Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu xác định thành phần hóa học từ dịch chiết của cây giảo cổ lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

TRẦN THANH MỸ DUYÊN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TỪ DỊCH CHIẾT CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC

ĐÀ NẴNG – 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

TRẦN THANH MỸ DUYÊN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TỪ DỊCH CHIẾT CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM

Chuyên ngành : Hóa Dƣợc
Mã Số

:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

ĐÀ NẴNG - 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài : ......................................................................................1
1.1 Mục đích nghiên cứu : .....................................................................................2
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : .................................................................2
2. Phƣơng pháp nghiên cứu : ...................................................................................2
2.1 Nghiên cứu lý thuyết : ......................................................................................2
2.2 Nghiên cứu thực nghiệm : ...............................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3
3.1 Ý nghĩa thực tiễn: .............................................................................................3
3.2 Ý nghĩa khoa học: .............................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ BẦU BÍ VÀ CÂY GIẢO CỔ LAM ............................4
1.1.1.Họ Bầu bí .......................................................................................................4
1.1.2.Sơ lược về giảo cổ lam :.................................................................................4
1.1.2.1. Tên gọi .....................................................................................................4
1.1.2.2. Phân bố và sinh thái:...............................................................................5
1.1.2.3. Đặc điểm thực vật [2] .............................................................................5
1.1.2.4. Thành phần hóa học : ..............................................................................6
1.1.2.5. Vi phẩu [2] ..............................................................................................8
1.1.2.6. Bột: .........................................................................................................8
1.1.2.7. Công dụng của cây giảo cổ lam ..............................................................9
1.1.2.8. Cách dùng và liều lượng : .....................................................................10
1.1.2.9. Tác dụng phụ : .......................................................................................10
1.1.2.10. Tính vị : ...............................................................................................11

1.1.2.11. Giảo Cổ Lam 5 lá: ...............................................................................11
1.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ
CÂY GIẢO CỔ LAM GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM ..............................11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................11


1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................13
1.2.3 Nghiên cứu về thành phần hóa học chính .................................................13
1.2.4 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học : .............................................................17
1.2.5 Các sản phẩm từ Giảo Cổ Lam :.................................................................18
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............19
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ...................19
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................19
2.1.2 Xử lí nguyên liệu : .......................................................................................19
2.1.2. Hoá chất và thiết bị nghiên cứu .................................................................19
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................20
2.2.1. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lí ................................................20
2.2.1.1 Xác định độ ẩm .......................................................................................20
2.2.1.2 Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu ......................21
2.2.1.3 Xác định hàm lượng một số kim loại trong giảo cổ lam bằng phương
pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ....................................................................22
2.2.2. Phương pháp chiết mẫu thực vật ...............................................................22
2.2.2.1 Chiết soxhlet với methanol .....................................................................23
2.2.2.2 Chiết trích ly với các dung mơi hữu cơ ..................................................23
2.2.3 Ngun lí hoạt động của máy GC-MS ........................................................24
2.2.4. Phương pháp định danh thành phần hóa học của các cao chiết ...................25
2.3. CÁC SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ...........................................25
2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm thu các loại cao chiết từ bột giảo cổ lam
...............................................................................................................................25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................27

3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ SỐ VẬT LÝ ........................................................27
3.1.1. Độ ẩm .........................................................................................................27
3.1.2. Hàm lượng tro............................................................................................27
3.1.3. Hàm lượng kim loại ...................................................................................28


3.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CÁC CAO
CHIẾT BẰNG PHƢƠNG PHÁP GC – MS .........................................................28
3.3.1. Định danh một số cấu tử trong cao chiết chloroform ...............................28
3.3.2. Định danh một số cấu tử trong cao chiết ethyl acetate .............................31
3.3.3. Định danh một số cấu tử trong cao chiết dichloromethane .....................34
3.3.4. Định danh một số cấu tử trong cao chiết ethanol .....................................37
3.3.5. Định danh một số cấu tử trong cao chiết methanol ..................................39
...................................................................................................................................39
3.3.7. Tổng hợp thành phần hóa học được định danh trong các cao chiết .......41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................44
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................44
2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CD3OD :

Methanol- D

CDCl3

Chloroform


13

:

C-NMR:

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân

13

C - Carbon Nuclear

Magnetic Resonance Spectroscopy
EtOAc

:

Ethyl acetate

FT-IR

: Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier – Fourier Transform Infrared

Spectroscopy
GC-MS :

Sắc ký khí ghép khối phổ - Gas Chromatography-Mass

Spectrometry

GP

:

Gynostemma pentaphyllum

GP1

:

Tên hợp chất phân lập đƣợc

1

H-NMR :

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 1H - Proton Nuclear

Magnetic Resonance Spectroscopy
J, δ

:

Hằng số tƣơng tác (Hz), độ dịch chuyển hóa học (ppm)

MeOH

:

Methanol


TLC

:

