Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh thực thi FTA giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ
Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI FTA GIỮA VIỆT NAM VỚI LIÊN
MINH KINH TẾ Á – ÂU

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106

Họ và tên học viên: Nguyễn Thế Hùng
Người hướng dẫn : PGS,TS Đỗ Hương Lan

Hà Nội - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan. Các kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa
tùng được công bố trong bất cứ công trinh nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn,

Nguyễn Thế Hùng




ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS,TS Đỗ Hương Lan –
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Ngoại
Thương đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến gia đình và những người bạn đã động
viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt q trình học tập, làm việc và hồn thành luận
văn.

Tác giả luận văn,

Nguyễn Thế Hùng


iii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Đề tài: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu trong bối
cảnh thực thi FTA giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu
Những kết quả nghiên cứu đã đạt được:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát và luận giải rõ hơn những vấn đề lý luận về cơ
sở tiến hành quan hệ thương mại giữa quốc gia và Liên minh kinh tế. Cụ thể, cơ sở
tiến hành quan hệ thương mại bao gồm hai nội dung quan trọng đó là lợi thế so sánh
và cơ sở pháp lý. Đồng thời, luận văn cũng phân tích những tiêu chí để đánh giá
quan hệ thương mại giữa hai bên về kim ngạch thương mại, tỷ trọng thương mại và
cơ cấu thương mại.

Thứ hai, thơng qua việc phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt
Nam với các nước thành viên trong Liên minh kinh tế Á-Âu, luận văn đã chỉ ra
được tiềm năng phát triển trong quan hệ thương mại giữa hai bên còn rất lớn. Tuy
nhiên, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam chưa được sử dụng một cách hệ
thống và thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan. Việc thống kê, theo dõi
các cơng cụ phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế chưa thực hiện
được.
Thứ ba, luận văn đã so sánh EAEU với EU và một số nước, từ đó khái quát vị
thế của EAEU trong nền kinh tế thế giới; đồng thời thông tin về triển vọng mở rộng
EAEU.
Trên cơ sở phân tích cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và EAEU, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp kiến nghị với chính
phủ, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với EAEU.


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................ iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ
DO, LIÊN MINH KINH TẾ VÀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI CỦA MỘT
QUỐC GIA VỚI MỘT LIÊN MINH KINH TẾ .................................................. 7
1.1.

tế

Khái quát chung về hiệp định thƣơng mại tự do FTA, Liên minh kinh
................................................................................................................... 7

1.1.1.

Các hình thức và cấp độ hội nhập kinh tế khu vực ............................ 7

1.1.2.

Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do (FTA) .................... 9

1.1.3.

Tác động kinh tế và thương mại của FTA ........................................ 12

1.2. Cơ sở tiến hành quan hệ thƣơng mại giữa quốc gia với quốc gia và với
Liên minh kinh tế ............................................................................................. 16
1.2.1. Quan hệ thương mại giữa quốc gia với quốc gia và với Liên minh
kinh tế .......................................................................................................... 16
1.2.2.

Lợi thế so sánh .................................................................................. 17

1.2.3.

Cơ sở pháp lý .................................................................................... 18

1.3. Tiêu chí đánh giá quan hệ thƣơng mại giữa quốc gia với quốc gia và

với Liên minh kinh tế ....................................................................................... 24
1.3.1.

Kim ngạch thương mạị và tỷ trọng thương mại................................ 25

1.3.2.

Cơ cấu thương mại ........................................................................... 25

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM
VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU ...................................................................... 27
2.1. Cơ sở tiến hành quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc
thành viên thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu. ..................................................... 27


v

2.1.1. Lịch sử hình thành Liên minh kinh tế Á – Âu và diễn tiến đàm phán
ký kết FTA giữa Việt Nam – Liên minh kinh tế Á -Âu .................................. 27
2.1.2. Lợi thế so sánh ..................................................................................... 29
2.1.3. Cơ sở pháp lý giữa Việt Nam và EAEU trong khuôn khổ FTA ........... 40
2.2. Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu ........... 50
2.2.1. Thị trường Nga .................................................................................... 52
2.2.2. Thị trường Belarus ............................................................................... 59
2.2.3. Thị trường Kazakhstan ........................................................................ 63
2.2.4. Thị trường Kyrgyzstan.......................................................................... 66
2.2.5. Thị trường Armenia ............................................................................. 67
2.3. Đánh giá chung về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc
thành viên trong Liên minh kinh tế Á-Âu ....................................................... 67
2.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................... 67

2.3.2. Những hạn chế..................................................................................... 68
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA
VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC
THI FTA .............................................................................................................. 73
3.1. Triển vọng phát triển của Liên minh kinh tế Á-Âu ................................. 73
3.2. Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á-Âu............................................................................................ 76
3.2.1. Cơ hội ................................................................................................... 76
3.2.2. Thách thức ........................................................................................... 80
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh thực thi FTA ............................................ 83
3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ ............................................................... 83
3.3.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp .......................................................... 87
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 92


vi

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ cái

Tiếng Anh

Tiếng Việt

viết tắt
APEC


Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn dàn hợp tác kinh tê châu
Á - Thái Bình Dương

