Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tìm hiểu chính sách An sinh xã hội tại Thụy Điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.39 KB, 26 trang )

BÀI TẬP NHĨM
TÌM HIỂU VỀ CÁC CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở THỤY ĐIỂN


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Từ thể kỷ XX, phát triển không những trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều
quốc gia trên thế giới, mà nó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá, phân loại mỗi quốc gia.
Và quan niệm về phát triển hiện nay đang có sự thay đổi sâu sắc từ chỗ chú trọng nâng
cao thu nhập và mức sống, phát triển hiện nay bao hàm cả quá trình lớn lên, tăng
trưởng về mọi mặt của nền kinh tế, đồng thời có sự hồn chỉnh về cơ cấu, chất lượng
cuộc sống và đặc biệt là an sinh xã hội.
Và Thụy Điển là một trong những quốc gia trên thế giới đã đạt được những
thành tựu nổi bật trong sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Nếu như
khoảng hơn một trăm năm trước, Thụy Điển bị xem là quốc gia nghèo nàn, lạc hậu
nhất của Châu Âu, thì đến nay, đất nước Bắc Âu này lại đang được xem là hình mẫu xã
hội mà nhiều quốc gia khác ngưỡng mộ và học tập, trở thành nơi đáng sống nhất trên
thế giới.
Chính vì điều đó nên nhóm đã quyết định lựa chọn chủ để “Tìm hiểu về các
chính sách an sinh xã hội ở Thụy Điển” nhằm tìm hiểu những nét nổi bật trong chính
sách ASXH và nêu ra một số đề xuất có thể ứng dụng vào điểu kiện thực tế ở Việt
Nam.
Bài tập được thực hiện gồm có 04 phần:
Phần 1: Giới thiệu về Thụy Điển và hệ thống an sinh xã hội
Phần 2: Giới thiệu một số chính sách an sinh xã hội ở Thụy Điển
Phần 3: Những thách thức đối với ASXH ở Thụy Điển
Phần 4: So sánh với Thụy Điển và bài học rút ra cho ASXH ở Việt Nam.
Do thời gian và kiến thức nghiên cứu còn hạn chế nên bài tập khơng thể tránh
khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của cơ.



P a g e 2 | ii


PHẦN 1 - GIỚI THIỆU VỀ THỤY ĐIỂN VÀ
HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI

1.1.

Giới thiệu về Thụy Điển

Thuỵ Điển (tiếng Thuỵ Điển: Sverige) là một vương quốc xinh đẹp nằm ven bờ
biển Baltic ở Bắc Âu, giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đơng Bắc, nối với
Đan Mạch bằng cầu Ưresund ở phía Nam. Đất nước này không chỉ nổi tiếng về những
câu chuyện thần thoại, mà từ mấy thập kỷ qua, nền dân chủ nơi đây đã đạt được những
bước tiến vượt bậc.
Với diện tích 449 964 km², Thụy Điển là nước lớn thứ ba trong Liên minh châu
Âu, với dân số 9,4 triệu người. Thụy Điển có mật độ dân số thấp với 21 người/ km²
nhưng lại tập trung cao ở nửa phía Nam của đất nước. Thủ đô của Thụy Điển
là Stockholm, đây cũng là thành phố lớn nhất nước. Thành phố lớn thứ hai
là Göteborg với dân số khoảng 500.000 người và 900.000 người trên tổng vùng. Thành
phố lớn thứ ba là Malmö với dân số khoảng 260.000 người và 650.000 người ở tổng
vùng.
Vào năm 1889, khi thành lập Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển, vương quốc này
còn là một trong những nước lạc hậu nhất Châu Âu, người ta gọi là nước của cướp
biển, phần lớn dân vốn là cướp biển và tội phạm bị các nước Tây Âu đày đến đây cùng
với các hậu duệ của họ. Kinh tế Thụy Điển hồi ấy còn lạc hậu rất nhiều so với Nga hồi
Cách mạng Tháng Mười năm 1917.
Từ năm 1920, khi Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển bắt đầu nắm chính quyền
cho đến nay, tuy có một số thời kỳ gián đoạn, nhưng Đảng này vẫn nắm quyền lãnh

đạo đất nước lâu hơn cả. Trong thời gian đó Thụy Điển được xây dựng từ một nước lạc
hậu thành một nước có nền kinh tế phát triển, đứng thứ hai trên thế giới về GDP đầu
người và thứ nhất về phúc lợi xã hội chứng tỏ xã hội hóa phân phối đã đạt trình độ rất
cao.

P a g e 3 | 22


Ngày nay, Thuỵ Điển là một nước quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị và một
nền kinh tế phát triển ở trình độ cao. Thụy Điển đứng đầu về chỉ số dân chủ trên thế
giới theo tạp chí The Economist và đứng thứ bảy trong Liên hiệp quốc về chỉ số phát
triển con người. Thụy Điển là thành viên của Liên minh châu Âu vào năm 1995 và là
thành viên của OECD.
Thụy Điển là xã hội tự do và cởi mở, nó thể hiện ở nhiều khía cạnh như tự do
báo chí, tự do tham gia tuần hành, tự do diễn thuyết, quyền phát biểu… Cởi mở còn là
tạo ra một xã hội công bằng. Nước này được coi là một trong những quốc gia có hiến
pháp dân chủ rõ ràng nhất thế giới. Hiến pháp Thụy Điển dẫn nhập bằng các từ ngữ:
“Tất cả quyền lực công đều bắt nguồn từ người dân”.
Ở Thụy Điển người dân nói chung và các phương tiện truyền thơng như báo
giấy, đài phát thanh và truyền hình có quyền tiếp cận tài liệu, hồ sơ chính thức. Điều
này cho phép người dân có cái nhìn thấu đáo, rõ ràng về các hoạt động của chính phủ
cũng như chính quyền địa phương. Nó xuất phát từ ý tưởng, một nền dân chủ tốt cần
được giám sát; minh bạch để giảm bớt nguy cơ lạm dụng quyền lực.
Sức mạnh nhân dân được sử dụng với sự tơn trọng bình đẳng, tự do cũng như
giá trị của cá nhân. Các cơ quan công quyền đặc biệt phải đảm bảo quyền làm việc,
nhà ở và giáo dục, cũng như thúc đẩy an sinh xã hội, an ninh và môi trường tốt cho
người dân sinh sống ở đó. Luật pháp và các quy định khác hướng tới việc đảm bảo để
không bất kỳ công dân nào chịu thua thiệt vì họ thuộc về cộng đồng thiểu số như
chủng tộc, màu da, nguồn gốc hay giới tính.
Chính phủ Thụy Điển chủ tâm thực thi một hệ thống kinh tế cho phép mọi cơng

dân có quyền lợi đồng đều, đồng thời cung cấp phụ phí làm việc, được xem như hệ
thống an sinh xã hội. Do đó, tạo sự đồng đều về lợi ích cho tất cả người có việc làm,
ngay cả chỉ làm bán thời gian. Sự cách biệt về mức sống của một người lao động bình
thường với một người có chun mơn nghiệp vụ cao cấp khơng q lớn.
1.2.

Q trình hình thành của hệ thống an sinh xã hội tại Thụy Điển

Mơ hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển được manh nha hình thành từ đầu thế kỷ
XX, khi vào năm 1913, Thụy Điển áp dụng hệ thống hưu trí phổ cập và năm 1916 áp
dụng hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc. Đây được coi là nền móng quan
trọng thứ nhất để hình thành hệ thống phúc lợi Thụy Điển những năm sau này.
Những khó khăn kinh tế trong nước do cuộc đại suy thối kinh tế tồn cầu vào
cuối những năm 1920 khiến tình trạng thất nghiệp của Thụy Điển trở nên trẩm trọng.
Vào năm 1931, tại Thụy Điển đã nổ ra những cuộc biểu tình của người lao động. Sự
kiện này đã đẩy phong trào công nhân và Đảng Dân chủ Xã hội giành thắng lợi trong
cuộc bầu cừ năm 1932. Thắng lợi này được coi là nền móng quan trọng cho việc hình
thành hệ thống an sinh xã hội ở Thụy Điển.
P a g e 4 | 22