Sắc ký lớp mỏng - Thin Layer Chromatography

UV-Vis :

Tử ngoại khả kiến - Ultraviolet Visible


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Các hoá chất sử dụng trong thực nghiệm

20

3.1


Kết quả khảo sát độ ẩm của mẫu bột nguyên liệu khô

27

3.2

3.3

Kết quả khảo sát hàm lƣợng tro trong mẫu bột thí
nghiệm
Kết quả khảo sát hàm lƣợng một số kim loại nặng trong
mẫu

27

28

3.4

Một số thành phần hóa học trong cao chiết chloroform

29-31

3.5

Một số thành phần hóa học trong cao chiết ethyl acetate

32-34

3.6


Một số thành phần hóa học trong cao chiết
dichloromethane

35-36

3.7

Một số thành phần hóa học trong cao chiết ethanol

37-39

3.8

Một số thành phần hóa học trong cao chiết methanol

40-41

3.9

Tổng hợp thành phần hóa học đƣợc định danh trong các
dịch chiết

41-43


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình


hình

Trang

1.1

Cây giảo cổ lam

6

1.2

Saponin

7

1.3

Flavonoid

7

1.4

Polysacharid

7

1.5


Cấu trúc khung dammaran

15

1.6

Cấu trúc khung dammaran vớ mạch nhánh hở

16

1.7

Cấu trúc khung dammaran vớ mạch nhánh vòng

16

1.8

Cấu trúc 1 trans-lutein

17

1.9

Thực phẩm chức năng dạng viên

18

1.10


Giảo Cổ Lam dạng trà túi

18

2.1

Cây khô xay thành bột

20

2.2

Sơ đồ nghiệm thu các cao chiết

26

3.1

Sắc ký đồ GC-MS cao chiết Chloroform của giảo cổ lam

29

3.2

Sắc ký đồ GC-MS cao chiết Ethyl acetate của giảo cổ lam

32

3.3


Sắc ký đồ GC-MS của cao chiết Dichloromethanol của
giảo cổ lam

34

3.4

Sắc ký đồ GC-MS của cao chiết Ethanol của giảo cổ lam

37

3.5

Sắc ký đồ GC-MS của cao chiết Methanol của giảo cổ lam

39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Hiện nay với sự phát triển vƣợt bậc của kinh tế - xã hội, nghiên cứu
khoa học, cộng với sự nâng cao về chất lƣợng đời sống. Con ngƣời có xu
hƣớng hạn chế sử dụng những sản phẩm đến từ con đƣờng tổng hợp, và dần
quan tâm hơn về các sản phẩm đƣợc làm ra từ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
là cây cỏ, đó là nguồn nguyên liệu quý giá. Dựa trên các bài thuốc dân gian,
cùng với việc kế thừa các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, kết hợp với sự
say mê nghiên cứu về các hợp chất quý giá có trong tự nhiên. Con ngƣời đã

cho ra những sản phẩm đa dạng nhƣ : thực phẩm hỗ trợ chức năng, mỹ
phẩm,… nhằm phục vụ các nhu cầu cần thiết nhƣng ít gây tổn hại đến sức
khỏe con ngƣời.
Do đó trách nhiệm đang đƣợc đặt lên vai các nhà nghiên cứu khoa học
về dƣợc chất. Nhƣng không phải bất kỳ các hợp chất nào cũng có thể đƣợc
xác định – phân tích kể cả khi áp dụng các phƣơng pháp tân tiến nhất. Vì vậy
điều đầu tiên các nhà dƣợc chất học là tìm hiểu về các đặc tính, dự đốn, phân
tích, và ứng dụng hợp chất đó vào cuộc sống. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần
biết cách khai thác nguồn tài nguyên này một cách hợp lý , để tránh dẫn đến
tình trạng cạn kiệt nguyên liệu.
Ở Việt Nam, cây Giảo Cổ Lam là một trong những nguyên liệu quý,
nhƣng chƣa đƣợc khai thác triệt để, đƣợc phát hiện vào năm 1997, là một
trong những bài thuốc quý hữu hiệu cho nhiều bệnh nhân. Cây Giảo Cổ Lam
có tên khoa học là Gynostemma Pentaphyllum, tên tiếng anh là : Jiaogulan,
ngồi ra cịn có tên gọi khác là : Cỏ trường thọ, cỏ thần kỳ, phúc ẩm thảo, cây
trường sinh. Giảo Cổ Lam là cây thân thảo, có thân mảnh. Từ những thế kỉ
XVII ở Trung Quốc đã đƣợc các Vua Chúa sử dụng trong chế tác thần dƣợc
kéo dài tuổi thọ, làm đẹp cho cung phi. Bởi thế, ngƣời Trung Quốc đặt cái tên