Association of South East Asian

Hiệp hội các qc gia Dông

Nations

Nam Á

Common Effective Preferential

Biểu thuế quan ưu đãi hiệu lực

Tariff

chung

CU

Customs Union

Liên minh thuế quan

EAEU

Eurasian Economic Union


Liên minh kinh tế Á-Âu

EEC

Eurasian Economic Community

Cộng đồng kinh tế Á-Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

GATT

General Agreement on Tariffs and


Hiệp định chung về thuế quan

Trade

và thương mại

GDP

Gross Domestic Production

Tổng sản phẩm quốc nội

ITC

International Trade Center

Trung tâm thương mại quốc tế

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

PTA

Preferential Trade Arrangement

Thỏa thuận thương mại ưu đãi


PPP

Purchasing Power Parity

Sự ngang giá sức mua

SNG

Common of Independent States

Cộng đồng các quốc gia độc lập

SPS

Sanitary and Phytosanitary Measure

Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch

ASEAN

CEPT

động thực vật
TBT

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại


WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các cấp độ hội nhập chính sách kinh tế khu vực ...................................... 8
Bảng 2.1. Cam kết mở cửa của EAEU cho một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam
.............................................................................................................................. 43
Bảng 2.2: Cam kết của EAEU về hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm gạo của
Việt Nam ............................................................................................................... 43
Bảng 2.3. Cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số sản phẩm chủ lực của
EAEU .................................................................................................................... 45
Bảng 2.4. Cam kết của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm
của EAEU ............................................................................................................. 46
Bảng 2.5. Ví dụ về Quy tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm ................................ 47
Bảng 2.6: Thứ hạng và tỷ trọng xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong 8
tháng từ đầu năm 2016 .......................................................................................... 53
Bảng 2.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Liên Bang Nga giai đoạn

2010-2016 và 2 tháng đầu năm 2017 ..................................................................... 54
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Belarus giai đoạn 2010-2016
và 2 tháng đầu năm 2017 ....................................................................................... 60
Bảng 2.9. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 20102016 và 2 tháng đầu năm 2017 .............................................................................. 64
Bảng 2.10. Tỷ trọng nhập khẩu hàng Việt Nam trong tổng nhập khẩu từ thế giới của
3 nước Nga, Belarus, Kazakhstan .......................................................................... 69
Bảng 3.1. Chỉ số thịnh vượng của các nước trong EAEU năm 2016 ...................... 73
Bảng 3.2. So sánh EAEU với một số nền kinh tế chính trên thế giới giai đoạn 20152016 ...................................................................................................................... 74


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo dịng thuế ........................ 42
Biểu đồ 2.2. Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam ............................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.3. Cam kết mở cửa hàng hóa của Việt Nam theo dòng thuế ................... 44
Biểu đồ 2.4. Xuất khẩu của Việt Nam với các nước đối tác năm 2016 ................... 51
Biểu đồ 2.5. Nhập khẩu của Việt Nam với các nước đối tác năm 2016 .................. 52
Biểu đồ 2.6. Diễn biến kim ngạch hàng hóa xuất,nhập khẩu và cán cân thương mại
Việt Nam – Nga giai đoạn năm 2010-2016 và 2 tháng từ đầu năm 2017 ................ 55
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Nga trong 8
tháng đầu năm 2016 .............................................................................................. 56
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam có xuất xứ từ
Nga trong 8 tháng đầu năm 2016 ........................................................................... 58
Biểu đồ 2.9. Diễn biến kim ngạch hàng hóa xuất,nhập khẩu và cán cân thương mại
Việt Nam – Belarus giai đoạn năm 2010-2016 và 2 tháng từ đầu năm 2017 .......... 61
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Belarus năm 2016 ......................... 62
Biểu đồ 2.11. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Belarus năm 2016 ............................ 62

Biểu đồ 2.12. Diễn biến kim ngạch hàng hóa xuất,nhập khẩu và cán cân thương mại
Việt Nam – Kazakhstan giai đoạn năm 2010-2016 và 2T/2017 .............................. 65
Biểu đồ 2.13. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Kazakhstan năm 2016 ................... 65
Biểu đồ 2.14. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Kazakhstan năm 2016 ...................... 66


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên minh thuế quan ban đầu gồm 3 nước Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus
và Cộng hòa Kazakhstan, được thành lập năm 2010, là một khu vực thuế quan
thống nhất, là một bộ phận của Cộng đồng kinh tế Á-Âu. Từ tháng 1 năm 2015,
Liên minh thuế quan phát triển thành Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) với sự góp
mặt thêm của 2 quốc gia thành viên mới là Cộng hòa Armenia và Cộng hịa
Kyrgyzstan.
Liên minh Kinh tế Á-Âu có tổng diện tích 20,2 triệu km2 (chiếm 14% diện
tích đất đai của thế giới); dân số khoảng 182,7 triệu người; tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) khoảng 2,2 nghìn tỷ USD; sản lượng cơng nghiệp đạt 1,3 nghìn tỷ USD;
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 580 tỷ USD. (Nguyễn Gia Phương, 2016)
Sự gắn kết giữa các thành viên của EAEU nhằm đẩy mạnh hội nhập sâu trong
lĩnh vực kinh tế hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực mạnh mẽ
trên thế giới hiện nay. Ở không gian hậu Xô Viết, các quốc gia đều nhận thức được
sự thiếu vắng các hình thái liên kết về kinh tế, điều này có khả năng cản trở sự phát
triển của toàn khu vực thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Để gia tăng
phát triển kinh tế trong khối SNG, cần có những biện pháp như tự do hóa thương
mại, dỡ bỏ những rào cản thương mại, đơn giản hóa những thủ tục thuế quan và
hành chính, hình thành khơng gian kinh tế chung, trong đó cho phép tự do trao đổi
hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất. Đây chính là một trong những động lực
cho sự ra đời của Liên minh thuế quan Nga – Belarus – Kazakhstan và sau này là

