Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghiên cứu về sự biến đổi trong văn hóa sản xuất và kinh doanh của phố Nghề Hàng Mã – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.65 KB, 15 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
ĐỀ BÀI : Anh ( chị ) hãy viết đề cương nghiên cứu về 1 làng nghề nơi anh
(chị) lựa chọn
Đề tài : Nghiên cứu về sự biến đổi trong văn hóa sản xuất và kinh doanh của
phố Nghề Hàng Mã – Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khu phố cổ Hà Nội, thường được gọi là “ Hà Nội 36 phố phường”, hình thành từ
đầu thế kỉ XV, giới hạn bởi phía bắc là phố Hàng Đậu, phía Nam là phố Hàng
Bơng, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đong là phố Trần Nhật Duật,
Trần Quang Khải và phía Tây là phố Phùng Hưng.
Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ “Hàng”,
tiếp đó là một từ chỉ nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Thiếc,
… Khác với các phố cổ khác trên thế giới, phố cổ Hà Nội hiện nay là nơi diễn ra
đồng thời nhiều hoạt động của đời sống xã hội.
Phố cổ Hà Nội là khu vực tập trung nhiều nghề thủ cơng nhất. Những người dẫn
có thể là thợ thủ công kiêm thương nhân ( vừa sản xuất theo kiểu gia công đặt
hàng cho khách vừa bày bán một số hàng làm sẵn tại cửa hiệu).
Những người thợ thủ công ở khắp nơi mang nghề độc đáo của địa phương mình
lên Hà Nội làm ăn, họ lập ra những phố riêng bn bán sản phẩm của q hương
mình. Họ thành lập và liên kết với nhau trong các phường, hội để giúp nhau trong
cuộc sống cũng như trong công việc giữ gìn nghề tổ.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, do quá trình giao lưu hội nhập quốc tế để phát
triển, nhiều nghề thủ công mới ra đời, nghề cũ cũng có nhiều biến đổi để phục vụ

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

1


nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều tên phố “Hàng” nay đã thay đổi,


hoặc giữ lại tên nhưng khơng cịn là nơi sản xuất hay bn bán mặt hàng đó nữa,
lại cũng có nghề mới, sản phẩm mới trên phố cũ, nhiều phố nghề đã bị thương
mại hóa đi, trở thành phố du lịch, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu kinh tế của con
người. Sự thay đổi đó đã khiến cho Hà Nội mất dần đi những nét văn hóa truyền
thống của vùng đất kinh kì.
Nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa sản xuất của phố Nghề Hà Nội, lựa chọn phố
nghề Hàng Mã bởi đây là phố chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu
tâm linh, tinh thần cho người dân Hà thành xưa. Sự biến đổi trong văn hóa sản
xuất của phố Nghề này giúp chúng ta nhìn rõ sự biến đổi bộ mặt kinh tế văn hóa
tâm linh và thị hiếu nghệ thuật của người Hà thành hôm nay.
2. Lịch sử vấn đề
Phố nghề là một trong những yếu tố văn hóa quan trọng làm nên nét đẹp của văn
hóa Hà Nội.Phố nghề hiện nay đã có nhiều sự thay đổi do nhu cầu kinh tế cũng
như sự thương mại hóa.Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài
nghiên cứu, chuyên luận và bài viết về các phố nghề Thăng Long – Hà Nội.
Cuốn sách Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội do giáo sư Trần Quốc
Vượng, Đỗ Thị Hảo chủ biên là nghiên cứu khá công phu về một số làng nghề,
phố nghề trên đất Thăng Long – Hà Nội. Trong cơng trình nghiên cứu này, các
tác giả đã đi từ khái quát đến cụ thể. Cuốn sách chỉ ra nguồn gốc sự xuất hiện các
làng nghề, phố nghề tiêu biểu trên đất Thăng Long và đi sâu vào nghiên cứu về kĩ
thuật sản xuất của các nghề đó. Phần cuối, tác giả có đưa ra một giải pháp cụ thể
để phát triển phố nghề Thăng Long – Hà Nội.
Cuốn Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội do Trần Quốc Vượng , Nguyễn
Vinh Phúc, Lê Văn Lan chủ biên là một tập hợp những tổng luận về các di sản