Chính phủ mới do Đảng Dân chủ Xã hội lãnh đạo đã tiến hành hai cuộc cải
cách cơ bản:
Một là, duy trì chính sách tài khóa mở rộng để kích cầu và giảm thất nghiệp.
Hai là, thực hiện những cải cách quan trọng trong lĩnh vực luật lao động, chăm
sóc sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực xã hội khác.
Vào năm 1938, các nghiệp đoàn lao động và liên đồn các chủ lao đọng đã thể
chế hóa một hệ thống, trong đó vấn đề tiền lương và các vấn đề khác liên quan đến thị
trường lao động được đàm phán ở cấp trung ương. Hệ thống nghiệp đoàn đã góp phần
tạo nên sự đồng thuận giữa nhà nước và người sử dụng lao động, tạo nên sự phát triển

tương đối bình đẳng về thu nhập của người lao động.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, nhà nước phúc lợi Thụy Điển tiếp
tục được hồn thiện thơng qua việc đưa vào áp dụng một hệ thống giáo dục miễn phí
và một hệ thống chăm sóc trẻ em một cách hoàn hảo. Đồng thời, trợ cấp nhà ở, cải
cách hưu trí, trợ cấp cho phụ nữ,... cũng được bắt đầu được áp dụng rộng rãi. Vào năm
1955, nhà nước phúc lợi Thụy Điển chính thức được hồn thiện khi chính phủ bắt đầu
áp dụng hệ thống giáo dục miễn phí và hệ thống bảo hiểm y tế phổ cập, trong đó trách
nhiệm giáo dục và chăm sóc sức khỏe được chuyển hoàn toàn sang khu vực nhà nước.
Trong thập kỷ 1950, 1960, 1970, Thụy Điển nhanh chóng trở thành một quốc
gia giàu có và thịnh vượng sau nhiều thập kỷ bị đánh giá là lạc hậu nhất châu Âu.
Trong giai đoạn 1950-1973, tăng trưởng GDP hàng năm đạt 3,7%/năm, cao hơn 1% so
với giai đoạn 1918-1950. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 1,5%-2%/năm, thấp hơn rất
nhiều so với mức trung bình của tồn châu Âu và Mỹ. Tăng trưởng kinh tế đã đưa thu
nhập bình quân đầu người của người dân Thụy Điển tăng rất cao trong những năm đầu
thập kỷ 1970. Trong thời gian này, mô hình phát triển kiểu Thụy Điển được được đành
giá là rất thành công. Vào đầu thập kỷ 1970, Thụy Điển là nước đứng thứ tư trên thế
giới về việc nâng cao thu nhập và mức sống của người dân tính theo phương pháp
đồng giá sức mua.
Vào những năm 1990, do kinh tế suy thoái, năng suất lao động xã hội giảm và
tăng trưởng thấp, mơ hình Nhà nước phúc lợi Thụy Điển nói riêng và hệ thống ASXH
của nhiều nước đã rơi vào cuộc “khủng hoảng Nhà nước phúc lợi”. Trước thực trạng
đó, Thụy Điển đã cải cách hệ thống phân phối an sinh, trong đó có các chính sách bảo
hiểm như: hạn chế chi tiêu cho ốm đau và thanh toán bảo hiểm bệnh tật, cải cách phúc
lợi thất nghiệp, cải cách điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ số và tổ chức hệ thống bảo hiểm hưu
trí mới (1994), thực hiện các biện pháp kiểm tra thu nhập của một số đối tượng đến
tuổi nghỉ hưu (1997), áp dụng mức lương hưu cơ bản thấp hơn cho những đối tượng
nghỉ hưu có gia đình và giảm 6% lợi ích hưu trí ban đầu (1998 - 1999), cải cách hệ
thống bảo hiểm thất nghiệp mang tính giới hạn hơn (2000). Mặc dù đã có những điều
P a g e 5 | 22



chỉnh như trên, nhưng đến nay các chính sách bảo hiểm trong hệ thống đảm bảo
ASXH của Thụy Điển vẫn có các loại hình, nội dung và được quản lý thực hiện rất tốt.

P a g e 6 | 22


PHẦN 2 - GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở THỤY ĐIỂN
2.1.

Chính sách giáo dục

Hệ thống trường cơng của Thụy Điển tồn tại dựa trên hai hình thức cơ bản là
giáo dục bắt buộc và giáo dục không bắt buộc. Những trường thuộc diện giáo dục phổ
cập bắt buộc bao gồm các trường phổ cập thông thường, trường Sami, trường đặc biệt
và các chương trình dành cho học sinh khuyết tật. Các trường không thuộc hệ bắt buộc
bao gồm các lớp mẫu giáo – nhà trẻ, lớp trung học phổ thông, giáo dục người lớn và
giáo dục người lớn dành cho người khuyết tật.
Hệ thống giáo dục gồm 9 năm giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, 3 năm giáo
dục trung học, 3 năm giáo dục đại học, 1 năm giáo dục thạc sĩ và 4 năm giáo dục tiến
sĩ. Giáo dục tiểu học và trung học được miễn phí hồn tồn. Chính phủ khơng chỉ tài
trợ cho giáo dục mà cịn cả chi phí đi lại, sách giáo khoa và bữa ăn miễn phí. Luật
Giáo dục Thụy Điển cịn quy định, khơng những tất cả mọi người đều được đi học
không mất tiền suốt đời mà từ nhà trẻ đến bậc trung học, nếu trong lớp có một học sinh
người nước ngồi, thì nhà trưởng phải bố trí một giáo viên biết tiếng mẹ đẻ của học
sinh đó, mỗi tháng phải lên lớp với một số giờ nhất định bằng tiếng mẹ đẻ cho em này.
Ở bậc đại học, từ lúc vào học cho đến khi tốt nghiệp, tuy có quy ước số năm học nhất
định, nhưng luật pháp quy định nếu học sinh nào tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được cơng
việc thích hợp và khơng muốn rời nhà trưởng thì có thể tiếp tục học tập miễn phí. Hầu

hết các trưởng đại học và các tổ chức giáo dục sau trung học cũng được điều hành bởi
nhà nước và cũng được giáo dục miễn phí. Tuy nhiên, ở bậc đại học và cao đẳng, việc
ăn uống, sách vở và chi phí đi lại không được nhà nước tài trợ trực tiếp dù tất cả sinh
viên đều có thể vay vốn trợ cấp để trang trải chi phí sinh hoạt.
Hàng năm, chi tiêu của nhà nước cho giáo dục chiếm khoảng 8% GDP, thuộc
diện cao nhất thế giới. Phần lớn kinh phí được sử dụng cho các trường phổ thông và
các trường đại học công, nhưng học sinh cũng được tự do tham gia các trường tư theo
ý tưởng giáo dục đặc biệt hoặc bởi một số nhóm lợi ích nhất định. Những trường này
cũng được tài trợ bằng ngân sách nhà nước. Các trưởng tư phải mở rộng cho mọi
người và tuân theo các tiêu chuẩn đo Luật Giáo dục quy định. Khác với các trường
công, các trường tư được phép thu một mức phí tượng trưng. Các trường tư thưởng
phổ biến trong các thành phố lớn và chiếm khoảng 3,5% trong tổng số học sinh.
2.2.

Chính sách gia đình

Thụy Điển nổi tiếng với chính sách gia đình hào phóng nhằm hỗ trợ cơng việc
và cuộc sống gia đình cũng như hạnh phúc của trẻ em. Thụy Điển chi hơn một phần ba
P a g e 7 | 22


GDP vào lợi ích liên quan đến trẻ em và gia đình, một trong những nước chi cao nhất
trong EU. Bên cạnh những lợi ích tài chính này, Thụy Điển cịn cam kết cung cấp dịch
vụ cho các gia đình như khoản trợ cấp cao cho chăm sóc trẻ, chăm sóc sức khỏe miễn
phí và chăm sóc nha khoa, dịch vụ giáo dục, vv ..
Thụy Điển thường được xem là ngun mẫu của mơ hình nhà nước phúc lợi
Bắc Âu. Ln trong lĩnh vực quốc tế khi nói đến chính sách gia đình và bình đẳng giới
thơng qua định hướng lâu dài. Chi tiêu hào phóng cho lợi ích gia đình, nghỉ phép linh
hoạt và giờ làm việc cho cha mẹ có con nhỏ và chăm sóc trẻ em chất lượng cao, giá cả
phải chăng được xem là yếu tố chính tạo nên sự thành cơng.

Năm 1974, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới thay thế chế độ "nghỉ
thai sản cho mẹ" bằng "nghỉ thai sản cho bố mẹ", các bậc phụ huynh được nghỉ thời
gian dài tới vài tháng, thậm chí vài năm mà vẫn nhận được tiền lương đều đặn mỗi
tháng.
Bất kì ai đăng ký sinh sống hơp pháp tại Thủy Điển đều có cơ hội được hưởng
chế độ nghỉ thai sản của đất nước này. Chế độ này được áp dụng cho những vị phụ
huynh là cơng dân hợp pháp của Thụy Điển, có đầy đủ giấy tờ cần thiết, bất kể đứa trẻ
không được sinh ra ở Thụy Điển, hay cha mẹ không làm việc tại đây.
2.2.1. Chế độ sinh sản và chăm sóc trẻ em
Phụ nữ sinh con được nghỉ 18 tháng có lương, trong đó 12 tháng đầu hưởng
100% lương, 6 tháng cuối hưởng 90%. Nếu đến tháng thứ 18 lại có thai, sẽ tiếp tục
được nghỉ hưởng tiếp 90% lương cho đến khi đứa trẻ ra đời lại được hưởng chế độ
nghỉ đẻ 18 tháng. Ngoài ra, nếu người vợ làm công việc tương đối quan trọng không
thể hoặc không muốn ở nhà quá lâu như vậy, thì hai vợ chồng có thể bàn bạc để chồng
có thể nghỉ thay vợ.
Trẻ em ở Thụy Điển được trợ cấp rất lớn, sự hỗ trợ chăm sóc trẻ em ở Thụy
Điển nhiều đến mức người ta có cảm tưởng rằng “người Thụy Điển đã quốc hữu hóa
các gia đình”. Cụ thể là:
Ở Th ụy Điển, khi sinh con hoặc nhận con nuôi, cha mẹ được hưởng 480 ngày
(khoảng 16 tháng) nghỉ phép để chăm sóc đứa trẻ. Thời gian nghỉ phép kéo dài này
được khuyến khích chia đều cho cả cha và mẹ đứa trẻ, mỗi người được hưởng 240
ngày.
Trong 390 ngày đầu tiên, khoản trợ cấp dựa trên thu nhập hiện có (ở mức phúc
lợi bệnh tật, tức là 80% tiền lương, giới hạn ở mức tối đa 105 euro mỗi ngày). Trong
90 ngày cịn lại, tiền được thanh tốn theo tỷ lệ cố định là 20 euro một ngày. Đối với
trường hợp sinh đôi, họ được hưởng thêm 90 ngày ở mức phúc lợi bệnh tật và 90 ngày