EAEU.
Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ký kết FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu
do vậy Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang khu vực này, đồng thời mở
ra thêm thị trường tiêu dùng hàng hóa rộng lớn. Theo đánh giá bước đầu của EAEU,
sau khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10 - 12 tỷ
USD vào năm 2020 (năm 2014 đạt khoảng 4 tỷ USD). Theo ước tính của Việt Nam,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU sẽ tăng khoảng 18 - 20% hàng năm.


2

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh thực thi FTA giữa Việt Nam với Liên minh
kinh tế Á-Âu” có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay,
nhất là khi Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với những
kết quả nghiên cứu trong đề tài, tác giả hy vọng sẽ đóng góp nhiều vào việc tìm hiểu
một trong những mơ hình hợp tác kinh tế khu vực, tìm hiểu thực trạng và triển vọng
phát triển Liên minh, về hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên
minh, nhất là trong lĩnh vực thương mại, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy
mạnh tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước cũng như tồn Liên minh.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên minh kinh tế Á-Âu ra đời đã tạo ra được những tác động tích cực lên nền
kinh tế của các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia ký kết hiệp định FTA với
Liên minh. Vì vậy, các học giả cũng như các chính trị gia, các nhà kinh tế trong và
ngồi nước đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến Liên minh kinh tế này.
Ở trong nƣớc:
Ở Việt Nam, có thể nói, những nghiên cứu về EAEU chưa nhiều, các cơng
trình chỉ tập trung phân tích một số vấn đề về sự hình thành và phát triển của
EAEU, chẳng hạn như báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ “Liên minh thuế quan Nga –
Belarus – Kazakhstan: 5 năm nhìn lại và triển vọng” của TS. Vũ Thụy Trang và TS.

Nguyễn Thanh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2016. Báo cáo
này đã đề cập đến lịch sử hình thành từ Liên minh thuế quan đến Liên minh kinh tế
Á-Âu cũng như Việt Nam trong quá trình hội nhập vào Liên minh kinh tế Á-Âu.
Bên cạnh đó, báo cáo này cũng đã chỉ ra các triển vọng phát triển của EAEU và các
tác động của EAEU đến Việt Nam.
Trong bài viết của NCS. Đỗ Thu Hằng, “Hiệp định Việt Nam – EAEU: Cơ hội
cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam” đăng trên tạp chí tài chính kỳ I tháng
12/2016. Bài báo đã chỉ ra rằng hiệp định FTA Việt Nam – EAEU sẽ mở ra cơ hội
lớn cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, đi kèm đó là khơng ít những thách
thức. Các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị về mọi mặt, để có thể trụ vững
được và cạnh tranh được những mặt hàng nhập khẩu từ chính EAEU.


3

Thời gian qua FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đã trở thành
vấn đề được nhiều cơ quan Bộ, ngành và các chuyên gia trong nước quan tâm
nghiên cứu nên đã có nhiều bài viết hơn được đăng tải thường xuyên trên các trang
web của các cơ quan, tổ chức nhằm tuyên truyền về Hiệp định cũng như phân tích ý
nghĩa, thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn hội nhập
cùng EAEU. Cụ thể là một số bài viết sau:
“FTA Việt Nam – EAEU: Cần tận dụng tối đa các ưu đãi Hiệp định mang
lại”, “Nội dung hiệp định FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu”, “Đẩy mạnh
giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu”, “Cơ hội
thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hiệp định thương mại tự do Việt Nam
và Liên minh kinh tế Á-Âu”, “Đàm phán Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Việt
Nam và Liên minh thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan). Đây là những bài viết
được đăng trên website của Bộ Công Thương Việt Nam, đã tổng quan về các vấn đề
chung của EAEU, về những hoàn thiện pháp lý của tổ chức này cũng như quan hệ
kinh tế thương mại (bao gồm tổng quan kinh tế, thương mại và đầu tư của từng

nước và các hiệp định song phương và khu vực), đánh giá tác động kinh tế đối với 4
nước khi FTA hình thành; Phương pháp tiếp cận đối với các vấn đề về thương mại
và đầu tư trong FTA, về sự hợp tác giữa Việt Nam và EAEU sau khi FTA có hiệu
lực, những thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam….
Ở nƣớc ngoài:
“Liên minh thuế quan Belarus, Kazakhstan và Nga: hiện trạng, vấn đề và triển
vọng”, Almata, 2009, tr 368 của B.K. Suntanov. Trong cuốn sách này, các tác giả đã
làm rõ mục tiêu, những vấn đề và triển vọng hình thành Liên minh thuế quan, kinh
nghiệm thế giới vận hành những hiệp định thương mại và Liên minh thuế quan,
những vấn đề tương tác với hệ thống thương mại thế giới và khu vực.
“Liên minh thuế quan Nga, Belarus, Kazakhstan: Lịch sử, hiện trạng và triển
vọng phát triển” của LikhatrevA.E, bài viết được đăng trong tạp chí thơng tin về
ngoại thương Nga, số 6 năm 2010, tr 4-23. Trong bài báo này tác giả nghiên cứu về
sự hồi sinh của quá trình hội nhập trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG); ý
thức hệ mới trong xây dựng liên kết – sự lựa chọn vì lợi ích của Liên minh thuế