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

2



văn hóa của Hà Nội trong đó có một chương tổng luận về “phố nghề’’ của nhà Hà
nội học Nguyễn Vinh Phúc. Trong bài viết của mình, ơng đã giới thiệu khái quát
một số phố nghề về các mặt : tên phố, địa giới hành chính, dân cư, di tích lịch sử.
Ngơ Thị Minh với cơng trình nghiên cứu Sự biến đổi các giá trị văn hóa thể
hiện qua những mặt hàng kinh doanh trên phố Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng
Đường, Hàng Mã ở Hà Nội (Luận văn tốt nghiệp – đại học sư phạm Hà Nội
năm 2008) đã tập trung nghiên cứu sự biến đổi về văn hóa kinh doanh thể hiện
qua hình thức kinh doanh, phương thức kinh doanh và quan niệm kinh doanh trên
các phố nghề Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã. Tuy nhiên, phần
hình thức và phương thức kinh doanh chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của vấn
đề, đơi chỗ cịn viết lạc sang phần lịch sử phố, công nghệ, kỹ thuật chế tác.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài : “Sự biến đổi trong văn hóa sản xuất ở phố nghề Hàng Mã (Hà Nội)”
tìm hiểu sự biến đổi văn hóa của làng nghề thủ công ở phố Hàng Mã về các mặt
sau đây :
 Phố Hàng Mã
 Văn hóa sản xuất
 Mặt hàng kinh doanh( văn hóa kinh doanh )
Nghiên cứu được các vấn đề cơ bản của con phố Hàng Mã để biết được sự thay
đổi của con phố Hàng Mã nói riêng hay con phố Hà Nội nói chung từ trước tới
nay và thấy được sự thay đổi qua thị hiếu của người tiêu dùng trong xu thế phát
triển xã hội nhu cầu cung – cầu. Từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp để bảo tồn
phát huy những nét đẹp của con phố Hàng Mã – một nét đẹp tiêu biểu của văn
hóa kinh kì.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

3



-

Đối tượng nghiên cứu : đề tài nghiên cứu sự biến đổi trong văn hóa sản
xuất hàng hóa của phố nghề Hàng Mã từ đầu thế kỷ XX đén nay.

-

Phạm vi nghiên cứu : đề tài giới hạn nghiên cứu, khảo sát tại phố nghề
Hàng Mã thuộc quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

5. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành 1 số phương pháp nghiên cứu như sau :
-

Sưu tập, thống kê, phân tích tài liệu

-

Khảo sát thực tế : quan sát, điều tra, lập bảng hỏi, phỏng vấn.

-

So sánh, đối chiếu, tìm thấy sự biến đổi trong văn hóa phố nghề Hàng Mã.

6. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận có cấu trúc như sau :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận được chia làm ba chương :
Chương một : Phố nghề Hàng Mã trong tổng thể làng nghề, phố nghề Thăng

Long – Hà Nội
Chương hai : khảo sát sự biến đổi trong văn hóa sản xuất ở phố nghề Hàng
Mã _ quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Chương ba : Một số kiến nghị và giải pháp.

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ TRONG TỔNG THỂ LÀNG NGHỀ PHỐ NGHỀ
THĂNG LONG – HÀ NỘI
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đơng
Hàng Hịm, Hàng Đậu, Hàng Bơng, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”

Nếu như nhà văn Tơ Hồi từng bảo Hồ Gươm - Kẻ Chợ tạo ra tiếng Hà
Nội, do trăm nhà, trăm vùng dung hợp lại mà thành, khơng giống như bất cứ
phương ngữ tiếng Việt nào thì “Hoa tay đất Rồng” (theo cách gọi của Thọ Sơn)

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

5


là kết quả của quá trình hội tụ và kết tinh của trăm nghề, trăm ngành về đất này
đua tài làm ăn. Đây chính là điều kiện cho sự hình thành làng nghề, phố nghề
Thăng Long – Hà Nội trong đó có phố Hàng Mã
1. Khái niệm nghề truyền thống, làng nghề, phố nghề
1.1. Khái niệm nghề truyền thống
1.2. Khái niệm làng nghề
1.3. Khái niệm phố nghề
1.4. Điểm tương đồng và khác biệt giữa làng nghề và phố nghề
2. Lịch sử hình thành và vai trị của phố nghề Thăng Long – Hà Nội
2.1. Lịch sử hình thành của phố nghề Thăng Long – Hà Nội
2.2. Vai trò của phố nghề Thăng Long đối với sự phát triển của thủ đô
3. Khái quát về phố Hàng Mã
- Giới hạn, vị trí địa lý
- Dân cư:
- Kiến trúc
- Các nghề thủ công