P a g e 8 | 22



phụ với mức tiền cố định, sinh ba trở lên (thêm 180 ngày ở mức phúc lợi bệnh tật cho
mỗi đứa trẻ).
Đối với hỗ trợ người bố: Cho phép người bố có thể có mặt vào thời gian người
mẹ sinh con, thu dọn nhà cửa và chăm sóc đứa trẻ trong thời gian mới sinh. Người bố
có quyền được hưởng trợ cấp tiền mặt tạm thời cho bố mẹ trong 10 ngày mỗi đứa trẻ,
nếu việc chăm sóc đứa trẻ cản trợ việc thực hiện công việc. Quyền này cũng có thể
chuyển cho người khác. Trong trường hợp nhận con ni, bố hoặc mẹ cũng có quyền
được hưởng mỗi người 5 ngày. Mức độ bù đắp tương đương 80% thu nhập bằng mức
hỗ trợ tiền mặt ốm đau.
Chế độ nghỉ thai sản của các cặp vợ chồng tại Thụy Điển được đảm bảo bởi
chính hệ thống Cơ quan Bảo hiểm xã hội quốc gia, trợ cấp được chi trả bởi mức thuế
cao của nước này. Trường hợp này cũng là một ví dụ điển hình cho việc đóng thuế cao
mang lại nhiều lợi ích cho đất nước và xã hội, một việc không phải quốc gia nào cũng
thực hiện được.
Tại Thụy Điển, khi cha mẹ bị ốm và không thể chăm sóc đứa trẻ, có một chế độ
đặc biệt dành cho trường hợp này đó là cha mẹ có thể tạm dừng kỳ nghỉ thai sản của
mình và chuyển sang chế độ nghỉ ốm. Ngoài ra, đối với trường hợp cha mẹ có con
dưới 18 tháng, họ có thể nghỉ việc hồn tồn để chăm sóc con trẻ. Trước khi trẻ lên 8
tuổi hoặc học xong tiểu học, cha mẹ có thể được giảm 1/4 thời gian làm việc. Chẳng
hạn như mỗi ngày làm việc 8 tiếng, khi có con dưới 8 tuổi cha mẹ chỉ cần làm việc 6
tiếng.
2.2.2. Trợ cấp gia đình
Tất cả các gia đình có trẻ em sống ở Thụy Điển đều nhận được hỗ trợ tài chính
dưới hình thức trợ cấp trẻ em (barnbidrag) cho đến khi đứa trẻ 16 tuổi. Một tỷ lệ cố
định được miễn thuế (hiện tại là 115 euro mỗi tháng), tiền mà cha mẹ có thể sử dụng
để trợ giúp chi phí chăm sóc con cái của họ. Nếu đứa trẻ được học toàn thời gian
(thường là trường trung học phổ thông), Ủy Ban Sinh Viên Quốc Gia sẽ trả phụ cấp
tiền học.
Nếu gia đình có nhiều hơn một đứa trẻ, cha mẹ cũng nhận được khoản trợ cấp
bổ sung gia đình tăng thêm đỗi với mỗi đứa trẻ. Vì vậy, một gia đình có sáu trẻ em

khơng chỉ nhận thêm 610 euro mỗi tháng trong trợ cấp trẻ em, mà cịn bổ sung 400
euro mỗi tháng.
Trợ cấp gia đình được điều chỉnh theo khoảng thời gian đều đặn, một số thậm
chí thay đổi hàng năm, có tính đến những thay đổi trong số tiền cơ sở giá (phản ánh
lạm phát). Điều này nhằm mục đích điều chỉnh giá trị của các khoản phụ cấp cho chi
phí sinh hoạt. Khi nói đến trợ cấp nhà ở và tiền cấp dưỡng con cái, các phúc lợi có thể
tăng hoặc giảm tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình.
P a g e 9 | 22


2.3.

Bảo hiểm thất nghiệp

Thụy Điển xem việc đảm bảo việc làm cịn quan trọng và có ý nghĩa hơn cả hỗ
trợ tiền bạc cho người lao động. Chính vì vậy, sự hỗ trợ tài chính được thực hiện với
điều kiện rất khắt khe. Người thất nghiệp chỉ nhận được trợ cấp khi họ khơng thể tìm
được việc làm hoặc xã hội không tạo được việc làm cho họ và đáp ứng những điều
kiện:
(1) Phải là những người khơng có việc làm và đăng ký tìm việc làm tại cơ quan
dịch vụ việc làm của nhà nước;
(2) Họ phải là người có khả năng và mong muốn chấp nhận một việc làm thích
hợp với ít nhất 3h/ngày, trung bình 17h/tuần. Đối với trường hợp thất nghiệp tự
nguyện hoặc không thực hiện cơng việc hay từ chối cơng việc thích hợp, chờ kết quả
đào tạo chỉ được hưởng trợ cấp từ 20 đến 60 ngày;
(3) Người lao động phải làm việc tối thiểu 6 tháng (tối thiểu 70h/tháng) và ít
nhất 450h trong 6 tháng liên tục trong năm kể từ ngày thất nghiệp;
(4) Người nhận bảo hiểm thất nghiệp phải là thành viên của quỹ thất nghiệp
trong vòng 12 tháng.
Nếu người lao động đáp ứng các điều kiện về bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo

hiểm thất nghiệp sẽ chi trả một khoản bảo hiểm trong vịng 300 ngày. Đối với người có
con dưới 18 tuổi được nhận thêm 150 ngày bảo hiểm.
Thụy Điển là một quốc gia chi trả chế độ BHTN tương đối hào phóng với các
hình thức trợ cấp thất nghiệp cơ bản và trợ cấp thất nghiệp tự nguyện có liên quan đến
thu nhập. Đối với chế độ trợ cấp thất nghiệp cơ bản, người thất nghiệp được hưởng
mức trợ cấp cố định tối đa là 30 euro mỗi ngày Nếu người lao động làm việc ít hơn
tồn thời gian, bảo hiểm cơ bản sẽ được giảm tương ứng với thời gian làm việc.
Ngoài bảo hiểm thất nghiệp cơ bản, Thụy Điển cịn có Bảo hiểm liên quan đến
thu nhập tự nguyện. Đối với chế độ trợ cấp thất nghiệp tự nguyện, người thất nghiệp
nhận 80% của mức lương nhận được gần nhất với mức trợ cấp tối đa là 730SEK/ngày
cho 100 ngày đầu tiên và sau đó là 680SEK/ngày, tối đa trong 300 ngày và 5
ngày/tuần.
Đây là những quy định khá linh hoạt nhằm vừa mở rộng phạm vi đối tượng
tham gia, vừa tăng quỹ BHTN, đảm bảo mạng lưới an sinh có thể che phủ hết các đối
tượng có nhu cầu và có khả năng rơi vào hồn cảnh khó khăn. Với những quy định
như vậy, nên hiện nay có khoảng 80% những người lao động làm công ăn lương tại
Thụy Điển tham gia vào các quỹ BHTN.
Về tài chính, quỹ BHTN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với
chế độ bảo hiểm tự nguyện, người tham gia đóng khoản phí từ 100 – 150SEK/tháng.
P a g e 10 | 22


Người tham gia bảo hiểm ở chế độ cơ bản thì khơng phải nộp phí. Người sử dụng phải
đóng góp tỷ lệ nhất định theo bảng lương.
Về quản lý, chế độ BHTN thuộc sự quản lý của các Cơng đồn dựa trên cơ sở
cung cấp của Chính phủ và đóng góp của người sử dụng lao động và cơng đồn. Hiện
nay có tới 38 quỹ bảo hiểm đang hoạt động và chịu sự giám sát của Ban BHTN quốc
gia. Các quỹ này có quan hệ chặt chẽ với cơng đồn, nhưng độc lập về pháp lý. Có thể
nói, nhờ có các chế độ và hình thức bảo hiểm đa dạng, nên Thụy Điển đã tạo ra được
“tam giác phát triển” lý tưởng: kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định; thị trường lao động

thích ứng với tồn cầu hóa; xã hội phát triển bền vững vì khoảng cách chênh lệch giàu
nghèo nhỏ.
Sở dĩ các chế độ bảo hiểm được thực hiện hiệu quả là do có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa cấu trúc kinh tế, thể chế chính trị và phân phối an sinh. Cấu trúc kinh tế
của Thụy Điển mang tính chất của nền kinh tế thị trường hỗn hợp: kết hợp chế độ sở
hữu công cộng và tư nhân, kết hợp phân phối theo lao động và theo vốn, nhà nước kết
hợp với thị trường trong điều tiết kinh tế. Thể chế chính trị Thụy Điển là thể chế đa
đảng, trong đó sự ảnh hưởng của Đảng Dân chủ xã hội là rõ nét và tích cực nhất. Hệ
thống phân phối an sinh của Thụy Điển luôn nhấn mạnh đến cơng bằng, hiệu quả và vì
con người.
2.4.