4

quan Nga – Belarus và Kazakhstan; mức độ hiện nay và những vấn đề trao đổi kinh
tế giữa các thành viên Liên minh thuế quan; những ưu thế liên kết đối với những
nước thành viên; những nhiệm vụ và cơ chế thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại
với nhau; triển vọng liên kết: không gian kinh tế thống nhất và liên minh kinh tế.
Tác giả đã phân tích hợp tác kinh tế đa phương của Nga với các nước đối tác thuộc
cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) hướng tới thiết lập một tổ chức liên kết đã từ
rất lâu.
“Custom

Union


of

Russia,

Belarus

and

Kazakhstan



economic

interdependence and resource curse influence” October 2nd 2012 của Yulia
Vymyatnina. Bài báo này đề cập đến sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
nước thành viên của Liên minh thuế quan về kinh tế và nguồn tài ngun. Trong đó
có nói đến vịng trịn kinh doanh đồng bộ và ổn định của Liên minh thuế quan, sự
phụ thuộc lẫn nhau về tài ngun, mơ hình liên quốc gia,...
“Trading in the Customs Union: A view from Russia”, October 6th 2010 của
nhóm các tác giả Alexander Bychkov, Partner Baker & McKenzie. Bài báo đề cập
đến thương mại trong Liên minh thuế quan, nhìn từ góc độ Nga.
Các bài viết “Customs Union, Certification and Import”, đăng trên tạp chí
Nga, phát hành tháng 8 năm 2014 của nhóm các tác giả Ulf Schneider, Andreas
Bitzi, Bettina Wisthaler and Paul Spague lại cung cấp một cái nhìn tổng thể về Liên
minh thuế quan, quá trình phát triển hiện tại và trong tương lai, đồng thời đưa ra
một số thơng tin hữu ích liên quan đến các quy định trong Liên minh thuế quan.
Tuy có khác nhau về quy mơ cơng trình, phạm vi nghiên cứu, nhưng các tác
giả trong và ngoài nước đều thống nhất ở những điểm sau:
Thứ nhất, EAEU là một tổ chức hội nhập mới mẻ ở không gian hậu Xơ Viết

và đang ngày càng đóng vai trị quan trọng trong các tiến trình liên kết kinh tế ở khu
vực
Thứ hai, đây là một tổ chức hội nhập có nhiều cơ hội, song cũng đứng trước
nhiều thách thức mới đòi hỏi các nước thành viên phải gia tăng gắn kết, hợp tác
cùng phát triển
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu trước


5

đó, đề tài phát triển theo hương nghiên cứu, phân tích tổng quan sự hình thành và
phát triển của EAEU, đánh giá những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ký kết
hiệp định thương mại tự do với khu vực này, từ đó giúp doanh nghiệp và nhà nước
có những chính sách phù hợp để tận dụng ưu đãi trong khn khổ hiệp định FTA.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của đề tài là làm sáng tỏ mối quan hệ thương mại giữa
Việt Nam với các nước thành viên trong Liên minh kinh tế Á-Âu từ giai đoạn 2010
đến nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn dự kiến giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan về hiệp định thương mại tự do FTA và mối
quan hệ giữa một quốc gia và một Liên minh kinh tế
Thứ hai, đánh giá về FTA Việt Nam – EAEU, về hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam với các nước thành viên của EAEU, Nhận định về những cơ hội và thách thức
của quan hệ thương mại Việt Nam - EAEU trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
cho Việt Nam để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên trong thời gian tới
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố tác động đến quan hệ

thương mại của Việt Nam với EAEU, vị trí của EAEU trong nền kinh tế thế giới,
tác động của EAEU đến Việt Nam thông qua ký kết FTA song phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Các nước thuộc EAEU
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu số liệu về quan hệ thương mại giữa
Việt Nam với các quốc gia trong khối Liên minh kinh tế Á-Âu từ 2010 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp nghiên
cứu định tính. Nghiên cứu đã sử dụng các sô liệu thống kê thơng qua thu thập dữ
liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và


6

đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn cịn dựa trên các
quan điểm kinh tế, đường lối chính sách của các quốc gia liên quan để làm sáng tỏ
vấn đề
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo,
luận văn bao gồm có 3 chương như sau:
Chƣơng I: Những vấn đề cơ bản về Hiệp định Thƣơng mại tự do, Liên
minh kinh tế và quan hệ thƣơng mại của một quốc gia với một Liên minh kinh
tế
Chƣơng II: Thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Liên minh
kinh tế Á-Âu
Chƣơng III: Giải pháp phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với
Liên minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh thực thi FTA


