Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đo lường công bố khoa học: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.24 KB, 14 trang )

ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ KHOA HỌC:
BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM1
Hà Quang Thụy* - Võ Đình Hiếu** - Phan Xuân Hiếu***
- Nguyễn Trí Thành**** - Nguyễn Hữu Đức*****
2

Tóm tắt: Đo lường cơng bố khoa học của cá nhân nhà khoa học,
tổ chức khoa học là một chủ đề hấp dẫn theo các khía cạnh khoa
học, kinh tế và quản lý. Tuy nhiên, đo lường công bố khoa học
cũng gặp khơng ít thách thức, vì vậy, việc tìm hiểu một cách tồn
diện về đo lường cơng bố khoa học là một công việc cần thiết.
Bài viết này cung cấp một khảo sát bước đầu song đủ khái quát
về đo lường công bố khoa học, một số thách thức chính và xu
hướng hoạt động này trong thời đại số. Đồng thời trình bày một
số trao đổi về hoạt động đo lường công bố khoa học tại Việt Nam.
Từ khóa: Trắc lượng thư mục; Cơng bố khoa học; Đo lường khoa học

1. GIỚI THIỆU
Bài báo khoa học và sáng chế là hai trong số các đầu ra cốt lõi về
nghiên cứu-phát triển (NC-PT) trong đo lường trình độ của một nền
kinh tế tri thức [Chen06]. Chiến lược phát triển kinh tế tri thức tập
trung vào ba đầu vào chủ chốt là đầu tư cho giáo dục đại học, cho NC
1

Lời cám ơn: Bài viết nhận được một phần tài trợ từ Đề tài cấp Nhà nước mã số
KHGD/16-20.ĐT.007.

*




Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

**

Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

***

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

****

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Cơng nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

*****

Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.


ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ KHOA HỌC: BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI Việt Nam

- PT và cho phần mềm máy tính. Như vậy, cả hai phương diện đầu vào
và đầu ra của một nền kinh tế tri thức đều liên quan mật thiết tới hiệu
năng hoạt động của các nhà khoa học, các tổ chức khoa học-công nghệ
và chính sách khoa học - cơng nghệ của đất nước, trong đó, cơng bố
khoa học là một loại hình hoạt động quan trọng của các cá nhân - tổ
chức khoa học - công nghệ, công bố khoa học như “bánh mì và bơ” đối
với nhà khoa học, tạo “một cảm giác được tận hưởng thú vị” đối với
một chuyên gia công nghiệp [Recker13].
Theo P. U. K. De Silva và C. K. Vance [Silva17], truyền thống khoa

học (dạng sơ khai của cơng bố khoa học) được hình thành vào cuối
thế kỷ thứ XVII. Vai trò quan trọng của khoa học - cơng nghệ thúc đẩy
sự hình thành các tạp chí khoa học nhằm công bố các kết quả nghiên
cứu của cộng đồng khoa học - công nghệ để tri thức được phổ biến
và ứng dụng sâu rộng phục vụ sự phát triển của xã hội. Tiếp đó, các
hệ thống lưu trữ, phân tích cơng bố khoa học xuất hiện và đo lường
công bố khoa học như một hoạt động cơ bản của các hệ thống như
vậy. Đầu tiên, Web of Science (nay là Clarivate Analytics1) xuất bản báo
cáo chỉ số trích dẫn khoa học từ năm 1964, tiếp đến là Scopus2 (năm
2004), Google Scholar3 (năm 2004), Microsoft Academic4 (năm 2012/
năm 2016), Dimensions5 (năm 2018) và COCI - OpenCitations Index of
CrossRef open DOI-to-DOI citations6 (năm 2018) và một số hệ thống
khác [Martín20]. Chỉ số trích dẫn (citation) của một bài báo từ các bài
báo được lưu trữ trong cùng hệ thống là yếu tố cốt lõi nguyên thủy
trong các hệ thống đo lường cơng bố khoa học. Từ chỉ số trích dẫn, các
hệ thống đưa ra các mơ hình đo lường ảnh hưởng của một bài báo,
một tạp chí mà các mơ hình này là có thể khác nhau giữa các hệ thống
khác nhau.
1

