Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tìm hiểu di tích lịch sử thành nhà hồ, xã vĩng long – huyện vĩnh lộc – thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu về đời sống vật
chất và tinh thần của con người cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Đứng
trước cuộc sống hiện đại nhu cầu trở về cội nguồn, tìm hiểu lịch sử dân tộc càng
trở nên bức thiết. Di tích lịch sử là một trong những chứng nhân đang được con
người quan tâm, vì di tích lịch sử là thơng điệp mà thế hệ trước trao truyền cho
thế hệ sau, từ đó cảm nhận được q khứ tìm đến truyền thống lịch sử và những
giá trị chính trị, đạo đức, thẩm mỹ,…
Di tích lịch sử văn hố là một bộ phận cấu thành quan trọng trong kho tàng
di sản văn hố của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng, cho nên
vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hố là vơ cùng quan trọng.
Thành cổ là loại di tích trong các loại di tích lịch sử văn hoá ở nước ta, là đối
tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều bộ môn khoa học: khảo cổ học, lịch sử,
kiến trúc, dân tộc học, nghệ thuật học…
Hiện nay, Thành cổ, là di tích vơ cùng ít đã trải qua các triều đại phong kiến
Việt Nam, với nghệ thuật kiến trúc hết sức độc đáo và đặc sắc. Nó phản ánh rõ các
giá trị lịch sử văn hố của khu di tích.
Tơi ln tự hào về những gì quê hương đã làm được, giữ gìn và phát huy cho thế
hệ mai sau, hơn nữa, trong lịng tơi ln ấp ủ tìm hiểu về mảnh đất'' địa linh nhân kiệt
này". tìm hiểu những giá trị lịch sử văn hố của khu di tích lịch sử Thành Nhà Hồ, làm
rõ những giá trị văn hố lịch sử thơng qua nghệ thuật kiến trúc được xây dựng có
tính tốn, kết hợp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự nhiên.
Vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị lịch sử văn hố thơng qua nghệ
thuật kiến trúc và xây dựng thành là một vấn đề rộng lớn. Là một sinh viên năm
thứ 3 được làm bài tiểu luận, cũng là cơ hội tốt để tơi có thể tìm hiểu thêm về


mảnh đất “địa linh nhân kiệt” “ Tìm hiểu di tích lịch sử Thành Nhà Hồ, xã Vĩng
Long – huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa” là đề tài của bài tiểu luận này.
Đề tài tập trung khai thác, tìm hiểu một số đặc điểm về nghệ thuật kiến trúc,


nhằm góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hố
truyền thống của khu di tích Thành Nhà Hồ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu về hệ thống di tích Thành Nhà Hồ nằm trong
xã Vĩng Long – huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu về lịch sử, văn hóa giá trị cơng trình kiến trúc nghệ
thuật, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá dân gian đã và đang tồn tại tại trên địa
bàn khu di tích.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài này nhằm mục đích sau:
Tìm hiểu về một di tích lịch sử có giá trị văn hóa tiêu biểu đối với nền văn
hóa của đất nước.
Cung cấp cho người đọc (các bạn sinh viên) những hiểu biết cơ bản nhất
về khu di tích này.
Trau dồi và nâng cao vốn hiểu biết của bản thân về lịch sử của dân tộc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài này là tập trung vào việc tìm hiểu
những nét cơ bản về khu di tích cũng như những giá trị văn hóa của nó. Đồng
thời, nêu lên thực trạng để từ đó đề ra những giải pháp sao cho phù hợp trong
việc bảo vệ và trùng tu quy hoạch di tích Thành Nhà Hồ.
Tìm di tích và đưa ra một số giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy các giá
trị lịch sử văn hố nghệ thuật, trong khu di tích lịch sử Thành Nhà Hồ.


5. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài này, bản thân tơi tìm hiểu chủ yếu dựa trên những kiến thức
đã học cũng như những kiến thức sẵn có của bản thân. Thêm vào đó là việc tìm
hiểu, nghiên cứu các nguồn tài liệu như sách, báo, truy cập Internet,.. để làm

sáng rõ lên vấn đề.
Ngồi ra cịn có sự vận dụng các phương pháp lí thuyết như phân tích, đánh
giá, trình bày vấn đề,… Và để hồn thành đề tài này, tôi đã vận dụng phương
pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng để nghiên cứu bối cảnh lịch sử, kinh tế,
văn hoá trong thời phong kiến. Xác định quá trình hình thành , tồn tại và các giá
trị lịch sử, giá trị văn hố của cơng trình.
Vận dụng phương pháp tổng hợp liên ngành của các bộ môn khoa học khảo
cổ, lịch sử, mỹ thuật và kiến trúc… để tìm hiểu đặc điểm kiến trúc.
Sử dụng phương pháp điền dã, ghi chép, phân tích, miêu tả các giá trị nghệ
thuật.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài
có kết cấu 3 chương:


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH NHÀ HỒ
1.1. Vị trí địa lý
Từ thành phố Thanh Hố, theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, qua các
huyện Đơng Sơn, Thiệu Hố, đến huyện lỵ Vĩnh Lộc, ngược con đường Thiên
Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta đã đến Thành Tây Đơ hay cịn gọi là Thành An
Tôn, Thành Tây Giai, thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh
Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.
Thành Nhà Hồ là tên thường gọi của tòa thành bằng đá còn khá nguyên
vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các
thôn Tây Giai, Xuân Giai xã Vĩnh Tiến, Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền Bắc Việt Nam.
Thành cịn có tên gọi khác như: thành An Tơn vì khu vực này vào cuối
thời Trần có tên là động An Tơn, thành Tây Đơ vì thành là kinh đơ của nước Đại
Việt (1397-1400) và Đại Ngu (1400 - 1407); thành Phủ Thanh Hoá do nhà Minh

đặt sau khi chiếm Đại Việt, Tây Kinh để phân biệt với Đơng Kinh (Thăng Long),
Thạch Thành vì thành được xây tồn bằng đá, thành Tây Giai vì thành thuộc
thôn Tây Giai( ). Thành cách thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam, cách thành phố
Thanh Hóa khoảng 45km về phía Tây - Bắc. Từ Hà Nội, theo quốc lộ 1A tới
thành phố Thanh Hóa. Sau đó, có thể theo tỉnh lộ số 45 để tới khu di tích. Nếu
dùng đường thủy, có thể từ biển theo sơng Lèn hay sông Mã vào hoặc từ các
huyện miền núi Quan Hóa, Bá Thước cũng theo sơng này xi xuống.
Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397, theo lệnh của Phụ chính
Thái sư nhiếp chính nhà Trần là Hồ Quý Ly ( ). Cùng năm đó Hồ Quý Ly cho di
chuyển kinh đô từ thành Thăng Long (Hà Nội) vào Thành Nhà Hồ (Thanh Hố).
Khu di tích Thành Nhà Hồ bao gồm một phức hợp các thành phần kiến trúc được
xây dựng có tính tốn, kết hợp giữa các kiến trúc nhân tạo với hình thế tự nhiên,


