Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Topik 18B-14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.59 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ai Cập - Món quà của các vị thần (Phần 1)</b>



<b>Trong Nghìn lẻ một đêm, tác phẩm vĩ đại của nền văn học Ba Tư (Perse) có viết: 'Những ai chưa </b>
<b>đến Ai Cập được xem như chưa biết thế giới. Bụi nơi đây được làm bằng vàng. Dịng sơng Nile </b>
<b>ở đây là một kỳ quan. Phụ nữ nơi này giống như những thiên thần. Và khơng thể khác hơn </b>
<b>được vì Ai Cập là chiếc nôi của nền văn minh nhân loại'.</b>


Tôi bắt đầu kể câu chuyện của tôi theo cách của nàng Scheharazade (nhân vật kể chuyện trong Nghìn
lẻ một đêm) như sau:


Trên bản đồ, hình bình hành Ai Cập và bán đảo Sinai tạo thành một vùng đất có diện tích hơn một triệu
cây số vng. Dịng sơng Nile mang hai sắc màu xanh trắng bắt đầu từ cao nguyên Ruanda, chảy qua
Ai Cập theo hướng Nam - Bắc và kết thúc tại biển Địa Trung Hải. Châu thổ sông Nile như một cây quạt
khổng lồ màu xanh đang xịe ra và thủ đơ Cairo như một viên ngọc sáng đính vào đầu mút của nó.


<b>Cairo - thành phố của ngàn ngọn tháp</b>


<i>Những ngọn kim tự tháp huyền thoại.</i>


Tháng 4 thường làm người ta suy nghĩ về những đóa anh đào bên đất Phù Tang nhưng Cairo đón tiếp
chúng tơi bằng những tịa nhà đỏ quạch chưa tơ vữa, vẫn vậy sau tám năm tôi trở lại đây. Đơn giản vì
nếu tơ vữa đầy đủ cho căn nhà, chủ nhà phải đăng ký hồn cơng và phải trả thêm thuế. Ở đây người ta
cần nhà phía trong để ở chứ đâu cần cái bề ngồi vơi vữa đâu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

kinh tim tím bên hàng rào nhà ai.


The Pyramids hay Kim tự tháp, theo cách gọi của người Trung Quốc vì hình dáng giống chữ “kim” luôn
là điểm thu hút du khách. Đến nay, Ai Cập đã phát hiện được khoảng 100 kim tự tháp lớn nhỏ, nhưng
nổi tiếng nhất là ba tháp ở cao nguyên Giza cách trung tâm Cairo không xa về phía Tây Nam. Hùng vĩ
và tráng lệ nhất trong đó là kim tự tháp của vua Chéops, xây dựng vào khoảng năm 2.600 trước Công
nguyên.



Chiều cao của kim tự tháp là 146,5m và bốn cạnh đáy mỗi cạnh dài 230,5m tạo nên một diện tích hình
vng rộng 5,5 hecta (do tác động của thiên nhiên và con người qua hàng ngàn năm, các con số thực
tế này hiện nay có nhỏ đi). Các mặt tháp tạo nên một góc nghiêng 51 độ 51 phút so với mặt đất. Khi
chia chu vi hình vng cho hai lần chiều cao của tháp, chúng ta có con số pi = 3,1416 và góc nghiêng
51 độ 51 phút 14 giây chính là con số arctg (4/pi).


Điều ngạc nhiên hơn nữa là sai số xây dựng chỉ khoảng 15mm đối với các chiều dài và 12 giây đối với
các góc nghiêng. Con số này ngày nay vẫn là sai số lý tưởng đối với các cơng trình hiện đại với sự trợ
giúp của các thiết bị tiên tiến. Khi Napoleon và đội qn của ơng có mặt tại Ai Cập, người ta tính có
khoảng 2,3 triệu phiến đá được dùng để xây kim tự tháp này trong thời gian khoảng 30 năm.