/>
2

/>
3

/>
4

/>

5

/>
6

/>
133


134

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

Trích dẫn của tác giả bài báo là một dạng hành vi con người vì vậy
bản thân việc trích dẫn đã chứa đựng các đặc điểm phức tạp. Hơn nữa,
mỗi một hệ thống đo lường trên đây sử dụng các mơ hình đo lường
khác nhau trên các cơ sở dữ liệu bài báo và tạp chí khoa học khác nhau.
Vì vậy, đo lường cơng bố khoa học (một chỉ số quan trọng đánh giá
hiệu năng làm việc) của cá nhân và tổ chức khoa học – công nghệ là
một công việc đầy thách thức không chỉ đối với các cơ quan quản lý
khoa học công nghệ, các nhà tài trợ mà cịn đối với chính các cá nhân
và tổ chức nhà khoa học. Trong nhiều trường hợp, một phương án
thường được lựa chọn là đơn giản hóa vấn đề bằng cách loại bỏ các
thách thức vốn có, và kết q là, nảy sinh nhiều tình huống khơng
cơng bằng. Cung cấp một nội dung tồn diện về đo lường công bố
khoa học là một việc làm cần thiết, có vai trị góp phần vào việc hình
thành một phương án đánh giá công bố khoa học phù hợp hơn.
Bài báo này cung cấp một khảo sát bước đầu về đo lường công
bố khoa học và được bắt đầu bằng việc giới thiệu sơ bộ về tiến hóa đo
lường khoa học và các độ đo lường ảnh hưởng khoa học của cá nhân

nhà khoa học và tạp chí khoa học. Ba khuyến nghị giải pháp đối với
một số thách thức chính đối với đo lường cơng bố khoa học (Tuyên bố
Dora, Khuyến nghị của Ủy ban IEEE và Tuyên ngơn Leiden) được trình
bày. Xu hướng đo lường cơng bố khoa học trong thời đại số cũng được
giới thiệu. Bài báo cũng đề cập sơ bộ về hoạt động đo lường công bố
khoa học tại Việt Nam và một số đề nghị liên quan.

2. ĐO LƯỜNG THÔNG TIN VÀ ĐO LƯỜNG KHOA HỌC
2.1. Các lĩnh vực đo lường thông tin và đo lường khoa học
Hình 1 cung cấp một khung nhìn về các lĩnh vực đo lường thơng
tin (Informetrics) và mối quan hệ giữa chúng [Holmberg16]. Như thể
hiện trong Hình 1, các lĩnh vực đo lường thông tin (các bộ phận của
Informetrics) là Bibliometrics (đo lường thư viện học), Scientometrics
(đo lường khoa học), Cybermetrics (đo lường dựa trên mạng), Webometrics (đo lường dựa trên Web) và Altmetrics (đo lường dựa trên
phương tiện xã hội); sau đây, bài viết này sử dụng các thuật ngữ gốc


ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ KHOA HỌC: BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI Việt Nam

tiếng Anh nhằm đảm bảo được hàm ý nguyên thủy của các thuật
ngữ. Ngoài ra, Infonomics (Economics of Information: Kinh tế học
thông tin) mới được xuất hiện gần đây đề cập tới phương thức đo
lường giá trị kinh tế của thông tin; Infonomics bao gồm ba thành phần
là quản lý thông tin, đo lường thông tin và tiền tệ hóa thơng tin (monetize information hoặc monetize data) [Laney18].
Như thể hiện trên Hình 1, Bibliometrics, Scientometrics và
Cybermetrics là ba lĩnh vực đo lường thơng tin chính [Holmberg16].
Bibliometrics đề cập tới “việc nghiên cứu các thống kê định lượng
về sự sản xuất, phổ biến và sử dụng các thơng tin đã được mã hóa”,
Scientometrics đề cập tới “việc nghiên cứu các thống kê định lượng của
khoa học như là một ngành hay hoạt động kinh tế” còn Cybermetrics

đề cập tới “việc nghiên cứu các thống kê định lượng của việc khởi tạo
và sử dụng các tài nguyên, cấu trúc và cơng nghệ thơng tin trên tồn bộ
Internet theo hướng tiếp cận bibliometric và informetric. Webometrics
(một phương thức con của Cybermetrics) đề cập tới “việc nghiên cứu
các thống kê định lượng của việc xây dựng và sử dụng các tài nguyên
thông tin, cấu trúc và công nghệ trên Web trên cơ sở của phương pháp
bibliometric và informetrics”. Scientometrics bao gồm các bộ phận
của Bibliometrics, Cybermetrics. Gần đây, một phương thức con của
Scientometrics là Altmetrics được sử dụng và Altmetrics cũng là một bộ
phận của Bibliometrics và Cybermetrics. Có thể thấy một q trình tiến
hóa Scientometrics đi từ chính nó tới việc sử dụng các thành phần của
Bibliometric, Cybermetrics, Webometrics. Altmetrics được coi như lĩnh
vực con mới xuất hiện của Scientometrics [Erdt16].