để đảm bảo chức năng làm một kinh đô mới thay cho kinh đô Thăng Long.
Năm 1400, với sự đăng quang của Hồ Quý Ly, lập ra triều đại Hồ, Thành Nhà
Hồ trở thành quốc đô, nước Đại Việt được đổi tên thành Đại Ngu. Đến năm
1407, cùng với sự thất bại trong việc chống lại cuộc xâm lược của nhà Minh,
Thành Nhà Hồ thất thủ, cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương cùng triều đình
Đại Ngu bị quân nhà Minh bắt. Kể từ đó, Thành Nhà Hồ khơng cịn vai trị là
kinh đơ nữa.
Ngày nay, sau hơn 600 năm thăng trầm của lịch sử, tòa thành vẫn hiện
diện uy nghi với các tường thành và cửa thành còn khá nguyên vẹn. Các kết quả
khai quật khảo cổ học đã bước đầu làm xuất lộ nhiều thành phần kiến trúc của
kinh đơ cổ này. Ngồi thành trong với tường thành có hào nước bao quanh, dấu
tích của các cung điện, đền miếu của vương triều bên trong, phức hợp di sản
Thành Nhà Hồ cịn có La thành và Đàn tế Nam Giao.
1.2. Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành và phát triển Thành Nhà Hồ
Vào cuối thế kỷ 14, xã hội thời Trần đang ngày càng lâm vào cuộc khủng

hoảng trầm trọng: mơ hình nhà nước qn chủ q tộc Phật giáo khơng cịn phù
hợp nữa, sản xuất bị đình đốn, nơng dân lệ thuộc bị bần cùng hóa, khởi nghĩa
nơng dân nổ ra, ngoại xâm lăm le rình rập.
Để cứu nguy đất nước và tiến hành triệt để các cải cách đổi mới, đại thần
của nhà Trần là Hồ Quý Ly với trọng trách là Phụ chính Thái sư nhiếp chính đã
quyết định xây dựng kinh đơ mới ở Vĩnh Lộc - Thanh Hóa.
Đại Việt sử ký tồn thư, chính sử Đại Việt thời Lê (thế kỷ 15 – 18)
chép: “Đinh Sửu, [Quang Thái] năm thứ 10 [1397], (Minh Hồng Vũ năm thứ
30). Mùa xuân, tháng giêng sai Lại bộ Thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh
(có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tơn phủ Thanh Hóa, đắp
thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn Xã Tắc, mở đường phố, có ý muốn


dời kinh đơ đến đó, tháng 3 thì cơng việc hoàn tất” (Đaị Việt sử ký toàn thư
1998a:190) .
Đại Việt sử ký tiền biên của Ngơ Thì Sĩ thời Tây Sơn, năm 1800 nhắc lại
nội dung trên. Trong khi đó Việt sử thơng giám cương mục, chính sử Việt Nam
thời Nguyễn (thế kỷ 19) chép thêm:
“Đinh Sửu, năm thứ 10 [1397]. (Minh, năm Hồng Vũ thứ 30). Tháng Giêng,
mùa xuân. Quý Ly sai Lại bộ Thượng thư Đỗ Tỉnh (có chỗ chép là Mẫn đi Thanh
Hóa dựng kinh đơ mới.
Trước đây, Quý Ly kiến nghị muốn dời kinh đô đến Yên Tôn, Hành khiển
Phạm Cự Luận can ngăn. Quý Ly nói: “Chí ta đã quyết định từ trước, nhà ngươi
cịn nói làm gì nữa?”. Đến nay, Q Ly sai Đỗ Tỉnh đến Yên Tôn xem xét đo đạc
đắp thành, đào hào, lập nhà tôn miếu, đàn thờ thần xã, mở phố xá, đường ngõ,
có ý muốn dời kinh đơ đến đấy” (Việt sử thơng giám cương mục 1960: 26).
Có thể thấy các nguồn sử liệu Việt Nam đều thống nhất việc năm 1397 Hồ
Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở động An Tôn, nay thuộc các xã Vĩnh Yên,
Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Trong
kinh đơ mới này, tịa thành đá đồ sộ do Hồ Quý Ly ra lệnh xây dựng, nên ngày

nay dân gian thường quen gọi là Thành Nhà Hồ.
Việc xây dựng Thành Nhà Hồ về cơ bản hoàn tất vào năm 1397. Tháng 3 năm
1398, Hồ Quý Ly đã cho chuyển đô từ Thăng Long vào kinh đô mới. Do có kinh
đơ mới cho nên từ năm 1398, trấn Thanh Hóa được đổi tên là trấn Thanh Đơ.
1.3. Cấu trúc chung của khu di tích Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ (thành trong)
Tên gọi Thành Nhà Hồ ngoài việc chỉ chung tồn bộ phức hợp di sản, cịn
là tên thường gọi của tòa thành bằng đá nằm ở trung tâm. Tên gọi Thành Nhà Hồ
cũng có nghĩa là tịa thành đá hay thành trong theo quy hoạch kinh thành kiểu


Đông Á. Với tư cách là cung thành của một kinh đô, Thành Nhà Hồ đã được
thiết kế rất công phu và được xây dựng vững chắc, kiên cố. Thành có bình đồ
gần vng, mặt chính quay về hướng Đơng Nam, với đường trục chính theo
hướng Đơng Bắc - Tây Nam, lệch Bắc 450. Hai tường thành phía Nam và phía
Bắc dài 877,1m và 877m, hai tường thành phía Đơng và phía Tây dài 879,3m và
880m, Thành có chu vi 3513,4m và diện tích 769.086m2 (khoảng 77 ha).
Thành có 4 cửa, được mở ra từ chính giữa của bốn bức tường thành. Mặc
dù trục chính của thành khơng theo đúng hướng Bắc Nam, các cửa này vẫn được
gọi tên theo bốn hướng chính: Cửa Bắc, Cửa Nam, Cửa Đơng, Cửa Tây. Hiện
nay, hai con đường trục chính nối giữa Cửa Bắc với Cửa Nam và Cửa Đông với
Cửa Tây, gặp nhau tại tâm điểm của tòa thành. Qua khỏi các cửa, các con đường
này tiếp tục tỏa về bốn phía. Trừ con đường đi về phía Bắc hơi lệch về hướng
Tây Bắc, các con đường khác đều thẳng theo hai trục chính trong nội thành. Dấu
tích khảo cổ học của con đường chạy về hướng Nam cho thấy đây cũng là hướng
đi của con đường cổ đi tới đàn Nam Giao trên núi Đốn Sơn.
Từ hiện trạng còn gần như nguyên vẹn của tòa thành và các kết quả nghiên
cứu khảo cổ học trong những năm gần đây, bước đầu có thể xác định được
những thành phần kiến trúc cơ bản của Hoàng Thành gồm: Tường thành, hào
thành, cửa thành, dấu tích các hồ nước và kiến trúc bên trong.