7


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ
DO, LIÊN MINH KINH TẾ VÀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI CỦA MỘT
QUỐC GIA VỚI MỘT LIÊN MINH KINH TẾ
1.1. Khái quát chung về hiệp định thƣơng mại tự do FTA, Liên minh kinh tế
1.1.1. Các hình thức và cấp độ hội nhập kinh tế khu vực
Cho tới nay khung khái niệm về các cấp độ hội nhập hay liên kết kinh tế mà
nhà kinh tế học người Hungary Béla Balassa (1928 – 1991) đưa ra trong cơng trình
“Lý thuyết về hội nhập kinh tế” năm 1961 vẫn được các nghiên cứu về hội nhập
kinh tế sử dụng như là khung khái niệm chung trong q trình phân tích những vấn
đề hội nhập kinh tế, cho dù cơng trình đi theo hướng của những người mở đường
như Viner (1950) và Meade (1955). Cơng trình của ơng trình bày năm hình thức
liên kết và hội nhập kinh tế khu vực xét theo cấp độ cam kết tự do hóa thương mại
và liên kết kinh tế từ “nông” tới “sâu”.
1. Thỏa thuận Thương mại ưu đãi (Preferential Trade Arrangement/PTA): Các
bên tham gia thỏa thuận hạ thấp một phần hàng rào thương mại hàng hóa cho nhau
và duy trì hàng rào đó với các bên thứ ba không tham gia thỏa thuận.
2. Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area/FTA): Các bên tham gia thỏa
thuận xóa bỏ hầu hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan cho nhau
nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài
FTA.
3. Liên minh Thuế quan (Custom Union/CU): Các bên tham gia hình thành FTA
và có chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh.
4. Thị trường Chung (Common Market/CM): Các nước tham gia hình thành Liên
minh Thuế quan đồng thời cho phép sự dịch chuyển tự do của các nhân tố sản xuất
là vốn và lao động.
5. Liên minh Kinh tế (Economic Union/EU): Liên minh kinh tế hay còn gọi là
liên kết kinh tế: hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các
đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện
pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm

thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện
trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thơng qua hợp đồng kinh tế


8

kí kết giữa các bên tham gia và trong khn khổ pháp luật của các nhà nước. Mục
tiêu: tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các
quy chế hoạt động để tiến hành phân cơng sản xuất chun mơn hố và hiệp tác
hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng
nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành
viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau.
Nghiên cứu của El-Agraa (1999) thì tiếp cận hội nhập khu vực trên cả góc độ
chính trị và trình bày hệ thống năm cấp độ hội nhập khu vực nhìn từ mức độ cam
kết chính sách và thể chế chung như Bảng 1.1 dưới đây. Tổng kết của El-Agraa cho
thấy cấp độ liên kết khu vực là “nông” hay “sâu” tùy thuộc vào mức độ hội nhập
chính sách và hợp nhất thể chế các quốc gia thành viên.
Bảng 1.1. Các cấp độ hội nhập chính sách kinh tế khu vực
Hình thức

Thƣơng

Chính sách

Dịch chuyển

Chính sách

Một


liên kết

mại tự do

thƣơng mại

nhân tố sản

tiền tệ và tài

chính

kinh tế

nội khối

chung

xuất tự do

khóa chung

phủ



Khơng

Khơng


Khơng

Khơng





Khơng

Khơng

Khơng







Khơng

Khơng










Khơng











Khu vực
mậu dịch tự
do
Liên minh
thuế quan
Thị trường
chung
Liên minh
kinh tế
Liên minh
chính trị

Nguồn: El-Agraa, Ali M. (1999), “Regional Integration: Experience, Theory and
Measurement”, London, Macmilan Press, Bảng 1.1 tr.2
Trong năm hình thức mà Viner (1950) đưa ra thì hai hình thức đầu tiên hình
thành PTA và FTA được coi là cấp độ hội nhập “nông”, nghĩa là mới điều tiết



9

những vấn đề thuế quan tại biên giới và tự do hóa thương mại thuần túy, ba hình
thức cịn lại được phân loại vào nhóm thỏa thuận hội nhập “sâu”, bao hàm các nội
dung về hài hịa hóa các vấn đề chính sách trong biên giới quốc gia thành viên, điều
phối và xây dựng chính sách chung cho tồn nhóm thành viên và ở mức độ nào đó
là hình thành những thể chế khu vực có tư cách pháp lý cao hơn thể chế quốc gia
thành viên. (Bùi Trường Giang, 2010)
Ngồi các hình thức hội nhập cơ bản trên, trong thực tế có thể tồn tại các hình
thức hội nhập khác nằm ở trung gian của các hình thức hội nhập trên, hoặc kết hợp
một vài yếu tố của hình thức này với một vài yếu tố của hình thức khác
Để thiết lập các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế, thông thường các quốc gia
sẽ phải ký kết với nhau các Hiệp định để ràng buộc nghĩa vụ của các nước thành
viên; trong đó, FTA được coi là phổ biến nhất đến thời điểm hiện nay.
1.1.2. Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do (FTA)
1.1.2.1. Khái niệm
Khái niệm truyền thống
Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đưa ra các khái
niệm về FTA cho riêng mình. Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau về
FTA cũng như sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Trong số các khái niệm về
FTA đã được đưa ra thì đa số các nước và các tổ chức trên thế giới chấp thuận một
số khái niệm sau:
 Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) tại điều XXIV điểm 8b ghi
rõ: “Một khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các
lãnh thổ thuế quan. Trong đó, thuế và các quy định mang tính hạn chế về thương
mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của
các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV and XX) sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các sản
phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ

lập thành khu vực mậu dịch tự do” (WTO- Article XXIV GATT)
Khái niệm hiện đại
Kể từ thập kỷ 1990 đến nay, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (Free