Chế độ bảo hiểm hưu trí

Chế độ bảo hiểm hưu trí của Thụy Điển được hình thành vào năm 1947, sửa đổi
năm 1960 và vận hành theo cơ chế đóng - hưởng (pay as you go). Chế độ bảo hiểm
hưu trí là nguồn thu nhập cơ bản của người già và được nhà nước thanh tốn qua hình
thức trả lương hưu hàng tháng.
Người lao động về hưu được định kỳ lĩnh lương đủ sống, người già yếu không
tự lo liệu cuộc sống được thì có thể vào ở trong viện dưỡng lão của nhà nước, được
hưởng sự chăm sóc y tế miễn phí, điều kiện sống tại đây tương đương với khách sạn 3
sao.
Lương hưu cho người cao tuổi được áp dụng cho những người từ 61 tuổi trở
lên. Tuy nhiên người nhận lương có thể hỗn việc nhận lương nếu họ muốn và giá trị
của khoản lương đó sẽ tăng lên theo thời gian trì hỗn của họ. Lương có người cao tui
cú th tr ton b, ắ, ẵ, hay ẳ. Theo đó, một người về hưu ở tuổi 63 sẽ có thu nhập
hằng tháng thấp hơn 12% so với khi nghỉ hưu ở tuổi 65, trong khi người làm đến năm
69 tuổi nhận được lương hưu cao gấp gần 30% so với người nghỉ hưu năm 63 tuổi.
Hệ thống lương mới: gồm có 3 loại lương: lương thu nhập (income pension),
lương theo phí (premium pension), lương bảo đảm (guarantee pension). Có 1 số lý do

cho cải cách này, trong đó đáng chú ý là tỉ lệ số lượng người nhận lương so với số
người hoạt động có hiệu quả kinh tế trong xã hội ngày càng tăng. Ngày nay, cứ 100
P a g e 11 | 22


người làm việc thì có 30 người nghỉ hưu và trong vòng 25 năm tới con số dự báo sẽ là
41. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng thấp của nền kinh tế nhưng lại đi kèm với sự gia
tăng số người nhận mức lương ngày càng cao hơn đã làm lộ rõ yếu điểm của hệ thống.
Ngoài hệ thống hưu trí nhà nước, hầu hết người lao động Thụy Điển tham gia
vào một chương trình hưu trí tư nhân theo nghề nghiệp. Trong chương trình này, người
lao động có thể đóng từ 2% đến 4,5% phần thu nhập của họ vào một tài khoản cá
nhân. Ngoài ra, để đảm bảo trợ cấp hưu trí đủ sống cho tất cả người dân, Chính phủ
Thụy Điển đã xây dựng và thực hiện chương trình lưới an tồn xã hội. Với lưới an toàn
này, mức độ thay thế thu nhập đạt mức tương đối cao, 90% thu nhập của các hộ gia
đình già ở Thụy Điển xuất phát từ các quỹ lương hưu cộng cộng và các lợi ích khác.
Cải cách về lương hưu và chế độ nghỉ thai sản thoải mái đã giúp Thụy Điển duy
trì được tỷ lệ việc làm cao nhất châu Âu, đạt mức 74,4% vào năm ngoái so với số liệu
trung bình của EU là 64,1%, theo Reuters dẫn thống kê của Eurostat.
Trong số đó, 73,6% tháp việc làm của quốc gia Bắc Âu này gồm những người
từ 55 đến 64 tuổi, hơn hẳn mức trung bình của EU là 50,1%. Thụy Điển cũng là thành
viên hiếm hoi của khối EU có dân số sẽ tăng trong thời gian tới: Đến năm 2050 dự
kiến dân số nước này tăng lên 11,4 triệu người từ mức hiện tại là 9,7 triệu. Ngược lại,
dân số của Đức từ 82 triệu sẽ giảm còn 74,7 triệu vào năm 2050.
Đánh giá tác động của hệ thống hưu trí Thụy Điển, ta thấy hệ thống này xem
xét thu nhập của hộ gia đình già như là một bộ phận thu nhập của các hộ gia đình trung
niên. Số liệu của OECD cho thấy tỷ lệ thay thế này có thể thay thế thu nhập của tất cả
các hộ gia đình ở độ tuổi 67 bằng thu nhập của các hộ gia đình ở độ tuổi 55. Tỷ lệ này
ở Thụy Điển là khoảng 80%, trong khi ở Anh chỉ là 70%. 90% thu nhập của các hộ gia
đình già ở Thụy Điển xuất phát từ các quỹ công cộng như lương hưu và các lợi ích
khác, nhưng ở Anh tỷ lệ này dưới 50%. Có nghĩa là nước Anh phụ thuộc nhiều hơn

vào các nguồn thu nhập tư nhân để giải quyết lương hưu.
2.5.

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Thụy Điển là một quốc gia sớm áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
(được đưa vào luật lần đầu năm 1901). Theo đó, bồi thường tai nạn lao động là trách
nhiệm của giới chủ. Đến năm 1916, bảo hiểm tai nạn khơng cịn là chế độ tự nguyện,
mà được quy định như một hình thức bảo hiểm bắt buộc. Sau nhiều lần điều chỉnh
(1962, 1976 và 1991) để theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đến nay bảo
hiểm tai nạn lao động trở thành một chế độ bảo hiểm bắt buộc nằm trong hệ thống bảo
hiểm xã hội của Thụy Điển.
- Về đối tượng, khi mới ra đời, chế độ bảo hiểm tai nạn chỉ được áp dụng ở
những lĩnh vực sản xuất công nghiệp và ngành nghề có độ rủi ro cao. Cùng với sự phát
triển, bảo hiểm tai nạn lao động ngày càng được mở rộng ra ở tất cả các ngành nghề và
P a g e 12 | 22


cho mọi loại hình lao động. Hiện nay, tồn bộ lao động (người lao động làm công ăn
lương, tư nhân) đều tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
- Về tài chính, người lao động khơng phải đóng mà người sử dụng lao động
phải đóng 0,68% của bảng lương và một phần nhỏ được Nhà nước bổ sung từ các quỹ.
Quy định này áp dụng đối với cả những người lao động tự làm chủ (đóng 0,68% của
tổng thu nhập).
- Về quyền lợi, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động được áp dụng nhằm mục đích
là bù đắp những mất mát về thu nhập, chi phí chăm sóc sức khỏe, y tế, trợ cấp cho
người sống phụ thuộc và hỗ trợ mai táng phí trong trường hợp tử vong. Người được
hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động sẽ được hưởng trợ cấp hàng năm. Tùy theo
mức độ thương tật mà người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động có thể được hưởng
những mức chi trả và quyền lợi khác nhau:

+ Đối với thương tật tạm thời, người lao động sẽ được nhận 77,6% số thu nhập
bị mất và có thể đạt mức trần (tối đa) là 294.700SEK/năm. Khoản trợ cấp này sẽ được
chi từ ngày thứ 22 (người sử dụng lao động sẽ trả từ ngày thứ 2 đến ngày 21 với 80%
thu nhập bị mất) kể từ ngày mất khả năng lao động và khoản trợ cấp này được trả 7
ngày/tuần và người về hưu sẽ nhận trợ cấp không quá 180 ngày kể từ ngày về hưu. Đối
với những người tự làm chủ hoặc không làm công ăn lương sẽ nhận được 77,6% số thu
nhập bị mất từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, tối đa không quá 627SEK. Mức trợ cấp tối
đa và tối thiểu được điều chỉnh hàng năm, dựa vào chỉ số giá tiêu dùng
+ Đối với thương tật vĩnh viễn, người lao động mất khả năng làm việc trở lại
vĩnh viễn (100%) thì sẽ nhận được 100% mức thu nhập đã mất và tối đa là
294.700SEK/năm. Sự điều chỉnh mức trợ cấp cho người bị thương tật vĩnh viễn cũng
được tính tốn dựa vào sự điều chỉnh của chỉ số lương và giá cả tiêu dùng.
+ Về một số lợi ích khác kèm theo, người bị tai nạn cũng được hưởng các lợi
ích về chăm sóc y tế. Nếu họ có những người sống phụ thuộc, thì những người này cịn
được nhận trợ cấp hàng năm (có điều kiện). Khi người bị tai nạn lao động bị chết, họ
sẽ nhận được một khoản trợ cấp mai táng phí (11.790SEK). Có một điều phải nhấn
mạnh là, các lợi ích khi gặp thương tật có liên quan chặt chẽ với các lợi ích khi gặp ốm
đau, các khoản thu nhập có được do bảo hiểm tai nạn lao động chi trả phải đóng thuế
dù đó là khoản thu nhập từ lương hay mai táng phí..
- Về quản lý, bảo hiểm tai nạn lao động được quản lý, tổ chức và giám sát thực
hiện theo hệ thống từ trung ương – đại diện là Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) quốc
gia, vùng và địa phương. Luật pháp quy định rằng, khi có tai nạn lao động xảy ra thì
người có trách nhiệm phải báo ngay cho người sử dụng lao động và người sử dụng lao
động phải có nghĩa vụ báo cáo cho cơ quan BHXH.
P a g e 13 | 22


P a g e 14 | 22



PHẦN 3 - NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
Ở THỦY ĐIỂN

3.1.