2.2. Đo lường ảnh hưởng của cá nhân nhà khoa học và tạp chí khoa học
Như được giới thiệu, số lượng các bài báo trong cùng hệ thống
có tham chiếu tới một bài báo (chỉ số trích dẫn của bài báo đó) là một
độ đo nguyên thủy đánh giá độ ảnh hưởng khoa học của một bài báo.
Trên nền tảng tập hợp các bài báo cùng chỉ số trích dẫn của chúng,
các hệ thống đưa ra các độ đo ảnh hưởng của cá nhân tác giả và tạp
chí khoa học trong hệ thống. Dưới đây giới thiệu các độ đo liên quan
phổ biến nhất.

135


136

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM


2.2.1. Họ độ đo h-index đo lường độ ảnh hưởng của cá nhân nhà khoa học
Vào năm 2005, J. E Hirsch [Hirsch05] đưa ra một chỉ số khoa học của
cá nhân nhà khoa học (được gọi là chỉ số h-index) được xác định như
sau: “là số lớn nhất mà tồn tại công bố khoa học của nhà khoa học có số
lượng trích dẫn khơng nhỏ thua". Độ đo h-index được hầu hết các hệ
thống đo lường khoa học (chẳng hạn, Scopus, Google Scholar, Aminer)
sử dụng để đánh giá công bố khoa học của cá nhân nhà khoa học.

Hình 1. Các lĩnh vực đo lường thơng tin và mối quan hệ của chúng
[Holmberg16]
Tuy nhiên, h-index cũng bộc lộ một số hạn chế, chẳng hạn, h-index
kìm hãm ảnh hưởng lớn của các bài báo được trích dẫn nhiều do nó
bị lệ thuộc vào lượng trích dẫn thấp của bài báo ở thứ tự h. Chính vì lý
do đó, một họ các độ đo cải tiến (chẳng hạn, g-index, A-index, R-index,
π-index, v.v.) được phát triển [Egghe10]. Một số hệ thống đo lường
khoa học (chẳng hạn, Aminer) công bố cả h-index và g-index.
Năm 2011, Google Scholar giới thiệu hai chỉ số i10 và i20, trong đó
i10 (i20) chỉ dẫn số lượng bài báo của nhà khoa học có ít nhất 10 (20)
tham chiếu. Ngoài ra, để cung cấp độ “tươi” công bố khoa học của cá
nhân nhà khoa học, Google Scholar còn cung cấp các độ đo h-index, i10
của nhà khoa học trong năm năm gần nhất.


ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ KHOA HỌC: BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI Việt Nam

2.2.2. Độ ảnh hưởng của tạp chí khoa học
Hệ số ảnh hưởng của tạp chí (Journal Impact Factor: JIF, ngắn gọn là
Impact Factor: IF) là chỉ số đo lường ảnh hưởng của tạp chí đó. Về phổ
biến, IF trong một năm (ví dụ, năm y) được tính bằng số lượng trích
dẫn trung bình nhận được trong năm được tính (năm y) của các bài báo

được cơng bố trên tạp chí đó trong hai năm q khứ kề cận (năm y-1 và
y-2) [Larivière19, Waltman20].
IF không chỉ được sử dụng để tính độ ảnh hưởng của một tạp chí
mà nó cịn được sử dụng để đánh giá cá nhân nhà khoa học và tổ chức
khoa học có bài báo được cơng bố trong tạp chí đó; gần đây, việc sử
dụng IF vào các mục đích ngồi đánh giá tạp chí như vậy được coi là
khơng hợp lý và bị phản đối.