2

ƣu ái “Cỏ trƣờng thọ”. Sau đó ngƣời Nhật Bản nghiên cứu tuổi thọ trung bình
của một bộ lạc ở vùng núi cao là 98 tuổi. Đồng thời phát hiện ngƣời dân vùng
này đã dùng cây Giảo Cổ Lam chế biến và uống hằng ngày, ngƣời Nhật gọi
Giảo Cổ Lam là “Phúc ẩm thảo”[23] .Trong dƣợc điển Việt Nam Giảo Cổ
Lam đƣợc xem là bài thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, chi ho, trừ đờm, và hỗ
trợ điều trị các bệnh nhƣ viêm phế quản mạn tính, viêm gan virus, viêm thận,
viêm dạ dày cấp, bệnh tiểu đƣờng và chứng tăng mỡ máu.
Chính vì sự tiềm tàng của các hợp chất có trong cây Giảo Cổ Lam cùng

với các cơng dụng của các hợp chất có trong cây Giảo Cổ Lam đã đƣợc phát
hiện trƣớc đó đã thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài : “Nghiên cứu định danh
thành phần hóa học các dịch chiết” nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng
của cây Giảo Cổ Lam.
1.1 Mục đích nghiên cứu :
 Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất từ cây Giảo Cổ Lam.
 Phân lập tinh chế một số hợp chất hóa học từ dịch chiết Giảo Cổ Lam.
 Định danh thành phần hóa học các dịch chiết.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
 Phần thân và lá đã phơi khô hoặc sấy khô của Giảo Cổ Lam đƣợc lựa
chọn một cách ngẫu nhiên ở tình Quảng Nam .
2. Phƣơng pháp nghiên cứu :
2.1 Nghiên cứu lý thuyết :
 Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tƣ liệu, sách báo trong nƣớc và nƣớc
ngoài có liên quan đến đề tài Giảo Cổ Lam
 Nghiên cứu tƣ liệu, giáo trình và tài liệu tham khảo có liên quan đến
Giảo Cổ Lam.


3

2.2 Nghiên cứu thực nghiệm :
 Lấy mẫu, xử lý, sơ chế mẫu.
 Xác định một số chỉ tiêu hóa lý.
 Phƣơng pháp sắc ký khí (GC-MS) để định danh thành phần hóa học.
 Phƣơng pháp AAS để xác định kim loại nặng.
 Phƣơng pháp chiết khác nhau: ngâm chiết, chiết soxhlet và chƣng cất
lôi cuốn hơi nƣớc.
 Phƣơng pháp sắc kí khí khối phổ liên hợp (GC/MS).
 Xác định cấu trúc bằng phổ cộng hƣởng từ hạt nhân NMR.

 Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết và tinh dầu Giảo Cổ Lam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa thực tiễn:
 Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian. Góp phần
khai thác, sử dụng và bảo vệ loài cây này một cách hiệu quả và bền vững.
3.2 Ý nghĩa khoa học:
 Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách thành phần
các chất của cây Giảo Cổ Lam
 Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu sâu hơn về cây
Giảo Cổ Lam trong các đề tài tiếp theo.
 Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần hóa học của một số
hợp chất chính của cây lá Giảo Cổ Lam.
Bố cục luận văn :
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
Chƣơng 2 - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 . GIỚI THIỆU VỀ HỌ BẦU BÍ VÀ CÂY GIẢO CỔ LAM
1.1.1 Họ Bầu bí
Họ Bầu bí Cucurbitaceae là một họ thực vật bao gồm dƣa hấu, dƣa vàng,
dƣa chuột, bí đao, bầu, bí ngơ, mƣớp, mƣớp đắng. Nó là một trong những họ
quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới. Hiện nay ngƣời
ta cơng nhận trong họ này có 125 chi với khoảng 960 loài phân bố rộng khắp,

chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam có khoảng 50 lồi. Phần
lớn các lồi trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn,
sặc sỡ và các loài trong họ rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc ấu trùng của một số loài
nhậy [8].
Trong đó, tơng Gomphogyneae gồm 6 chi với khoảng 56 loài. Chi Giảo
cổ lam Gynostemma Blume là một chi thực vật thân thảo sống lâu năm. Hiện
nay, trên thế giới có khoảng 21 lồi thuộc chi này (theo các nguồn khác nhau).
Ở Trung Quốc đã ghi nhận 14 loài [13]. Ở Việt Nam, chi Gynostemma có 5
lồi [14]. Các lồi trong chi này sinh sống trong khu vực nhiệt đới châu Á cho
tới Đông Á, từ dãy núi Himalaya tới Nhật Bản, Malaysia và New Guinea [1] .
1.1.2. Sơ lược về giảo cổ lam :
1.1.2.1. Tên gọi
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)
Makino thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Tên thƣờng gọi là Giảo cổ lam hay cịn gọi là cam trà vạn, long đởm, cổ
yếm, thƣ tràng năm lá, dây lõa hùng, cây trƣờng sinh (trƣờng sinh thảo), cây
cỏ thần kỳ, cây bổ đắng, sâm phƣơng nam hoặc thất diệp đảm, ngũ diệp sâm.
Phân loại khoa học: Theo các tài liệu Cây cỏ Việt Nam [6], Thực vật
dƣợc và phân loại thực vật [9], chi Gynostemma đƣợc xếp vào họ
Cucurbitaceae (Họ bầu bí). Vị trí phân loại của Giảo cổ lam:


5

- Liên giới: Sinh vật nhân thực Eukaryyota
- Giới: Thực vật Plantae
- Phân giới: Thực vật xanh Viridaeplantae
- Ngành: Thực vật có hoa, Mộc Lan, Hạt kín Magnoliophyta
- Lớp: Hai lá mầm Magnoliopsida
- Phân lớp: Sổ Dilleniidae

- Liên bộ: Hoa tím Viollanae
- Bộ: Bầu bí Cucurbitales
- Họ: Bầu bí Cucurbitaceae
- Chi: Giảo cổ lam Gynostemma
- Loài: Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
1.1.2.2. Phân bố và sinh thái:
Cây giảo cổ lam mọc ở độ cao 300-3200m, trong các rừng thƣa và ẩm
ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nƣớc châu
Á khác. Tại Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát
về dƣợc liệu tại Fansipan và phát hiện thấy một quần thể Giảo cổ lam rộng
lớn mọc hoang ở độ cao 1500m, thuộc dãy Hồng Liên Sơn. Từ những thơng
tin thu đƣợc từ ngƣời dân địa phƣơng, từ lâu họ đã biết sử dụng loại cây này
để gia tăng sức khỏe, chống mệt mỏi khi đi rừng. Sau đó, mẫu cây này đã
đƣợc gửi đến Viện Dƣợc liệu Trung ƣơng và các trung tâm thí nghiệm khác
để nghiên cứu. Kết quả đã xác định đƣợc đây chính là cây Gynostemma
pentaphyllum.Ngồi ra cây Giảo Cổ Lam mọc ở nhiều nơi, trên những vùng
núi cao nhƣ Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Kon
Tum.
1.1.2.3. Đặc điểm thực vật [2]
Phần trên mặt đất có dạng dây leo. Thân hình trụ, có góc cạnh, dài 0,3m
đến 1,0m, phân đốt, khoảng cách giữa các đốt từ 6,0cm đến 10,0cm, mang tua


6

cuốn mọc cùng phía cuống lá và lá. Lá kép hình chân chim có đến 5 đến 7 lá
chét, lá chét ở giữa thƣờng lớn hơn lá chét ở bên, cuống lá dài 3,0 cm đến
5,0cm. Phiến lá màu lục hay hơi vàng nâu, mép có răng cƣa trịn, vị đắng,
ngọt (Hình 1.1).


Giảo cổ lam bảy lá (Thất long đởm)

Giảo cổ lam năm lá (Ngũ diệp sâm)

Hình 1.1. Cây giảo cổ lam

Giảo cổ lam là một lồi cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở
nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ
chân vịt rất sâu trông nhƣ lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa
nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa,
bầu có ba vịi nhụy. Cây ra hoa vào tháng 7-8, có quả chín từ tháng 8-10. Quả
khơ hình cầu, đƣờng kính 5,0 - 9,0mm, khi chín màu đen [8].
1.1.2.4. Thành phần hóa học :
Thành phần có trong Giảo Cổ Lam chƣa đƣợc khai thác hết, nhƣng hiện
tại t có thể xác nhận đƣợc một số dƣợc chất chính có trong Giảo Cổ Lam :
 Saponin : Saponin có tính chất chung là khi hồ tan vào nƣớc có tác
dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá
huyết, độc đối với động vật máu lạnh nhất là đối với cá, tạo thành phức
với cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi mạnh. Một vài động vật cũng có
saponin nhƣ các loài hải sâm, cá sao.[24]


7

Hình 1.2 : Saponin


Flavonoid : tham gia vào lọc tia cực tím (UV), cộng sinh cố định đạm

và sắc tố hoa.[25]


Hình 1.3 : Flavonoid.