Thách thức từ người nhập cư

Thụy Điển là nước có mơi trường đáng sống thứ 6 trên thế giới trong bảng xếp
hạng năm 2017. Sự thịnh vượng, bình đẳng và chất lượng cuộc sống ở Thụy Điển là
không thể bàn cãi với chế độ an sinh xã hội tuyệt vời. Người dân nơi đây, đặc biệt là
trẻ em được hưởng những chính sách hỗ trợ vơ cùng tốt. Trong khi đó, định hướng tập
trung phát triển cơng nghệ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng khiến quốc gia này
trở thành nơi có mơi trường kinh doanh tốt nhất thế giới năm 2016. Vì vậy, người dân
ở các nước khác cũng rất thích nhập cư vào đây và quốc gia này lại đang phải đối mặt
với thách thức vơ cùng lớn từ dịng người nhập cư này.
Thứ nhất, rất nhiều người tị nạn đang phải sống trong cảnh thiếu thốn nhà ở. Số
liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy có khoảng 163.000
người xin tị nạn vào Thụy Điển năm 2015. So với mức dân số 10 triệu người thì đây là
dòng chảy nhập cư lớn nhất trong số các thành viên của OECD. Tất nhiên không phải
mọi người tị nạn đều được chấp nhận. Năm 2016, khoảng 2/3 số đơn xin tị nạn đã bị từ
chối nhưng những người nhập cư thành cơng thì vẫn cần nhà, trường học và công việc.
Trớ trêu thay, hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển là có hạn và Trong những thập
niên gần đây, làn sóng di cư ồ ạt đã làm thay đổi xã hội Thụy Điển. Người dân bản xứ
rời bỏ những vùng quê để đến sống tại các khu vực phát triển hơn, để lại các vùng
nghèo nàn lạc hậu lại cho người nhập cư. Ví dụ như vùng Tensta, một trong 53 khu
vực mà cảnh sát Thụy Điển gọi là “vùng đỏ” khi tỷ lệ tội phạm rất cao. Tỷ lệ thất
nghiệp nơi đây dù không được thống kê chính thức nhưng vượt xa mức bình qn
6,6% trên cả nước. Dù chính phủ đã xây dựng một kế hoạch phát triển những khu
nghèo như vậy nhưng chúng vẫn chưa giải quyết được thực tại trước mắt là lượng lớn
người di cư đang làm giảm chất lượng sống chung của Thụy Điển.

Thứ hai, người nhập cư lớn ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Chính phủ Thụy Điển
nhận ra những bất cập trên khi người nhập cư ảnh hưởng đến một xã hội trật tự. Tuy
nhiên bộ luật của nước này buộc các thành phố của Thụy Điển phải chấp nhận người
nhập cư nếu đơn xin tị nạn được thơng qua và chúng khiến chính quyền địa phương
gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, việc tìm kiếm việc làm cũng trở nên khó khăn với những người nhập
cư khi đến 95% số việc làm tại Thụy Điển yêu cầu trình độ tốt nghiệp cấp 3 trong khi
1/3 số người nhập cư ở đây chỉ mới học hết cấp 2. Hơn nữa, những khoản phí giữa
cơng đồn với doanh nghiệp cũng như các thỏa thuận đôi bên khiến người nhập cư rất
P a g e 15 | 22


khó nhờ cậy chính phủ tìm việc cho mình. Tỷ lệ chênh lệch 20 điểm phần trăm giữa
tầng lớp lao động trình độ thấp và cao tại Thụy Điển đã tồn tại từ năm 2012 và con số
này đang có dấu hiệu tăng nhanh khi làn sóng nhập cư mới tràn vào.
Thứ tư, tồi tệ hơn, những người nhập cư đang khiến chất lượng giáo dục và
bình đẳng xã hội tại Thụy Điển đi xuống, làm ảnh hưởng đến môi trường sống nơi đây.
Trường học địa phương chủ yếu toàn người nước ngoài. Chỉ 2/750 học sinh của trường
là người Thụy Điển (bố và mẹ đều là người Thụy Điển).
Tuy vậy, hệ thống an sinh xã hội, giáo dục và nền kinh tế có vẻ chưa đủ sức chu
cấp hết cho tất cả những công dân mới. Rất nhiều thế hệ trẻ em nhập cư được sinh ra ở
Thụy Điển nhưng khơng có cảm giác là người Thụy Điển mà vẫn chịu ảnh hưởng nặng
của văn hóa quê hương họ.
Hiện nay, chính quyền Thụy Điển cũng đang dậy sóng với các quan điểm trái
chiều trong việc giải quyết người nhập cư. Rất nhiều người lên tiếng chỉ trích chính sự
thịnh vượng của người bản địa đã khiến nhóm người tị nạn bị cơ lập ngồi vịng xã
hội. Nhiều chính trị gia, doanh nhân thậm chí đã vận động để chính phủ bãi bỏ mức
tiền lương tối thiểu và các quy định khác để cơng ty có thể th người nhập cư với
mức giá theo thị trường, qua đó tạo điều kiện cho những người nhập cư trình độ thấp.
Dẫu vậy, những người phản đối lại cho rằng chính sách này sẽ càng làm phân hóa tầng

lớp trong xã hội Thụy Điển. Thay vào đó, họ đề nghị chính phủ tập trung vào đào tạo
cho người nhập cư, nhanh chóng đưa những người tị nạn hịa nhập xã hội với những
cơng việc lương tốt.
3.2.

Thách thức bởi chính sách thuế

Do thu thuế cao nên thu nhập tài chính nhà nước của Thụy Điển chiếm gần 60%
GDP, mức cao nhất thế giới. Nghĩa là gần 3/5 của cải toàn xã hội bị nhà nước tập trung
vào tay mình, tỷ lệ để lại cho các doanh nghiệp và người dân quá nhỏ, trên mức độ
nhất định tất sẽ ảnh hưởng tới tính tích cực của doanh nghiệp và người lao động. Đặc
biệt là thuế suất luỹ tiến của thuế thu nhập, bậc cao nhất từng dùng thuế suất trên 80%
(nay vẫn trên 70%), nghĩa là gần hết số tiền mà người lao động vất vả kiếm được lại
khơng được hưởng. Điều đó dẫn đến trường hợp khi doanh nghiệp hoặc đơn vị cần
hoàn thành một cơng việc cần kíp thì ngồi 8 giờ làm việc ra, người lao động nói
chung đều khơng muốn làm ngồi giờ, vì thu nhập làm thêm mình chẳng được hưởng
bao nhiêu. Bất mãn nhất là những người có thu nhập cao. Thập kỷ 80, một danh thủ
quần vợt nổi tiếng thế giới người Thụy Điển chỉ vì bất mãn với thuế suất quá cao của
nước này đã bỏ sang Anh định cư.
Mặt khác, mức lãi suất âm hiện nay khiến doanh nghiệp và cá nhân đua nhau
nộp tiền cho nhà nước vì mức lợi nhuận lớn mà các khoản tiền này tạo ra thay vì gửi ở
các ngân hàng vì lãi suất dưới 0%. Theo số liệu Chính phủ nước này vừa công bố, năm
P a g e 16 | 22


2016, Thụy Điển đạt thặng dư ngân sách 85 tỷ kroner (9,5 tỷ USD). Một nửa số đó là
do các cá nhân và doanh nghiệp cố ý trả nhiều thuế hơn mức cần thiết, nhằm kiếm
thêm tiền. Vì thế, chính phủ sẽ phải hoàn trả gần 4,4 tỷ USD cho họ.
Việc người dân và doanh nghiệp nộp thừa thuế là hậu quả nằm ngồi sự tính
tốn khi Ngân hàng Trung ương Thụy Điển nỗ lực ngăn chặn lạm phát kinh tế địa

phương thông qua việc hạ lãi suất xuống dưới 0% từ 2 năm trước.
Hiện tại, chính phủ muốn khuyến khích người dân và doanh nghiệp gia tăng các
khoản thuế trả dư nhưng Văn phòng nợ Quốc gia đã phát đi cảnh báo rằng họ không
thể quản lý được những khoản tiền thuế trả thừa. Marten Bjellerup, người đứng văn
phòng dự báo nợ quốc gia Thụy Điển, cho biết: “Chúng tơi chẳng thể làm thêm điều
gì. Nó đơn giản chỉ là hệ quả của chính sách lãi suất hiện hành”.
3.3.