3. TUYÊN BỐ DORA, KHUYẾN NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỐC IEEE
VÀ TUYÊN NGÔN LEIDEN
Việc sử dụng chỉ số trích dẫn và các độ đo đo lường công bố khoa học,
đặc biệt sử dụng hệ số ảnh hưởng của một tạp chí để đánh giá cá nhân nhà
khoa học và tổ chức khoa học, có thể cung cấp một bức tranh sai lệch trong
đo lường hoạt động công bố khoa học [Silva17]. R. Todeschini và A. Baccini
[Todeschini16] nhận định rằng xuất hiện các mối nguy hiểm khi các bộ chỉ
số đo lường công bố khoa học được xây dựng và sử dụng sai mục đích, vì
vậy, nhu cầu hướng tới các bộ chỉ số an toàn đã trở nên rất cấp thiết. Nhiều
nỗ lực của cộng đồng học thuật (nói chung) và cộng đồng nghiên cứu về
đo lường cơng bố khoa học (nói riêng) đã được thực hiện nhằm hướng tới
một phương pháp luận xây dựng các bộ chỉ số đo lường tốt nhất có thể.
Tuyên bố San Francisco năm 2012 về đánh giá nghiên cứu (còn được gọi là
Tuyên bố DORA1), Khuyến nghị của Hội đồng Giám đốc IEEE năm 2013
về sử dụng các chỉ số đo lường thư viện học để đánh giá công bố khoa học
và Tuyên ngôn Leiden năm 2015 về đánh giá nghiên cứu [Hicks15] là ba
nỗ lực đáng kể nhất. Hai nỗ lực đầu có thiên hướng về học thuật nhiều
hơn cịn Tun ngơn Leiden có thiên hướng về chính sách nhiều hơn
[Todeschini16].
1

/>

137


138

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

Ba mục con tiếp theo giới thiệu nội dung cơ bản về ba nỗ lực này
và mục con cuối cùng giới thiệu một số trao đổi liên quan.

3.1. Tuyên bố DORA về đo lường hiệu năng khoa học theo công bố khoa học
Tuyên bố DORA (Declaration on Research Assessment, còn được
gọi là Tuyên bố San Francisco 2012 do được công bố tại San Francisco
vào năm 2012) đề cập tới ba chủ đề chính và có mười tám khuyến nghị
xuyên qua ba chủ đề chính trong Tuyên bố.
Ba chủ đề chính được quan tâm trong Tuyên bố DORA là:
• Sự cần thiết cần loại bỏ việc sử dụng những độ đo dựa trên
tạp chí, chẳng hạn như chỉ số ảnh hướng của tạp chí (Journal Impact
Factors), trong việc xét duyệt tài trợ, xem xét bổ nhiệm hay thăng tiến;
• Sự cần thiết cần đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên phẩm chất
của chính nó thay vì dựa trên tạp chí mà nghiên cứu đó được cơng bố;
• Sự cần thiết tận dụng các cơ hội do xuất bản trực tuyến tạo ra
(chẳng hạn, không hạn chế số lượng từ, hình vẽ, tài liệu tham khảo
trong bài báo), và có thể khám phá các độ đo mới để đo lường tầm
quan trọng và ảnh hưởng.
Mười tám khuyến nghị trong Tuyên bố DORA gồm một khuyến
nghị chung, hai khuyến nghị đối với nhà tài trợ, hai khuyến nghị đối
với tổ chức khoa học, năm khuyến nghị đối với các nhà xuất bản, bốn
khuyến nghị đối với các tổ chức đưa ra các độ đo đánh giá công bố
khoa học, bốn khuyến nghị đối với cá nhân nhà khoa học.


3.2. Khuyến nghị của Ủy ban IEEE về việc sử dụng các chỉ số đo lường thư viện học đánh giá
công bố khoa học
Theo Ủy ban IEEE, nhiều nhà khoa học và các tổ chức khoa học
ở Hoa Kỳ, châu Âu và Úc bày tỏ ra những quan ngại về các đánh giá
thuần túy theo các số liệu thống kê, nhấn mạnh về các tiềm năng không
mong đợi và bất lợi hậu quả của những thực tiễn này. Họ đã đề xuất các
khuyến nghị rõ ràng về việc sử dụng đúng các chỉ số như vậy, và mô
tả các phương pháp hay nhất để sử dụng đánh giá đồng đẳng trong


ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ KHOA HỌC: BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI Việt Nam

đánh giá của các nhà khoa học và các dự án nghiên cứu. Một kết luận
chung là sự thừa nhận sự cần thiết phải sử dụng nhiều chỉ số cũng như
tầm quan trọng của việc đánh giá đồng nghiệp trong việc đánh giá chất
lượng nghiên cứu, kết quả là khuyến nghị chỉ nên sử dụng các chỉ số
về hiệu suất bibliometric như là một nhóm tập thể (chứ không phải cá
nhân), và kết hợp với việc đánh giá đồng nghiệp theo một bộ quy tắc
ứng xử được nêu rõ.
IEEE, với vai trò hàng đầu là hiệp hội chuyên nghiệp lớn nhất thế
giới trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, tán thành các nguyên lý
sau đây để tiến hành đánh giá thích hợp với các lĩnh vực Kỹ thuật, Khoa
học Máy tính và Cơng nghệ Thơng tin:
• Việc sử dụng nhiều chỉ số bibliometric bổ sung về cơ bản là
quan trọng để đưa ra một cái nhìn thích hợp, tồn diện và cân bằng
của mỗi tạp chí trong khơng gian các ấn bản học thuật. IEEE gần đây đã
thông qua Eigenfactor và ảnh hưởng bài báo (Article Influence) ngoài
IF cho đánh giá nội bộ và cạnh tranh đối với các tạp chí của nó và hoan
nghênh việc áp dụng các độ đo bổ sung phù hợp khác ở mức bài báo,