10

Trade Agreement – FTA) đã mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do
hóa. Đây chính là lý do mà các học giả thường gọi các Hiệp định Thương mại Tự
do ngày nay là FTA “thế hệ mới”. Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính
tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi tồn diện, vượt ra ngồi
khn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA);
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Đối tác thương mại và
đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP);các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ
(NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA
Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA); …
Nếu so với các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ
mới” bao gồm các nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công,
thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ
kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để
nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát
triển của mình, …
Các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, nay
được xử lý sâu sắc hơn trong các FTA “thế hệ mới”, như: thương mại hàng hóa, bảo
vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ,
quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (với “TRIPS cộng” và “TRIPS siêu cộng”), tự vệ thương
mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp
giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngồi (ISDS), …Thí dụ:
trong các FTA “thế hệ mới”, về thương mại hàng hóa, phần lớn hàng nhập khẩu sẽ
được loại bỏ thuế quan; về thương mại dịch vụ và đầu tư, các cam kết đều cao hơn

so với cam kết WTO. (Nguyễn Thanh Tâm, 2016)
Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới”
chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối,
thì nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi.
Việc xem xét các khái niệm về FTA từ truyền thống đến hiện đại giúp rút ra
được hai nhận xét sau:


11

Thứ nhất, có những cách diễn giải khác nhau về FTA và cách diễn giải này
thay đổi khi bối cảnh hội nhập toàn cầu thay đổi. Trong luận văn, FTA được hiểu
theo cách hiện đại để phù hợp hơn với bối cảnh mới của thương mại quốc tế, theo
đó FTA là một hiệp định nhằm loại bỏ hàng rào thương mại giữa các nước thành
viên; bao phủ nhiều lĩnh vực hợp tác ngồi tự do hóa thương mại, tuy nhiên nội
dung chính và nền tảng vẫn là tự do hóa thương mại. FTA tuy giúp xóa bỏ sự phân
biệt đối xử giữa các nước thành viên, nhưng lại tạo ra sự phân biệt đối xử với các
nước không phải thành viên.
Thứ hai, kết quả của việc các quốc gia ký kết và thực hiện các FTA ngồi việc
hình thành nên các Khu vực thương mại tự do như cách hiểu truyền thống, cịn có
thể giúp hình thành các hình thức hội nhập ở mức độ cao hơn như Liên minh kinh tế
và Thị trường chung theo cách hiểu hiện đại.
1.1.2.2. Phân loại FTA
FTA song phƣơng
FTA song phương được hiểu đơn giản là FTA chỉ có 2 quốc gia hoặc vùng
lãnh thổ tham gia đàm phán và ký kết. Như vậy, chỉ có 2 nước trong suốt q trình
đàm phán cũng như ký kết một FTA và cũng chỉ có 2 nước này chịu sự ràng buộc
của những điều khoản được quy định trong FTA song phương. Đây được coi là loại
hình FTA phổ biến nhất hiện nay và sẽ tiếp tuc phát triển mạnh mẽ trong thời gian
sắp tới bởi những ưu thế của nó về q trình đàm phán nhanh gọn, đơn giản, dễ đạt

được sự thống nhất. Có nhiều hiệp định FTA song phương đã được ký kết như FTA
song phương giữa Chile và Hoa Kỳ hoặc FTA song phương giữa Peru và Singapore
FTA đa phƣơng
FTA đa phương là một FTA có từ 3 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trở lên tham
gia đàm phán và ký kết. Thông thường, các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thường có
vị trí địa lý gần nhau, chính vì thế mà loại hình FTA này cịn được biết đến với tên
gọi khác là FTA khu vực. Do số lượng các quốc gia tham gia đàm phán ký kết nhiều
nên thời gian chuẩn bị cho một FTA đa phương đi vào hiệu lực thường kéo dài hơn
nhiều so với một FTA song phương. Có nhiều động lực kéo các nước vào một FTA


12

chung, nhưng đa số các nước đều muốn mở rộng thị trường mậu dịch, thắt chặt tình
đồn kết với các quốc gia hoặc nâng cao vị thế, có tiếng nói hơn trên trường quốc
tế. Một số ví dụ cho hình thức FTA đa phương như: Hiệp hội mậu dịch tự do Châu
Âu (EFTA), Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA) …
FTA hỗn hợp
FTA hỗn hợp là hình thức kết hợp giữa FTA song phương với FTA đa
phương. Nó giống với một FTA song phương ở chỗ số bên tham gia hiệp định chỉ là
hai bên: một bên là một khu vực mậu dịch tự do với một bên là một hoặc một số
quốc gia đối tác. Mặt khác nó cũng giống như một FTA đa phương ở chỗ phạm vi
tác dụng cũng là nhiều quốc gia. FTA hỗn hợp tuy còn có nhiều phức tạp trong q
trình đàm phán nhưng loại hình FTA này vẫn đang tăng nhanh về số lượng trong
những năm gần đây bởi những ưu thế của nó so với các FTA song phương và FTA
đa phương. FTA hỗn hợp tạo ra một thị trường đầy tiềm năng, đa dạng và phong
phú cho các thành viên.
Các FTA hỗn hợp trên thế giới đã và đang được ký kết theo một trong hai cách
thức phổ biến sau: Theo cách thứ nhất thì tất cả các thành viên của khu vực mậu