Tường thành và hào thành
Từ bên ngồi, có thể thấy tồn bộ các bức tường của tòa thành được xây
bằng các khối đá khổng lồ có hình khối chữ nhật hoặc gần vng, xếp khơng
trùng mạch theo hình chữ “I”. Trên thực tế, tường thành được cấu tạo bởi ba lớp
gắn kết chặt chẽ với nhau bằng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt:
- Lớp ngoài: tường thành được xây dựng bằng “những khối đá vôi to lớn, được
đẽo gọt và ghép một cách tài tình”. Tất cả các khối đá xây được đẽo gọt công
phu thành các khối vuông thành sắc cạnh, với kích thước trung bình 2,2 x 1,5 x


1,2m, cá biệt có khối có kích thước tới 4,2 x 1,7 x 1,5m và 5,1 x 1 x 1,2m.
Những khối đá lớn nhất nặng tới khoảng 26,7 tấn. Nhìn từ mặt ngoài, từng khối
đá này được lắp ghép chồng khít lên nhau theo phương thẳng đứng, hơi thu nhỏ
phía trên kiểu “thượng thu, hạ thách”. Kỹ thuật này thể hiện rõ nhất là ở các
điểm bắt góc của thành. Những khối đá to lớn nhất được xếp dưới thấp, càng lên
cao, kích thước của chúng càng giảm đi. Các khối đá có kích thước to lớn nhất
được thấy ở các bức tường phía Tây, phía Nam và phía Đơng. Trong khi ở phía
Bắc chúng có kích thước nhỏ hơn, do vậy số lượng các hàng đá cũng lớn hơn.
Ở mặt bên trong, các khối đá này được chèn nối tiếp kiểu “nanh sấu”,
liên kết chặt chẽ với nhau bằng các khớp, ăn sâu vào trong lõi tường tới khoảng
4m. Đá dăm trộn chất kết dính được đổ đầy vào các khoảng trống của những
khối đá này. Với kĩ thuật đa dạng như vậy, các khối đá liên kết với nhau rất chắc
chắn theo chiều ngang và chiều dọc, giữa lớp trong và lớp ngoài bằng khớp, giữa
lớp trên với lớp dưới bằng sức nặng.
Để đảm bảo độ vững chắc của tường thành người ta đã tạo chân móng
tường bằng cách kè các khối đá tảng lớn chìa rộng hơn tường thành. Mặt trên của
các tảng đá kè móng được đẽo bằng phẳng, các mặt khác vẫn còn nguyên vỏ đá
tự nhiên, sau đó xếp đặt đá xây tường thành lên trên. Bên dưới lớp đá tảng này,
lại được đầm nện chặt bằng các lớp đất sét trộn sỏi và đá dăm, dày ít nhất là
70cm, như có thể quan sát trong một hố khai quật năm 2008 ở Cửa Nam.

- Lớp giữa (lõi tường) được đắp bằng đá mồ côi (các khối đá rời tự nhiên), chèn
ốp bên trong theo từng lớp đá bên ngoài.
- Lớp trong là lũy đất đắp bằng đất sét trộn cát sỏi, nện kỹ từng lớp, có độ dốc
thoải dần vào phía trong thành. Cứ dày khoảng 60cm - 70cm lại có một lớp cát
mỏng trộn với sỏi.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng cho biết, vào năm Tân Tỵ (1401)“Hán
Thương hạ lệnh cho các lộ nung gạch để dùng vào việc xây thành. Trước đây


xây thành Tây Đơ, tải nhiều đá tới xây, ít lâu sau lại bị sụp đổ, đến đây mới xây
trên bằng gạch, dưới bằng đá”. Mặc dù các dấu tích hiện tại chưa cho biết gạch
đã được dùng cho việc xây thành như thế nào, từ những viên gạch hình khối chữ
nhật to lớn được thu thập khá nhiều trong nhân dân, các nhà khoa học cho rằng
có thể có những ụ bắn bằng gạch được xây trên tường thành. Toàn bộ các bức
tường khổng lồ của Thành Nhà Hồ mặc dù đã bị các biến động của thiên nhiên
và xã hội 6 thế kỷ qua hủy hoại khá nhiều. Tuy nhiên một số đoạn tường thành
vẫn còn cao trung bình từ 5m đến 6m, có nơi cao tới 10m (Cửa Nam).
Mặt thành còn rộng chừng 4 - 5m, thoải dần vào phía trong. Tại một điểm
ở thành phía Đơng, độ dày đo được dưới chân bức tường thành là 21,365m. Để
hồn chỉnh cơng trình này, con số ước tính hơn 100,000m3 đất đã được đào đắp,
hơn 20,000m3đá, trong đó có nhiều khối đá nặng trên 20 tấn đã được khai thác,
vận chuyển và lắp đặt.
Bao quanh các bức tường thành đồ sộ là hệ thống hào thành, như thường
thấy ở các tịa thành Đơng Á. Lưu Cơng Đạo (thế kỉ XIX) mô tả hào thành của
Thành Nhà Hồ như sau: “Hệ thống hào cịn được gọi là trì, trì rộng 36 tầm, bốn
cửa đều có cầu đá vào thành”. Ngày nay, nhiều phần của hào thành đã bị lấp
cạn. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy rất rõ dấu tích của hào thành ở phía Bắc,
phía Đơng và một nửa phía Nam (đầu phía Đơng) của thành. Hào thành cũng
được nhận thấy nối thông với sông Bưởi qua một con kênh ở góc Đơng Nam của
thành.

Hiện trạng hào nước còn nhận thấy khá rõ ở một số đoạn. Hào phía Nam bị bồi
lấp, hình dạng hào khơng rõ. Khoảng cách từ hào đến tường thành khoảng 65m 70m, và các khu vực này nay là các thửa ruộng sâu có độ thấp hơn xung quanh
0,8m. Giáp với hào là đất thổ cư của dân làng Xuân Giai.


Hào phía Bắc nằm cách tường thành khoảng 70m, khoảng cách từ tường
thành đến hào còn nhiều tấm đá xây thành nằm rải rác và trong ruộng lúa sát
chân thành.
Hào phía Đơng nằm cách tường thành khoảng 100m, hai bờ hào trồng
nhiều bụi tre, và nhiều loại cây cối khác. Khoảng cách từ tường thành đến hào
chủ yếu là nơi dân cư làng Đơng Mơn sinh sống.
Hào phía Tây nằm cách tường thành 120m, vết tích hào nằm trong ruộng
lúa lún sâu khoảng 0,8m. Trong khoảng cách này, dân cư làng Tây Giai sinh
sống và trồng lúa. Mặt hào rộng nhất cịn nhận thấy ở phía Tây là 19,09m, ở phía
Nam là 18,18m. Ở hai phía Bắc và phía Đơng, hào còn rộng 12,18m và 10,67m.
Các cửa thành và hệ thống đường đi
Các cửa thành
Thành Nhà Hồ có 4 cửa: Cửa Nam, Cửa Bắc, Cửa Đông và Cửa Tây. Các
cửa thành đều được mở ở chính giữa tường thành và được xây theo kiểu vịm
cuốn, có kỹ thuật xây dựng tương đối giống nhau: bên dưới đặt những khối đá
lớn làm nền, các khối đá hình chữ nhật xếp bên trên tạo thành thân cửa. Phần
vòm cửa được xây bằng các viên đá được chế tác hình múi bưởi (hay hình thang
cân), tạo nên phần vịm cuốn hình bán viên. Các cửa này được xây, xếp với độ
chính xác cao tạo nên nét đặc sắc của tòa thành. Trong 4 cửa, Cửa Nam được xây
dựng lớn nhất, mở ba vòm cửa, cịn các cửa khác chỉ có một vịm.
Cửa phía Nam (còn gọi là cửa Tiền) dài 34,850m, độ cao hiện còn từ mặt
nền hiện tại 7,65m, dày 15m, được xây thành 3 vòm cuốn, vòm giữa cao 8,5m,
rộng 5,850m hai vịm bên cao 7,8m, rộng 5,455 và 5,470m (Hình 27, 28). L.
Bezacier nhận xét “Cửa phía Nam kiểu tam quan, vòm trung tâm, quan trọng
hơn hai cửa bên một chút. Cửa tam quan này và các cửa ở mặt khác xây dựng