Polysaccharid [26]

Hình 1.4 : Polysaccharid


8

 Ngồi ra, loại thảo dƣợc này cịn chứa nhiều vitamin, các acid amin
tan trong nƣớc, các nguyên tố vi lƣợng nhƣ kẽm, sắt, selen, các chất giàu
canxi hữu cơ…[23]
1.1.2.5. Vi phẩu [2]
Thân: Lớp biểu bì là những tế bào trịn, nhỏ đều đặn, xếp thành hàng,
thành tế bào phía ngồi hóa cutin. Mơ dày cấu tạo khoảng 2 đến 3 lớp tế bào
thành dày. Mô dày phát triển ở phần lồi. Mơ mềm vỏ là những tế bào hình
trứng có thành mỏng. Mơ cứng tế bào hình đa giác thành dày hóa gỗ tạo thành
vịng liên tục uốn theo chỗ lồi lõm của thân. Phía trong mơ cứng là mơ mềm
ruột có những bó libe-gỗ xếp thành vịng tƣơng ứng với phần lồi của thân.
Phía trong các bó libe-gỗ xếp xen kẽ tạo thành vịng thứ 2. Bó libe-gỗ có
mạch gỗ ở giữa và libe xung quanh, libe ở phía ngồi phát triển hơn phía
trong.
Gân lá: Biểu bì trên gồm những tế bào hình chữ nhật thƣờng có lơng che
chở đa bào, các tế bào ngắn. Biểu bì dƣới cấu tạo bởi những tế bào hình trịn,
xếp thành hàng. Mơ dày sát biểu bì trên và dƣới gồm 2 đến 3 lớp tế bào thành
dày. Bó libe-gỗ của gân chính cấu tạo bởi một cung libe bao quanh cung gỗ.
Mơ mềm gỗ gồm những tế bào thành mỏng có hình dạng thay đổi. Phiến lá:
Biểu bì trên và dƣới có một lớp tế bào hình chữ nhật thỉnh thoảng có lơng tiết

đầu đơn bào. Dƣới biểu bì trên là lớp mô mềm giậu gồm 1 đến 2 hàng tế bào
nhỏ. Mơ mềm có 2 đến 3 lớp tế bào thành mỏng.
Phiến lá: Biểu bì trên và dƣới có một lớp tế bào hình chữ nhật thỉnh
thoảng có lơng tiết đầu đơn bào. Dƣới biểu bì trên là lớp mơ mềm giậu gồm 1
đến 2 hàng tế bào nhỏ. Mô mềm có 2 đến 3 lớp tế bào thành mỏng [2].
1.1.2.6. Bột: Bột màu vàng xanh. Lông che chở đa bào, lơng tiết, mảnh phiến
lá có mạch xoắn, mảnh biểu bì lá mang lỗ khí, mạch xoắn, sợi xếp thành bó
hay đứng riêng lẻ. Mảnh biểu bì có các u lồi [2].


9

1.1.2.7. Công dụng của cây giảo cổ lam
Các tác dụng của Gynostemma đƣợc cho là có đƣợc bởi saponin và
flavonoid, đặc biệt là saponin, thành phần đã trở thành mục tiêu nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu dƣợc học tại Trung Quốc. Trong các loài thuộc chi
flavonoid đƣợc nghiên cứu, giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum là loài
đƣợc nghiên cứu và công bố nhiều nhất với tác dụng dƣợc lý đáng chú ý nhƣ
sau:
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm và nhiễm trùng.
- Tác dụng làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn
ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa
các biến chứng tim mạch, não (hết đau đầu, hoa mắt, giảm các cơn đau tim).
- Chống lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực, tăng khả năng
làm việc. Tăng cƣờng hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể,
ngăn ngừa, kìm hãm sự hình thành và phát triển của khối u một cách rõ rệt.
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cƣờng máu lên não, ngăn ngừa
chứng lú lẫn ở ngƣời già.
- Rất tốt cho tế bào gan, tăng cƣờng chức năng giải độc của gan.
- Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo

bụng, đùi.
Tóm lại, giảo cổ lam có cơng năng: Thanh nhiệt, giải độc, chỉ ho, trừ
đờm. Chủ trị: đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm gan virus,viêm thận,
viêm dạ dày cấp, bệnh tiểu đƣờng, chứng tăng mỡ máu…[2].
Hiện nay ở Việt Nam, giảo cổ lam đƣợc trồng trên diện rộng ở các địa
phƣơng, đƣợc chế biến thành các sản phẩm trà Giảo cổ lam đa dạng và đƣợc
lƣu thông rộng rãi trên thị trƣờng nhƣ Giảo cổ lam Tuệ Linh, Ba Tri, Tam
Đảo,... Huyện Nam Trà My có thƣơng hiệu trà Giảo cổ lam Hà Vy, Mƣời
Cƣờng.


10

1.1.2.8. Cách dùng và liều lượng :
Mỗi ngày dùng 15-30g giảo cổ lam đã phơi hoặc sấy khô, sắc uống hoặc
tán thành nột thô hãm trà uống [2].
1.1.2.9. Tác dụng phụ :
Giảo cổ lam là một loại thảo dƣợc nếu đƣợc sử dụng đúng cách sẽ đem
đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe và giúp phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên,
nếu sử dụng sai có thể gây ra một số tác dụng phụ nhƣ:
 Mất ngủ, khó ngủ :
Nếu trƣớc khi đi ngủ dùng giảo cổ lam thì rất dễ dẫn đến mất ngủ.
Nguyên nhân là do giảo cổ lam có thể gây kích thích thần kinh, tăng hƣng
phấn. Vì vậy, chỉ nên dùng giảo cổ lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều để
giúp cơ thể tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.
 Hạ huyết áp :
Giảo cổ lam có tác dụng giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng vị
thuốc này q mức thì có thể khiến huyết áp bị giảm một cách đột ngột, dẫn
đến tình trạng cơ thể ln mệt mỏi. Do đó, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 60
– 70g ngày, đối với ngƣời bị huyết áp thấp, tốt nhất là nên dùng trà vào lúc ăn