Một phiến đá ở đây nặng từ 2 đến 4 tấn, có khối nặng đến 7 tấn. Số đá này đủ để xây một bức tường
cao 3 mét đi vòng quanh nước Pháp! Người xưa phải gọt đẽo, vận chuyển, sắp xếp và xây với một tốc
độ rất nhanh, tám phiến đá trong một giờ mới kịp tiến độ. Hiện nay còn nhiều giả thiết trái ngược nhau
về cách xây kim tự tháp. Phải chăng kim tự tháp được xây bởi các vị thần?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Trong một thánh đường cổ tại Cairo.</i>


Cairo là một trong hai thành phố lớn nhất châu Phi, diện tích trên 1.200km2 với số dân gần 18 triệu
người. Nhiều góc phố làm du khách như nghẹt thở trước nạn kẹt xe, mật độ dân số quá cao, môi
trường ô nhiễm...


Khu Cairo cổ với cổ thành là nơi ở của những vị vua cai trị đất nước này hơn 700 năm, thánh đường
Mohammed Ali bằng đá hoa cương sừng sững trên đồi cao, nhà thờ cổ Saint Serge được xây lại từ thế
kỷ thứ IV với những chuyện kể về thời kỳ đức Chúa hài đồng Jesus cùng gia đình thần thánh (gồm có
ba người: Chúa hài đồng, ông thợ mộc Joseph và bà Maria) đến tị nạn tại đây để tránh sự truy sát của
vua Herod xứ Jerusalem... và hàng ngàn những ngọn tháp của các thánh đường Hồi giáo khác làm lưu
luyến những người khách phương xa như chúng tơi.



Có những buổi tối, tơi đi ra chợ Khan al-Khalili một mình chỉ để được thưởng thức ly trà đen pha cùng
vài lá húng thơm ngát. Ngồi uống trà ở quán Fishawi cổ nhất thành Cairo kèm theo một điếu thuốc lào
sheesha mùi trái cây (khoảng 45 ngàn đồng) sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, một chút bay bổng và
thích nhất vẫn là cái cảm giác hịa nhập với văn hóa địa phương. Ngồi ra, chúng tôi dành một buổi tối
xem múa bụng nổi tiếng và màn biểu diễn không quên của các diễn viên múa sufi tài hoa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>Theo DNSG Cuối tuần</b></i>


<b>Ai Cập - Món quà của các vị thần (Phần 2)</b>



<b>Alexandria - thành phố biển nổi tiếng</b>


Thật không uổng công khi chúng tôi phải vượt chặng đường hơn 220km (từ Cairo) để đến được
Alexandria, thành phố này sạch, xanh và được sắp xếp tốt hơn Cairo. Alexandria nằm bên bờ Địa
Trung Hải nên khí hậu tương đối dễ chịu, khi Cairo hay Aswan đang sôi lên khoảng 40 độ C vào những
ngày hè, Alexandria vẫn ơn hịa ở mức 30 độ C.


<i>Pháo đài Qaitbey thay thế cho ngọn </i>
<i>hải đăng huyền thoại tại Alexandria.</i>


Tương truyền rằng Alexander Đại đế được đón chào tại Ai Cập như một đấng qn vương giải phóng.
Nhà vua đã đích thân chọn địa điểm và vạch ra ranh giới của thành phố Alexandria mới. Công cuộc xây
dựng được bắt đầu vào năm 332 trước Công nguyên theo bản quy hoạch của kiến trúc sư Dinocrates
người đảo Rhodes. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi và bến cảng được thiết kế hợp lý, Alexandria đã trở
thành một trong những nơi giao lưu lớn nhất của các tuyến đường thương mại và hàng hải thời cổ đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Đường phố Alexandria.</i>


Ngày nay, du khách khơng cịn được nhìn thấy ngọn hải đăng xưa nữa, pháo đài Qaitbey được thay
vào đó năm 1480. Vào cuối năm 1994, ơng Frank Goddio được sự trợ giúp của Viện Khảo cổ Phương


Đông và các nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm ra ngọn hải đăng chìm dưới đáy biển bằng thiết bị cộng hưởng
từ hạt nhân.


