Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng Bánh tráng Hậu Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.57 KB, 2 trang )

Làng nghề bánh tráng Hậu Thành rộn rịp Tết
Thứ hai, ngày 22/11/2010
Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến là những hộ sản xuất bánh tráng ở làng nghề bánh tráng Hậu Thành (Cái Bè)
lại rộn rịp hẳn lên.

Ông Nguyễn Văn Dết đang phơi bánh và bà Nguyễn Thị Mây
đang tráng bánh.
Làng nghề bánh tráng Hậu Thành có 168 lò bánh tráng đỏ lửa suốt ngày đêm vào những tháng giáp Tết Nguyên
đán Canh Dần mà vẫn chưa đủ hàng cung cấp cho các thương lái theo đơn đặt hàng. Theo lời những vị cao niên
trong xã Hậu Thành, nghề bánh tráng ở đây đã có thâm niên trên 20 năm. Mới đầu chỉ có vài hộ làm bánh bán
Tết, sau đó, nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng nên các lò bánh ngày càng mọc lên nhiều và phát triển
mạnh. Hiện tại, có 5/5 ấp trong xã đều làm bánh tráng nhưng phần đông số lò bánh tập trung ở ấp Hậu Thuận,
Hậu Hòa. Lúc đầu, bánh tráng chỉ bán lòng vòng ở các xã trong huyện, sau lan dần các tỉnh lân cận. Đến nay, thị
trường chính của bánh tráng Hậu Thành không chỉ là Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An mà còn tiêu thụ ở thành
phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.
Trong những ngày Tết, nhu cầu tiêu thụ tăng cao nên các lò phải tăng công suất gấp nhiều lần, từ đó thu nhập
cũng cao hơn nhiều. Hiện tại, bánh tráng trắng được thương lái mua với giá 17.000 đồng/kg, bánh tráng dừa từ
27 - 30 ngàn đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Dết (ấp Hậu Thuận) cho biết: "Tôi làm nghề này được hơn 16 năm,
thông thường khi tết đến, gia đình tập trung làm khoảng 2 tháng, mỗi ngày tráng được 60 ký bánh, có 4 người
phụ, sau khi trừ chi phí cũng còn lãi vài trăm ngàn đồng, gia đình tráng đến ngày 29 tết mới nghỉ".
"Nghề này thu lợi nhuận cao vào những tháng giáp Tết Nguyên đán, tuy nhiên rất cực vì phải thức khuya để
tráng" - bà Nguyễn Thị Mây ở ấp Hậu Thuận tâm sự.
Còn theo nhiều lò tráng bánh ở đây cho biết, nghề này làm khá đơn giản, lại không cần vốn nhiều, nhưng để cái
bánh vừa tròn vừa đều, kích cỡ dày, mỏng thì đòi hỏi các chủ lò phải có kinh nghiệm, chỉ múc nhiều hoặc ít bột
một tý, chiếc bánh sẽ to nhỏ không đều hoặc tráng không đều tay thì chiếc bánh sẽ không tròn, hay chỗ dày, chỗ
mỏng...
Công đoạn của một ngày tráng bánh bắt đầu từ khâu chọn gạo để ngâm mềm trong thời gian 3-4 giờ, xay bột,
tách nước chua trong bột gạo, pha bột, tráng, vớt và phơi bánh.
Ông Bùi Văn Năm, Chủ tịch UBND xã Hậu Thành cho biết: "Làng nghề đã có từ mấy chục năm nay và được
UBND tỉnh Tiền Giang công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2005. Nghề này đã giải quyết lao động
nhàn rỗi ở nông thôn, giúp cho đa số hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả, nhà cửa khang trang, con cái có


điều kiện đến trường. Trong thời gian tới, xã sẽ mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ vốn, trang bị thêm máy móc để
tăng công suất, tạo điều kiện cho người dân giảm nghèo từ nghề bánh tráng".
Với những thuận lợi về nguồn nguyên liệu sẵn có, lực lượng lao động dồi dào, nhiều năm kinh nghiệm trong
nghề, thị trường tiêu thụ đang mở rộng..., làng nghề bánh tráng Hậu Thành hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển
trong thời gian tới.
Nguồn Tiền Giang

×