dịch tự do sẽ cùng kết hợp đàm phán với quốc gia đối tác để đi tới thống nhất. EU
thường áp dụng hình thức này khi ký kết FTA hỗn hợp với một quốc gia khác. Theo
cách thứ hai thì từng thành viên của khu vực mậu dịch tự do sẽ độc lập đàm phán
với quốc gia đối tác và FTA hỗn hợp chung sẽ là sự tổng hợp từ kết quả của các
cuộc đàm phán riêng lẻ.
Một số ví dụ cho hình thức FTA hỗn hợp đã được hình thành trên thế giới
như: Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, ASEAN với Hàn
Quốc, ASEAN với Australia và NewZealand, EU với Hàn Quốc, Việt Nam với
Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU)….
1.1.3. Tác động kinh tế và thương mại của FTA
Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tự
do FTA đang trở thành xu thế phổ biến. Thống kê cho thấy FTA chiếm tới 85%


13

trong số các hình thức hội nhập kinh tế tồn cầu. Khi tham gia vào một FTA nào đó,
nền kinh tế – xã hội các nước thành viên sẽ chịu nhiều tác động nhất định, trong đó
quan trọng nhất là hai loại hình tác động gồm các tác động tĩnh (static effects) và
các tác động động (dynamic effects). Những tác động được phân tích dưới đây có
thể lơi kéo các nước tham gia vào tiến trình tự do hố thương mại nhờ những lợi ích
nhiều chiều mà nó mang lại. Tuy nhiên, những tác động trên cũng có thể gây ra
những hiệu ứng không tốt khiến việc tham gia FTA với bất cứ giá nào không phải là
phương án tối ưu đối với tất cả các nước
Tác động tĩnh
Tác động tĩnh được hiểu là những tác động sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết
thương mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào. Các tác động tĩnh bao gồm: tác
động tạo thương mại (trade creation effects) và tác động chuyển hướng thương mại
(trade diversion effects).
Tác động tạo thương mại sẽ xuất hiện khi một nước thành viên của FTA thay

thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa có chi phí sản xuất cao nào đó bằng việc
nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên FTA, do việc dỡ bỏ hàng rào
thuế quan khiến giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt
hàng đó ở trong nước. Tác động tạo thương mại sẽ làm tăng phúc lợi kinh tế tổng
hợp của các nước thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các
ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tài nguyên sang tăng cường xây dựng đầu tư vào
các ngành công nghiệp dựa trên những lợi thế so sánh. Trong bất cứ FTA nào, tác
động tạo thương mại được đặt ở một vị trí quan trọng bởi nó tạo ra cái “mới” trong
quan hệ thương mại của một nước khi tham gia hội nhập bằng hình thức này.
Tác động tạo thương mại sẽ giúp người tiêu dùng thu được nhiều lợi ích vì
được mua hàng hố với giá thấp hơn. Trong khi đó, tác động tạo thương mại đối với
chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất nội địa khơng có cùng kết quả như vậy.
Ngân sách chính phủ sẽ giảm sút do mất đi một phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu;
các nhà sản xuất nội địa cũng sẽ giảm lợi nhuận do đứng trước sự cạnh tranh gay
gắt và thị phần bị chia sẻ cho các DN nước ngoài. Tuy nhiên, khi tổng hợp lại thì


14

những tác động tạo thương mại vẫn giúp gia tăng phúc lợi quốc gia do thặng dư mà
người tiêu dùng nhận được vẫn lớn hơn giá trị mất đi từ nguồn thuế của chính phủ
và lợi nhuận của nhà sản xuất nội địa.
Tác động chuyển hướng thương mại diễn ra khi các thành viên của FTA
chuyển hướng nhập khẩu hàng hố, thay vì hàng hố có hiệu quả nhờ chi phí sản
xuất thấp từ các quốc gia khơng phải thành viên FTA sang hàng hố có chi phí sản
xuất cao hơn, dĩ nhiên là kém hiệu quả hơn về phương diện sử dụng nguồn lực, của
các thành viên FTA. Việc dỡ bỏ thuế quan giữa các nước thuộc một FTA sẽ khiến
giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ các thành viên FTA thấp hơn giá nhập từ
nước nằm ngồi FTA, do nước nhập khẩu vẫn duy trì một mức thuế quan cao đối
với các nước không phải thành viên của FTA. Thực chất là tác động chuyển hướng

thương mại không tạo ra cái “mới” trong quan hệ thương mại của một nước mà nó
chỉ thay đổi đối tác thương mại của quốc gia đó mà thơi. Trong trường hợp này các
nước phi thành viên sẽ bị thiệt hại từ việc thành lập một FTA nào đó. Như vậy tác
động của chuyển hướng thương mại sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các nước
phi thành viên.
Xét một cách tổng quát, khi tham gia một FTA nào đó quan hệ thương mại của
các nước thành viên sẽ gia tăng nhờ tác động tạo thương mại (cái mới) và tác động
chuyển hướng thương mại (cái cũ với đối tác mới). Tổng hợp tác động sáng tạo
thương mại và chuyển hướng thương mại sẽ có hai trường hợp xảy ra: (1) nếu tổng
giá trị mất đi do tác động chuyển hướng thương mại gây ra lớn hơn so với thặng dư
do tác động sáng tạo thương mại tạo ra thì phúc lợi quốc gia sẽ bị suy giảm, và
ngược lại, (2) quốc gia đó sẽ gia tăng được phúc lợi quốc gia khi giá trị thặng dư do
tác động sáng tạo thương mại tạo ra lớn hơn tổng giá trị bị mất của tác động chuyển
hướng thương mại. Khung khổ lý thuyết này có thể lý giải thực tiễn của các FTA
hiện nay. Trong khi một số FTA tỏ ra khơng hiệu quả thì các FTA khác lại đang trở
thành lực hút, lôi kéo các nước khác tham gia vào cuộc chơi thương mại tự do.
Nói một cách khái quát, khi một FTA được ký kết những tác động mà nó gây
ra có thể sẽ khiến chính sách của nhiều nước liên quan thay đổi. FTA không chỉ tác
động tới các nước thành viên và còn gián tiếp tác động tới các nước phi thành viên.