trong khuôn khổ của cái gọi là altmetrics, một khi chúng đã được hợp
lệ và cơng nhận bởi cộng đồng khoa học.
• Số liệu dựa trên tạp chí khơng được thiết kế để đánh giá chất
lượng của các bài báo cá nhân và do đó không được sử dụng làm chất
lượng cho một bài báo hoặc để đánh giá cá nhân nhà khoa họ. Tất cả
các chỉ số bibliometric của tạp chí đều thu được bằng cách tính trung
bình nhiều bài báo, và khơng thể giả định rằng mọi bài báo xuất bản
trong một tạp chí có ảnh hưởng cao, được xác định bởi bất kỳ số liệu
báo chí nào, sẽ được trích dẫn rất cao.
• Trong khi các tài liệu thư mục có thể được sử dụng làm nguồn
cung cấp thông tin bổ sung cho việc đánh giá chất lượng trong một
phạm vi nghiên cứu cụ thể, cách đánh giá chính về chất lượng khoa
học của một dự án nghiên cứu hoặc của một nhà khoa học cá nhân
nên được xem xét trực tiếp, nội dung khoa học là khía cạnh quan trọng
nhất, cũng như kỳ vọng xuất bản trong khu vực, quy mô và thực tiễn
của cộng đồng nghiên cứu.

139


140

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

3.3. Tuyên ngôn Leiden về đo lường nghiên cứu năm 2015
Tuyên ngôn Leiden [Hicks15] đưa ra mười nguyên tắc trong đo
lường khoa học như sau:
• Đánh giá định lượng cần hỗ trợ đánh giá chất lượng, chun mơn.
• Đo lường hiệu năng phù hợp với sứ mạng nghiên cứu của tổ
chức, nhóm hoặc nhà nghiên cứu.

• Bảo vệ tính xuất sắc trong nghiên cứu liên quan đến địa phương.
• Đảm bảo quy trình thu thập và phân tích dữ liệu là mở, minh
bạch và đơn giản.
• Cho phép đối tượng được đánh giá xác minh dữ liệu và phân tích.
• Dành tài khoản biến thể theo lĩnh vực trong thực tiễn xuất bản
và trích dẫn.
• Đánh giá cơ bản cá nhân nhà nghiên cứu theo phán quyết chất
lượng hồ sơ của họ.
• Tránh sử dụng nhầm chỗ tính cụ thể và sai sót độ chính xác.
• Nhận diện ảnh hưởng hệ thống của đánh giá và các chỉ số.
• Thường xuyên kiểm tra các chỉ số và cập nhật chúng.

3.4. Một số luận điểm liên quan đến Tuyên bố DORA
Cộng đồng các nhà nghiên cứu và các tổ chức ủng hộ Tuyên bố
DORA ngày càng đơng đảo [Larivière19, Waltman20], thậm chí có nhà
khoa học cịn nhận định rằng việc sử dụng chỉ số IF để đánh giá hiệu
năng nghiên cứu cho một bài báo hoặc cho một cá nhân nhà khoa học
như một tội trọng.
Đồng thời, cũng có ý kiến cho rằng việc sử dụng chỉ số ảnh hưởng
của tạp chí IF để đánh giá một bài báo không hẳn đã sai. Tuy không thể
hiện một quan điểm ủng hộ hay chống lại việc sử dụng IF để đánh giá
một bài báo nhưng L. Waltman và V.A. Traag [Waltman20] chỉ ra rằng
các lập luận thống kê như lập luận về độ lệch của phân bố trích dẫn,
lập luận ngụy biện sinh thái (the ecological fallacy argument) và các lập


ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ KHOA HỌC: BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI Việt Nam

luận thống kê khác được sử dụng để bác bỏ vai trò của IF vào đánh giá
một bài báo là không thuyết phục về mặt thống kê.