toàn bằng đá được đẽo gọt rất khéo... Các cửa này hơi nhô lên trên tường thành,


do các vịm hình bán nguyệt với đá xây trụ vịm hơi nghiêng có cải tiến. Các vịm
này hình thành gồm những viên đá xây cuốn rất quan trọng...”.
Kết quả khai quật khảo cổ học tại Cửa Nam cho thấy móng chân vịm
cuốn cửa thành sử dụng các khối đá xanh lớn, chờm ra khỏi chân trụ. Có viên
chờm ra rộng 0,98m, dày 0,74m, dài khoảng 2,3m. Các dấu tích hèm cửa hình
chữ nhật, rãnh cửa trên tường và dưới nền (bên trong cịn rơi rớt các đinh sắt có
mũ trịn), và hai cối cửa hình trịn trên mặt nền, gợi ý các cửa vịm đều có khung
cửa gỗ với hai cánh mở vào bên trong.
Các hàng đá xây tiếp tục trên nóc các vịm cuốn tạo thành một mặt nền,
hiện khơng cịn ngun vẹn, rộng 14m và dài 33m. Dấu vết hệ thống lỗ chốt cắm
lan can và 5 lỗ chân cột được đục sâu xuống mặt nền, cùng với nhiều di vật kiến
trúc như gạch, ngói, các trang trí bằng đất nung và đá phát hiện trong các hố khai
quật cho thấy bên trên cửa đá có một kiến trúc kiểu “vọng lâu”có kết cấu khung
gỗ lợp ngói trên mặt cửa.
Xung quanh vọng lâu này có hệ thống rãnh thoát nước đục vào đá nền và
đổ ra bốn góc nền bằng bốn máng nước. Máng nước cịn có lỗ mộng có thể là để
lắp đầu máng nước hình đầu rồng bằng đá. Những lỗ hình chữ nhật được đục vào
đá chạy dọc theo mép ngoài của nền cho thấy có thế có một lan can bao quanh.
Cửa phía Bắc dài 21,342m, cao còn 8,098m, sâu 13,55m tạo một vịm
cuốn cao 5,425m, rộng 5,80m. Trên nóc vịm cuốn lát đá tạo một mặt bằng rộng
12,7m, dài 20m. Trên mặt nền hiện cịn dấu tích 22 lỗ chân cột trịn có đường
kính 0,45m và đục sâu xuống nền đá 0,45m, đó là chân cột của một cơng trình
kiến trúc rộng khoảng 97m2, có kết cấu khung gỗ kiểu 3 gian 2 chái, 6 vì. Mỗi vì
có 4 cột, trừ hai vì gian giữa chỉ có 3 cột. Mặt trong của cơng trình gỗ này có
một hành lang được tạo bởi những lỗ cột vuông, cạnh dài 0,11m và đục sâu
xuống nền đá 0,07m. Giữa các lỗ cột có ngách nối thông nhau và nối ra tường



ngoài nhằm liên kết các cột gỗ với nhau và với nền đá. Trên mặt thành cũng có
hệ thống rãnh thoát nước, máng nước và hệ thống chân cột lan can giống Cửa Nam.
Cửa phía Đơng dài 23,3m, sâu 13,4m, rộng 5,8m, vòm cuốn chiều cao còn
lại 6,8m. Các phiến đá trên nóc cửa và hai bên cánh bị vỡ nhiều. Vẫn cịn nhận
thấy dấu vết hèm cửa. Cửa phía Tây dài 19,3m, sâu 13,4m, rộng 5,7m, vòm cuốn
cao 6,16m.
Hệ thống đường đi
Theo các tài liệu sử học, các đường phố đã được bố trí quy củ cho việc đi
lại trong thành. Lịch triều hiến chương loại chí (thế kỷ XIX) miêu tả: “đường đi
lối ngang lối dọc đều được lát đá hoa( ). Từ Cửa Nam, một con đường, cũng là
trục chính của kinh thành chạy thẳng lên phía Cửa Bắc mà dấu tích đã bắt đầu
xuất lộ. Về phía Nam, con đường này chạy tới đàn Nam Giao (được xây dựng
năm 1402) trên núi Đốn Sơn. Theo truyền thuyết dân gian, Hồ Qúy Ly còn cho
xây dựng con đường Cống Đá để vận chuyển vật liệu từ sông Mã vào xây dựng
thành. Dấu tích của con đường này được nhận thấy bằng việc phát hiện các khối
đá lớn dùng để lát đường trên con đường từ cuối thôn Tây Giai tới thơn Thọ Đồn
ở phía Tây thành.
Trục đường chính, phần ở khu vực Cửa Nam của thành, được thư tịch cổ
gọi là đường Cái Hoa, Hoa Nhai hay Hịe Nhai. Cuộc khai quật ở khu vực cửa
thành phía Nam vào năm 2008 đã phát hiện dấu tích của con đường cổ chạy từ
trong thành, qua Cửa Nam về núi Đốn Sơn. Phần đường bên trong thành cũng
được lát toàn bằng đá xanh nguyên khối. Phần đường bên ngoài thành được lát
bằng đá phiến nhiều cỡ và bó vỉa bằng đá xanh nguyên khối. Những viên đá
phiến có bề mặt được mài nhẵn, các cạnh được mài cắt thẳng. Một số viên có
kích thước lớn, dài tới 2,5m hoặc 2,7m, rộng tới 50cm - 60cm. Lòng đường trong
nội thành rộng 4,85m, bên ngoài thành rộng 4,35m. Phần nền đường bên trong


cửa được làm cao hơn bên ngoài 10cm và lát bằng các khối đá lớn hình chữ nhật,

phần lớn đã bị rạn vỡ do việc làm đường gần đây.
Những dấu tích này chứng minh rõ đây chính là con đường chính trong
thành và cũng là con đường lát đá dẫn đến đàn Nam Giao trên núi Đốn Sơn như
sử sách đã nói. Dọc con đường từ Cửa Nam đến núi Đốn Sơn hiện nay, quá trình
xây dựng đã làm xuất lộ rất nhiều phiến đá dùng để xây con đường cổ này.
Cũng liên quan tới Cửa Nam và con đường cổ ở khu vực này, dấu tích của
các khoảng sân lát đá đã được phát hiện cả ở bên trong và bên ngoài thành. Sân
thấp hơn nền đường 15cm, chiều rộng từ mép đường ra là 15m, được bó bên
ngồi bằng các viên đá xanh hình khối hộp chữ nhật. Phần sát chân tường thành
và tường cửa thường cao hơn và được lát phủ lên các khối đá xanh bên dưới. Đá
lát sân có nhiều cỡ và được ghép khơng theo quy luật nhất định, miễn là tạo ra
một mặt bằng phẳng phiu. Đá của các cơng trình khác cũng được tận dụng lại.
Bên dưới lớp đá lát là nền sân được nện chặt bằng đất sét mịn lẫn sỏi và đá dăm.
Theo sử sách đây là nơi đã từng được triều Hồ mở hội cho nhân dân khu vực
kinh thành tham dự.
Hồ nước
Ngoài các kiến trúc được sử liệu (thế kỉ 19) nhắc tới trong thành có núi
Thọ Kỳ và Hồ Dục Tượng. Núi nay khơng cịn thấy dấu vết. Việc ghi chép các
truyền thuyết dân gian góp phần giải thích tên gọi của những dấu tích hồ nước
cịn lại ngày nay. Trong đó, đáng chú ý nhất là dấu tích của bốn hồ nước lớn ở
bốn góc thành. Ở góc Tây Bắc là hồ Dục Thuý, được cho là nằm gần Đơng
Cung và Tây Cung; ở góc Tây Nam là hồ Bơi Chải; ở góc Đơng Bắc có hồ Bán
Nguyệt; ở góc Đơng Nam có hồ Dục Tượng.
Dục Tượng là một hồ lớn, bùn nước lầy lội quanh năm, hồ gần trục đường về
phía Cửa Đơng. Nhân dân trong vùng kể lại: nước ở hồ này chủ yếu là dùng cho
súc vật của kinh đơ (trâu, bị, ngựa kéo, ngựa chiến và voi).