Thách thức từ sụt giảm năng suất lao động

Chi phí phúc lợi cao như ở Thụy Điển có thể gây ra sức ì xã hội, sụt giảm năng
suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phúc lợi xã hội ở bao gồm các chi phí
trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp người tàn tật, gia đình, nhà ở, y tế, giáo dục, lương hưu…
Tổng chi tiêu phúc lợi xã hội chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và không ngừng gia tăng.
Chi tiêu phúc lợi xã hội ở mức cao là một trong những nguyên nhân gây ra sự
sụt giảm năng suất lao động ở Thụy Điển vì nó khơng khuyến khích phát huy sáng
kiến cá nhân và tinh thần tích cực làm việc. So với Mỹ và một số quốc gia thuộc châu
lục khác, các nước Tây Âu có sự chênh lệch lớn về tổng số giờ làm việc của người lao
động. Tại Pháp, luật lao động quy định số giờ làm việc trong một tuần là 35 giờ, một
số nước khác như Đức, số giờ làm việc cũng tương tự.
Trợ cấp thất nghiệp cao cũng dẫn đến xu hướng sống nhờ vào trợ cấp, khơng
tích cực tìm kiếm việc làm. Trợ cấp thất nghiệp ở Thụy Điển thường bao gồm trợ cấp
tiền lương, trợ cấp nhà ở, trợ cấp chi tiêu gia đình. Các khoản trợ cấp này chiếm tới
58,6% so với tổng thu nhập thực tế của một người lao động đang có việc làm vào năm
2000. Số năm được hưởng trợ cấp thất nghiệp Thụy Điển là 4 năm/người thất nghiệp,
trong khi thời gian này ở Mỹ và Nhật Bản chỉ là 6 tháng. Báo cáo của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng có khoảng 40% người châu Âu trong độ tuổi
lao động không làm việc mà sống dựa vào một loại trợ cấp nào đó của chính phủ vì
các lý do như bệnh tật, nghỉ hưu sớm, cô đơn…
Chế độ phúc lợi cao cũng rất dễ bị một số người lợi dụng kiếm chác những

khoản lợi ích họ khơng đáng được hưởng. Trong thời gian thăm Thụy Điển, khi đến
một gia đình cơng nhân được gọi là có thu nhập thấp nhất, chúng tơi đã phát hiện vấn
đề đó. Gia đình này có 4 cơ con gái rồi, nhưng bà chủ lại có thai tiếp. Cảm thấy rất kỳ
lạ, chúng tôi hỏi ông chủ tại sao đẻ nhiều như vậy. Ơng trả lời: tơi đã tính tốn từ lâu,
thấy để vợ ở nhà đẻ con là có lợi nhất. Chẳng những bà ấy được nghỉ một năm rưỡi có
P a g e 17 | 22


lương, mà khi hết thời hạn đó lại có thai nữa thì tiếp tục được nghỉ ở nhà vẫn có lương,
nghĩa là bà ấy được nghỉ phép dài hạn ở nhà cai quản công việc nội trợ phức tạp. Hơn
nữa, chính phủ cịn khuyến khích sinh đẻ, ai có nhiều con thì được hưởng chế độ trợ
cấp luỹ tiến; cứ thêm một con thì hàng tháng được trợ cấp thêm ít nhất 1.000 cuaron,
lại khơng phải đóng thuế thu nhập, như thế rõ ràng làm tăng thu nhập của nhà tơi. Khi
chúng tơi hỏi: như thế, ơng có bị thiệt hại gì khơng? Mới đầu ơng ta bảo khơng, nhưng
sau một lúc suy nghĩ, lại bảo là cũng có thiệt ở chỗ khơng thể đi du lịch xa, vì vợ con
lóc nhóc đơng q đi xa rất bất tiện … Câu chuyện này cho thấy, chế độ phúc lợi xã
hội quá cao quá nhiều của Thụy Điển cũng cần thiết phải điều chỉnh, cải tiến hợp lý.
3.4.

Thách thức từ già hóa dân số

Sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi đặt ra gánh nặng cho hệ thống an sinh xã
hội. Theo đánh giả của Ủy ban Châu Âu năm 2004, tỷ lệ thanh niên của EU nói chung
sẽ giảm từ 11% năm 2000 xuống cọn 6% năm 2030. Điều này sẽ tạo ra thiếu hụt nhân
lực nghiên trọng cho nền kinh tế. Trong khi đó tỷ lệ dân số trên 65 tuổi trong nhóm
lược lượng lao động ở Thụy điển dự báo sẽ tăng lên 37.6% năm 2020, 42.7% năm
2030, 46.7% năm 2040 và 46.1% năm 2050.
Quốc gia

2020


2030

2040

2050

Thụy Điển

37.6

42.7

46.7

46.1

Pháp

35.9

44.0

50.0

50.8

Đức

36.3


46.7

54.7

53.3

Anh

32.0

42.2

47.0

46.1

Italia

39.7

49.2

63.9

66.8

Hy Lạp

35.8


41.7

51.4

58.7

Xu hướng này sẽ tác động đáng kể đến hệ thống phúc lợi hưu trí, làm chi chi
tiêu lương hưu tăng mạnh, đặt ra nhiều nhu cầu mới về chăm sóc sức khỏe và dịch vụ
y tế cho người già. Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ người già trong xã hội khiến cho
nghĩa vụ đóng góp vào quỹ an sinh sinh xã hội của thế hệ thanh niên – những người
đang trong độ tuổi lao động trở nên nặng nề hơn, rủi ro về nghèo khổ, thất nghiệp hoặc
thu nhập thấp sẽ cao hơn, làm nảy sinh thêm các vấn đề xã hội và an sinh.

P a g e 18 | 22


PHẦN 4 - SO SÁNH VỚI THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC RÚT RA
CHO AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
4.1.

SO SÁNH VỚI ASXH Ở VIỆT NAM

Do Việt Nam là một nước đang phát triển với điều kiện kinh tế còn nhiều khó
khăn trong khi Thụy Điển là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới
nên việc so sánh về hệ thống an sinh xã hội hai quốc gia có thể khơng cân xứng.
Nhưng việc đó là cần thiết để có thể tìm ra những nét tiến bộ của chính sách ASXH
nhằm học hỏi kinh nghiệm và cách thức vận hành của những chính sách có thể phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Các chính sách an sinh xã hội giữa Thụy Điển và Việt Nam tuy được diễn đạt

bằng những thuật ngữ khác nhau, song giữa chúng có những điểm tương đồng nhất
định.
Điều này được thể hiện ở những nội dung hết sức cơ bản như: mục đích, các
chế độ, đối tượng, cơ chế tài chính và điều kiện hưởng lợi, v.v.. Trong đó, cả hệ thống
bảo hiểm của Thụy Điển và các chính sách bảo hiểm của Việt Nam đều hướng đến và
tập trung vào đảm bảo sự an toàn về thu nhập cho người lao động, sự ổn định và phát
triển xã hội bền vững. Với mơ hình an sinh xã hội bao quát cho mọi người, bình đẳng
tương đối và tỷ lệ nghèo khổ thấp, Thụy Điển là nơi thực hiện được mong muốn của
Việt Nam, được thể hiện một phần trong mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Mặt khác, có thể thấy một số yếu tố cơ bản đem đến thành công của hệ thống an
sinh xã hội ở Thụy Điển như:
Thứ nhất, Thụy Điển nói riêng và các nước bắc Âu nói chung đã theo chủ
nghĩa tự do và trọng người tài từ rất sớm. Ngay từ năm 1840, Thụy Điển đã bãi bỏ các
ưu tiên cho tầng lớp quý tộc vào các chức danh của nhà nước và tạo ra một dịch vụ
dân sự trọng dụng người tài và khơng có tham nhũng. Trường phái ủng hộ thị trường
tự do ln có những vị trí chủ chốt trong chính phủ. Sự phân bổ nguồn lực theo các
quy luật của thị trường tự do được tận dụng tối đa, các doanh nghiệp tư nhân có quyền
cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp của chính phủ.
Thứ hai, tính thực tế và ý chí sắt đá là nền tảng tạo ra một chính phủ minh bạch
và trung thực. Khi phát hiện ra trục trặc thì cả hệ thống chính trị đã được huy động để
tìm giải pháp và điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. Các đồng thuận mới có thể thay thế
những nguyên tắc cũ kỹ, lỗi thời một cách dễ dàng. Thụy Điển luôn hãnh diện về tính
trung thực và minh bạch của chính phủ, chính phủ luôn bị giám sát chặt chẽ, ở Thụy
P a g e 19 | 22


Điển ai cũng có quyền xem tất cả các hồ sơ chính thức, các chính khách bị bêu diếu,
nếu họ nhảy khỏi yên xe đạp và chui vào xe limousine công.
Họ sớm đi theo chủ nghĩa tự do. Thụy Điển bảo đảm tự do báo chí vào năm