no hoặc có thể cho thêm vài lát gừng.
 Đầy bụng :
Nếu uống trà giảo cổ lam để qua đêm thì rất dễ bị đầy bụng. Nguyên
nhân là do sau một đêm, trà sẽ bị biến chất. Chỉ uống trà trong ngày, không
uống trà giảo cổ lam để qua đêm.
 Thận trọng
 Không đƣợc sử dụng giảo cổ lam quá liều quy định bởi có thể dẫn đến
ngộ độc.


11

1.1.2.10. Tính vị :
Loại cây này có vị rất giống với nhân sâm. Khi mới cho vào miệng sẽ
cảm thấy có vị đắng, nhƣng sau đó sẽ có vị ngọt (tiền khổ hậu cam cam) .
1.1.2.11. Giảo Cổ Lam 5 lá:
Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra cây giảo cổ lam 5 lá mới
thực sự đúng là loại Gynostemma pubescens ( tên khoa học cây giảo cổ lam
đƣợc tìm kiếm và nghiên cứu có chứa các tính năng và công dụng tốt cho sức
khỏe và chữa bệnh cho con ngƣời ). Cịn phân tích và nghiên cứu các thành
phần trong cây giảo cổ lam 3 lá và giảo cổ lam 7 lá thì các hoạt chất và tính
năng của nó ít hơn hoặc khơng có: ví dụ nhƣ Chất Adenosin – hoạt chất cực
tốt cho tim mạch, chất này có tác dụng chống loạn nhịp tim, tăng cƣờng oxi
trong máu, giúp cơ bắp dẻo dai, tăng hƣng phấn cho hệ thần kinh sinh dục, hỗ
trợ vô sinh ở nam nữ… và một số thành phần khác tốt cho con ngƣời.[23]
1.2 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
VỀ CÂY GIẢO CỔ LAM GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 1997, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trƣởng
trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn Dƣợc liệu) đã phát hiện ra

cây giảo cổ lam trên núi Phanxipang tại Lào Cai (đề tài cấp quốc gia mã số
KC.07.03.03) và đƣợc giáo sƣ Vũ Văn Chuyên (Đại học Dƣợc Hà nội) xác
định đúng là loại Gynostemma pentaphyllum [8], sau đó thấy ở Cao Bằng, Hà
Giang…
Ngồi ra, giảo cổ lam cịn đƣợc tìm thấy ở một số địa phƣơng thuộc
vùng đồi núi phía Bắc. Cây giảo cổ lam cũng đƣợc Viện dƣợc liệu Trung
ƣơng, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác
dụng hạ đƣờng huyết.


12

Theo Võ Văn Chi [5], trong giảo cổ lam có saponin, flavonoid và các
loại đƣờng.
GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách đƣợc
thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam (chƣa từng
đƣợc phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại
tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có
khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thƣ nói trên đồng thời nâng
cao hệ miễn dịch của cơ thể. GS. TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự đã tìm
ra bốn loại gypenosid có tác dụng chống u mạnh. Ngồi ra, ơng cịn phát
hiện hoạt chất glycozit là một steroid có tác dụng tăng co sợi cơ tim.
Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại
Viện dƣợc liệu Trung ƣơng và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo
đƣờng Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam, GS. TS Đào Văn Phan
và cộng sự đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanoside. Chất này
có tác dụng hạ đƣờng huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết
Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside
với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất
glibenclamide - thuốc chữa bệnh tiểu đƣờng thông dụng. Đây là một tin

vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đƣờng tuýp 2.
GS. TSKH Trần Văn Sung đã tìm ra trong giảo cổ lam có hoạt chất
Adenosin có tác dụng tái tạo năng lƣợng một cách nhanh chóng, điều hịa
nhịp tim và kích hoạt giấc ngủ.
Năm 2008, Phạm Tuấn Anh, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà nội đã nghiên
cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Giảo cổ lam thu
hái tại Sapa. Đến năm 2019, ông tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học và
một số tác dụng sinh học của ba loài huộc chi Gynostemma Blume ở Việt
Nam, trong đó có lồi Gynostemma pentaphyllum. Từ lồi Gynostemma