15

Việc bị phân biệt đối xử và lợi ích mà những nước phi thành viên bị mất (do tác
động chuyển hướng thương mại sang các nước FTA) có thể tạo ra những biến động
trong phong trào FTA. Điều này có thể dẫn tới hai hệ quả là thứ nhất các nước phi
thành viên sẽ lập các FTA để đối trọng; thứ hai các nước phi thành viên sẽ đưa ra
sáng kiến đề nghị tham gia FTA hiện có.
Nếu khung khổ lý thuyết chỉ dừng ở đây thì có lẽ khó thuyết phục các quốc gia
tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế vì tác động tĩnh mới chỉ đề cập tới lợi ích của

người tiêu dùng, có vai trị chính trị rất mờ nhạt ở bất cứ quốc gia nào, mà chưa đề
cập tới lợi ích của nhà sản xuất, lực lượng chủ yếu quyết định tiến trình hội nhập.
Việc tham gia một FTA cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị
trường nước ngoài nhờ tác động động.
Tác động động
Cùng với những tác động tĩnh, việc tham gia vào FTA cũng có thể tạo ra
những tác động mang tính động và dài hạn. Tác động mang tính động là những tác
động có thể xảy ra hoặc không trong bất cứ một FTA nào cũng như đối với bất cứ
thành viên nào. Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng những tác động mang tính
động khơng trực tiếp và đáng kể như những tác động tĩnh. Tuy nhiên không thể
không xem xét các tác động này vì đó là những cơ hội đồng thời cũng là thách thức
đối với các nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù có nhiều cách
phân loại khác nhau, song về cơ bản đều bao gồm các tác động dưới đây:
Mở rộng thị trường
Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà sản xuất thâm nhập thị
trường các nước thành viên FTA. Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc DN
có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Đây là
cơ sở để đạt được sự nhất trí từ phía các DN, lực lượng thị trường đóng vai trị quan
trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia.
Nâng cao tính cạnh tranh
Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất
mang tính động của FTA. Khi một FTA được hình thành, các hàng rào thuế quan


16

nội khối sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp khơng cịn
nhận được sự bảo hộ từ các cơng cụ chính sách thương mại của nhà nước. Họ sẽ
phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các sản phẩm của các nước thành
viên FTA.

Thúc đẩy đầu tư
Hội nhập kinh tế của bất cứ quốc gia nào, dù ở bất kỳ hình thức nào cũng có
thể gia tăng làn sóng đầu tư vốn cũng như cơng nghệ từ trong và ngồi nước. Sự
phát triển của các DN nội địa trước các cơ hội thị trường mở rộng sẽ đòi hỏi tốc độ
đổi mới công nghệ ngày càng cao, cần những khoản đầu tư khơng nhỏ. Ngồi yếu tố
chủ quan đó thì việc tham gia FTA cũng sẽ là cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các thành
viên của FTA nói riêng và các nhà đầu tư ngồi FTA nói chung, lẽ đương nhiên khi
các nước thiết lập FTA quy mô thị trường khu vực sẽ lớn hơn, tạo điều kiện thu hút
các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các ngành cơng nghiệp có tiềm năng.
(Bùi Thành Nam, 2016)
1.2. Cơ sở tiến hành quan hệ thƣơng mại giữa quốc gia với quốc gia và với
Liên minh kinh tế
1.2.1. Quan hệ thương mại giữa quốc gia với quốc gia và với Liên minh kinh tế
Các quốc gia thành viên khi tham gia vào Liên minh kinh tế sẽ hình thành nên
một thị trường chung thống nhất, xây dựng chính sách kinh tế tồn liên minh bằng
cách hài hịa hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia. Thành lập cơ quan siêu
quốc gia, pháp luật, được ràng buộc bởi các nước thành viên.
Như vậy, quan hệ thương mại giữa một quốc gia với một Liên minh kinh tế sẽ
được hiểu là quan hệ thương mại giữa quốc gia đó với các nước thành viên trong
Liên minh và sẽ chịu sự ràng buộc chung về mặt pháp lý, chính sách kinh tế chung
mà khơng có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia.
Phạm vi điều chỉnh quan hệ thương mại giữa một quốc gia với một Liên minh
kinh tế sẽ được mở rộng hơn so với quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Do đó cơ
sở để tiến hành quan hệ thương mại giữa một quốc gia với một Liên minh kinh tế
trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do sẽ bao gồm lợi thế so sánh giữa quốc


×