1766, và kể từ những năm 1840 về sau Thụy Điển bãi bỏ chế độ ưu tiên cho quý tộc
khi giao phó những chức vụ cao cấp trong chính phủ, và tạo ra hệ thống cơng quyền
dựa trên năng lực và khơng có tham nhũng
Thứ ba, tự chủ cá nhân là một trong những yếu tố then chốt. Sự kết hợp của
một quy mơ nhà nước lớn với chủ nghĩa cá nhân có vẻ gì đó phi lý đối với nhiều
người, nhưng Lars Tragardh chỉ ra rằng đây không phải là vấn đề lớn vì người dân cho
rằng vai trị của chính phủ là thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân và sự vận động của xã hội.
Các chính sách được thiết kế sao cho mỗi cá nhân có sự tự chủ cao nhất và ít phụ
thuộc vào người khác nhất. Ví dụ việc tách bạch thuế khóa và thu nhập giữa vợ và
chồng trong gia đình tạo ra tính tự chủ cho mỗi người. Việc tạo tính tự chủ cá nhân này
đã giúp cho mỗi người được đeo đuổi những mục tiêu ưa thích của mình và khơng bị
ràng buộc hay phụ thuộc vào những người khác. Đây có lẽ là một trong những nguyên
nhân chính để người dân ở nước này vẫn chăm chỉ làm việc cho dù thuế cao và phúc
lợi xã hội hào phóng.
4.2.

ĐIỂM KHÁC NHAU VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

4.2.1. Đối tượng đánh thuế
Dân số Việt Nam hiện nay đông và lớn hơn nhiều so với số người thuộc đối
tượng hưởng các chương trình phúc lợi ở Thụy Điển vào thời điểm khởi đầu. Hơn thế
nữa, nguyên tắc xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở Thụy Điển là tất cả mọi người đều
phải đóng góp vào quỹ chung của an sinh xã hội, nhưng chỉ những ai gặp khó khăn
mới được nhận hỗ trợ. Nói như một cuốn sách thơng tin về bảo hiểm xã hội ở Thụy
Điển, “trách nhiệm đóng thuế và đóng góp các khoản khác khiến chúng ta đủ tiêu
chuẩn và có quyền chia sẻ phúc lợi xã hội khi chúng ta cần nó”.
Thụy Điển đánh thuế tất cả mọi người có thu nhập (tất nhiên mức thuế rất khác
biệt theo mức thu nhập: thu nhập cao thì mức thuế phải đóng sẽ cao, và ngược lại), cịn
ở Việt Nam, với luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội thơng qua cuối năm 2007,
chỉ những cá nhân có thu nhập cao (được xác định là 5.000.000 đ/tháng trở lên) mới

phải đóng thuế. Khơng khó tính tốn và hình dung hai mơ hình dẫn đến kết quả như
thế nào: trên giấy tờ, với mơ hình Thụy Điển, nhiều người đóng thuế và ít người phải
dựa vào an sinh xã hội, nên mức thu từ thuế có thể xấp xỉ mức chi cho an sinh xã hội;
cịn ở Việt Nam, ít người đóng thuế và nhiều người cần trợ giúp, nên thu - chi khó lịng
cân bằng.
Khơng những nguồn lực hiện có ở Việt Nam khác với xuất phát điểm của Thụy
Điển, mà sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội lúc khởi đầu ở Thụy Điển (năm 1913)
P a g e 20 | 22


cũng thấp hơn mức hiện có ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nhiều nhà
kinh tế học Việt Nam lập luận rằng chính sách chỉ đánh thuế những người có thu nhập
cao là để khuyến khích làm việc và tăng trưởng, sao cho khi nền kinh tế hưng thịnh,
những người nghèo sẽ được chia phần, sẽ hưởng lợi từ con sóng kinh tế đang lên. Nếu
Việt Nam vẫn theo đuổi thi hành chính sách này mà các nhà kinh tế học này đề nghị,
tức là chỉ đánh thuế người có thu nhập cao, trong khi các biện pháp thu thuế khơng
hiệu quả, thì rất có thể sẽ phổ biến rộng rãi tình trạng gian lận, trốn thuế, và kết cục là
khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng lớn hơn, bất bình đẳng ngày càng sâu rộng.
Vậy Việt Nam nên tham khảo phương châm “tất cả mọi người đều phải đóng
góp vào quỹ chung của an sinh xã hội, nhưng chỉ những ai gặp khó khăn mới được
nhận hỗ trợ” của Thụy Điển để có nguồn thu vững chắc và cách chi phí đúng đắn cho
hệ thống an sinh xã hội.
4.2.2. Sự minh bạch trong đóng thuế
Trong hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển, bất cứ ai có thu nhập đều phải
đóng thuế, và nhờ đó, họ có quyền hưởng dịch vụ xã hội khi cần với chi phí vừa phải.
Kết hợp với sự minh bạch và tình trạng tham nhũng khơng phổ biến, người đóng thuế
thấy được lợi ích của việc đóng thuế.
Khác với Thụy Điển, hiện nay Việt Nam có nhiều trở ngại trong việc này. Một
ví dụ: ngồi các cá nhân hưởng thu nhập cao, thì những người có thu nhập khơng
thường xun cũng bị đánh thuế 10%. Tuy nhiên, nhiều khi ngay cả biên lai ghi nhận

đã nộp thuế này cũng không có. Trong khi đó, để tiếp cận các dịch vụ xã hội (y tế, giáo
dục v.v.), người đóng thuế phải trả tiền, và thường thì số tiền này là rất lớn. Điều này
kết hợp với chất lượng dịch vụ kém khiến người đóng thuế khơng thấy bất cứ lợi ích gì
trong việc đóng thuế.
Vậy Việt Nam cần nỗ lực để kết hợp nghĩa vụ đóng thuế với quyền lợi hưởng
dịch vụ ở mức chi phí vừa phải và chất lượng thoả đáng để người đóng thuế thấy được
sự cân bằng tương đối quyền lợi và nghĩa vụ.
Để làm được việc đó, một trong những nhiệm vụ đặt ra phải giải quyết là tạo ra
và duy trì tính minh bạch của hệ thống an sinh tập thể, an sinh xã hội, và chống tham
nhũng.
Như thế, Việt Nam cần coi trọng giải quyết nhiệm vụ nặng nề là tạo dựng “lòng
tin về mặt xã hội”, song song với những nỗ lực xây dựng hệ thống an sinh xã hội.
Thậm chí việc tạo dựng lòng tin là một điều kiện cần để mọi người tự giác và trung
thực đóng thuế xây dựng an sinh xã hội.

P a g e 21 | 22


4.2.3. Khác biệt trong quan niệm về thị trường và nhận thức về an sinh xã hội
của người dân
Đầu tiên là khác biệt trong quan niệm về thị trường và vai trò cũng như sự cần
thiết, tầm quan trọng của hệ thống an sinh xã hội ở hai nước. Tại Thụy Điển, từ lâu
người ta đã nhận ra cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của thị trường, và sự cần thiết phải kết
hợp việc tuân thủ thị trường với việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội. Mục tiêu xây
dựng hệ thống an sinh là “đảm bảo cho cư dân một mức độ an ninh nhất định trong đời
họ” khi đối diện với thị trường.
Như người Thụy Điển đã tổng kết, cần kết hợp chính sách kinh tế với chính
sách xã hội (thơng qua hệ thống an sinh xã hội) vì “chính sách xã hội làm nhẹ bớt độ
khắc nghiệt của sự chuyển biến xã hội nông nghiệp thành xã hội cơng nghiệp”. Chính
vì thế dù đã và đang trải qua nhiều biến đổi về kinh tế xã hội cũng như chính trị (thay

đổi các chính phủ cầm quyền), cho đến nay xã hội Thụy Điển vẫn đạt được sự đồng
thuận nhất định trong việc xây dựng, duy trì hệ thống an sinh xã hội (tuy có thể phải
điều chỉnh sửa đổi khi cần).
Còn ở Việt Nam, từ chỗ phủ định thị trường (trong nền kinh tế kế hoạch hóa
trước đây) đến chỗ thừa nhận nó, nhiều người đã coi thị trường là cứu cánh. Họ quan
niệm thị trường là nơi khẳng định mọi giá trị và cạnh tranh trên thị trường là hồn hảo.
Theo họ, cơng cuộc đổi mới kinh tế xã hội đã tạo cơ hội làm giàu cho tất cả mọi người,
và những ai không thể cải thiện cuộc sống chỉ có thể tự trách mình. Những người giữ
quan điểm này khơng sẵn lịng và khơng dễ gì chịu đóng góp vào việc xây dựng an
sinh xã hội. Điều này gây khó khăn cho việc đạt được sự đồng thuận xã hội cần thiết
để xây dựng hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam.
Mặt khác, người Việt Nam xưa nay chỉ quen dựa trước hết vào bản thân, sau
đến gia đình, họ hàng, chứ không phải nhà nước trong việc đảm bảo an sinh cho mình.
Chính vì thế, nếu có việc làm và thù lao, họ thường thích nhận tồn bộ thu nhập ngay
bây giờ, và ngay ở đây, chứ khơng muốn trích một phần thu nhập để dành đóng góp
vào quỹ an sinh tập thể, càng khơng muốn đóng góp vào quỹ an sinh xã hội hay mua
bảo hiểm để phòng xa cho những rủi ro tương lai mà người ta không biết liệu có chắc
sẽ xảy ra hay khơng, và nếu xảy ra, khơng rõ họ có được xã hội bảo hiểm hay khơng?
Khắc phục thói quen và nếp nghĩ này khơng phải dễ và một sớm một chiều.
Trong khi đó, với sự biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân khẩu (kể cả của gia
đình), con người ta ngày càng phụ thuộc vào thu nhập bằng tiền mặt chứ không phải
hàng hóa và hiện vật nữa, và khả năng dễ bị thương tổn về tài chính ngày càng tăng lên
do sức khoẻ kém, tai nạn lao động và tuổi già v.v… thì gia đình và họ hàng khơng cịn
là chỗ dựa đáng tin cậy để đảm bảo an ninh kinh tế. Việc xây dựng hệ thống an sinh xã
hội là một tất yếu, vì hệ thống này hiệu quả hơn gia đình và họ hàng.
P a g e 22 | 22


