lên đường ít ngày sau thì cùng đồng chí Vũ Anh quay lại Nặm Quang tìm Bác,
đ/c Vũ Anh trình bày “Chúng cháu đã tìm được chỗ ở trong thung lũng Cốc Bó,
lũng này ở sát biên giới, người từ bên ngoài muốn vào lũng phải qua làng Pác Bó.
Làng này có cơ sở từ năm 1937 mà bấy lâu nay quân giặc không hề biết’. Ông
Ba nói thêm “Pác Bó là quê vợ cháu, từng người tốt xấu ra sao, từng mô đá gốc
cây cháu đều biết. Ban đầu về ở nhà một đ/c quần chúng cơ sở, nếu không tiện thì
ta tìm hang, vùng này toàn núi đá, chắc có nhiều hang”. Bác gật đầu, “tốt lắm!
các chú phải giữ bí mật việc này, lúc nào về Bác sẽ báo các chú sau”.
Lớp học mở được gần một tháng thì đến Têt Nguyên đán Tân Tỵ. Tuy sống trong

cảnh bí mật nhưng các học viên vẫn rạo rực nỗi nhớ nhà. Ngày 25 tháng Chạp
năm Canh Thìn, các học viên giả vờ vào núi kiếm củi, Bác giao nhiệm vụ và dặn
dò để các đồng chí về địa phương. Anh em đi rồi Bác quay trở lại Nặm Quang
phân công đ/c Lâm Bá Kiệt và Dương Hoài Nam trở lại Trịnh Tây làm một số
việc. Sáng mùng hai Tết Nguyên Đán Tân Tỵ (28/01/1941) Bác cùng các đồng
chí: Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc theo chân hai đồng chí Lê
Quảng Ba và Thế An từ giã bà con Nặm Quang lên đường về nước.
Đêm Thị xã Cao Bằng 27/01/2011
Tại sao Bác chọn Cao Bằng về nước?
3

×