Cùng chung số phận với ngọn hải đăng, vết tích của thư viện xưa khơng cịn nữa. Theo các nhà sử
học, phần lớn các bộ sưu tập của thư viện đã bị thiêu hủy trong trận hỏa hoạn tàn phá hải cảng này khi
hoàng đế La Mã Jules Caesar đánh chiếm Alexandria. Tuy nhiên, niềm mơ ước của Ptolemy I không
phải đã vĩnh viễn bị chôn vùi khi trường Đại học Alexandria và Chính phủ Ai Cập cộng tác với Unesco
và UNDP (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) khơi phục lại thư viện này. Đứng trước tượng của
Alexander và tượng Ptolemy sừng sững trước thư viện mới, xung quanh tôi tồn là sinh viên trẻ, tơi
thầm cầu mong cho đất nước này có những bước phát triển thốt khỏi đói nghèo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Những ngơi đền tuyệt đẹp ở Luxor.</i>


Những cổ vật vô giá trong Bảo tàng Ai Cập (tại Cairo) và những câu chuyện xác ướp


trả thù khi khai quật mộ của vị pharaoh Tutankhamun tại Thung lũng Đế vương đã


gợi lên trí tị mị của chúng tôi. Chuyến tàu đêm đầy mùi hơi người và hàng hóa chậm


chạp “bị” trên đoạn đường 679km đưa chúng tôi đi Luxor.



Thành phố Luxor được chia làm ba bộ phận: thành phố Luxor nằm ven dịng sơng


Nile, thị trấn Karnak tọa lạc ở phía Đơng Bắc và cố đô Thebes ở bên bờ Tây của sông


Nile. Từ năm 1570 đến 1090 trước Công nguyên, thành phố Thebes đã trải qua một


thời kỳ phồn thịnh nhất. Những ngôi đền Luxor hay Karnak… đã làm du khách


choáng ngợp về mức độ hùng vĩ và nguy nga của nó. Nơi này đã được nhiều người


viết, mơ tả và vẽ nhưng có lẽ khơng giấy mực nào tả hết những cảm nhận. Phải mất


hàng tuần mới khám phá được phần nào các kho tàng văn hóa ở đây.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Uống trà kèm theo một điếu thuốc lào </i>


<i>sheesha mùi trái cây.</i> <i>Thư viện Alexandria đã được khôi phục.</i>



Trong thời tân vương quốc này, người Ai Cập tin rằng mọi người đều phải thực hiện một cuộc hành
trình vượt qua cái chết để đến Cánh Đồng Sậy (chốn thiên đàng). Cuộc đời như một chốn dừng chân
trước khi đến Cánh Đồng Sậy. Bất chợt bên tôi văng vẳng câu hát của Trịnh Công Sơn, tôi nay ở trọ
trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cuối trời...


Tơi phải dừng câu chuyện Nghìn lẻ một đêm của mình ở đây khi chuyến tàu về lại Cairo đã gần đến ga
cuối và trời sắp sáng. Cho dù nàng Dinarzade (em của Scheharazade) nằng nặc địi nghe nốt câu
chuyện về Ai Cập, thì tơi đành xin hẹn một dịp khác.


<i>Kính chào Người, vị thần toàn năng!</i>


<i>Người soi sáng trái đất bằng ánh sáng tốt lành</i>
<i>Và mang lại cho nó hơi nóng và sự sống.</i>
<i>Người sáng tạo mọi kỳ quan,</i>


<i>Người làm nảy sinh sông Nile từ lòng trái đất</i>
<i>Và cho dòng nước chảy qua sa mạc</i>


<i>Để ni sống con người,</i>


<i>Bởi chính con người cũng do Người tạo ra </i>


Kính chào Người và món q của Người!


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×