13

pentaphyllum đã phân lập và xác định đƣợc cấu trúc hóa học của 8 saponin
dammaran, trong đó có 1 hợp chất đã biết 3ß,20S,21-trihydroxydammar-24en3O-𝛼-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[(ß-D-glucopyranosyl-(1→3])-𝛼-Larabinopyranosyl-21-O-ß-D-glucopyranosid (SAP2) và 7 hợp chất mới đặt tên
là gypenosid VN1-7. Saponin toàn phần chiết từ Gynostemma pentaphyllum
có tác dụng ức chế dịng tế bào OVCAR8 mức độ yếu (112,09µg/ml), Lu mức
độ trung bình (87,62µg/ml) và MCF-7 mức độ trung bình (50,88µg/ml). Bảy
saponin phân lập từ Gynostemma pentaphyllum là gypenosid VN1-7 đều có
tác dụng ức chế các dịng tế bào MCF-7, HT-29, A549, SK-OV-3 trong đó
mạnh nhất là gypenosid VN2 đạt IC50 = 19,6µM đối với dịng ung thƣ phổi
A549. Các gypenosid VN1-7 ức chế yếu dòng tế bào HL-60 [1].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chi Gynostemma Blume đƣợc mô tả đầu tiên bởi Blume vào năm 1825
dựa trên đặc điểm hình thái của lồi Gynostemma simplicifolium [12]. Từ đó
đến nay, đã có thêm nhiều lồi đƣợc mơ tả. Giảo cổ lam là một dƣợc liệu quý,
đƣợc phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi cây trƣờng sinh.
Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện cây này khi nghiên cứu một bộ lạc
sống trên núi có tuổi thọ bình qn rất cao mà nguyên nhân là do ngƣời dân
nơi đó thƣờng xuyên uống cây này [8]. Kể từ đó, cây giảo cổ lam đƣợc chú ý

nghiên cứu kĩ lƣỡng tại nhiều quốc gia nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ…
Cây này đƣợc dùng ở Trung Quốc với tên là 絞股藍 (Jiaogulan), Nhật Bản
với tên 古代の青(Amachazuru,) ở Hàn Quốc với tên gọi 고대블루
(Dungkulcha), ở Thái Lan với tên gọi

(Cha-satun).

1.2.3 Nghiên cứu về thành phần hóa học chính
Giảo cổ lam là cây thuốc đã đƣợc dùng theo y học cổ truyền Trung
Quốc. Ngƣời Trung Quốc từ lâu xem cây này nhƣ thuốc trƣờng sinh, bởi lẽ


14

ngƣời dân ở tỉnh Quý Châu uống trà giảo cổ lam thƣờng xun thì sống rất
thọ. Cây này cịn đƣợc gọi là nhân sâm phƣơng Nam hay nhân sâm năm lá,
mặc dù thực tế lồi này khơng có họ hàng gì với nhân sâm đích thực.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)
Makino là một loại thuốc thảo dƣợc cực kỳ linh hoạt và đã đƣợc nghiên cứu
rộng rãi ở Trung Quốc. Các saponin dammarane đƣợc phân lập
từ Gynostemma pentaphyllum, cụ thể là gypenosides hoặc gynosaponin, đƣợc
cho là các thành phần hoạt động chịu trách nhiệm cho các hoạt động sinh học
khác nhau của nó và báo cáo tác dụng lâm sàng. Đánh giá này thử nghiệm bao
gồm các tài liệu có sẵn về Gynostemma pentaphyllum, từ việc trồng trọt đến
cách ly các thực thể hóa học và tóm tắt các đặc tính dƣợc lý đa dạng do hàm
lƣợng gypenoside của nó. Các khía cạnh khác nhƣ độc tính và dƣợc động học
cũng đƣợc thảo luận. In vitro và in vivo bằng chứng cho thấy Gynostemma
pentaphyllum có thể bổ sung cho loại thuốc thảo dƣợc phổ biến, Panax
ginseng, vì nó cũng chứa hàm lƣợng ginsenoside cao và thể hiện các hoạt
động sinh học tƣơng tự [13].

Thành phần hóa học chủ yếu của giảo cổ lam là saponin và flavonoid. Số
sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số
có cấu trúc hóa học giống nhƣ cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit).
Các saponin trong cây giảo cổ lam (còn gọi là gypenosid hay
gynosaponin) có cấu trúc triterpen khung dammaran, trong đó có nhiều hợp
chất đã đƣợc xác định có trong thành phần saponin trong nhân sâm và tâm
thất. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các carotenoid, polysachachride, sterol,
các acid amin tan trong nƣớc và các nguyên tố vi lƣợng nhƣ Zn, Fe, Se [21].
Các nghiên cứu đầu tiên đã phát hiện phần aglycon của saponin trong giảo cổ
lam thuộc nhóm dammaran [17], [21].


