Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Gián án Các bài văn thuyết minh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.95 KB, 7 trang )

Em hãy Thuyết minh về con mèo
Em hãy Thuyết minh về con mèo nhà em nuôi nè
Từng ngày trôi, cuộc sống sẽ buồn tẻ biết bao nếu bên cạnh chúng ta không có
những người bạn nhỏ. Em rất thích mèo và luôn tìm hiểu về chúng. Mèo là vật
nuôi quen thuộc trong các gia đình từ xưa đến nay.
.
. Mèo là động vật thuộc lớp thú, có bốn chân. Trên mình phủ một bộ lông dày,
mượt mà. Mèo nhà có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo được nuôi đầu tiên ở châu
Phi, sau được nuôi ở các nước châu Âu và các nước nước khác. Thời đại phát
triển ngày nay thì người ta đã lai tạo nhiều giống mèo mới như: mèo tam thể.
mèo lông xù, mèo mướp, mèo mun, ... Trên mặt mèo có bộ ria mép, đó chính là
trợ thủ đắc lực của mèo. Những lúc đuổi chuột, chuột chạy vào hang, mèo muốn
đuổi theo thì ria mép không được chạm vào cửa hang, còn nếu ria mép chạm vào
thì mèo không thể đuổi theo được, vì chiều dài của ria đúng bằng chiều rộng
thân. Đặt biệt tai mèo rất thính và mắt mèo rất tinh. Tai mèo có thể nghe mọi cử
động của chuột, dù là nhỏ nhất. Mắt mèo có cấu tạo đặc biệt, có thể co giãn, ban
ngày mắt mèo co lại, bạn đêm mắt mèo giãn ra, có thể nhìn được trong bóng tối.
Điều đó giải thích vì sao mèo hay bắt chuột vào ban đêm. Mèo sợ lạnh, chúng
thích ngủ ở những nơi ấm áp, thích cuộn tròn người và vuốt ve bộ lông. Vào
mùa đông, mèo hay ngủ cạnh bếp lò, chui vào trong chăn ấm. Vào những ngày
nắng, mèo hay nhảy lên mái bếp hoặc nằm ngoài sân để sưởi nắng. Lông mèo rất
đặc biệt, khi được hiếu sáng sẽ tổng hợp thành vitamin D, mèo lấy vitamin bằng
cách liếm lông, chúng ta hay nhầm tưởng mèo tự làm sạch cho mình. Dưới chân
mèo có một đệm thịt dày, dù nhảy trên cao xuống cũng không phát ra tiếng
động. thức ăn chính của mèo là chuột, ngoài ra mèo còn ăn thêm cơm, cá và rau.
Chân mèo có móng vuốt đàn hồi, bình thường móng cụp lại, khi tự vệ hay vồ
mồi thì móng duỗi ra.
.
. Mèo đẻ con và nuôi con bằng sữa. Mèo đẻ mỗi lứa từ 2 - 6 con. Mèo con một
tháng tuổi được mẹ dạy cách bắt chuột, vồ mồi. Mèo giúp diệt trừ các động vật
có hại, mèo còn biết bắt gián. Hiện nay, số lượng mèo ngày càng ít vì có chi chít


những quán Tiểu Hổ mọc lên. Vậy nên chúng ta phải bảo vệ mèo.
.
. Những chú mèo đáng yêu giúp cho con người rất nhiều việc. Từ việc bắt chuột
trừ hại cho mùa màng, đến việc bắt gián cho tủ quần áo chũng ta thơm tho. Em
rất yêu quý mèo và luôn bảo vệ chúng..
Thuyết minh về chiếc nón Việt Nam
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào
Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình
dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn
với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương,. Nón lá ở Việt Nam có nhiều
loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi
ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ
v. ……..
Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người
Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai
quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng bao nhiêu?.Nón lá tuy
giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay.Với cây mác sắc,họ
chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn
trịa bóng bẩy.Có được khung nón,người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn

búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô.Lá non
lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ
giòn.người ta mở lá từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày
nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng,nổi
lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón.Sau
đó người ta dùng cái klhung hình chóp ,có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành
nón lớn nhỏ khác nhau lên khung.lọai khung này thường do người chuyên môn
làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ
dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo
nang thật mỏng và được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người
thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ
khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi
hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều.Nón rộng đường
kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua
các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu,từ
lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá v,,,v,,,
Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản
vật văn hóa này.Ngay trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng
vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm
nón khó thì nhiều mà lời thì ít này.Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón
truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành.Có thể kể đến
làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh ,Ngay ở trung tâm thành phố
Huế ,Trên bờ nam sông An Cựu.Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã
xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ
giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa
Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi
nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô
đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo cảu Việt Nam.
Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải
vậy.Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:

Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Và ngay cả trong ca dao:
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây
trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với
mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong
nón lá.
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta
có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và
đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn
thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu
hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc
nón lá ngàn đời không đổi thay.
Thuyết minh về chiếc bút bi
Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một
ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một
viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa
mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh,ngay sau khi được viết lên giấy.
Lịch sử
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít
nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo
dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da
người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương

mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá
thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu
bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút
này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn
của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu
vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một
tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn
giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất
nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại
bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên
George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới.
Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi
di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên
giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10
tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina
với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến
ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận
bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-
Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng
thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì
Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa
Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu
là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của
Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng
bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130
Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến
cuối thập niên 1950.

Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những
chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa.
Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau
đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một
loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi
nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những
nhà phát minh tại Argentina.
Mô tả
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng
một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp
lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn.
Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi
dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu
bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo
vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm
ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp
vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát
minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về
phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng
thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút
khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó
có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có
thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên
công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng

sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật.
Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình
xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi
phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở
nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi
chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị
của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng
nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
Thuyết minh về chiếc bút máy
Từ thuở xa xưa, Khi sáng tạo ra được những ký tự, con người đã luôn khao khát
lưu lại bằng văn bản những cuộc phiêu lưu như là một bằng chứng thể hiện khả
năng chinh phục thiên nhiên, cuộc sống để lại cho thế hệ sau. Để làm được điều
đó, người ta cần hai thứ : dụng cụ để viết và vật để lưu những ký tự đó.
Người Xume là những người đầu tiên ghi lại lịch sử trên những phiến đất sét.
Cách thức này được gọi là “chữ hình nêm” (tức chữ Ba Tư cổ), có từ khỏang
3.000 năm trước.
Bút và giấy đầu tiên được ra đời trong nền văn minh Ai Cập cổ. Những người
chép sử đã sử dụng cây sậy với đuôi được nhai nát để chấm lên chất màu. Sau
đó, họ vẽ những chữ tượng hình lên tường hoặc giấy cói. Dần dần, cùng với sự
phát triển của chất màu, những cây sậy được “lên đời” thành dụng cụ sắc nhọn
với đường rãnh ở cuối, dọn đường cho việc ra đời bút lông chim.
Trong thế kỷ 16, bút làm bằng lông cánh chim thiên nga trở thành dụng cụ viết
số một với những ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực
ép từ bàn tay nhằm tạo ra những nét thanh, nét đậm. Ống lông có thể lưu trữ
mực đủ để viết nhiều dòng.
Đến giữa thế kỷ 19, kim loại được sử dụng để chế tạo đầu bút vì dễ làm được
chuẩn xác mà lại bền. Thế nhưng, người viết vẫn phải chấm bút vào lọ mực nên
mỗi khi di chuyển thì rất phiền phức.

Năm 1884, anh nhân viên môi giới bảo hiểm Lewis Waterman phát chán với
những bất tiện trên đã tiến hành một cuộc cách mạng trong thế giới bút.
Waterman phát hiện ra rằng lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất
khí quyển. Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời
vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Và cuộc cách mạng
bắt đầu.
Bút máy gồm có ba phần nắp bút được làm bằng nhôm, có khi được mạ đồng.
Thân bút có thể chia thành ba phần : bình mực dự trữ, ống dẫn và ngòi bút.
Trong đa số bút máy hiện đại, phần này dự trữ mực theo hai cách. Một cách đơn

×