Trong mọi trường hợp, việc đánh giá công bố khoa học là một cơng
việc hết sức khó khăn cả về việc đưa ra các độ đo đánh giá lẫn phương
pháp đo lường các độ đo đánh giá đó [Bai20, Bai20a, Bai20b, Cabanac20,
Thelwall17, Thelwall20]. Cần tích hợp các chỉ dấu về các độ đo đơn
chiều/đa chiều, cấu trúc/phi cấu trúc một cách phù hợp nhất có thể được
vào đo lường ảnh hưởng của bài báo như thể hiện ở Hình 2 [Bai20].

4. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
4.1. Thảo luận của một số nhà nghiên cứu người Việt về Tuyên bố DORA
Tuyên bố DORA thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu
người Việt, trong đó đáng kể nhất là các bàn luận của các tác giả Ngô
Đức Thế, Vũ Cao Đàm và một số tác giả người Việt khác.
Nguyễn Đức Thế [The13] là nhà nghiên cứu người Việt có bài trao
đổi đầu tiên về Tuyên bố DORA. Sau khi nêu lên ý nghĩa của việc sử
dụng chỉ số ảnh hưởng của tạp chí trong đo lường cơng bố khoa học,
tác giả giải thích thêm về hạn chế của việc làm đó, trong đó có hậu quả
về các “tật xấu”, “mánh khóe” từ một bộ phận các nhà khoa học, cũng
như sự khác biệt về chỉ số ảnh hưởng của các tạp chí trong các lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau. Tác giả nêu lên một vài hiện tượng lạm dụng
chỉ số ảnh hưởng tạp chí trong hoạt động công bố khoa học tại Việt
Nam. Dựa trên phân tích của một tác giả khác, Nguyễn Đức Thế chỉ
ra mặt hạn chế trong việc thực hiện chính sách khuyến khích cơng bố
trên các tạp chí ISI có chỉ số ảnh hưởng cao của Quỹ NAFOSTED. Nội
dung bài viết cho thấy câu hỏi được tác giả chọn làm tiêu đề bài viết
vẫn cịn là một câu hỏi mở.
Chúng tơi có một vài trao đổi về bàn luận của tác giả đối với các
hạn chế từ chính sách khuyến khích cơng bố trên các tạp chí ISI có chỉ
số ảnh hưởng cao của Quỹ NAFOSTED. Trước hết cần đồng thuận một
quan điểm là “Mọi mơ hình đều sai và chỉ có một vài mơ hình dùng
được” [Box76]. Chúng tơi cho rằng chính sách khuyến khích cơng bố


141


142

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

của Quỹ NAFOSTED là một “mô hình dùng được”. Trong thời gian dài,
chính sách của Quỹ NAFOSTED tạo một động lực đáng kể tới cộng
đồng khoa học Việt Nam giúp tăng cường hoạt động công bố khoa
học trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Đây là mục tiêu có tính
giai đoạn phù hợp với khung thời gian của Quỹ NAFOSTED. Thứ hai,
không nên gắn một hiện tượng đạo văn trong nghiên cứu Vật lý với
chính sách nói trên của Quỹ NAFOSTED vì hiện tượng nói trên khơng
liên quan gì tới chính sách của NAFOSTED. Theo ý kiến chúng tôi,
một số bàn luận của tác giả (thừa kế phân tích của tác giả Nguyễn Văn
Tuấn) về hiện tượng số bài báo trong nước khơng do Quỹ NAFOSTED
tài trợ có chỉ số trích dẫn cao hơn khoảng ba lần so với những bài do
Quỹ NAFOSTED tài trợ, Quỹ NAFOSTED nên tiến hành việc khảo
sát về tập các lĩnh vực nghiên cứu của các bài báo công bố từ Quỹ
NAFOSTED và các bài báo công bố khơng từ Quỹ NAFOSTED, bởi vì,
tỷ lệ chỉ dẫn trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau là khác nhau và
trong nhiều trường hợp lại có sự khác biệt rất lớn giữa một số lĩnh vực.
Nói riêng, tỷ lệ trích dẫn trong lĩnh vực CNTT hầu như là rất nhỏ và có
sự khác biệt khơng nhỏ về tỷ lệ trích dẫn đối với các ngành khác nhau
trong cùng lĩnh vực này [Fernandes17].
Vũ Cao Đàm [Dam14] cũng có một bài bàn luận nhân bài viết
của Nguyễn Đức Thế. Tác giả đề cập tới một thói quen “cứ nói đến
đánh giá nghiên cứu khoa học là nói đến chỉ số IF của ISI” trong một bộ