Như vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để đông đảo dân chúng
nhận thức được rằng việc xây dựng hệ thống an sinh tập thể, an sinh xã hội là cần

thiết, và muốn vậy, phải đạt được sự đồng thuận xã hội.
4.2.4. Hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới
Thêm nữa, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và
thế giới, và sự hội nhập này cũng đặt ra một số thách thức cho hệ thống an sinh xã hội
của Việt Nam, nếu nhìn từ góc độ những kinh nghiệm của Thụy Điển.
Thứ nhất, với các cam kết gia nhập WTO và đặc biệt là tham gia Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam sẽ dần phải cắt bỏ các hàng rào thuế quan và
thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng sẽ hạ xuống còn 0%. Điều này có nghĩa là
nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ sụt giảm, dẫn tới những áp lực khơng nhỏ
đối với việc chi tiêu cho các chính sách phúc lợi. Hệ thống an sinh xã hội do đó có thể
sẽ phải dựa nhiều vào sự đóng góp của xã hội, giống như thực trạng của Thụy Điển và
một số nước Bắc Âu trong những năm vừa qua.
Thứ hai, mặc dù ASEAN khơng có các tiêu chí hội nhập kinh tế khu vực chặt
chẽ như EU nhưng Việt Nam cũng phải đối phó với sự ảnh hưởng của nền kinh tế khu
vực, đặc biệt là các biến động kinh tế như đã từng xảy ra năm 1997 và khủng hoảng tài
chính năm 2008. Khủng hoảng kinh tế khu vực sẽ có tác động rất lớn tới nền kinh tế
của các nước thành viên do mức độ đầu tư ra nước ngồi trong nội bộ khối đang khơng
ngừng gia tăng. Nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến thị trường lao động và gây
ra các vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là gây tổn thương cho hệ thống an sinh xã hội vốn
chưa phát triển hoàn thiện. Những khó khăn về tài chính có thể sẽ phá hỏng những nỗ
lực đã đạt được trong lĩnh vực này.
Thứ ba, q trình khu vực hóa và tồn cầu hóa với xu hướng tự do hố thương
mại đang bị xem là nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phát triển, tăng khoảng
cách giàu nghèo trong xã hội. Với các nước đang phát triển, một bộ phận lớn dân cư
trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của q trình đơ thị hố và mất
đất canh tác do cơng nghiệp hố. Những người này thường khơng thuộc phạm vi bao
trùm của hệ thống an sinh xã hội, vốn phát triển còn ở dạng sơ khai, do vậy những ảnh
hưởng cịn có thể nặng nề hơn đối với cuộc sống của họ. Xây dựng hệ thống chính
sách phúc lợi đem lại lợi ích cho người nghèo là yêu cầu cấp thiết cho các nước đang
phát triển. Việt Nam, một nước xã hội chủ nghĩa, trong những năm qua đã tích cực xây

dựng và củng cố hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp người dân được hưởng những lợi
ích từ sự tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên mức độ bao trùm còn rất hạn chế. Xây
dựng một hệ thống an sinh xã hội mang tính phổ quát (universalism) như của Thụy
Điển có thể sẽ là quá sức đối với khả năng kinh tế hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên,

P a g e 23 | 22


Việt Nam có thể xây dựng và thực hiện một số chính sách an sinh phù hợp, từ kinh
nghiệm của Thụy Điển.
4.2.5. Khác biệt do đặc thù về văn hóa xã hội giữa hai quốc gia
Thứ nhất, Cư dân Thụy Điển khá thuần nhất về mặt tộc người ở buổi đầu xây
dựng hệ thống an sinh xã hội, nên việc áp dụng nguyên tắc bao phủ phổ quát cho hệ
thống khơng trở thành vấn đề nóng. Trong khi đó, cư dân Việt Nam vừa đông vừa rất
đa dạng về tộc người, nên vấn đề đưa ai vào và không đưa ai vào đối tượng hưởng an
sinh xã hội trong thời buổi đầu v.v. quả là không đơn giản. Những khác biệt về truyền
thống dân chủ và cơ cấu nhà nước giữa Thụy Điển và Việt Nam cũng khó bỏ qua.
Thứ hai, Hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển dựa trên cơ sở tạo công ăn
việc làm đầy đủ cho hầu hết mọi người (full employment) và đòi hỏi thuế cao để trang
trải việc cấp kinh phí cho nó. Tuy nhiên sử dụng và tăng thuế thu nhập trực tiếp không
phải con đường dễ làm đối với Việt Nam. Tình trạng thất nghiệp rất nan giải, và trong
số những người làm việc thì rất đơng người hoạt động trong khối khơng chính thức,
nhận thù lao bằng tiền mặt, nên rất khó đánh thuế thu nhập.
Thứ ba, Thuế ở Thụy Điển đánh vào cá nhân chứ không phải vào gia đình.
Điều này khuyến khích phụ nữ tham gia khu vực cơng ăn việc làm có thù lao. Nó có
nghĩa là tất cả mọi người đi làm đều phải đóng thuế thu nhập, bất kể gia cảnh của họ ra
sao.
Mặt khác, để hỗ trợ gia đình, Thụy Điển ban hành những chính sách riêng,
tách khỏi thuế thu nhập của cá nhân, dưới dạng cấp và chuyển tiền cho các gia đình
có con nhỏ và thông qua các dịch vụ nhà trẻ mẫu giáo v.v. Điều đáng nói nữa là hệ

thống an sinh xã hội (nhất là chính sách gia đình) của Thụy Điển dựa trên mơ hình gia
đình hạt nhân, tức gia đình chỉ bao gồm bố mẹ và con cái chưa kết hơn, chứ khơng bao
gồm và khơng tính đến các thành viên khác.
Trong khi đó, ở Việt Nam, mặc dù gia đình hạt nhân là hình thái phổ biến nhất
xét về mặt cư trú, nhưng sự hỗ trợ và cung cấp an sinh cho con người vượt xa ra khỏi
gia đình hạt nhân, và bao trùm lên cả gia đình mở rộng (ơng bà, anh chị em, vợ chồng,
con cái v.v.). Nhưng điều đáng nói nhất là luật thuế thu nhập cá nhân được thông qua ở
Việt Nam năm 2007 và có hiệu lực thực thi từ năm 2009, trong đó có điều khoản về
giảm trừ gia cảnh (tức những thành viên gia đình có người ăn theo sẽ được giảm thuế).
Đối tượng được tính để giảm trừ gia cảnh có thể bao gồm bất cứ ai trong số kể trên,
với điều kiện người đó khơng cịn ai nương tựa - ngoài người bị đánh thuế.
Như vậy, về mặt này Việt Nam khác với Thụy Điển. Hai cách hỗ trợ gia đình
của Việt Nam và Thụy Điển rất khác nhau về nhiều mặt. Kết quả là tác động của hai
chính sách vơ cùng khác nhau theo quan điểm người dân. Nếu sử dụng các cặp phạm
trù “được - mất”, “cho - nhận” quen thuộc của tư duy và tâm lý thơng thường, thì trong
P a g e 24 | 22


con mắt thành viên một gia đình, ở Việt Nam, người ta có cảm giác rằng thu nhập của
mình bị mất, dù rằng với chính sách giảm trừ gia cảnh, số mất đó có ít hơn; cịn với
chính sách hỗ trợ gia đình của Thụy Điển, người ta thấy mình được nhà nước hỗ trợ.
Người ta thấy mình phải cho đi khi đóng thuế thu nhập (tuy có được giảm trừ gia
cảnh), cịn do chính sách hỗ trợ gia đình thì cảm giác nổi trội của họ là được nhận.
Nếu chúng ta muốn tiếp thu mơ hình Thụy Điển, thì cần chú ý điều khác biệt
này, và lường trước những hậu quả kinh tế - văn hóa - xã hội của nó đối với quan hệ
gia đình và họ hàng ở Việt Nam.

P a g e 25 | 22



×