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

6



CHƯƠNG HAI
KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA SẢN XUẤT
Ở PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ

1. Hàng mã, quá trình phát triển, hiện trạng của việc sản xuất hàng mã
1.2. Kỹ thuật sản xuất
CHƯƠNG BA
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Ở các phố nghề Thăng Long trước đây, hoạt động sản xuất luôn gắn liền với hoạt
động kinh doanh. Thế nhưng, cho đến nay, truyền thống đó đã khơng cịn, đa
phần các phố nghề Hà Nội chỉ kinh doanh là chính, cịn nguồn hàng lại được
nhập từ nơi khác về. Chính điều này đã làm nên sự biến đổi của các giá trị văn
hóa trên phố Hàng Mã.
1 Mặt hàng kinh doanh
2. Hình thức kinh doanh
3. Mối quan hệ kinh doanh
4, Tiểu Kết

KẾT LUẬN

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

7


THƯ MỤC THAM KHẢO
1.

Lý Khắc Cung, Chân dung Thăng Long – Hà Nội, NXB Hà Nội, 2004


2.

Nguyễn Hoài, Nguyễn Loan, Nguyễn Tuệ, Từ điển đường phố Hà Nội,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

3.

Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, NXB Sử học, 1960.

4.

Băng Sơn, 360 phố phường Thăng Long, NXB Văn hóa thơng tin, 2007.

5.

Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc,
2004.

6.

Hồng Đạo Thúy, Phố phường Hà Nội xưa, NXB Sở văn hóa thơng tin Hà
Nội, 1974.

7.

Vũ Từ Trang, Nghề cổ đất Việt (khảo cứu), NXB Văn hóa thông tin, 2007.

8.


Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa
dân tộc, 1998.

9.

Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà
Nội, NXB Hà Nội, 2000.

10. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các
vị tổ nghề, NXB Văn hóa dân tộc, 1996.
11.

Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan (chủ biên), Tìm hiểu di
sản văn hóa dân gian Hà Nội, NXB Hà Nội, 1994.

12. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, NXB Sở văn hóa thơng tin, 1991.

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

8


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
6. Cấu trúc khóa luận..........................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................4
CHƯƠNG MỘT: PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ,TRONG TỔNG THỂ LÀNG
NGHỀ, PHỐ NGHỀ THĂNG LONG – HÀ NỘI..............................................4
1. Khái niệm nghề truyền thống, làng nghề, phố nghề.......................................5
1.1. Khái niệm nghề truyền thống...................................................................5
1.2. Khái niệm làng nghề................................................................................6
1.3. Khái niệm phố nghề.................................................................................8
1.4. Điểm tương đồng và khác biệt giữa làng nghề và phố nghề....................8
2. Lịch sử hình thành và vai trị của phố nghề Thăng Long – Hà Nội..............10
2.1. Lịch sử hình thành của phố nghề Thăng Long – Hà Nội........................10
2.2. Vai trò của phố nghề Thăng Long đối với sự phát triển của thủ đô............11
3. Khái quát về phố Hàng Mã,..........................................................................12
3.1. Giới hạn, vị trí địa lý..............................................................................12
3.2. Dân cư....................................................................................................13

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

9


3.3 . Kiến
túc………………………………………………………………………………….
………13
3.4. Các nghề thủ
công………………………………………………………………….
……………..13
CHƯƠNG HAI: KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA SẢN
XUẤT Ở PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ....................................................................14

1. Hàng mã, quá trình phát triển, hiện trạng của việc sản xuất hàng mã……...14
2. Kỹ thuật sản xuất………………………………………………………...16
CHƯƠNG BA: MẶT HÀNG KINH DOANH Ở PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ
1. Mặt hàng kinh doanh…………………………………………………….18
2. Hình thức kinh doanh……………………………………………………23
3. Mối quan hệ kinh doanh…………………………………………………24
4. Tiểu kết......................................................................................................27
KẾT LUẬN.........................................................................................................28
THƯ MỤC THAM KHẢO................................................................................29
PHỤ LỤC

Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

10


Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

11


Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

12


Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

13



Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

14


Nguyễn Thị Phương Liên - VHH 2a

15



×