phận các nhà khoa học Việt Nam và tâm lý của một bộ phận không
nhỏ các nhà khoa học Việt Nam khác sợ trao đổi lại về thói quen nói
trên. Tác giả bày tỏ sự đồng tình với Tuyên bố DORA và bài viết của
Nguyễn Đức Thế, và hơn nữa, tác giả cũng thể hiện ý định cùng
đồng nghiệp ký tên vào Tuyên bố DORA. Cuốn sách Đánh giá nghiên
cứu khoa học (phiên bản năm 2012) của tác giả cũng được giới thiệu.
Theo tác giả, đánh giá nghiên cứu khoa học cần được xem xét theo
ba chiều được gọi là “Kết quả nghiên cứu”, “Hiệu quả trong của
nghiên cứu”, “Hiệu quả ngoài của nghiên cứu”. Tác giả xếp chỉ số
IF là hai thành phần đầu tiên (hiệu quả thông tin và hiệu quả khoa
học) trong chiều “Hiệu quả ngoài của nghiên cứu”. Tác giả cũng


ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ KHOA HỌC: BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI Việt Nam

dẫn ra một gợi ý là hai chiều hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của
nghiên cứu khơng có quan hệ tuyến tính.

4.2. Một số khuyến nghị
Ở nước ta, hoạt động điển hình nhất về đo lường công bố khoa học
của cá nhân nhà khoa học là đo lường công bố khoa học của các ứng
viên chức danh giáo sư, phó giáo sư; trong một vài năm, các tiêu chí - tiêu
chuẩn của chức danh giáo sư, phó giáo sư đã thu hút được sự quan tâm
rất rộng rãi trong và ngoài cộng đồng nhà khoa học. Hoạt động điển hình
thứ hai là đo lường công bố khoa học của các cơ sở khoa học - công nghệ
hoặc xếp hạng các cơ sở khoa học - công nghệ được trao đổi khá rộng rãi
trên một vài báo điện tử. Chúng tơi có một số trao đổi sau đây :
• Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của đo lường khoa
học - công nghệ (đo lường cơng bố quốc tế nói riêng) trong vai trị là
một biện pháp nâng cao hiệu năng khoa học - công nghệ, góp phần

phát triển kinh tế tri thức Việt Nam. Phổ biến rộng rãi tinh thần và nội
dung các khuyến nghị về đo lường khoa học- công nghệ của các cộng
đồng, tổ chức khoa học- công nghệ quốc tế (Tuyên bố DORA, từ Ủy
ban IEEE và từ Tuyên ngôn Leiden, v.v.).
• Coi trọng việc phát triển đội ngũ chuyên nghiệp về đo lường khoa
học - cơng nghệ đóng vai trị nịng cốt trong việc đẩy mạnh cơng bố khoa
học quốc tế uy tín về đo lường khoa học - cơng nghệ Việt Nam, hình thành
các chuyên gia đo lường khoa học - cơng nghệ tầm vóc quốc tế. Trong thời
đại số ngày nay, phân tích nhân viên (people analytics) ngày càng có tầm
quan trọng đặc biệt [Ledet20], các nghiên cứu về con người nhà khoa học
Việt Nam (bao gồm đo lường hiệu năng khoa học của cá nhân nhà khoa
học) nên là một chủ đề nghiên cứu cần quan tâm [Zheng19].
• Nâng cao năng lực đo lường khoa học - công nghệ cho các nhà
quản lý khoa học-công nghệ, các nhà khoa học tham gia các hội đồng đo
lường - đánh giá khoa học - công nghệ (bao gồm các nhà khoa học thành
viên hội đồng chức danh giáo sư các cấp) và các tổ chức xây dựng các hệ
thống đo lường, đánh giá khoa học - công nghệ. Xem xét việc hình thành
một tiêu chuẩn phù hợp về đo lường khoa học - công nghệ đối với cá
nhân các nhà khoa học và các tổ chức khoa học công nghệ tại Việt Nam.

143


144

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


[Dam14] Vũ Cao Đàm (2017). Bình luận nhân bài viết của Ngơ Đức Thế
“Tuyên bố DORA có làm thay đổi cách đánh giá khoa học?” Truy cập ngày 20/5/2017.

2.

[The13] Ngô Đức Thế (2018). Tuyên bố DORA có làm thay đổi cách đánh giá
khoa học? Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Việt Nam, 12(2013): 31-34. http://
www.vjol.info/index.php/khcn/article/view/27141/23144.

3.