Bơi Chải là hồ dài nhất, gần bằng một nửa chiều rộng của thành. Diện tích mặt
hồ gần 15.000m2. Cũng theo truyền khẩu: Vào dịp đầu xuân khi cây hoa súng và

sen chưa mọc, triều đình mở hội bơi chải trên hồ.
Hồ Bán Nguyệt được cho là ở bên cạnh chính điện Hồng Ngun, nơi làm việc
của nhà vua cùng các quần thần bàn luận quốc sự. Hồ này cũng rộng và sâu bằng
hồ Dục Thuý (khoảng 3.000m2, sâu trên 2m). Hiện nay mặt hồ khơng cịn hình
bán nguyệt như lúc ban đầu nữa, nhưng dấu tích cịn lại đã góp phần định vị cho
điện Hồng Ngun và phản ánh cảnh quan xưa của kinh thành.
La thành
La thành là vòng thành ngoài bảo vệ toàn bộ các kiến trúc và cư dân trong kinh
thành. La thành dài khoảng 10km, được xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên,
cách thành trong khoảng 1-3km, từ núi Đốn Sơn (thuộc xã Vĩnh Thành) đến núi
Hắc Khuyển (thuộc xã Vĩnh Long), các núi Xuân Đài, Trác Phong, Tiến Sỹ
(thuộc xã Vĩnh Ninh), núi Kim Ngọ (thuộc xã Vĩnh Tiến), núi Kim Ngưu, Tượng
Sơn (thuộc xã Vĩnh Quang) và hai con sông là sông Bưởi và sơng Mã (Hình 44).
Vịng thành này dựa trên địa hình tự nhiên sẵn có, người xưa chỉ gia cố thêm một
số đoạn, đắp đất, trồng tre, nối liền những dãy núi, con sơng sẵn có. La thành
được xây dựng vào tháng 9 năm 1399. Đại Việt sử ký toàn thư chép Hồ Quý
Ly: “sai Trần Ninh đốc suất người phủ Thanh Hóa trồng tre gai ở phía Tây
thành, phía Nam từ Đốn Sơn, phía Bắc từ An Tơn đến tận cửa Bào Đàm, phía
Tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang (sông Mã), vây quanh làm
tồ thành lớn bọc phía ngồi. Dân chúng ai lấy trộm măng thì bị xử tử”.
Có lẽ do sự chuyển dịng của sơng và sự xâm hại của thiên nhiên và `con người,
nhiều đoạn của La thành khơng cịn nhận thấy nữa. Dấu tích La thành hiện cịn
lại khá rõ ở hai khu vực thuộc cánh đồng xã Vĩnh Phúc (phía Đơng Nam) và
cánh đồng xã Vĩnh Long (phía Đơng Bắc), với chiều dài tổng cộng khoảng 3km.
Phần còn nguyên vẹn nhất thuộc cánh đồng xã Vĩnh Long đã được khoanh vùng


bảo vệ ngun trạng, có mặt cắt dạng hình thang, cao gần 5m, chiều rộng chân
thành khoảng 37m, chiều rộng mặt thành khoảng 9,2m. Mặt ngoài dốc đứng, bên
trong thoai thoải tạo thành bậc, mỗi bậc cao trên 1,5m. Thành được đắp bằng đất

đào ở hai bên, một số nơi gần núi có trộn thêm đất núi và sạn sỏi.
Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao được Hồ Hán Thương cho xây dựng vào tháng 8 năm 1402 trên
núi Đốn Sơn (dân gian gọi là núi Đún). Lễ tế Giao đầu tiên của triều Hồ được tổ
chức cùng năm.
Đốn Sơn là một quả núi dài, có hai đỉnh, cách Cửa Nam Thành Nhà Hồ
khoảng 2,5km về phía Đơng - Nam. Tọa độ địa lý của khu vực này là: 2003’50”
vĩ độ Bắc và 105037’40’’ kinh độ Đơng. Di tích đàn tế Nam Giao, nay thuộc địa
bàn hành chính xã Vĩnh Thành và Tiểu khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc, nằm trong lòng
hai đỉnh của núi này theo thế dựa vào tay ngai, lọt trong khu vực La thành của di
tích Thành Nhà Hồ.
Do địa thế sát chân núi, thoải dần về phía Nam nên khu vực Nam Giao
quanh năm khô ráo. Quan sát bề mặt hiện tại, di tích có hình gần vuông, chiều
Đông - Tây khoảng 120m, Bắc - Nam khoảng 130m, diện tích khoảng 1,5ha với
các lớp nền của đàn tế và các vùng phụ cận có liên quan. Nền cao nhất (nền
Thượng) cao 21,70m; nền thứ 2 (nền Trung) cao 20,10m; nền thứ 3 (nền Hạ) cao
17,30m và khu vực phụ cận (nền thứ 4) cao 15,40m so với mực nước biển. Tiếp
giáp khu vực này ở phía Nam là các thửa ruộng lúa thuộc cánh đồng Nam Giao
có độ cao 10,5m so với mực nước biển.
Mặc dù nhiều phần còn chưa được khai quật, nhưng các cuộc khai quật khảo cổ
học trên diện tích 5988m2 từ năm 2004 đến năm 2008 đã làm xuất lộ một đàn tế
có nền móng cịn tương đối ngun vẹn nhất trong số các đàn Nam Giao được
biết đến ở Việt Nam. Cấu trúc của đàn tế này có thể nhận diện qua các dấu vết
còn lại như sau:


- Các lớp tường đàn: đàn Nam Giao Thành Nhà Hồ hiện đã thấy có ít nhất 4
vịng tường đàn, trong đó 3 vịng đã phát lộ móng của các bức tường đá bao xung
quanh nền đàn trung tâm. Tính từ trong ra ngồi, các lớp tường có hình dạng như
sau:

Lớp tường thứ nhất ở trong cùng hình đa giác, móng được xây dựng bằng
đá, với hai đoạn vát chéo ở góc phía Tây Bắc và Đơng Nam .
Tường dọc phía Tây bắc dài 40,3m. Lớp tường này bao bọc phần trung
tâm của cấp nền trung tâm và cấp nền thứ hai. Phía trước cấp nền trung tâm là
phần sân nghi lễ. Dấu tích cịn lại cho thấy sân nền được xây dựng bằng đá dăm
nện chặt, phẳng phiu. Mặt sân được lát bằng 2 loại gạch: Gạch vuông và gạch
hình chữ nhật. Chính giữa sân có dấu tích đường đi hướng tới phía trung tâm đàn.
Lớp tường thứ hai cũng được xây bằng đá, có hình chữ nhật, bao quanh
lớp tường thứ nhất. Hai tường dọc (chiều dài) ở hướng Tây Bắc và Đông Nam
dài 61,3m, hai tường ngang (chiều rộng) ở hướng Đông Bắc và Tây Nam. Chiều
ngang lịng Đàn theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam là 70,8m.
Lớp tường đàn thứ ba mới xuất lộ một phần. Ngồi dấu tích của các móng
tường chạy thẳng ở một số vị trí của các cạnh, lớp tường đàn này có hai đoạn
cong trịn đối xứng ở hai góc Tây Bắc và Đơng Bắc ơm lấy tồn bộ các cấp nền
1, 2, 3 và 4.
Dấu tích của một số đoạn móng tường xuất lộ trong các hố thám sát khảo
cổ học cho thấy có thể có những lớp tường đàn khác bao quanh khu vực trung
tâm. Hi vọng các cuộc khai quật trong tương lai sẽ làm rõ giả thuyết này.
Để thoát nước cho đàn tế, một hệ thống cống thốt nước được mở ngầm
dưới các móng tường hoặc dưới các con đường. Từ móng tường dọc phía Đơng
Nam, đã phát hiện 4 cống thốt nước được mở ra ngồi. Các cống nước phần lớn
được làm bằng đá, lát đáy bằng đá phiến, đậy bên trên bằng các khối đá xanh


trước khi xây tường lên trên. Cống có thành xây bằng gạch chữ nhật, đáy lát đá
phiến cũng được phát hiện, được xây ngầm cắt ngang qua đường đi.
Mặc dù chưa được bộc lộ rõ, dấu vết của con đường trục chính giữa (“linh đạo”)
dẫn lên phần trung tâm đàn tế đã xuất lộ một phần trong cuộc khai quật năm
2004. Con đường này rộng khoảng 3,6m, có thể được chia làm 3 làn. Làn trung
tâm cao hơn hai bên.

Xen giữa các vịng tường đàn, dấu tích của các con đường đi đã được phát
hiện. Giữa vòng tường thứ nhất và thứ hai là con đường rộng 3,1m ở hai phía
Tây Bắc và Đơng Bắc, rộng 5,37m ở phía Tây Nam.
Nền đường được lát đá phiến trên những lớp đất trộn lẫn đá nện chặt. Các
lớp gạch ngói và đá xây tường bị đổ, vùi lấp trên bề mặt đường dày tới 0,6m cho
thấy có khả năng có các kiến trúc gỗ lợp ngói trong khu vực này.
Dấu tích của con đường thứ hai được phát hiện chạy song song với chân
nền đàn thứ hai. Đường rộng 1,5m, mặt đường được lát bằng những viên đá
phiến và đá vôi, nhiều viên có kích thước lớn. Nền dày 23cm, được đầm một lớp
đất màu nâu nhạt lẫn các viên đá dăm trên nền đá gốc màu vàng sẫm.
Nối thông giữa các con đường là các cửa được mở ra qua các bức tường ở
các vị trí khác nhau. Ít nhất đã phát hiện được dấu tích 4 cửa đối xứng từng đơi
một được mở qua vịng đàn thứ hai. Nghiên cứu cấu trúc của một cửa ngách mở
trên vòng tường hai phía Tây nam cho thấy cửa quay về phía Tây bắc, rộng
l,24m. Các cối cửa cho thấy nó có hai cánh mở vào bên trong. Nền cửa được lát
bằng gạch vng xen gạch bìa. Đá phiến cũng được dùng lát nền. Ngói lợp phát
hiện ở cửa phía Đơng bắc cho thấy các mái cửa được lợp ngói.
Ở góc Đơng Nam, trên bậc nền thứ tư của đàn tế, một giếng nước hình
vng có các bậc dật cấp được phát hiện. Hai mạch nước ngầm trong lịng giếng
khiến nó ln đầy nước. Đây được xác định là “giếng Ngọc”, còn dân gian quen
gọi là giếng Vua.


Từ các dấu tích kiến trúc nói trên cho thấy, đặc điểm nổi bật của di tích
đàn tế Nam Giao trong kỹ thuật xây dựng là việc sử dụng vật liệu đá, gồm hai
loại đá vôi và đá phiến cho nhiều mục đích khác nhau: kè móng, xây tường, làm
cống, lát nền... Đáng chú ý nhất là kỹ thuật xây tường. Các bức tường có phần
chân móng bè rộng với 2 hàng đá phiến mỏng kè đứng (hay được gọi là kè chặn)
hai bên để tránh trôi trượt. Tiếp theo là lớp đá phiến kích cỡ khơng đều, kè vát
xiên bên ngồi chân tường. Tường được cấu tạo có dạng hình thang. Phần dưới

chân tường khá rộng được ghép bằng những khối đá to. Mỗi khối đá trong một
hàng được ghép sao cho mặt phẳng quay ra ngoài và để trống một khoảng ở
giữa, có nhồi thêm đất sét. Phần trên thu hẹp dần đều về cả hai mặt tường, được
ghép bằng các khối đá nhỏ hơn và khơng cịn khoảng trống nhồi đất bên trong.
Phần đỉnh tường xây thêm 4 hàng gạch chữ nhật và được lợp bằng ngói âm
dương. Chân tường ở một số đoạn rộng 2-2,50m, móng tường rộng 1,50m.
Tường cao khoảng hơn 2m.
Các di vật bằng đất nung rất đa dạng, xuất lộ dày đặc ở nhiều địa điểm,
tập trung nhiều nhất giữa vòng tường thứ nhất và thứ hai, giữa cấp nền thứ nhất
và thứ hai. Đó là các loại ngói mũi sen, ngói âm dương, ngói mũi lá, các loại
gạch xây hình chữ nhật, gạch lát nền, gạch ốp trang trí kiến trúc v.v.... Điều đó
cho thấy có thể các lớp tường đàn đều được lợp ngói. Hoa văn trang trí gồm
nhiều loại, nổi bật nhất là hoa văn hình rồng trên lá đề cân, lá đề lệch, đầu ngói
ống và trên nhiều viên gạch, cho thấy có nhiều vị trí của đàn được trang trí cơng
phu, cẩn thận.
Ngồi ra cịn phát hiện nhiều loại hiện vật khác như đinh sắt, mũi tên, đồ
gốm sứ, đồ sành. Các loại hình gốm sứ như bát, đĩa, bình vơi v.v... góp phần tìm
hiểu các hoạt động, đặc biệt là nghi lễ cúng tế ở đàn Nam Giao.