15

Hình 1.5. Cấu trúc khung dammaran
Dammaran là một nhóm saponin 4 vòng (saponin triterpenoid
tretracyclic). Khung cấu trúc 4 vòng và một mạch nhánh 8 carbon. 4 vòng
gồm 3 vòng 6 cạnh, 1 vịng 5 cạnh. Do có nhóm OH đính vào C-20 nên khi
tác dụng bởi acid, mạch nhánh dễ bị đóng vịng tạo thành vịng
tetrahydropyran. Phần đƣờng nối vào OH ở carbon C-3 hoặc C-20 để tạo
thành glycosid. Các nghiên cứu về phân lập saponin từ chi Gynostemma chủ
yếu tập trung vào lồi GP. Saponin trong GP cịn đƣợc gọi là gynosaoni hay
gypenosid, hàm lƣợng gypenosid toàn phần chiếm khoảng 2,4% khối lƣợng
dƣợc liệu khơ và đã có hơn 100 loại gypenosid đƣợc phân lập.
Loại đƣờng chính trong gypenosid hầu hết là loại pyranose (β-Dglucose, β -D-xylose, α-L-arabinose và s-L-rhammnose nối ở C-3 và C-20).
Nhóm chức tiêu biểu là hydroxyl, methyl, aldehyt, alcol và ít phổ biến nhất là
cetone nối vào C-19. Một nhóm hydroxyl cũng có thể đính vào C-2 [8].
Khung triterpen dammaran của các aglycon saponin có trong cây giảo cổ
lam có thể có mạch nhánh hở (Hình 1.3) hay mạch nhánh vịng (Hình 1.4).
Nhóm chức thƣờng gặp nhất là nhóm hydroxyl, thƣờng thấy xuất hiện ở C-3,

C-20, C-21, và C-25, ít gặp hơn là ở C-2, C-12, C-19 và C-24. Các nhóm
chức khác nhƣ nối đơi (ở C-23, C-24 và C-25), aldehyt (ở C-19) và keton (ở
C-12) cũng thấy xuất hiện trong một vài hợp chất.


16

Hình 1.6. Cấu trúc khung dammaran với mạch nhánh hở

Hình 1.7. Cấu trúc khung dammaran với mạch nhánh vòng
Nghiên cứu về flavonoid: Flavonoid là một thành phần chính có mặt
trong các lồi thuộc chi Gynostemma Blume nhƣng ít đƣợc nghiên cứu hơn
saponin. Đã xác định đƣợc một số flavonoid là ombuin, ombuoside, rutin
[21].
Năm 2004, Liu và các cộng sự đã xác định đƣợc 25 carotenoid có trong
cây giảo cổ lam bằng phƣơng pháp HPLC, trong đó nhiều nhất là trans-lutein
(Hình 1.5), cis-lutein, các carotenoid nhƣ neochrom, neoxathin, trans-𝛼caroten, auroxathin, violaxathin, luteoxathin, ß-cryptoxathin, các đồng phân
cis- và trans-ß-caroten [18].


17

Hình 1.8. Cấu trúc của 1 trans-lutein
Năm 1989, Marino và các cộng sự đã xác định rong cây giảo cổ lam có
sự hiện diện của các sterol thƣờng gặp nhƣ ergostanol, sitosterol và
stigmasterol với hàm lƣợng rất thấp (khoảng 0,0001%) [19].
1.2.4 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học :
Tác dụng hạ cholesterol máu của dịch chiết (1:1) trên chuột nhắt trắng
chủng Swiss theo phƣơng pháp của Rao và cộng sự (phƣơng pháp gây tăng
cholesterol ngoại sinh) thấy rằng với liều uống hàng ngày lOg/kg thể trọng

chuột, dƣợc liệu đã ức chế sự tăng cholesterol máu ở chuột ăn cholesterol
hàng ngày 71% so với nhóm chứng là 0%.
Theo phƣơng pháp gây tăng cholesterol nội sinh trên thỏ dùng dịch chiết
(1:1) với liều 5g/kg/ ngày trong 4 ngày liền thấy có tác dụng hạ cholesterol.
Khả năng chống oxy hoá khá cao, đạt 50,11% ở nồng độ dịch chiết
(1:25) và 63,80% ở nồng độ 0,3 mg flavonoid toàn phần.
Nghiên cứu tác dụng tăng lực trong nghiệm pháp chuột bơi đạt kết quả
216,2% của lô thử so với lô chứng.
Kết quả của việc nghiên cứu khả năng ức chế khối u của saponin toàn
phần chiết từ Giảo cổ lam cho thấy dƣợc liệu có tác dụng chống khối u rất tốt
trong điều kiện thí nghiệm.
 Nhận xét :
Với một số lƣợng lớn các công trình nghiên cứu về cây cây giảo cổ lam
Gynostemma pentaphyllum đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã cho thấy tầm
quan trọng của cây thuốc cổ truyền này trong ngành thảo dƣợc trên thế giới.
Mặc dù, ở các nƣớc có nền y học cổ truyền lâu đời nhƣ Trung Quốc, Hàn


×