[Bai20] Xiaomei Bai, Hui Liu, Fuli Zhang, Zhaolong Ning, Xiangjie Kong,
Ivan Lee, Feng Xia (2020), An Overview on Evaluating and Predicting
Scholarly Article Impact. CoRR abs/2008.03867.

4.

[Bai20a] Xiaomei Bai, Fuli Zhang, Jin Ni, Lei Shi, Ivan Lee (2020), Measure
the Impact of Institution and Paper via Institution-Citation Network. IEEE
Access 8: 17548-17555, 2020.

5.

[Bai20b] Xiaomei Bai, Ivan Lee, Zhaolong Ning, Amr Tolba, Feng Xia
(2020), The Role of Positive and Negative Citations in Scientific Evaluation.
CoRR abs/2008.03844.

6.

[Box76] George E. P. Box (1976), Science and Statistics. Journal of the American Statistical Association, 71(356): 791-799.


7.

[Cabanac20] Guillaume Cabanac, Ingo Frommholz, Philipp Mayr (2020),
Bibliometric-Enhanced Information Retrieval 10th Anniversary Workshop Edition. ECIR (2): 641-647.

8.

[Chen06] Derek H. C. Chen, and Carl J. Dahlman (2006), The Knowledge
Economy, The KAM Methodology And World Bank Operations. World Bank
Institute, Stock No. 37256, 42 pages, 2006.

9.

[Egghe10] Leo Egghe (2010), The Hirsch index and related impact measures.
ARIST 44(1) 65-114.

10. [Erdt16] Mojisola Erdt, Aarthy Nagarajan, Sei-Ching Joanna Sin, YinLeng Theng (2016), Altmetrics: an analysis of the state-of-the-art in measuring
research impact on social media. Scientometrics 109(2): 1117-1166.
11. [Fernandes17] Joao M. Fernandes (2017), Miguel Pessoa Monteiro. Evolution in the number of authors of computer science publications. Scientometrics
110(2) 529-539.
12. [Hicks15] D. Hicks, P. Wouters, L. Waltman, S. De Rijcke, & I. Rafols (2015),
The Leiden Manifesto for research metrics. Nature, 520: 429-431, http://www.
nature.com/news/bibliometrics-the-leiden-manifesto-for-research-metrics-1.17351.


ĐO LƯỜNG CÔNG BỐ KHOA HỌC: BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI Việt Nam
13. [Hirsch05] J. E. Hirsch, An index to quantify an individual’s scientific research
output. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United
States of America, 102(46), 16569–16572.

14. [Holmberg16] Kim Johan Holmberg (2016), Altmetrics for information
professionals: past, present and future. Chandos Publishing.
15. [Laney18] Douglas B. Laney(2018), Infonomics: How to Monetize, Manage,
and Measure Information as an Asset for Competitive Advantage. Routledge.
16. [Larivière19] Vincent Larivière, Cassidy R. Sugimoto (2019), The Journal
Impact Factor: A Brief History, Critique, and Discussion of Adverse Effects. In
(Wolfgang Glänzel, Henk F. Moed, Ulrich Schmoch, Mike Thelwall. Springer
Handbook of Science and Technology Indicators. Springer, pp. 3-24.
17. [Ledet20] Elizabeth Ledet, Keith McNulty, Daniel Morales, and Marissa
Shandell (2020), How to be great at people analytics. McKinsey & Company
Article, October 02.
18. [Recker13] Jan Recker (2013). Scientific Research in Information Systems A
Beginner’s Guide (Progress in IS). Springer.
19. [Silva17] Pali U. K. De Silva, Candace K. Vance (2017), Scientific Scholarly
Communication: The Changing Landscape. Springer.
20. [Thelwall17] Mike Thelwall (2017), Three practical field normalised alternative
indicator formulae for research evaluation. J. Informetrics 11(1): 128-151.
21. [Thelwall20] Mike Thelwall. Why we Need Another Ten Years of Bibliometricenhanced Information Retrieval. BIR@ECIR 2020: 114-115.
22. [Waltman20] Ludo Waltman, Vincent A. Traag (2020), Use of the journal
impact factor for assessing individual articles need not be statistically wrong.
F1000Research 2020, 9:366 Last updated: 05 JUN.
23. [Zheng19] Wenzhi Zheng, Yenchun Jim Wu, Yue Lv (2019), More descriptive
norms, fewer diversions Boosting Chinese researcher performance through social
media. Library Hi Tech, Vol. 37, No. 1, pp. 72-87.

145




×