Chương 2:
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HĨA LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH
THÀNH NHÀ HỒ Ở THANH HĨA
2.1. Giá trị lịch sử
Di tích lịch sử là nơi ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý
nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước của địa phương. Đây là nơi
ghi dấu những kỉ niệm, ghi dấu chiến công chống xâm lược, ghi dấu tội ác của
phong kiến và đế quốc.
Di tích văn hóa Thành Nhà Hồ là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá
trị văn hóa trong lịch sử, là những di tích gắn với các cơng trình kiến trúc có giá

trị. Những di tích này không chỉ chức đựng giá trị kiến trúc mà chứa đựng cả
những giá trị văn hóa xã hội văn hóa tinh thần.
Như vậy về mặt lịch sử, Thành Nhà Hồ là kinh đô của nhà Trần trong thời
gian từ tháng 3 năm 1398 đến tháng 2 năm 1400.
Ngày 28 tháng 2 năm 1400, Hồ Q Ly lên ngơi Hồng đế đặt tên nước là
Đại Ngu, niên hiệu là Thánh Nguyên. Bắt đầu từ đây, Thành Nhà Hồ là kinh đô
của nước Đại Ngu và vương triều Hồ.
Trong suốt quá trình tồn tại của vương triều Hồ, Thành Nhà Hồ (hay Tây Đô)
tiếp tục được xây dựng, tu bổ và hoàn thiện:
Năm 1399: “Sai Trần Ninh đốc suất người phủ Thanh Hóa trồng tre gai ở
phía Tây thành, phía Nam từ Đốn Sơn, phía Bắc từ An Tơn đến tận cửa Bào
Đàm, phía Tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sơng Lỗi Giang, vây quanh làm
tịa thành lớn bọc phía ngồi” (Đại Việt sử ký tồn thư 1998a: 198).
Năm 1401: “Hán Thương hạ lệnh cho các lộ nung gạch để dùng vào việc
xây thành. Trước đây xây thành Tây Đơ, tải nhiều đá tới xây, ít lâu sau lại bị sụp


đổ, đến đây mới xây trên bằng gạch dưới bằng đá” (Đại Việt sử ký tồn thư
1998a: 202) (hình 15).
Năm 1402: “Hán Thương đắp sửa đường sá từ thành Tây Đơ đến Hóa
Châu, dọc đường đặt phố xá và trạm truyền thư, gọi là đường Thiên Lý” (Đại
Việt sử ký toàn thư 1998a: 202).
Năm 1402: “Hán Thương cho đắp đàn Giao ở Đốn Sơn để làm lễ tế Giao”
(Đại Việt sử ký toàn thư 1998a: 203).
Năm 1407, trước cuộc xâm lăng của nhà Minh, vì nhiều nguyên nhân khách
quan, vương triều Hồ thua trận. Thành Nhà Hồ trở thành nơi chiếm đóng của
quân Minh.
Năm 1427, dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, nghĩa quân
Lam Sơn đã chiếm lại tòa thành và Thành Nhà Hồ từ đó được mang tên Tây
Kinh (kinh đơ phía Tây Đại Việt) phân biệt với Đông Kinh, tên gọi của kinh đơ

Thăng Long nhà Lê. Kể từ đó, Thành Nhà Hồ trở thành một trong những trung
tâm hành chính quan trọng của đất nước trong suốt nửa đầu thời Lê sơ, cho đến
trước khi lỵ sở Thanh Hóa được chuyển dời xuống Dương Xá vào năm 1480.
Vào cuối thời Lê Sơ và trong suốt thế kỷ 16, Thành Nhà Hồ luôn luôn là
căn cứ địa hiểm yếu và vững chắc của nhà Lê sơ, nhà Lê Trung Hưng và có lúc
là của nhà Mạc trong các cuộc nội chiến phe phái nhằm bảo vệ vương quyền.
Năm 1509, Giản tu công Lê Dinh (Lê Tương Dực) chiếm giữ Thành Nhà
Hồ giành được ngơi Hồng đế của Lê Uy Mục (vị vua ưa bạo lực, yếu kém nhất
thời Lê sơ) ở Thăng Long.
Năm 1516, trong loạn Trần Cảo, Lê Chiêu Tông được Trịnh Duy Sản giúp
đỡ dùng Thành Nhà Hồ chiếm lại Thăng Long.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung nhân lúc nhà Lê sơ suy yếu đã giành được
ngôi vua, vừa giữ thành Thăng Long, vừa giữ Thành Nhà Hồ.


Tháng 7 năm 1530, dòng dõi nhà Lê là Lê Ý chiếm lại Thành Nhà Hồ từ tay
nhà Mạc, nhưng mấy tháng sau lại bị quân Mạc chiếm lại.
Năm 1543, Lê Trang Tông trung hưng nhà Lê được Nguyễn Kim phò tá
chiếm được Thành Nhà Hồ. Từ năm 1543 đến nmột cứ điểm quân sự vững chắc
của triều Lê Trung hưng. Đứng vững ở Thành Nhà Hồ, trong các năm 1591 –
1593, quân Lê – Trịnh đã tiến công đánh bại quân Mạc và cuối cùng chiếm lại
Thăng Long.
Không chỉ là một căn cứ quân sự trong thời gian này, Thành Nhà Hồ cịn là
một trung tâm văn hóa lớn của khu vực. Việc năm 1562 nhà Lê mở khoa thi
Hương ở Cửa Nam thành Tây Đô đã phần nào cho thấy rõ điều đó (Đại Việt sử
ký tồn thư 1998b:135).
Từ khi nhà Lê Trung Hưng trở lại đóng đơ ở Thăng Long, Thành Nhà Hồ
khơng cịn giữ vị trí trọng yếu như trước nữa. Cũng từ đó trở đi, tòa thành dần
dần trở nên hoang phế. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 18 và thế kỷ 19, tòa thành đá
vẫn ln ln hiện diện và chiếm vị trí trang trọng trong các ghi chép thời Tây

Sơn và thời Nguyễn như Đại Việt sử ký tiền biên của Ngơ Thì Sĩ (1800),Việt sử
thông giám cương mục (thế kỷ 19); Lịch triều hiến chương loại chí (1809 –
1819); Đại Nam nhất thống chí (1848 – 1883), Đồng Khánh địa dư chí, Thanh
Hóa Vĩnh Lộc huyện chí (1816), Hồ Thành châu bản (1868) v.v...
Khu di tích Thành Nhà Hồ trải qua lịch sử tồn tại thật lâu dài. Từ năm
1398 đến năm 1407 là kinh đô của nước Đại Việt của vương triều Trần và nước
Đại Ngu của vương triều Hồ. Từ năm 1408 cho đến năm 1593, tịa thành ln
ln là một trọng điểm chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa của Đại Việt ở khu
vực miền Trung (hình 18-27).
Xác định giá trị lịch sử - văn hóa to lớn của khu di tích, ngày 28 tháng 4 năm
1962, di tích Thành Nhà Hồ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia, một di


tích trọng điểm cần được bảo vệ và bảo tồn lâu dài trong kho tàng di sản văn hóa
Việt Nam.
2.2. Giá trị văn hóa
Tiếp thu thuyết phong thuỷ trong đồ án bố cục Thành nhà Hồ tạo ra sự
hợp lý về kiến trúc phù hợp với địa hình mơi trường thiên nhiên và chuyển tải tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tư tưởng chủ đạo. Kiến trúc ở Thành nhà Hồ vừa đảm
bảo phong cách kiến trúc cung đình, vừa thể hiện tính dân tộc qua khơng gian
mở.
Lễ hội mở cổng trời tại Thành nhà Hồ là lễ hội lịch sử, hồnh tráng, qui
mơ. Là lễ hội cung đình, rất trang nghiêm và linh thiêng. Hội tụ đầy đủ các nét
văn hoá truyền thống, nhất là văn hoá thời Lê mở đầu cho thời đại phong kiến
tập quyền mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất. Vì vậy mà Lễ hội Thành nhà Hồ có một
giá trị lịch sử văn hố hết sức to lớn. Hàng năm đến mùa lễ hội, chúng ta được
chứng kiến khơng khí lễ hội với phần lễ trang nghiêm, linh thiêng và phần hội
tưng bừng, náo nhiệt. những phần tế lễ, những trò chơi - đã làm ta sống lại một
thời kỳ lịch sử hào hùng của cha ơng ta, chúng ta có thể một phần nào hiểu được
những nghi thức tế lễ của cung đình xưa, hay chúng ta cũng thấy được cuộc sống

sinh hoạt văn hố của triều đại. Di tích lịch sử Thành nhà Hồ như một tài liệu
lịch sử sống về một thời đại lớn nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.
Khu di tích Thành nhà Hồ ngày nay chỉ có thể nhận biết qua hoang phế
của một cung điện cách đây hơn 700 năm, nhưng tinh thần của nó, bản chất văn
hố của nó chỉ có thể nhận biết khi xây dựng, tái tạo một chân dung văn hoá Lam
Sơn đầy đủ như vốn có của lịch sử đậm đà sắc thái dân gian với những tục trị và
tín ngưỡng thiêng của nguời Việt.


Khu di tích lịch sử văn hố Thành nhà Hồ khơng chỉ là một cơng trình
nghệ thuật q giá mà còn là một khu bảo tồn sinh thái và danh lam thắng cảnh
với hình sơng thế núi hữu tình. với những giá trị di tích lịch sử văn hố và sinh
cảnh hết sức độc đáo- khu di tích lịch sử văn hố Thành nhà Hồ có một vị trí
quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống nhằm
giáo dục các thế hệ người việt nam về tình u tổ quốc và tơn trọng lịch sử hào
hùng của dân tộc. mặt khác khu di tích lịch sử văn hố Thành nhà Hồ cịn là một
địa danh văn hoá độc đáo đại diện cho những giá trị văn hố khác biệt của thời lê
sơ cịn lại khá phong phú, là một điểm văn hoá du lịch hấp dẫn trong chiến lược
phát triển kinh tế, văn hố, xã hội của thanh hóa và của cả nước.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của khu di tích lịch sử văn hố
Thành nhà Hồ là trách nhiệm và quyền lợi của nhiều thế hệ người việt nam. cần
có kế hoạch tổng thể về khu di tích này trên 3 yếu tố cơ sở hạ tầng, hệ thống sinh
thái, và tôn tạo, tu bổ, phục chế các hạng mục kiến trúc và điêu khắc. di tích lịch
sử văn hoá Thành nhà Hồ- niềm tự hào về một thế hệ của nhân dân thanh hóa và
nhân dân cả nước việt nam.
2.3. Giá trị kiến trúc
Theo ghi chép của sử sách, trong nội thành có nhiều cơng trình kiến trúc
quan trọng như điện Hoàng Nguyên (nơi nhà vua ngự triều); cung Nhân Thọ (nơi
ở của Thượng Hồng), Đơng Cung (nơi ở của Thái Tử), cung Phù Cực (nơi ở của
Hồng Hậu), Đơng Thái miếu (nơi thờ tổ họ Hồ), Tây Thái miếu (nơi thờ họ

ngoại là Trần Minh Tông và Trần Nghệ Tông), đàn Xã Tắc… Nối giữa các cơng
trình này là những con đường lát đá. Các câu chuyện dân gian và các địa danh
cũng gợi nhắc đến một số kiến trúc và các khu vực có các chức năng khác nhau,
phục vụ cho đời sống sinh hoạt trong thành như Ao Vàng, Ao Gạo, Đội Đèn,
Nhà Ngục….Có lẽ đó là các kho tàng, chịi thắp đèn, nơi canh giữ tù nhân.


Theo năm tháng, cung điện, lầu gác khơng cịn nữa. Đầu thế kỉ 20, khi
khảo sát hiện trạng các di tích ở Thành Nhà Hồ, L. Bezacier đã ghi lại: “Những
cơng trình xây dựng, cung điện, dinh thự khác nhau bằng gỗ bên trong thành
trước đây đã hoàn toàn biến mất trên mặt đất. Tuy nhiên, có điều rất thú vị lưu ý
rằng các khoảnh ruộng lúa đã trồng lên các nền móng cũ của các bức tường.
Khi quan sát trên máy bay cịn thấy rõ sự nhơ lên trên nền đất các cửa, hình
dáng chung của các dinh thự, nền và lối đi rất rõ nét…”.
Ở khoảng trung tâm tịa thành, hiện cịn lại đơi rồng đá, được phát hiện
vào năm 1938 trong lúc làm con đường đi xuyên từ Cửa Nam lên Cửa Bắc
(đường 217). Đôi rồng này vốn là một cặp thành bậc cửa của một kiến trúc quan
trọng trong thành. Chúng đã bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Đơi rồng đã bị
mất phần đầu do chiến tranh. Phần cịn lại có thân dài uốn lượn hình sin, mình
phủ vảy hoa, bờm dài, bốn chân có móng sắc nhọn...là đặc điểm của rồng tượng
trưng cho quyền lực nhà vua ở thời Trần và thời Hồ nói riêng, cho các vương
triều Việt Nam nói chung. Đây cũng là cặp rồng kiến trúc Hoàng cung sớm nhất
của Việt Nam được phát hiện cho đến nay.
Hện nay chưa có nhiều cuộc thám sát khai quật khảo cổ học trong thành.
Năm 2004 cuộc thám sát khảo cổ học tại khu vực đất cao gần giữa trung tâm
thành, có tên Nền Vua, đã phát hiện dấu tích của nhiều phế tích kiến trúc. Chúng
bao gồm các nền gạch lát, móng trụ đất trộn gạch và ngói vỡ đầm nát, móng trụ
đất sét nện sỏi, lớp gạch ngói vỡ, nền lát gạch, hình vng, đường cống thốt
nước, chân tảng hoa sen…
Ngồi ra hơn 19,000 mảnh vỡ và hiện vật thuộc các loại vật liệu kiến trúc

(chiếm 98,16%), đồ gốm sứ sành gia dụng và đồ kim loại đã được phát hiện.
Với diện tích khai quật cịn rất nhỏ, do đó chưa đủ nhận định được quy mơ và
tính chất của các kiến trúc. Tuy nhiên, bước đầu đã có thể thấy phần lớn các dấu
tích kiến trúc này là thuộc thời kì cuối thế kỉ 14, khi các cung điện trong thành


bắt đầu được khởi dựng. Đặc điểm vật liệu và kỹ thuật xây dựng của các di tích
này rất gần gũi với các di tích cung đình thời Trần ở Thăng Long (Hà Nội), Tức
Mặc (Nam Định) và Tam Đường (Thái Bình). Việc tiếp tục nghiên cứu khảo cổ
học trong tương lai chắc chắn sẽ xác định được các dấu tích kiến trúc phong phú
và hấp dẫn của di tích. Một số dấu tích khác được xác định vào thời kỳ muộn
hơn, vào thời Lê (thế kỉ 15-18) chứng tỏ lịch sử lâu dài của di tích.


×